Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chapter 1: Mở đầu

Từ vùng ngoài bước vào, từ xa đã thấy bóng dáng lũy tre làng, cái thành lũy vừa "tự nhiên", vừa "nhân tạo", mọc thành cụm, bao bọc lấy vùng quê yên bình, nơi câu chuyện của "chúng ta", à không, là "của họ" mói đúng, bắt đầu.

Vòng quanh lối mòn dưới dấu chân người, uốn quanh ở một vài ngã rẽ, nép mình ở một góc nào đó nơi đây, đủ gần với hộ nhà này, nhà kia và cũng đủ xa để cho chủ nhân nơi này một không gian riêng tư để lo những nỗi lo của chính họ, là tiệm thuốc Đông Y gia truyền nhà họ Văn.

Căn nhà ấp cúng được thắp sáng bởi nắng len qua các khung gỗ cũng như mấy lỗ thông gió hay cửa sổ. Trong sự lim dim sáng tối của không gian mang tính gần gũi đó là những kệ thuốc gỗ chạm trần, nét mực tàu điểm mặt gọi tên nội dung bên trong từng hộc một. Hương thơm quen thuộc của dược liệu phơi khô: vỏ của cái này, lá của cái kia và rễ của cái nọ. Có sự hiện diện của cân tiểu ly, ấm sắc thuốc, rây sàng, cối chày, dao thái dược liệu, giấy gói,... và hình ảnh người ra người vào.

Từ vài năm nay, tiệm thuốc này đã trở thành chốn hành nghề, nối nghiệp gia truyền cũng như tư gia của cậu lang y trẻ tuổi, Văn Hiền Tuấn.

Bố mẹ đặt cái tên đó với sự kỳ vọng ở cậu sẽ trở thành một cậu trai vừa thông minh sáng dạ, học rộng hiểu nhiều, lại khôi ngô, càng lớn càng thêm tuấn tú. Nếu có một người nào có thể ví như con chữ hiện hình, đó chính là cậu con út nhà họ Văn đây: cái tên cha mẹ đặt cho cũng như kỳ vọng mà họ đã đặt vào, quả thật tất cả đã vận vào con người cậu Tuấn.

Vẻ ngoài thư sinh là thế, nhưng cậu Tuấn lại lực lưỡng không thua kém mấy cậu trai làng ngực nở vòng cung, tay chân chắc nịt, bắp thịt rắn rỏi nhờ tôi luyện qua năm tháng cùng gió và nắng trên đất canh tác của nhà các phú hộ là mấy, khéo còn "tốt giống" hơn họ: vì cậu dù sao cũng là cậu ấm nhà họ Văn, chưa từng phải lo bữa đói bữa no, mâm cơm cũng chưa từng thiếu thịt hay cá.

Cơ mà, cơ thể cậu Tuấn rắn rỏi thật ra cũng nhờ cậu siêng năng, lại chăm chỉ không kém mấy cậu trai làng ngoài kia. Hiền Tuấn vẫn thường đi xa lên núi để mà hái thuốc, đất đai nhà họ Văn nhiều cậu cũng tận dụng để trồng vị thuốc này vị thuốc kia trên một mảnh đất nhỏ, phơi khô, thu hoạch,... hầu như toàn cậu làm cả vì vốn ngoài cậu ra, công việc ở tiệm thuốc cũng chỉ có thêm một người nữa trông nom: Gạo - Thôi Vũ Kiệt.

Nhóc này theo cậu từ hồi nhỏ xíu, cởi truồng tắm mưa cậu chê chim nó nhỏ hơn chim cậu. Lớn thêm một chút, cậu khen nó dễ thương, nó giận. Lớn thêm xíu nữa, là chuyện của bây giờ hẵng còn đang tiếp diễn.

Cậu học gì cũng về dạy lại cho nó, coi như để ôn bài, cũng vừa tiện để cậu ra oai - như bao đứa con nít vẫn thường làm:

- Cậu Tuấn giỏi quá, con ngưỡng mộ cậu ghê! Cái gì cậu cũng biết!

Nhà họ Thôi vốn không muốn xa đứa con trai nhỏ này, nhưng rồi ... lỡ thời, họ phải bán cậu lại cho nhà họ Văn để có tiền trả nợ: cái thời đó, rất xa cái thời của bây giờ, và đáng buồn thay, nếu Thôi gia có con gái, thì đứa nhỏ đó sẽ là đứa bị bán đi chứ chẳng phải Vũ Kiệt. Nhưng nhà họ có hai đứa con trai, cậu trai cả có một cái nghề, ít nhất nếu gồng gánh với cái nghề ấy, có một khoản để đắp dần vào số nợ do làm ăn thua lỗ của Thôi gia cũng còn đỡ hơn là cả nhà cùng đi bán mạng ở đồn điền của các phú hộ: khi điều đó xảy ra, sẽ chẳng còn cơ hội cho họ biết tới cái gọi là "tự do" ở đời thêm một lần nào nữa. Mùa lúa mỗi năm lại tới, nhưng chưa từng có nông dân trên đồn điền phú hộ nào chờ được tới ngày trả hết nợ (cái này mình ghi vậy chứ mình không biết chắc 🤡. Ai biết thì chỉnh nha 😭💦).

Nhìn đi nhìn lại, chỉ có cậu con trai 7 tuổi vô tri là chịu thiệt: họ kỳ vọng ở đứa con này nhiều như vậy, đặt cho nó cái tên Vũ Kiệt, vốn không phải muốn nó phải cúi mặt xuống đất mà lớn lên. Nhưng rồi một ngọn lửa bùng lên ở kho chứa hàng, thiêu rụi đi cả tương lai vốn đã có thể bày ra trước mắt đứa nhỏ. Dù rất khó khăn, nhưng ông bà Thôi muốn gửi lại đứa nhỏ cho nhà họ Văn, cho nó theo Hiền Tuấn giúp việc để còn có thể tiếp xúc với cái gọi là chữ nghĩa, tương lai có vẻ khả quan hơn bây giờ rất nhiều.

- Con trai, ít nhất thì bố mẹ muốn, tương lai con có thể rõ ràng hơn là như bây giờ: không rõ ngày mai sẽ ra sao.

Ông bà Văn, cân nhắc mối thâm tình của hai bên gia đình, những muốn nhận Vũ Kiệt làm con nuôi, những muốn gửi cho Thôi gia một số tiền để vượt qua cơn khủng hoảng.

Song, cắt ngang những dự định đó, như bao câu chuyện khác, chính là "lòng tự trọng": những giá trị có lúc được khen tận mây xanh với hết lòng ngưỡng mộ, có lúc bị châm biếm như thứ phù phiếm bày ra bán ở chợ chỉ để trang trí chứ chẳng để làm gì cho kham. Vì lòng tự trọng, Thôi gia không muốn nhận đồng tiền xuất phát từ lòng thương hại: họ muốn, cáng đáng được chuyện của chính mình hơn.

Và thế là Vũ Kiệt được định sẵn là đi theo Hiền Tuấn khi nó 7 tuổi, còn cậu 9 tuổi. Người nhà họ Văn cũng không bạc đãi nó: giống như Hiền Tuấn có thêm một đứa em, chỉ là, cho đúng lệ như những gì đã mang nó đến gia đình này, Vũ Kiệt đúng là có phải đi theo để giúp việc riêng cho cậu Tuấn. Dần dần, nó được cậu gọi là Gạo: trắng trắng, mềm mềm, còn tròn tròn đáng yêu.

Nó trắng, vì cậu Tuấn cứ giữ nó trong nhà với mình đọc sách, cậu dạy nó học. Nó mềm, vì chuyện nó làm cũng chẳng nặng lắm để mà da thịt khô sần hay chắc lại. Và nó tròn vì cậu Tuấn kén ăn, cứ không ăn được gì là lén bỏ vào cho nó ăn hết.

Hạt gạo nấu lên sẽ nở thành cơm trắng, nó lớn lên bên cạnh cậu Tuấn một cách bình yên. Và khi câu chuyện này còn tiếp diễn thêm một vài năm nữa, đến khi hai người họ tới tuổi cập kê, qua thêm một vài chương nữa, có lẽ là nó lớn lên chờ ngày cho cậu Tuấn "ăn cơm" thật.

Tuổi trẻ vô tri, đến ngày có thể đón con trai về (Thôi gia đã vực dậy - một cách thần kì, và họ thật sự có đủ tiền để chuộc con - dẫu cho chuộc xong rồi sẽ chẳng dư được là bao, nhưng họ muốn mang con về với mình.), hai bên gia đình bất lực nhìn đứa nhỏ chẳng muốn rời đứa lớn.

Và ngược lại.

Chìu mấy đứa nhỏ, họ cũng chẳng lấy danh bậc tiền bối ra định đoạt chuyện này làm gì. Chỉ là, về "lý thuyết", từ "người làm", Gạo được tạm hiểu là đã trở thành "người học việc" của cậu Tuấn.

Năm đó nó 16 tuổi, cậu Tuấn 18 tuổi.

Đến nay, khi cả hai đã ra ở riêng để tiếp quản tiệm thuốc, đó đã là chuyện của 2 năm về trước.

- Gạo, cơm chín chưa? Cậu đói rồi.

- Chín rồi ạ. Cậu chờ con một chút, sẽ bày ra cho cậu ăn ngay.

--------------

In đậm trong chap này là Foreshadowing ☕️.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com