Chapter 6: Cái được gọi là "Gia đình"
Con nhà tông, không giống lông, cũng giống cánh.
Cậu Tuấn đó, bạo gan, dám chống lại "lẽ thường" mà cưới Gạo về, âu cũng chẳng phải chuyện khó hình dung gì - dù ảnh bí mật cưới người ta trong đêm, cách làm trông cũng chẳng tốt lành gì.
Không tốt lành, nhưng mà cưới được vợ! Vợ chồng cậu Tuấn thương nhau! Lần đó Gạo mà chê cậu Tuấn, mọi người hết đường đọc truyện!
Quay lại với chuyện nhà họ Văn: nếu mà ông bà Văn nghe chuyện này, họ cũng sẽ chẳng bất ngờ lắm, vì xưa kia cha mẹ cậu Tuấn cũng cũng tầm đó: Cưới chạy bầu. Còn là cố tình! À, họ còn bỏ nhà đi bụi một thời gian để cả xóm đồn ầm lên là hai người ăn nằm với nhau tới vậy rồi, không cưới nhau về sẽ xấu mặt hai bên gia đình vì trai chưa vợ mà "lang chạ", gái chưa chồng mà "lăng loàn".
Ừ thì, qua miệng đời, họ kể chuyện "xấu" thế đấy! Ngôn từ họ chọn nó "tệ" như thế đấy! Chứ vốn thật ra, ông bà Văn ngày xưa cũng chỉ như Hiền Tuấn với Gạo lúc này: có một tình yêu chân thành, thế thôi.
Thời gian có cách riêng để lặp lại chính nó, và đó là cách nó lặp lại trong nhà họ Văn: truyền thống là thứ vừa được tôn trọng, vừa lắm khi bị thử thách bởi bởi những cô, cậu chàng độ tuổi đầu 1, đầu 2. Thế giới trước mặt họ hẵng còn mới, di sản đời trước để lại ở phía sau, họ vừa muốn giữ, vừa muốn làm mới bằng bản sắc của chính mình: để trong bức hình chung, đâu đó, sẽ có ai thấy được, "họ" đã điền một phần của bản thân mình vào bức tranh ấy, thổi một phần hồn của mình vào nó.
Thời gian lặp lại trong ánh mắt cậu Tuấn nhìn Gạo: đó từng là ánh mắt ông Văn nhìn bà Văn. Nó lặp lại trên khuôn mặt của Gạo: hồi xưa bà Văn cũng bị ông Văn dụ. Và người bạn của bà, bà Thôi, cũng bị ông Thôi dụ.
Và đó là cách bà Văn nhìn thấu hồng trần: nhìn xuyên qua một con người bằng những cử chỉ nhỏ nhặt nhất của họ, vì con người có thể cố gắng dối lừa trong một khung cảnh rộng hơn, vẫn thường hay quên mất tiểu tiết.
- Thằng Tuấn nó nghĩ cha mẹ nó đui mù ông à! Mắt nó nhìn thằng Gạo sáng như trăng rằm thế mà nó nghĩ nó giấu được tôi!
- Bà tính vạch trần tụi nhỏ hả?
- Đúng! Bắt dâu! Chuyện lớn lắm, không có trong sáng gì hết!
---------------
Vốn bà Văn cũng chẳng định bắt dâu gấp thế này. Tụi trẻ yêu nhau bí mật, bà cũng chẳng muốn nhúng tay vào làm chúng khó xử.
Hơn nữa bà biết vì sao tụi nó muốn giấu mà: tại hai thằng đều là con trai!
Nhưng hôm nọ từ nhà họ Văn đến tiệm thuốc Đông Y của hai đứa nhỏ, bà vào đúng lúc người ta mang cái giường gãy đi ra.
- Gạo nó mập quá, gãy mất cái giường rồi mẹ ạ. Phải "cắt cơm" thôi!
Gạo nó đỏ như con tôm, con cua luộc, vì nó biết vì sao cái giường bị gãy.
Đó là lần đầu bà Văn biết, hai đứa nhóc này hình như đang yêu nhau không trong sáng gì cho kham.
- Thôi, thôi, đừng "cắt cơm" của Gạo. Gạo phải ăn nhiều mới có sức "chìu cậu Tuấn" đúng không? Ngoài Gạo ra, không ai "chìu cậu Tuấn" được đâu!
Bà Văn nửa đùa, nửa thật.
Bà cảm thấy, mình cần đứng ra làm chủ, để con trai không làm bậy mà đau lòng Gạo - đảm bảo cho Gạo một tương lai có người chống lưng. Bà cảm thấy mình cần đứng ra làm chủ, để con trai bà biết, con dù thế nào, cũng là con của cha mẹ. Huống hồ, Hiền Tuấn cũng có làm gì sai lắm đâu, chẳng qua nó có một tình yêu khó nói trong điều kiện của thời này?
-------------
Cái gọi là "Gia đình", có thể không phải ai nghe thấy cũng cảm thấy được sự ấm cúng.
Đó có thể là những bữa cơm chan nước mắt.
Là áp lực kìm nén giải tỏa trong làn nước mắt thấm đượm qua wrap giường, wrap gối.
Nhưng ở đây, cái gọi là "Gia đình" lãng mạn hơn bất kì thứ tình yêu nào ngoài kia: sự chấp nhận, sự chấp nhận gần như tuyệt đối.
Chấp nhận như cách con người xây dựng lại nền tảng lý thuyết "ánh sáng phải có tính lưỡng tính sóng hạt" chứ không chỉ gói gọn riêng trong "tính sóng" hay "tính hạt".
Ta chấp nhận, khi đã cố chối bỏ lý thuyết cũ nhưng không thành.
Chối bỏ tính chất thật của một người, là sống với phiên bản tưởng tượng của ta về họ ở trong đầu.
Những gia đình trong truyện này, những nhân vật trong truyện này, chẳng muốn sống trong tưởng tượng: họ muốn sống bên cạnh những gì "thật" nhất.
Và thế là họ trở thành những người mà cạnh bên, Gạo và Tuấn muốn thể hiện con người thật của mình, trong khi được nhìn thấy con người thật của họ.
Một hệ kín, như một hệ thí nghiệm được con người thiết kế ra, để thu lấy được dữ liệu và hiện tượng chân thật nhất chẳng cần phải làm giả.
- Hiền Tuấn này, con với Gạo, có gì muốn nói với cha mẹ không?
Và thế là, nhà Văn bắt dâu, nhà Thôi gả quý tử. Để những đứa nhỏ biết, chúng vốn không đơn độc trên cuộc đời rộng lớn này.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com