nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung- dân chủ
Câu 7: Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung-dân chủ trong quản lý tổ chức? Phương
hướng thực hiện nguyên tắc này trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta?
Trả lời:
· Nguyên tắc tập trung-dân chủ là nguyên tắc cơ bản của quản lý, phản ánh mối quan hệ
giữa chủ thể và đối tượng quản lý cũng như yêu cầu và mục tiêu quản lý.
Tập trung dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất. Khía cạnh tập trung trong nguyên tắc thể
hiện sự thống nhất quản lý từ một trung tâm. Tập trung đóng vai trò là công cụ để phối hợp hoạt
động của cả hệ thống, tránh tình trạng phân tán, rối loạn, triệt tiêu sức mạnh chung. Khía cạnh dân
chủ thể hiện sự tôn trọng tính chủ động sáng tạo, quyền dân chủ của các tập thể và người lao động
trong khi tham gia vào hoạt động của tổ chức.
Nội dung của nguyên tắc là đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ
trong quản lý. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải được thực hiện trong khuôn khổ tập trung.
Biểu hiện của tập trung:
-Thông qua hệ thống pháp luật.
-Thông qua công tác kế hoạch hóa.
-Thực hiện chế độ một thủ trưởng.
Biểu hiện của dân chủ:
-Xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong hệ thống quản lý.
-Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kinh doanh.
-Xây dựng hệ thống KT nhiều thành phần, mở rộng quan hệ KT đối ngoại (chấp nhận cạnh tranh và mở cửa).
-Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương.
Đây là nguyên tắc rất quan trọng của quản lý, nó có tính khách quan, phổ biến song thực hiện không đơn giản, phụ thuộc vào bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và phong cách của người quản lý.
Vấn đề quan trọng nhất và khó nhất trong việc thực hiện nguyên tắc là tìm được giải pháp hợp lý kết hợp đúng đắn mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong từng giai đoạn phát triển KT,trong từng ngành, từng cơ quan, đơn vị cụ thể. Yêu cầu chung khi thực hiện nguyên tắc này phải chống các biểu hiện tập trung quan liêu và dân chủ hình thức.
Phương hướng cơ bản thực hiện nguyên tắc tập trung-dân chủ trong quá trình đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế ở VN là: Thực hiện và nâng cao hiệu lực quản lý tập trung, thống nhất của nhà nước trên cơ sở phát huy đầy đủ quyền chủ động của các địa phương và quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com