Chap 1
1. Lão điên và bao lì xì đỏ cũ mòn.
Quán cà phê cách nhà tôi một đoạn, chắc là xa hơn đường đến chổ làm một chút. Nó nằm trong một con hẻm nhỏ dường như tách biệt với chốn thị thành sầm uất và tất nhiên nó không mấy đông khách khi tàn đêm. Lần đầu tiên tôi bước vào đây, tôi đã bị choáng ngợp bởi cái không gian cổ kính của nó, bởi mùi gỗ ẩm và mùi sách cũ.
Quán cà phê ấy sở hữu một bước tường được lắp đầy bằng các giá sách gỗ. Nó chứa đựng hàng trăm đồ vật quái lạ trên đời. Sách, các tuyệt tác từ những bộ óc thì ta không nói đến, vì cho dù nó chỉ mỏng như chiếc bánh quy thì nó vẫn xứng đáng để được trưng bày. Nhưng những vật linh tinh nghĩ đến đã muốn bật cười như chiếc bình sưu tầm các nút chai in lệt, các tờ báo cũ bị mọt ăn một bên góc hay thậm chí là chiếc hộp đựng lông của một con mèo thì thật khó hiểu.
Trước đây nơi này đã từng là một căn nhà kì dị bởi bên ngoài nó được sơn màu đặc biệt tối, gần như màu gỗ mục trộn với màu xám xịt của xi măng. Đám bạn tôi thường cười đùa và gọi nó bằng cái tên 'Riêng một góc trời', bởi vì nó tách mình hẳn khỏi những căn nhà khác, giống như nơi này chỉ ngự trị một mình nó hoặc là nó đang thoát ra khỏi nơi này, lạc vào khoảng không riêng tư mà nó vốn thuộc về.
Khi tôi trở lại đây, quán cà phê đã được sơn lại bằng cái màu vàng nghệ, tuy bên trong không có gì thay đổi nhưng cái vẻ ngoài cũ kỉ mà tôi mong nhớ đã chẳng còn. Điều đó khiến lòng tôi khẽ trầm đi một chút tiếc thương hụt hẫng.
Hôm ấy là một ngày chớm đông cuối tháng 10, Sài Gòn không bao giờ lạnh chỉ lờ mờ chút ít sương rơi.
Cái hộp Lông mèo vẫn nằm trên giá sách, rồi tôi bất chợt tìm kiếm bóng dáng anh. Tôi không nhớ rõ gương mặt anh nhưng thật kì lạ tôi lại nhớ rất rõ anh tên Vũ. Anh vẫn ngồi đó, tại cái quầy pha chế ngập ánh nắng, tay tô tô vẽ vẽ mấy đường nguệch ngoạc, trừu tượng, chỉ có nghệ sĩ mới có thể nhìn ra.
Đúng là anh.
Chỉ là anh rất khác.
Tôi còn nhớ như in cái người đàn ông tên Vũ đó luôn ôm đàn hoặc ngồi vẽ mỗi khi chúng tôi đến đây. Tóc anh dài và cháy nắng ngả sang nâu, anh cột lại nhưng vẫn mang cái cảm giác bù xù khiến ngta bực bội. Râu anh lồm xồm như mấy lão già. Và dù anh luôn mặc áo rất kín tôi vẫn nhận ra anh gầy đến mức nào qua đôi bàn tay ốm yếu.
Tôi cau mày, người đàn ông ba mươi bảy tuổi mà trong như lão già tám mươi ấy là một trong những thứ tôi mong nhớ nhất ở đây. Giờ nhìn anh mà xem, anh trông như trở về tuổi đôi mươi với vẻ ngoài điển trai lịch lãm, mai tóc ngắn gọn và trang phục giản dị tầm thường. Phải chăng anh không còn muốn làm một gã nghệ sĩ lang thang bụi bậm.
Tôi lắc đầu. Đó là chuyện của anh ta, nó chẳng liên quan gì đến tôi và sẽ thật kì quặc nếu tôi xen vào hoặc tỏ ra tức giận. Tôi rời mắt khỏi anh ta cùng một cái tặc lưỡi trước khi anh ta kịp ngẩng lên và nhìn chằm chằm ngược lại tôi.
Tôi mở máy xem qua các bản thảo bên tổ B gửi và nhấp một ngụm cà phê đã nguội lạnh. Tay tôi bắt đầu hoạt động nhanh dần như tiến độ tăng tốc của động cơ. Tiếng cạch cạch mà tôi rất thích khi gõ phím máy tính. Bỗng tôi chợt nghe ở đâu đó giọng của một người đàn ông lớn tuổi lầm bầm. Tôi ngó quanh không thấy ai, nên tôi mở cửa sổ gỗ kiểu cũ của cửa tiệm ra và nhìn quanh. Tôi chợt phát hiện ra ở bên cạnh góc cây sao to lớn trước quán, có một lão điên đang ngồi nói chuyện một mình. Tay ông mân mê cái bao lì xì cũ rách.
Ông là một lão điên.
Tôi nghiêng đầu ra ngoài ô cửa để nhìn ông, nhìn một lúc rất lâu đủ để tôi đoán được số tuổi của ông qua gương mặt nhăn nheo gầy gò và mái tóc bạc trắng.
" Ông ấy 76, và bị điên, như cậu thấy đấy!"
Tôi giật mình quay sang nhìn anh, anh đang dọn chiếc bàn bên cạnh, nơi có vài vị khách vừa rời đi. Anh mĩm cười, nâng kính rồi tiến đến hỏi tôi.
" Chào cậu, không biết chúng ta đã từng gặp nhau bao giờ chưa nhỉ?"
.
.
Qua vài tháng đến đây, tôi trở thành khách quen của nơi này. Anh chủ quán bắt chuyện cùng tôi như những người bạn cũ. Tôi cũng bày tỏ với anh sự quan tâm của tôi đối với ông lão và nhận được sự đáp trả vui vẻ từ anh. Đôi lúc rảnh rỗi anh thường làm chút trái cây phủ đường mang đến chổ tôi ngồi và kể tôi nghe những chuyện đời của lão.
Lão là người chú họ của anh. Lúc trước lão vốn không điên, chỉ là lão rất gầy gò ốm yếu. Lão từng sở hữu một gia đình êm ấm với một người vợ và hai đứa con trai khỏe mạnh. Nhưng mà tầm sáu năm về trước, trong một dịp đi xa chơi tết, lão cùng vợ và con trai út gặp tai nạn trên đường về nhà. Vợ và đứa con nhỏ kia đã mất còn lão thì trở thành như vậy, lúc tỉnh lúc điên, người con trai lớn đã bỏ học giữa chừng để rời quê kiếm sống. Anh nghe qua chuyện này nên chạy về quê đón lão, cũng đã lâu rồi anh không gặp lại người anh họ kia, một lần ghé đến thăm lão cũng không. Thấm thoát đã sáu năm.
Thế nên giờ lão ở đây, ngồi dưới gốc cây ngắm người người qua lại. Lão cũng còn biết trông xe, không cho người lạ từ bên ngoài vào ăn cắp, còn khách đến ai lão cũng nhe răng tươi cười.
Rồi có một lần, một lần hiếm hoi mà tôi thấy lão rời khỏi cái gốc cây của mình. Lão phấn khích đuổi theo đứa trẻ cằm bóng bay vào quán. Mẹ đứa trẻ sợ hãi vội ôm nó vào lòng, lão cứ đứng đó í ới không rõ lời, tay cố dúi cái bao lì xì trống rỗng vào tay đứa trẻ. Anh thấy lão đang làm phiền khách nên bước đến mắng to, dọa lão rồi kéo lão ra khỏi quán.
Tôi thở dài. Anh thấy sự thất vọng trong mắt tôi rồi gãi đầu cười ngại.
" Được rồi, lần sau anh sẽ không to tiếng như vậy."
Tôi bước ra cửa nhìn về phía gốc cây sao, lão ngồi buồn thiu xoa xoa phủi phủi bao lì xì nhăn nhúm. Đến tội.
Tôi chợt nhớ đến hình ảnh của ông bà tôi khi tôi còn bé. Ông bà cũng thường cố dúi dém cho tôi một ít tiền, một túi kẹo hay một cái bao lì xì mỗi khi tôi về thăm, dù mẹ tôi luôn mắng và căn dặn tôi nhất định không được nhận.
Nhưng mà tôi vẫn nhận, thời còn bé, thấy thế lại còn mừng.
Tôi nhìn lão cô độc ngủ tựa vào góc tường.
Lẽ ra ở tầm tuổi này lão nên ngồi dưới một mái nhà mát mẻ thay vì tán cây, góc cửa. Lẽ ra ở tầm tuổi này lão đã có những đứa cháu nô đùa xung quanh.
Tôi nhìn bao lì xì rách nát trên tay lão. Nhìn lâu đến mức mắt cay, mờ nhòe.
~*~
" Chú em người ở đâu ấy nhỉ? Nghe giọng có vẻ không phải góc miền nam."
Anh vừa xay cà phê rang vừa nói với tôi. Tôi rời mắt khỏi xấp bài kiểm tra của bọn trẻ, xoa xoa tay mỏi nhừ rồi đáp.
" Trước đây tôi ở phố cảng Quy Nhơn, Bình Định. Nhưng mà tôi vào Sài Gòn cũng 15 năm rồi, tôi rất ít khi về đấy, cuối tháng tôi toàn về Bến Tre thăm ông bà phía ngoại thôi!"
Anh trầm giọng:
" Cha mẹ cậu thì sao?"
" Bố tôi mất rồi. Mẹ tôi vẫn ở Bình Định."
Anh ậm ừ, anh bận gì đó nên không đáp ngay được, tôi thì ngồi lâu nên có chút đau lưng, tôi đứng dạy đi về phía anh xem. Anh lúi cúi cố nhặt gì đó bên dưới cái tủ lạnh, tôi lên tiếng muốn giúp anh.
" Anh đang tìm gì sao?"
Anh khó khăn cố nhấc chiếc tủ nhưng không nổi, buông tay rồi bực tức đáp trả:
" Yếu quá, không khuân nổi rồi. "
Anh thở hắt rồi nói tiếp. "Tôi đang tính nhặt miếng gảy đàn ghi ta, mà nó nằm sâu ở trong góc tường, bên dưới cái tủ lạnh. Bó tay, không lấy được."
Tôi nhún vai, sắn tay áo lên đi đến cái tủ lạnh rồi ôm lấy nó, nhấc bổng nó lên cách mặt đất cả cánh tay. Anh to mắt nhìn tôi, tôi hất cằm, ý bảo: anh nhanh nhặt cái miếng gãy đàn đi, nhìn cái gì.
" Cậu tên gì nhỉ, bạn cũ?"
" Nghĩa Kiện. Anh gọi tôi là Kiện là được."
Anh gật đầu, đến đóng cửa. Đã hơn 11 giờ, hết khách, chỉ còn lại mình tôi. Lão điên ôm cái bao lì xì say ngủ.
Còn anh ôm đàn, bắt đầu gảy lên những âm thanh trầm bổng.
Ca khúc: Một cõi đi về.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com