Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ooo

cách mạng thế giới.

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc

1.1. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa

Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông

không giống như ở các nước tư bản phương Tây. Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít

nhiều, nhưng đều chung một số phận mất nước, giữa họ vẫn có sự tương đồng lớn: dù là địa

chủ hay nông dân, họ đều chịu chung số phận mất nước.

Nếu như mâu thuẫn chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây là mâu thuẫn

giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản thì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương

Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chỉ nghĩa thực dân.

Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng

không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.

Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc. Trong phong

trào cộng sản quốc tế, có quan điểm cho rằng: “vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa là

vấn đề nông dân”, và chủ trương nhấn mạnh vấn đề ruộng đất, nhấn mạnh đấu tranh giai

cấp.

Ở các nước thuộc địa, nông dân là lực lượng đông đảo nhất. Thực dân Pháp thống trị

và bóc lột nhân dân Việt Nam, thì chủ yếu là thống trị và bóc lột nông dân. Nông dân là nạn

nhân chính của các chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất, vì

thế kẻ thù số một của nông dân là bọn đế quốc thực dân.

Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc quy định tính chất và nhiệm vụ

hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.

Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc phân biệt 3 loại cách mạng:

cách mạng tư sản, cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, Người nhấn mạnh

tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc.

1.2. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc

Nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết

lập chính quyền của nhân dân.

Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt

của mỗi giải cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc. Đó là những mục tiêu của chiến

lược đấu tranh dân tộc phù hợp với xu thế thời đại cách mạng chống đế quốc, giải phóng

dân tốc đáp ứng nguyện vọng quần chúng nhân dân: giành độc lập dân tộc, giành chính

quyền về tay nhân dân.

2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách

mạng vô sản.

Thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

chứng tỏ cách mạng chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn. Hồ Chí Minh

vượt lên trên những hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu yêu nước, đến với học thuyết cách

8/15

mạng vô sản. “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách

mạng vô sản, tức là phải theo đường lối Mác-Lênin”. Theo Hồ Chí Minh, con đường cách

mạng vô sản ở thuộc địa bao hàm nội dung sau:

- Làm cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền, dần dần làm cách mạng xã

hội chủ nghĩa.

- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

- Lực lượng làm cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh

công – nông – trí.

- Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. “Ai làm cách mạng trong

thế giới cũng là đồng chí của người An nam ta cả”. Cách mạng thuộc địa phải gắn chặt với

cách mạng vô sản chính quốc.

3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản

lãnh đạo

Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn giải phóng dân tộc thành công “trước hết phải có

đảng cách mệnh... đảng có vững cách mệnh mới thành công”... “Cách mệnh phải làm cho dân

giác ngộ”, “Phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”, “sức cách mệnh phải tập

trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh”. Cách mạng giải phóng dân tộc phải có đảng

của giai cấp công nhân lãnh đạo theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Chỉ có cuộc cách

mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa giải

phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Bác cho rằng các tổ chức cách

mạng theo kiểu cũ không thể đưa cách mạng đến thành công vì nó thiếu một đường lối chính

trị đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học. Các lãnh tụ yêu nước tiền bối tuy đã ý thức

được tầm quan trọng của chính đảng cách mạng và một đường lối chính trị đúng đắđắn, song họ

chưa làm được. Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính

đảng của phong trào cách mạng nước ta.

4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động sáng tạo và có

khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm cho rằng cách mạng

thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Luận cương về

phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nêu ở Đại hội VI Quốc tế cộng

sản (1928): “chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp

vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”. Ý kiến này đã giảm tính chủ động,

sáng tạo của cách mạng thuộc địa. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng thuộc địa và cách

mạng vô sản chính quốc có mối liên hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ

nghĩa đế quốc. Ngay từ Đại hội V quốc tế cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “vận

mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi

xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa...”. Luận

điểm về con đỉa 2 vòi cho thấy cần thiết phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa cách mạng

vô sản chính quốc với cách mạng thuộc địa.

Dựa vào quan điểm của Mác, “sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là

sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”. Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: “công cuộc

giải phóng anh, em (nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản

thân anh em”. Khối liên minh các dân tộc thuộc địa sẽ là một trong những cái cánh của cách

mạng thế giới. “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp

9/15

đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa…”.

Nguyễn Ái Quốc nhận thức vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và nhờ

đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924,

Người đã nói: Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở

chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước”... “họ có thể giúp đỡ những người anh em mình

ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Trong tác phẩm Đườn Kách mệnh, Hồ

Chí Minh phân biệt về nhiệm vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và

cho rằng: hai thứ cách mạng đó tuy có khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây

là luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; cống hiến quan trọng của Hồ Chí

Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cách mạng Việt Nam đã chứng minh

luận điểm của Hồ Chí Minh là đúng đắn.

CHƯƠNG III

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: