Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

🌅


Nhắc tới nền văn học văn xuôi hiện đại Việt Nam, ta không thể không nhắc tới Nguyễn Tuân ( 1910-1987 ) - một nhà văn tài hoa, uyên bác, một nghệ sĩ lớn đã dành cả cuộc đời mình để đi tìm cái đẹp. Cùng với bút pháp tinh tế và niềm yêu thiên nhiên tha thiết, ông đặc biệt có sở trường về thể loại tùy bút. Sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958, ông đã kí nên một tác phẩm mang tính biểu tượng của bản thân - " Người lái đò sông Đà " in trong tập Sông Đà (1960). Đây là một bản tùy bút vô cùng đặc sắc, là kết tinh nhiều mặt của phong cách Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã thể hiện được trọn vẹn sự tài hoa và vốn hiểu biết của tác giả trong việc khám phá và ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên cũng như vẻ đẹp của con người Tây Bắc qua hình ảnh con sông Đà và hình tượng người lái đò. Và nổi bật nhất là đoạn trích ... miêu tả vẻ đẹp của người lái đò trong cuộc chiến đấu với đá thác sông Đà qua các trùng vi thạch trận thứ hai và thứ ba

" Người lái đò " là một ông già 70 tuổi, sinh ra và lớn lên " ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh ". Lái đò là một nghề đầy hiểm nguy và gian khổ nhưng ông vẫn dành phần lớn cuộc đời để hiểu nó, để gắn bó với nó. Và những cái gian nan, khổ cực ấy như chạm khắc, làm nên cho ông một hình dáng rất đỗi đặc biệt - " Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù "

Trong phần trùng vi thứ hai, ta có thể thấy rõ ông đò có phẩm chất là người hội tụ trí dũng, phi thường, kiên cường nắm vững qui luật của 'thần sông thần đá' và trở thành người anh hùng tự do trên sông nước. Sau khi phá xong vòng vây thứ nhất bằng sự bình tĩnh quả cảm người lái đò không một phút nghi tay nghỉ mắt phải phá luôn vòng vậy thu hai. Giờ đây sông Đà hiểm ác hơn - " tăng thêm nhiều cửa từ để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn... ". Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sáng Đà. Ông lái đò đổi chiến thuật từ thế thủ chuyển sang thế công - nắm vững binh pháp của thần sông thần đá, ông tả xung hữu đột như một anh hùng đả hổ khi xưa: " Cưỡi lên sóng thác Sông Đà như người ta cưỡi hổ ", tấn công bằng cách " nắm chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi ông cho con thuyền phóng nhanh vào cửa sinh mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy "; bọn tướng đá, đứa thì " ông tránh mà rảo bơi chèo ", đứa thì bị " ông đè sấn lên, chặt đôi ra để mở đường tiến ". Cuối cùng ông đã chiến thắng bọn 'tướng đá' thất bại thảm hại - chúng " tiu ngiu cái mặt xanh lè thất vọng ".

Tiếp đến ở phần trùng vi thứ ba, sự tài trí tài hoa, sự điêu luyện của ông lái đò được Nguyễn Tuân khắc họa vô cùng rõ nét - ông trở thành một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác ghềnh - tay lái ra hoa. Sông Đà bố trí ít cửa hơn nhưng bên phải bên trái đều là luồng chết cả. " Luồng sống ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác " tạo nên tình thế nguy hiểm vô cùng. Ông lái đò nhanh nhẹn " phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó " rồi đưa thuyền " Vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút vút cửa ngoài cửa trong lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được... ". Ngôn ngữ tài hoa của Nguyễn Tuân đã làm nổi bật sự mau lẹ của ông lái đò khi cho thuyền lao đi với tốc độ siêu tốc khiến con thuyền như đang bay trên sóng nước Đà giang. Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đòn bẩy, không miêu tả trực tiếp người lái đỏ mà miêu tả tốc độ lao nhanh của con đò cho ta thấy một tay lái lão luyện có kinh nghiệm làm chủ tốc độ, thể hiện đúng chất một người nghệ sĩ trong nghệ thuật chèo đò

Sau khi vượt thác, từ một người anh hùng trí dũng, ông lái đò lại hiện lên với hình tượng giản dị, khiêm tốn và thanh cao. Sau mỗi lần vượt thác, người lái đò trở về với cuộc sống đời thường " đốt lửa trong hang đá nướng ống cơm lam ", bàn về " cá anh vũ, cá đầm xanh " - tuyệt nhiên không kể một lời nào về cuộc chiến vừa qua. Có lẽ người lãi đò coi cuộc chiến với thác lũ sông Đã là một công việc hằng ngày - " ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ ". Đây chính là vẻ đẹp của con người trong cuộc sống lão động bình dị mà Nguyễn Tuân đã ngợi ca và tôn vinh

Nguyễn Tuân là người " ưa quan sát khám phá sự vật ở phương diện mĩ thuật và con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ " ( Nguyễn Đăng Mạnh ). Trong quan niệm của Nguyễn Tuân, một con người bình thường khi thực hiện một công việc bình thường mà đạt đến trình độ nhuần nhuyễn, điêu luyện thì đó là lúc họ bộc lộ được vẻ tài hoa và chất nghệ sĩ. Trước cách mạng, nhân vật của Nguyễn Tuân luôn là những con người tài tử, xuất chúng của một thời 'vang bóng'. Nhưng sau cách mạng, nhà văn đã thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người - ông đã khám phá ra cái đẹp của những con người gắn với cuộc sống mới của nhân dân lao động. Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân sau cách mạng là những con người bình thường, gần gũi và bình dị mà ta có thể bắt gặp trong cuộc sống thường ngày

Đoạn trích là khúc hùng ca ca ngợi ý chí của con người trong lao động - đó chính là yếu tố làm nên " chất vàng mười đã qua thử lửa " của nhân dân Tây Bắc, của những người lao động nói chung và của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng trong lao động sản xuất. Từ đó độc giả thấy được tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của nhà văn. Nguyễn Tuân đã bộc lộ được hết trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú, sự vận dụng tri thức uyên bác, tài hoa của nhiều ngành khoa học và các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa cùng ngôn từ phong phú được sử dụng vô cùng linh hoạt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: #nctzen