Bếp lửa (1963)
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
Mơ đầu bài thơ là hồi tưởng đầy yêu thương ấm áp bên bếp lửa được người bà dành biết bao nhiêu tình yêu thương, săn sóc để nhóm lên. Hình ảnh "bếp lửa chờn vờn" đó là hình ảnh ngọn lửa lúc to lúc nhỏ trong những buổi sớm hay là ngọn lửa lúc mờ lúc ảo trong kí ức của người cháu. "Bếp lửa ấp iu nồng đợm" là một hình ảnh hết sức ý nghĩa, bởi bếp lửa này được nhóm lên bởi bàn tay khéo léo, chắt chiu chan chứa đầy tình yêu thương của người bà. Bếp lửa là một vật dụng quen thuộc của người dân Việt Nam xưa, nó đã gắn bó với mỗi con người từ khi sinh ra cho tới khi lớn lên hay già đi, nhưng bếp lửa trong lòng của tác giả không chỉ đơn thuần là gắn bó mà đó giống như một thứ chứa biết bao nhiêu những tâm tình thuở nhỏ. Hình ảnh "nắng mưa" tuy chỉ được gói gọn trong hai từ nhưng cũng đã đủ để chúng ta cảm nhận được người bà suốt những nam tháng đã cực khổ dầm mưa rãi nắng tần tảo mỗi ngày nhóm lên ngọn lửa ấm áp không chỉ bởi sức nóng mà còn bởi chính lòng người
"Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"
Tuổi thơ năm bốn tuổi của người cháu gắn bó với một kí ức đầy đau thương của dân tộc, đó chính là nạn đói năm 1945 khiến cho hơn 2 triệu người dân Việt Nam chết đói. Trong khoảng thời gian đó người bố ở chiến khu, cháu vẫn cùng bà nương tựa lẫn nhau trong những ngày khó khăn không có chút lương thực. Nhưng cũng chính ngờ bàn tay khéo léo, chắt chiu nhóm lên bếp lửa của bà đã giúp cho hai bà cháu có thể vượt qua những năm tháng đầy đau thương, khổ cực ấy. Người cháu đến khi lớn lên, mỗi lần nghĩ lại đều cảm nhận được một cách rất rõ ràng khi bị khói hun đến đỏ hoe cả hai mắt, sống mũi cũng cay cay. Nhưng có lẽ không phải sống mũi tác giả cay vì nhớ lại cảm giác những làn khói sộc vào sống mũi, khóe mắt mà là cay cay vì nhớ lại người bà những năm tháng ấy đã tần tảo vất vả đến nhường nào để hai bà cháu có thể cùng nhau vượt qua nạn đói tàn khốc năm xưa.
"8 năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa"
Đoạn kể này kể về những kỉ niệm sâu sắc khi người cháu sống cùng bà trong suốt 8 năm, trong bài thơ không chỉ có mỗi hình ảnh bếp lửa mà còn có thêm cả hình ảnh của tiếng chim tu hú. Tu hú là một loài chim cũng rất quen thuộc với người nông dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi khi hè về. Mỗi khi nghe thấy tiếng tu hú, người cháu lại nhớ về những kỉ niệm sống gắn bó với bà được nghe bà kể những câu chuyện khi bà còn ở Huế. Có lẽ bởi vì tu hú cũng gắn liền với những câu chuyện bà kể vậy nên trong lòng tác giả tiếng tu hú kêu cũng tha thiết, êm dịu như tiếng nói của bà mỗi khi kể chuyện cho cháu nghe. Cả bố và mẹ đều bận ra chiến trường kháng chiến, bên cạnh người cháu chỉ có một mình bà làm điểm tựa, nhà nghèo không có điều kiện đi học bà cũng truyền đạt cho cháu hết những gì bà biết "bà dạy cháu làm bà chăm cháu học". Cũng chính vì tình yêu thương của bà dành cho người cháu mà người cháu lúc nào cũng kính trọng, nghe lời bà "cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe". Nhưng cứ mỗi khi nhìn thấy bếp lửa, cháu lại nhớ đến những năm tháng khó nhọc của bà. Hai câu thơ cuối đoạn, giống như một lời trách móc "Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà - kêu chi hoài trên những cánh đồng xa" dường như người cháu đang tự ám chỉ chính bản thân mình, tự trách mình tại sao lại không ở bên cạnh chăm sóc cho bà mà lại đi đến một nơi thật xa, nơi chẳng thể nào có thể nhìn thấy hình bóng người bà tần tảo yêu thương.
"Năm giặc đốt làng, cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
"Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên"
Cháu còn nhớ như in cái ngày mà giặc kéo tới đốt làng, mọi người đều chạy đi hết tới lúc về mọi thứ đều hoang tàn ngay cả căn nhà của hai bà cháu cũng bị giặc đốt sạch. Bà thì đã già, tuổi cao sức yếu cháu thì còn nhỏ chẳng thể làm được việc nặng nhọc, vì vậy hàng xóm bốn bên mỗi người đều góp chút sức giúp đỡ hai bà cháu dựng lại túp lều tranh. Mặc dù nhà đã bị đốt, ngôi làng cũng đang đứng trong thế ngàn cân treo sợi tóc bởi giặc đã tới đây một lần chắc chắn sẽ có lần thứ hai. Nhưng bà lại chẳng hề sốt sắng, vẫn bình tĩnh vững lòng dặn dò người cháu nếu có viết thư cho bố cũng không được kể những chuyện này. Người cháu hiểu, bà nói vậy chính là vì lo cho con ở chiến khu nếu nghe tin dữ từ nhà thì sẽ không an tâm đánh trận. Ở người bà toát lên vẻ đẹp rất chân thực, mộc mạc và giản dị của người phụ nữ Việt Nam "anh hùng - bất khuất - trung hậu đảm đang"
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng"
Từng ngày, từng ngày bếp lửa của bà vẫn luôn được nhóm lên, nhưng bếp lửa của người bà không chỉ đơn thuần được nhóm bằng những nhiên liệu than, cửi, lửa mà nó còn được nhóm lên bằng tình yêu thương, tấm lòng của người bà. Vì vậy ngọn lửa ấy luôn được ủ ấm trong lòng bà, ngọn lửa ấy vẫn bừng bừng chứa một niềm tin dai dẳng, một niềm tin về tương lai đất nước giành lại được hòa bình thống nhất.
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đợm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa"
Cuộc đời của bà đã trải qua biết bao nhiêu gian khó dầm mưa rãi nắng nuôi cháu lớn khôn, vì vậy trong lòng cháu lúc nào cũng luôn biết ơn người đã dìu dắt, nuôi nấng cháu nên người. Dù đã trải qua bao nhiêu năm, kể cả khi đất nước đã được thống nhất thì thói quen dậy sớm nhóm bếp của bà vẫn chẳng hề thay đổi. Bếp lửa ấy vẫn là bếp lửa "ấp iu nồng đợm" chan chứa tình yêu thương của bà dành cho con, cho cháu. Vẫn là bếp lửa nấu chín những củ khoai, củ sắn nuôi cháu lớn. Bếp lửa ấy không chỉ chan chứa tình cảm, nuôi cháu lớn khôn, mà chính bếp lửa ấy còn dạy cho cháu biết sẻ chia, giúp đỡ mọi người khi người nào đó gặp những khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy đối với người cháu thì bếp lửa là một điều gì đó thật thiêng liêng và kì lạ chỉ cần nhìn thấy cũng đủ để người cháu nhớ về bà, nhớ về những điều hay lẽ phải mà bà đã dành cho mình bởi vậy người cháu đã phải thốt lên "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa".
"Giờ cháu đã đi xa, có khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Những vẫn không lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa
Người cháu dù đã xa quê hương, đến Liên Xô hiện đại mà cũng không kém phần rét buốt. Mỗi ngày đầu có thể nhìn thấy khói từ trăm ngàn tàu hỏa, nhìn thấy thật nhiều những ngọn lửa nhóm lên để sưởi ấm nhưng trong lòng người cháu vẫn luôn nhớ về ngọn lửa ấm áp chan chứa yêu thương do người bà nhóm lên. Hai câu thơ cuối giống như một lời nhắc nhở của tác giả đối với chính bản thân mình đó là không bao giờ được quên người bà đã tần tảo, dầm mưa rãi nắng suốt bao năm để nuôi lớn cháu nên người.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com