qeqe26
Câu 26: Cơ quan bài tiết của côn trùng
. Hệ bài tiết: Cơ quan bài tiết quan trọng nhất là hệ ống malpighi. Ống malpighi nằm ở ranh giới của ruột giữa và ruột sau, chúng có màu vàng vàcó thể tự vận động nhẹ. Số lượng ống malpighi thay đổi tuỳ loài (Ruồi, Muỗi có 4 cái, Cánh thẳng có hàng chục chiếc, còn Cánh màng có tới hàng trăm chiếc xếp thành 4 bó). Phần gốc của ống gắn vào ranh giới c ủa ruột giữa và ruột sau, còn phần ngọn thì trôi nổi tự do trong thểxoang. Chất cặn bã từ thể xoang vào trong lòng ống và được chuyển đến phần gốc rồi chuyển tới ruột sau và ra ngoài. Chất bài tiết chủ yếu là cácaxit hữu cơ, trong đó quan trọng nhất là axit uric, một chất rất độc nhưng lại không tan Trong dịch thể xoang. Vì vậy phải cần đến chất hoạt tải trunggian là các muối vô cơ như natricacbonat (NaHCO3) hay Kalicacbonat (KHCO3). Trong dịch thể xoang, các muối này luôn kết hợp với axit uric sẽtạo ra các muối urat natri hay urat kali dễ hoà tan và xâm nhập vào ống malpighi. Trong lòng ống có quá trình ngược lại là các muối urat natri hayurat kali sẽ kết hợp với CO2 để hình thành axit uric kết tủa và giải phóng các muối vô cơ natricacbonat (NaHCO3) hay kalicacbonat (KHCO3). Cònaxit uric kết tủa sẽ được đẩy ra ngoài theo con đường tiêu hoá. Ở một số côn trùng, hệ bài tiết có khả năng phát ra ánh sáng. Ở loài côn trùngArachnocampa luminosa (họ Metophillidae, bộ Hai cánh - Diptera) có phần đầu của ống malpighi biến thành cơ quan phát sáng. Ở Đom đóm (họLampyridae, bộ Cánh cứng – Coleoptera) một phần thể mỡ biến đổi thành cơ quan phát sáng, phần thể mỡ này nằm ngay dưới lớp kitin trongsuốt của bụng. Sự phát sáng có ý nghĩa sinh học là để sự tìm đến nhau của con đực và con cái. Do có các vi khuẩn phát quang sống cộng sinhtrong tế bào của các thể mỡ này
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com