Chương 1:Người lính gầy đuốc
Hồi ấy, nơi làng quê Hải Phòng còn nghèo đến se sắt, có một cậu trai trẻ tuổi, gầy gò đen nhẻm, nhưng đôi mắt lại sáng lên như mang cả trời nhiệt huyết. Cậu là người con út trong một gia đình đông con, bố mất sớm, mẹ yếu ớt, nên từ khi còn rất nhỏ, cậu đã là trụ cột trong nhà. Không ai ép, không ai bắt buộc, nhưng có lẽ trời sinh ra đã để cậu gánh vác.
Mỗi sáng sớm, khi trời còn chưa kịp bừng sáng, cậu đã gánh gồng ra đồng. Trưa nắng chang chang, cậu lại tranh thủ nhặt củi, bắt cua, bắt cá mang về đổi gạo. Những đồng xu ít ỏi, nhưng với cậu là cả một gia tài. Cậu chẳng giữ lại cho mình bao nhiêu, chỉ dám ăn rau luộc, cơm nhạt, nhường phần thịt, phần ngon cho mấy người anh chị trong nhà. Đó là tình thân, là sự tận tụy không lời.
Rồi đến một ngày, đất nước kêu gọi, cậu ghi danh lên đường, chở lương thực ra tiền tuyến. Cái thân thể gầy đét ấy vẫn kiên cường lăn xả trên những chuyến xe không kính, chở gạo, chở muối băng qua bơm đạn. Bạn bè cậu có người hy sinh, có người bỏ lại cả đôi chân, còn cậu, vẫn nguyên vẹn trở về, dù đôi tay chai sạn, dù lưng còng hơn xưa. Nhưng trong đôi mắt ấy, vẫn là ánh sáng của một người không khuất phục.
Ngày ấy, người ta nói cậu chẳng có gì ngoài một chiếc xe đạp cũ và tấm lòng son. Ấy vậy mà có một cô gái Hà Thành trắng trẻo, con nhà trung lưu, con gái của cụ giáo, lại đem lòng thương cậu. Bà của tớ - khi ấy là cô nữ sinh dịu dàng - gặp ông tôi lần đầu sau một lần tiếp tế cho quân dân, giữa những đám người tất bật. Ông không đẹp trai, không có tài ăn nói, chỉ có một vẻ cứng cỏi, trầm lặng mà chân thành.
Cụ ngoại của tôi khi biết tin, không ngăn cản. Cụ đem gạo, đem thịt xuống tận nhà ông để giúp đỡ, như một lời thừa nhận. Nhưng gia đình ông, những người lớn lên cùng gian khó, lại e ngại cô gái "con nhà lành" kia không chịu nổi cơ cực. Họ xa lánh, họ không ưa. Vậy mà, chính sự chăm chỉ, kiên định và dịu dàng của bà đã khiến tất cả siêu lòng. Có lẽ, họ biết, cô gái ấy không yêu vì giàu nghèo, mà là vì con người.
Sau cưới, ông vẫn đi làm hậu phương, suốt bao năm không được về nhà thường xuyên. Bà ở nhà, nuôi bốn người con, dạy học, chăm cả bên nội lẫn bên ngoại. Thế mà, có bao giờ ông quên. Dù đi xa đến đâu, ông vẫn viết thư, gửi về chút tiền, chút đồ, có khi chỉ là mấy cái kẹo, cái khăn tay thấm mồ hôi.
Ông chưa từng nói "yêu" như người ta vẫn nói. Nhưng lần nào bà đòi theo ông vào Nam, ông đều gắt lên:
"Bà điên à? Trong đấy bơm đạn, xe tôi đi không có kính, bụi đất bay đầy mặt. Tôi mà chết thì cũng chết ngoài đấy được"
"Chứ còn bà mà sao, tôi sống thế nào được? Bà ở nhà mà dạy chữ, dạy con dạy cháu, dạy cho cả thế hệ tương lai."
Ông đi đâu,cũng nhớ về bà,nhớ về những đứa con.
Dù ong bướm có bao nhiêu,gia đình vẫn là tất cả với ông.
Có chết,ông cũng muốn làm ma nhà này.
Những ngày mà bà trải qua khó khăn,ông chỉ lặng lẽ gửi về từng tâm thư an ủi.Ông biết,ông biết người vợ mình cưới hỏi đàng hoàng đang vật vã như thế nào.
Ngày ông về,ông dịu dàng đón lấy từng đứa con,căn nhà lớn một tay ông xây dựng từ lớp lá,đắp từng lớp xi.
Hôm ấy,trời chẳng nắng chẳng mưa,ôm dịu dàng ôm bà vào lòng như thể an ủi.
Nhìn những đứa con kháu khỉnh,biết mẹ mình mệt nên chẳng quấy phá.
Một gia đình,một mái ấp,từng đứa con lớn dần trong vòng tay bố mẹ.Những đứa con đã lớn,đã đi học,có đứa đã đi làm.Họ bảo:
"Bố cứ ở nhà đi,để bọn con nuôi"
Rồi vậy ông vẫn lặng lẽ làm, vẫn gồng gánh. Về già, dù sức tàn lực kiệt, ông vẫn đưa đón cháu đi học, vẫn véo yêu mỗi lần cháu mè nheo.
Người ta bảo,"Ông già nhà đấy thì khó tính, đứa nào cũng chẳng bị ông ý chửi". Nhưng ông chưa bao giờ nặng lời với tôi - cô cháu gái bé nhất. Chỉ véo nhẹ, chỉ lườm một cái rồi thở dài như thể chẳng nỡ.
Khi ông ngồi xe lăn,miệng ông ai cũng chửi tục, chỉ có tôi,ông véo nhẹ nhàng, nhưng hễ tôi nhăn,ông lại xoa xoa chỗ ấy.
Lúc ông nằm liệt,tay ông vẫn còn sức mà vuốt ve dọc cẳng tay tôi.Mỗi lần cả nhà cãi nhau,tôi chỉ âm thầm, bước đến cạnh ông.
Rồi ông lại xoa dịu dàng,không nói ra nhưng ánh mắt,lại chất chứa yêu thương.
Khi bệnh, ông vẫn gồng. Dù cơ thể bọc xương, đôi tay gầy run rẩy, ông vẫn cố sống đến khi mọi tranh chấp trong nhà kết thúc. Rồi mới buông. Hôm đó, ông vươn tay lên lần cuối, như tìm một ai, rồi yên lặng.
Tôi ngồi bên linh cữu, thân thể như rã rời,nước mắt cứ vậy mà trực trào.Chẳng một lí do nào.
Họ bảo tôi còn nhỏ, nhưng tôi biết - ông đi rồi. Vĩnh viễn.Người có lẽ yêu thương tôi nhất.
Đã êm một giấc vĩnh hằng.
Những lời người bác cả từng mắng ông, hôm đó lại gục đầu vào tôi mà khóc: "Chúng ta không còn được gặp ông nữa rồi."
Phải. Không còn nữa. Nhưng cả đời ông, cả tim ông, cả tình yêu ông dành cho bà, cho con cháu, vẫn còn. Không có hoa mỹ, không lời hay, chỉ có sự hiện diện. Và ông, là một người hùng, của riêng tôi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com