day 6. đoàn
Có sử dụng bối cảnh 81 ngày đêm khói lửa Bình Trị Thiên.
***
"Đoàn" trong "đoàn kết"
"Đoàn" trong "đoàn tụ"
***
"
Đồng chí Sơn, có thư gửi cho anh này."
Một đồng nghiệp ghé ngang qua phòng làm việc của Sơn, tay ôm một xấp thư, đôi mắt hơi nheo lại đọc tên người nhận đã không còn nguyên vẹn trên bao thư. Sơn đang làm việc, vừa nghe có thư đã vội đứng lên xem đó là gì. Dạo gần đây công việc bận mải, mọi người đều đang bận tối mũi tối mặt để thực hiện kế hoạch Đổi mới năm năm do Tổng bí thư đề ra, vậy nên những thư từ dạo gần đây cũng nhiều hơn vì nhiều vấn đề cần giải quyết, tránh tồn đọng.
"Thư ai gửi thế?"
"Không đề tên người gửi nhưng nhìn cũ lắm, chắc từ thời chiến tranh vẫn đang diễn ra."
Anh đồng chí thủ thư đáp rồi lại hít một hơi thật dài. Chiến tranh đã đi qua chục năm, đất nước đã lập lại hòa bình, vậy mà những bức thư từ những ngày bom đạn ấy giờ mới tìm được đến chủ nhân. Nghĩ thôi lại thấy xót xa cho những người phải bỏ mạng nơi chiến trường trước khi được thấy đất nước từ hòa bình.
"Thư của anh."
"Tôi cảm ơn đồng chí, vất vả rồi."
Huỳnh Sơn đem bao thư trở về chỗ ngồi. Anh ngồi ngắm lá thư không còn nguyên vẹn, thậm chí 1 góc của nó đã bị cháy xém, những dòng chữ sớm bị phai màu theo tháng năm. Anh cứ ngắm nhìn nó, muốn mở nhưng lại thôi. Một nỗi niềm cảm xúc không tên cứ rộn ràng trong tâm trí của anh.
Và rồi Sơn vẫn quyết tâm mở ra. Những dòng chữ hiện lên trước mắt Sơn khiến anh từ bình tĩnh trở nên vỡ òa cảm xúc.
Bức thư này...
Quảng Trị, ngày 28 tháng 7 năm 1972.
Thư gửi Sơn.
Tôi viết thư này gửi cho Sơn ngay giữa bom đạn khói lửa chiến trường, mong bạn nơi chính trường luôn mạnh mẽ, bình tĩnh trước kẻ thù.
Sơn ơi, tôi nhiều lần tự hỏi không biết ngày mai mình sẽ ra sao. Chiến tranh ngày càng khốc liệt, đám đế quốc và bè lũ tay sai của chúng đang làm những thứ hèn hạ nhất để đạt được mục đích của mình. Khói lửa ngày hôm nay chúng tạo ra âu cũng là để ép buộc nước ta đầu hàng. Tôi biết điều đó và tôi căm thù vô cùng. Chúng đã cướp đi tương lai của tôi, của những người đồng đội của tôi, của cả một thế hệ tươi trẻ, tôi căm hận vô cùng. Hôm nay, đồng đội của chúng ta lại ngã xuống, ngay trước mặt tôi vì bom đạn của kẻ thù. Ôi, tôi ước gì có thể xé xác chúng thành trăm mảnh để trả thù cho đất nước, cho đồng đội của mình. Chiến dịch này hy sinh nhiều quá, thế hệ tương lai của đất nước máu chảy nhuộm đỏ cả chiến trường.
Nhưng tại sao ta phải tiếc tuổi trẻ khi đất nước gặp nguy? Tôi còn nhớ ngày chúng mình còn chung một đơn vị, Sơn luôn nói với tôi mỗi khi tôi sợ hãi muốn chạy trốn rằng, "Đất nước sinh ra ta, ban cho ta sự sống, ta dùng chính mình đem lại hòa bình cho đất nước. Ta không chết đi, ta chỉ trở về nơi ta được sinh ra. Ta không sợ hy sinh, chỉ sợ Đất nước không nguyên vẹn." Đó luôn là động lực để tôi cố gắng, bỏ qua mọi sợ hãi để chiến đấu đến cùng. Tôi biết ơn điều đó vô cùng.
Chiến trường ác liệt bao nhiêu, chính trường căng não bấy nhiêu phải không Sơn? Tôi mong Sơn bình tĩnh, sáng suốt cùng các vị tiền bối chiến thắng trên mặt trận ngoại giao. Bọn chúng muốn gây sức ép nơi chiến trường, ép buộc chúng ta, Việt Nam không cho phép nó xảy ra. Cho dù có phải ngã xuống, chúng ta cũng không để chúng đạt được mục đích.
Quảng Trị đêm nay không ngủ, tôi vẫn có thể nhìn thấy những đốm sáng của bão đạn, tiếng máy bay bay trên bầu trời, khung cảnh chỉ có lửa và tro tàn mù mịt. Không biết phải đợi bao lâu mới thấy ánh sáng của sự sống, của hòa bình. Có thể hơi lâu, nhưng tôi tin sẽ là một ngày đẹp trời nào đó của năm 75, những tán cây xơ xác sẽ bắt đầu đâm chồi nảy lộc.
Tôi không biết ngày mai mình sẽ như thế nào, nơi đây ngày càng khốc liệt. Nhưng nếu được gặp lại, tôi mong chúng ta gặp nhau khi hòa bình lập lại, lúc đó tôi sẽ được quay lại trường đại học, tôi sẽ gặp lại Sơn và nói cho Sơn những điều tôi không thể nói qua thư.
Chúc Sơn chiến thắng trên chính trường.
Chúc tôi đẩy lùi được bọn bán nước và đế quốc.
Chúc cho đất nước ta hòa bình, không còn chia cắt, mùa xuân sớm đến.
Ngưng bút tại đây, mong rằng bức thư sẽ đến tay Sơn vào một ngày nào đó.
Khoa của Sơn.
Cả người Huỳnh Sơn run rẩy khi đọc những dòng thư ấy. Cảm xúc trong anh rối loạn, như muốn vỡ òa, lại như đang kiềm chế. Anh mân mê những dòng chữ trên bức thư xưa cũ, tựa như đang đứng trước chủ nhân của bức thư mà nhẹ nhàng chạm vào người ấy.
Thư từ Khoa, người mà Sơn đã muốn gặp rất lâu. Sau khi kí kết hiệp định Paris, đoàn ngoại giao Việt Nam trở về chuẩn bị cho một chiến dịch cuối cùng thống nhất đất nước cùng Trung ương. Ngày còn ở Paris, Sơn đã nghe tin tức về trận chiến 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng Trị. Sơn biết Khoa đang ở đó, chiến đấu không biết ngày mai còn sống hay đã ngã xuống nền đất đã nhuộm đẫm máu người. Quá nhiều chiến sĩ đã ngã xuống ở đây, xương máu hòa vào từng tấc đấc, gạch đá đổ nát, chôn vùi thân mình dưới lòng sông Thạch Hãn, mãi mãi hy sinh ở tuổi đôi mươi. Và nơi ấy, có lẽ Khoa cũng đã nằm xuống trước khi gặp được Sơn, được thấy đất nước hòa bình.
Buổi tối, trong phòng làm việc của Sơn vẫn sáng đèn. Anh ngồi trên chiếc ghế làm việc, khuôn mặt chăm chú trên từng dòng chữ của lá thư sáng nay nhận được. Nâng niu từng con chữ, hòa vào cảm xúc của lá thư, Sơn có thể tưởng tượng cảnh Khoa cặm cụi viết bức thư khi đang rảnh tay trước khi xách súng chiến đấu tiếp. Bên cạnh lá thư mà một bức ảnh đôi bạn đứng dưới lá cờ Tổ quốc linh thiêng chụp một tấm ảnh.
Nguyễn Huỳnh Sơn nhớ năm hai mươi tuổi, anh đang theo học trên giảng đường của một trường đại học, sau khi nghe lời kêu gọi của Tổ quốc, Sơn tạm gác việc học để lên đường nhập ngũ. Ở đơn vị, Sơn gặp được Khoa, một cậu nhóc nhỏ hơn anh hai tuổi, tính tình khá nghịch ngợm. Sơn vẫn nhớ lần đầu gặp mặt đã bị cậu nhóc lém lỉnh này qua mặt, kêu rằng hai người cùng tuổi nhau để xưng hô bạn tôi. Sau này bị phát hiện, cậu nhóc chỉ cười khà khà rồi xin lỗi. Hai người chung đơn vị hơn một năm trời, Sơn hâm mộ người bạn này vô cùng. Nhìn thì nhỏ con, nghịch ngợm đấy, nhưng lại là đứa được yên tâm trong đại đội, bài kiểm tra nào cũng đạt điểm từ cao đến tuyệt đối.
Sơn không nhớ mình đã để ý Khoa từ khi nào. Có khi là từ lúc bị cậu nhóc trêu chọc một cú, cũng có khi thấy cậu nhóc này luôn cố gắng luyện tập, hoặc chỉ đơn giản là ánh mắt quyết tâm, căm thù đám đế quốc và bè lũ tay sai, nói với Sơn rằng dù chết vẫn phải để đất nước được hòa bình, thống nhất. Nhưng Sơn cũng biết, Khoa có nỗi lo cho riêng mình. Anh đã thấy cậu nhóc trốn một góc, thui thủi vì nhớ nhà, nhớ ba mẹ không ai chăm sóc. Hay có khi cậu ấy nói rẳng thực ra mình cũng sợ chết, vì Khoa còn trẻ quá. Sơn cũng vậy, anh chàng xuất thân từ Nhạc viện đến một ngôi trường danh giá, từ bỏ suất học hổng để lên đường ra trận theo lời kêu gọi của Đất nước. Hai con người tuy xa lạ, lại đồng cảm với nhau nơi chiến trường bom đạn khốc liệt.
Tình cảm mới chớm, Sơn đã chuẩn đi sang đơn vị thông tin và ngoại giao, Khoa vãn ở đó, là một người lính sẵn sàng xông pha tiền tuyến bất cứ lúc nào. Dù xa cách, nhưng hai người vẫn tranh thủ gửi thư cho nhau. Những bức thư từ đều đặn hàng tháng, dần dần chỉ còn một bức. Sơn biết, đã đến giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến, cả Sơn và Khoa đều phải đấu tranh để thấy cảnh đất nước hòa bình.
"Em tự hỏi liệu bao giờ đất nước mới hòa bình anh nhỉ?"
"Sớm thôi."
"Lúc đấy liệu em còn có thể đi học không? Dang dở quá, em không thích cái gì dang dở đâu."
"Lúc đấy em không muốn cũng phải đi học."
"Vậy khi hòa bình lập lại, anh dẫn em ra Hà Nội nhé?"
"Còn em đưa anh về gặp hai bác nhé."
Nhưng Khoa ơi, đất nước mình thống nhất được mười năm rồi, em đã thấy chưa? Và em đang ở nơi nào?
Đêm nay, đồng chí Huỳnh Sơn mấy ngủ, đắm chìm trong suy nghĩ về người ấy.
Sơn đem cất bức thư gọn bên cạnh tấm ảnh hai người chụp chung, thẫn thỡ nhìn nó, để lại một tiếng thở dài đầy não nề.
Thêm một năm nữa lại trôi qua, Sơn vùi đầu vào công việc cần giải quyết, quên hết đi thời gian. Đến khi Sơn xé đi tờ lịch trong phòng làm việc, anh mới nhận ra ngày ấy lại đến rồi.
Ngày 27/7/1987, đồng chí Huỳnh Sơn cùng một số đồng chí khác đi thăm Thành cổ Quảng Trị. Nơi đây đã chôn cất biết bao người lính, đâu chỉ có dưới đất, mà còn ở dưới lòng sông Thạch Hãn. Chỉ cần đặt chân tới đây, trong đầu như một cuốn phim tua ngược, ai nấu đều có thể tưởng tượng toàn cảnh 81 ngày đêm căng thẳng, mất mát đau thương ra sao để đập tan âm mưu của địch trên bàn đàm phán, để chính quyền ta có cơ hội tạo sức ép cho Mỹ phải chấp thuận ký hiệp ước. Bầu không khí trở nên trang nghiêm hơn, mọi người cúi đầu đứng thắp hương cho những vong linh với tình yêu thương đất nước sớm tìm được đường về nhà.
Trở về từ cuộc ghé thăm Thành cổ, tâm trạng Sơn không được vui vẻ mấy. Sơn đã luôn thấy viễn cảnh Anh Khoa vì bảo vệ đồng đội mà trúng đạn. Em ngã xuống ở tuổi đôi mươi, màu hòa cùng nước, thân thể chìm dần dưới lòng sông lạnh lẽo ngổn ngang xác lính trẻ, đôi mắt em tiếc nuối khi chưa được thấy đất nước hòa bình. Nó luôn ám ảnh trong tâm trí Sơn từng đêm, bóp nghẹn trái tim anh. Mấy người đồng nghiệp thấy Sơn im lặng, vỗ vai khích lệ anh.
Thời gian trôi qua, sinh nhật tuổi 35 tuổi lại đến. Sơn cảm thấy ngày này không quan trọng lắm, cũng chỉ là kỷ niệm bản thân già đi một tuổi mà thôi. Và người ấy vẫn chưa đến Hà Nội tìm anh, nói chúc mừng sinh nhật.
"Em tranh thủ nghỉ phép đến chúc mừng sinh nhật Sơn này. Bât ngờ không?"
"Hòa bình rồi, em sẽ tự tay làm nhiều món ngon cho anh hơn, giờ thì ăn tạm bát cháo này đi cho khỏi ốm."
"Đừng lo, em sẽ về mà, sẽ đến Hà Nội gặp Sơn."
Chết tiệt thật, những ký ức sẽ càng rõ ràng hơn khi ta cố gắng quên đi nó.
Bữa nay sinh nhật Huỳnh Sơn, anh xin phép về sớm. Trên đường về, Sơn mua một bó hoa linh lan, coi như tự thưởng cho chính mình. Ôm bó hoa trong tay, khi gần đến nhà, anh đã thấy có người ngồi ở ghế đá trong khu tập thể nhà anh, khuôn mặt còn chút tàn tích của chiến tranh, đôi bàn chân không còn lành lặn đang ngồi đó. Nhưng điều đó đâu có nề hà gì, Sơn vội chạy đến rồi lại dừng bước trước ngưởi đó mười bước chân.
Nguyễn Huỳnh Sơn sợ mình lại gặp ảo giác.
Người đó có vẻ thấy anh, dựa vào hai chiếc nạng cố gắng đứng lên, sau đó nhẹ nhàng lên tiếng gọi.
"Sơn ơi."
Cả người Huỳnh Sơn run rẩy, anh chậm rãi tiến đến như sợ rằng người đó có thể biến mất lúc nào. Cho đến khi chỉ còn một bước cuối cùng, Sơn mới nhìn rõ đối phương sau lớp kính của mình..
"Sơn ơi..."
"Khoa."
Huỳnh Sơn vỡ òa cảm xúc, anh vội chạy đến ôm chầm đối phương vào lòng, cảm nhận hơi ấm của Khoa. Anh thầm cảm tạ trời đất, cảm ơn vì Khoa đã ở đây, xuất hiện trước mặt anh.
Anh Khoa được ôm vào lòng, cơ thể hơi mất sức không giữ trụ được. Dù sao bây giờ Khoa không còn lành lặn cơ thể, sức lực cũng yếu đi. Sơn tinh ý nhận ra, để đối phương dựa toàn lực vào mình.
Ôm lấy em, ôm lấy nỗi nhớ trong ta hơn mười năm, xua đi những thứ khiến ta muộn phiền trong lòng.
Hôn lên môi em cho thỏa nỗi nhớ trong ta.
"Sơn ơi..."
Khoa nhìn anh mỉm cười.
"Em nói sẽ gặp anh ở Hà Nội khi đất nước hòa bình."
"Dù hơi muộn, nhưng em vẫn muốn nói cho Sơn biết, em thương Sơn rất nhiều."
"Em về rồi." Sơn ôm lấy em, ghì chặt trong lòng. "Cảm ơn em đã không rời đi mãi mãi."
"Anh thương em."
end.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com