tai lieu dat va phan bon
ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐẤT VÀ PHÂN BÓN
Câu 1:Khái niệm keo đất?Quá trình hấp phụ?
*Khái niêm keo đất:
_Keo đất là những hạt có kích thước thuộc nhóm có cấp hạt nhỏ nhất của thành phần cơ giới đất(
_Tính chất của keo đất:
+Keo đất có kích thước nhỏ nên chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử
+Chui qua giấy lọc định tính
+Không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù
+Cấu trúc và thành phần hóa học rất phức tạp và khác nhau và ảnh hưởng rất lớn dến tính chất vật lý,hóa học cơ bản của đất.
*Quá trình hấp phụ:tùy thuộc dặc điểm hấp phụ mà chia ra lam 5 loại
_Hấp phụ sinh học:là khả năng sinh vật hút các ion trong đất,lien quan tới đời sống trong đất của các sinh vật sống trong đấtvif sinh vật sống trong đất tham gia thực hiện quá trinh nay,lien quan tới rễ cây đang sống.Chúng hút dinh dưỡng khóng trong đất hay là từ phân bón,tạo thành các hợp chất hưu cơ trong cơ thể chúng .Kết quả của quá trình hấp phụ sinh học là tạo thành các hợp chất hưu cơ trong đất.Đây là dang hấp phụ có chọnlocj,dạng hấp phụ này có vai tro đặc biệt quan trọng đối với việc chuyển hóa các dạng phân đạm trong đất.
Hấp phụ sinh học phụ thuộc váo độ ẩm,độ thoáng khí,nhiệt độ,các tính chất đất và cả chất hữu cơ có trong đất.
_Hấp phụ cơ học:đây là dạng hấp phụ theo kiểu đất giữ lại các hạt vật chất nhỏ(xác hữu cơ,hạt sét)trong khe hở hoặc trên bề mặt gồ ghề của mình(kích thước của khe hở phải nhỏ hơn kích thước của hạt vật chất,bề mặt của hạt đất càng gồ ghề thì hấp phụ càng lớn)
_Hấp phụ lý học:đây là dạng hấp phụ theo kiểu tăng lên hoặc giảm đi nồng độ phân tử trên bề mặt hạt đất so với dung dịch tiếp xúc,dạng hấp phụ này xảy ra do đất có năng lượng bề mặt ,hay còn gọi là hấp phụ phân tử.
Hấp phụ lý học có thể là hấp phụ dương,làm tăng nồng độ các chat trên bề mặt nhưng cũng có thể là hấp phụ âm,làm giảm nồng độ các chất trên bè mặt.Đây là cơ sở khoa học để giải thích hiện tượng giữ đạm,giúp cây trồng cạn chịu được hạn→hiện tượng ngưng tụ các phân tử nước.
_Hấp phụ hóa học:là khả năng của đất chuyển các chất ở dạng hòa tan thanh dạng kết tủakhoong tan hay ít tan,thong qua phản ứng hóa học tạo nên chất kết tủa cố định cho đất.(hiện tượng cố định P trong đất chua)Nó có ý nghĩa rất lớn vì nó tích lũy được dinh dưỡng trong đất,giảm được độc hại của một số nguyên tố.tuy nhien,hiện tượng này cũng gây bất lợi và giữ chặt P trong đất,làm cho P tổng số trong đất cao,P dễ tiêu lại thấp,han chế việc cung cấp dinh dưỡng P cho cây.
_Hấp phụ lý hóa học:(dạng hấp phụ trao đổi ion)là đặc tính của keo đất có thể trao đổi ion với ion trong dung dịch đất.Thực chất đây là sự trao đổi ion giữa keo đất với cation trong dung dịch đất
VD:
Dạng này xảy ra khi co sự chênh lệch nồng độ giữa keo đất và dung dịch đất bao quanh.Do trong đất,keo âm chiếm ưu thế hơn cho nên hiện tượng hấp phụ cation là chủ yếu.Nhờ đặc tính này của đất mà đất ó khả năng giữ lại được các chất dinh dưỡng cần thiết khi cây không sử dụng hết ,đồng thời lại có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách trao đổi ion.
Để đnhs giá khả năng này thì người ta dung đại lượng CEC(dung tích hấp phụ)CEC=S+H.Đất mà có CEC lớn thì khả năng trao đổi ion lớn→đất tốt
Câu 2:Các yếu tố hình thành đất?Tại sao yếu tố vi sinh lại là yếu tố có vai trò quyết định?
*Các yếu tố hình thành đất:
-Khái niệm chung về quá trình hình thành đất:
Đây là một quá trình biến đổi rất phức tạp của vật chất diễn ra ở lớp ngoài cùng của vỏ trái đất dưới tác dụng của nhiều yếu tố tự nhiên và nhân tạo
Theo quan điểm về nguồn gốc (phát sinh học) thì quá trình hình thành đất phát sinh từ sự phá hủy đá mẹ,tạo ra các sản phẩm vô cơ có kích thước khác nhau(quá trình phong hóa),sản phẩm của quá trình phong hóa là mẫu chất,rồi theo thời gian các yếu tố tự nhiên và con người tác động lên mẫu chất và dần bổ xung thêm một phần mới là HCHC làm cho mẫu chất trở thành đất với đầy đủ tính chất,hóa học,sinh học,lý học và đặc tính đầy đủ của nó.
Đá mẹ → mẫu chất → đất
Qt fong hóa Qt hình thành đất
-Các yếu tố tác động tới quá trình hình thành đất:
+Yếu tố vi sinh vật:là yếu tố quan trọng nhất
Thực hiện 3 chức năng chính:
1.tổng hợp và phân giải HCHC nhờ có thực vật
2.tích lũy CHC và mùn cho đất nhờ thực vật có quá trình quang hợp
3.Cải thiện tính chất vật lý của đất nhờ có động vật
+Yếu tố khí hậu có thể ảnh hưởng trực tiếp(nhiệt độ,nước) hoặc gián tiếp(sinh vật) đên quá trình này
Nước và nhiệt độ là 2 yếu tố rất quan trọng trong quá trình phong hóa đá,tích lũy và phân giải chất hữu cơ trong đá.Ngoài ra nước còn gây sói mòn,rửa trôi các chất kiềm ,chất chua,nước bốc hơi làm đất bị mặn hóa.Do nhiệt độ và nước khác nhau nên sinh vật phát triển khác nhau
+Yếu tố địa hình:có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình hình thành đất thong qua việc phân phối lại nhiệt độ và độ ẩm,địa hình gây ảnh huwongr tới quá trình sói mòn và tích lũy,tên gọi của các loại đất cũng thể hiện ảnh hưởng của địa hình
+Yếu tố đá mẹ:đá mẹ mà hình thành trên đất thì chia làm 3 nhóm đá có đặc điểm khác nhau về nguồn gốc và tính chất
1.Đá macma:được hình thành do sự đông đặc của khối alumin siliccat.Nếu khối này ở trong long trái đất thì gọi là macma xâm nhập,nếu phun ra ngoài trái đất thì gọi là macma phún xuất
2.Đá biến chất:do sự biến đổi của nhiệt độ và áp suất (điều kiện tự nhiên) mà các loại đá khác biến đổi thành
3.Đá trầm tích:được hình thành do sản phẩm vỡ vụn của các đá khác hay là do muối hòa tan ở trong nước lắng đọng,hay do xác sinh vật chết đi lắng đọng lại.
Đá mẹ có ảnh hưởng rất lớn tơus tính chất vật lý,thành phàn cơ cấu đất,tính chất hóa học,thành phần khoáng vật
-Yếu tố thời gian(tuổi của đất):
+Tuổi tuyệt đối:là thời gian từ khi bắt đầu hình thành đất cho đến nay và được dính bằng số năm
+Tuổi tương đối:là sự chênh lệch về giai đoạn phất triển của các đất do yếu tố ngoại cảnh gây ra mặc dù cúng đã có cùng tuổi tuyệt đối
-Yếu tố con người:tác động vào quá trình hình thành đất thông qua quá trình sử dụng đất một cách sâu sắc,làm cho đất thay đổi nhanh chóng,có thể làm cho đất màu mỡ hơn nhưng cũng có thể làm cho đất thoái hóa hơn
*Yếu tố vi sinh là yếu tố quan trọng nhất:rất
Sinh vật trong đất được chia làm ba nhóm chủ yếu: thực vật, vi sinh vật và động vật đất.
Thực vật chủ yếu là các loại thực vật bậc cao có khả năng quang hợp để tổng hợp ra các chất hữu cơ nhóm C6H12O6.
• Vi sinh vật gồm vi khuẩn, nấm, tảo chiếm khoảng 0,2 - 0,3 % lượng chất hữu cơ của đất.
• Vi khuẩn trong đất có nhiều nhóm như nhóm phân huỷ hyđrat cacbon, nhóm chuyển hoá nitơ, nhóm vi khuẩn lưu huỳnh, sắt, mangan, phôtpho v.v...
• Vi sinh vật đất có nhiệm vụ phân giải xác động, thực vật, tích luỹ chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh.
• Ðộng vật đất gồm giun đất, tiểu túc, nhuyễn thể và động vật có xương tham gia tích cực vào quá trình phân huỷ xác động thực vật, đào xới đất, tạo điều kiện cho không khí, nước và vi sinh vật thực hiện quá trình phân huỷ chất hữu cơ, giúp cho thực vật bậc cao dễ dàng lấy được chất dinh dưỡng từ đất.
Câu 3:Các loại phân đạm?thành phần?tính chất?cách sử dụng?Nêu cách sử dụng phân đạm?
*Khái niệm chung về phân đạm
-Nhóm phân đậm amon chứa N ở dạng NH+4 hay chuyển hóa thành NH+4 để có thể sử dụng dễ dàng đồng thời đất có thể giữ ở dạng hấp thu trao đổi nên han chế việc rửa trôi -Nhóm phân đạm dạng nitrat chứa N ởdangj NO-¬3,Hòa tan mạnh trong nước ,dễ được cây hút nhưng không bị đất giữ nên cũng dễ bị rửa trôi,phân kiềm sinh lý,rất thích hợp cho cấy vụ đông,vùng khô hạn,đất mặn,đất có thành phàn cơ giới nặng,đất chua nhưng kém hiệu quả,đất chua nhưng kém hiệu quả với lúa -Nhóm phân đạm amon nitrat là các dạng phân đạm chứa N ở dạng NO-3 và NH+4.Phân này vừa có tính chất phân amon vùa có tính chất phân nitrat -Nhóm phân đạm amit gồm các loại phân Uể và canxi xianamit,chứa N ở dạng NH2 hay chuyển hóa thành NH2.tuy là dạng phân mà caay có thể sử dụng được nhưng không nhiều,cần được chuyển hóa thành NH+4 thì cây mới sử dụng được thuận lợi -Nhóm phân N hiệu quả chậm:phân có lớp màng bọc hay các chất bổ trợ để khi bón vào đất không hòa tan nhanh mà được giải phóng dần dần cung cấp cho cây.Tỷ lệ dinh dưỡng thường thấp hơn so với phân thong thường cùng loại ,các phân đạm hiệu quả chậm đã được sản xuất thong dụng như:ure phoocnadehit,ure bọc lưu huỳnh,ure viên to,oxamit...
*Các dạng phân đạm chính: 1.Phân đạm sunphat amon(NH4)2SO4 -Thành phần của phân có chứa các chất theo tỷ lệ:20,8-21,0%N;23-24%S;
Nếu bảo quả phân lâu ở nhiệt độ cao(>30oC) SA sẽ bị mất NH3 thành NH4HSO4,làm tăng độ chua tự do của phân (NH4)2SO4 → NH4HSO4 Khi bón vào đất NH+4 được hấp thụ khá chặt trên bề mặt keo đất ở ngay vị trí bón nên hạn chế được rửa trôi, nhưng cũng khó bón đều cho khắp diện tích cần bón phân.Có thể mất một phần ở thể khí
- Phân vừa chua hóa học vùa chua sinh lý, vì vậy liên tục bón phân này trong trồng chọt làm đất mất vôi, giảm tính đệm và hóa chua.có thể tạo muối Al,Fe hòa tan làm ảnh hưởng tới cây
( NH¬¬ 4)2 SO4 ← → 2NH4+ +SO4-2
-Cách sử dụng: Có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng,nhưng đặc biệt đối với các loại cây ưa chua hay có nhu cầu về lưu huỳnh cao như các cây họ thập tự(cải bắp,cu hào),cây lấy dầu. Phân SA sử dụng thích hợp trên các loại đất kiềm,nghèo S.Bón lien tục trên đất chua,cần bón vôi để trung hòa độ chua do phân gây ra.Để trung hào độ chua do phân gây ra,có thể bón vôi theo tỷ lệ 1-3 bột đá vôi với SA,hay phối hợp sử dụng SA cùng với phân chuồng,phân lân tự nhiên.Không nên bón tập trung phân với số lượng lớn,cần chia ra làm nhiều lần nhất là đối với đất co TPCGNh,cần chú ý rải phân cho đều khi sử dụng.Không nên sử dụng phân SA trên đất trũng,lầy thụt,đất phèn và hạn chế sử dụng phân này trên đất mặn Bón tốt cho lúa(Clo dễ bị rửa trôi trong trồng lúa nước).Để tránh tác hại của Clo thì ta nên bón lót,tránh bón cho các cây mẫn cảm với Clo.
2.Canxi Nitrat: Ca(NO3)2.Đây là dạng phân đạm Nitrat phổ biến,có chứa Ca,là chất dinh dương trung lượng đối với cây. -Thành phần:13,0-15,5%N;25-36%CaO.Trong thực tế phân này thường có 15-15,5%N và khoảng 25%CaO -Tính chất:tinh thể hình viên tròn màu trắng đục,hòa tan nhanh trong nước,chứa đạm ở dạng NO-¬3 nên không bị đất hấp thu,dễ được cây hút ngay cả trong điều kiện bất lợi(khô hạn,lạnh,đất chua,mặn...)nhưng cũng dễ bị rửa trôi. Phân kiềm sinh lý,có khả năng làm giảm độ chua đất.Tuy nhiên dễ hút ẩm chảy nước,đóng thành tảng khó bảo quản nên hạn chế khả năng sử dụng trong điều kiện nhiệt đới ẩm của VN. Khi bón phân vào đất phân nhanh chóng hòa tan vào dung dịch đất để cho cây sử dụng và tham gia vào phản ứng trao đổi keo đất: (KĐ)2H+ + Ca(NO3)2 → (KĐ)Ca2+ + 2HNO3 NO-3 nếu không được cây sử dụng hết,không được đất giữ nên dễ bị rửa trôi xuống các tang đất sâu và nhanh chóng tham gia vào quá trình phản đạm hóa. -Cách sử dụng:rất thích hợp cho cây trồng cạn,đặc biệt cho các cây trồng trong điều kiện khó khăn và trên đất mà việc chuyển hóa N ở trong đất bị ức chế.Thích hợp nhất để bón thúc cho cây trồng cạn và phun trên lá cho cây trồng.sử dụng cho lúa có hiệu quả không cao,nhưng nếu dung để bón thúc ở thời kỳ làm đòng đến chỗ cho lúa lại cho hiệu quả cao.Dạng phân đạm này được sủ dụng nhiều trong cây trồng không dùng đất(trồng cây trong dung dịch,trong cát,trong giá thể) để vừa cung cấp đạm vừa cung cấp Ca cho cây.Rất thích hợp để bón trên đất chua,đất mặn,đâts phèn do có tác dụng làm giảm độ chua của đất.
3.Amon Nitrat: NH4NO3 -Thành phần:thường chứa 35%N,một nửa phân đạm nằm dưới dạng amon,một nửa nằm dưới dạng Nitrat,phân còn lại được gọi là phân đạm an toàn-phân N2 lá -Tính chất:tinh thể màu trắng,dễ hút nước và chảy rữa,khó bảo quản nên các nhà sản xuất có thể bổ xung thêm chất bổ trợ để chống hút ẩm và chảy nước.Do vậy có thể gặp một số dạng phân đạm Amon nitrat không hút ẩm chảy nước có tỷ lệ đạm dao động từ 22-27%N.Loại này hòa tan nhanh trong nước,là phân chua sinh lý yếu(do cây hút NH4 mạnh hơn nên để lại NO-3 tạo khả năng gây chua đất) (KĐ)H+Ca2+ + 3NH4NO3 → (KĐ)(NH4)3 +HNO3 + Ca(NO)3 Tuy nhiên sau một thời gian,cây hút NO3- và độ chua đó bị phân hủy.trường hợp đất có nhiều Fe,Al thì trong thời gian đầu HNO3 xuất hiện ra có thể hòa tan các lọa muối nhôm độc cho cây,vì vậy bón đạm NH4NO3 trên đất chua cũng cần thiết bón vôi cho đất trước.Nên bón vôi theo tỷ lệ 1 bột đá vôi:1Amon nitrat Phân đạm Amon nitrat vừa có tính chất của phân amon vừa có tính chất của phân nitrat.Đây là dạng phân đạm có tác dụng nhanh do có chứa cả hai dạng dinh dưỡng nhanh của cây.Thường là Nitrat có tác dụng chậm hơn Amon. -Cách sử dụng:Đạm nitrat có tác dụng dễ dàng trong điều kiện khô hạn và đạm amon có hiệu quả hơn trong điều kiện ẩm nên đây là loại phân đạm bón rất tốt cho các cấy trồng cạn khác nhau.Song bón cho lúa thì phân amon nitrat hiệu quả kém phân đạm amon,vì trong điều kiện ngập nước đạm NO-¬3 dễ bị rửa trôi và khử thành đạm tự do bay đi.Do vậy phân amon nitrat không được ưa chuộng ở các vùng trồng lúa,nhiều ẩm và phân này không phải là lọa phân phổ biến ở VN.
4.Ure: CO(NH2) -Thành phần: 45-46%N và 20oC phân hút ẩm chảy nước,trở nên nhớt và lạnh,có thể vón cục và đóng tảng mà gây ảnh hưởng xấu tới trạng thai vật lý của phân.Phân này còn được gọi là phân amon có hiệu quả chậm,do sự chuyển hóa của ure trong đất thành amon.Quá trình chuyển hóa tùy thuộc vào độ ẩm,nhiệt độ,CHC,pH đất,VSV đất...trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ. CO(NH2)2 + H2O → (NH4)CO¬3 Phân ure có thể bị mất NH3 khi bón vãi phân trực tiếp trên mặt đất,vì khi được chuyển hóa thành cacbonat amon dẫn đến mất đạm dưới dạng NH3.Quá trình này càng xảy ra mạnh trong môi trường từ trung tính đến kiềm hoặc ở điều kiện nhiệt độ cao: (NH4)NO3 → NH3 + NH4NO3 NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2 -Cách sử dụng :có thể dử dụng tốt cho nhiều lạo cây trồng khác nhau,trên các loại đất khác nhau,nhưng đặc biệt thích hợp trên đất chua,đất bạc màu,đất rửa trôi mạnh.Phân có thể sử dụng dưới nhiều hình thức:bón lót hay bón thúc,bón vào đất hay phun trên lá.Trong số các phân đạm,ure thích hợp nhất cho việc bón trên lá. Để tránh quá trình amon hóa phân ure trên đất có thể dẫn đến mất đạm,cần bón phân sâu vào đất,Do ham lượng dinh dưỡng có trong phân cao,nên trộn phân them với đất bột,phân chuồng mục...để tăng khối lượng cho dễ bón đều.
5.Canxi xianamit: CaCN2 ¬ -Thành phần:20-23%N;20-54%CaO -Tính chất:bột nhẹ màu đen hay xám thẫm,không tan trong nước,dễ gây bỏng,có tính sát trùng cao.Đây là dạng phân kiềm sinh lý. Bón vào đất phân CaCN2 thủy phân dần qua các chất trung gian,cuối cùng thành ure và amoncacbonat rồi cây mới sử sụng được.Các chất trung gian được hình thành trong quá trình chuyển hóa có thể gây độc cho sinh vật trong đất.trong quá trình chuyển hó tạo ra Ca(OH)2 đồng thời bản thân loại phân này còn chứa 20-28%CaO,nên thích hợp để cải tạo các loại đất nặng sét và đã mát nhiều vôi. -Cách sử dụng:đây là loại phân bón rất thích hợp cho các loại đất cần bón vôi cải tạo và khử sát trùng sau một vụ cây trồng bị dịch hại nặng.Người ta dung nó để làm rụng lá bông trước khi thu hoạch bằng máy cho thuận lợi.Nên sử dụng phân để bón lót cho cây và cần bón sớm ít nhất trước khi gieo cấy 7-10 ngày.
*)Cách sử dụng phân đạm: -Trong bón phân cho cây trồng không thể thiếu việc bón phân đạm,bón phan đạm là cơ sở cho việc bón các loại phân khác cho cây. -Khi bón phân đạm càn xác dịnh cẩn thận không chỉ về lượng phân bón mà cả phương pháp bón phân để đảm bảo bón phân đạt hiệu quả cao,đồng thời tránh được những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với cây trồng và môi trường. -Những cơ sở cho việc xác định lượng phân đạm bón hợp lý cho cây trồng:đặc điểm sinh lý và mục tiêu cho năng suất của cây trồng cần đạt,đặc điểm đất đạ về tổng khả năng cung cấp đạm cho cây trồng,đặc điểm và tình hình phát triển của cây trồng vụ trước,đặc điểm khí hậu,thời tiết. -Những cơ sở cho việc xác định thời kỳ bón phân N hợp lý cho cây trồng :đặc điểm sinh lý của cây trồng về nhu cầu đạm trong quá trình sinh trưởng,đặc điểm vè thành phần cơ giới đất,đặc tính phân bón về thành phần hóa học và sự chuyển hóa của phân trong đất. -Những cơ sỏ cho việc xác định vị trí bón phân N hợp lý cho cây trồng là:các điều kiện để hạn chế mất đạm cho phân đạm,đặc điểm chuyển hóa cho các dạng phân đạm. -Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm trong trồng trọt bao gồm:bón phân đạm đều cho diện tích trồng cây,tránh để thời tiết ảnh hưởng xấu tới việc bón phân,sử dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt lien hoàn tiên tiến trong trồng trọt,chọn dạng phân đạm phù hợp với đối tượng bón phân.
Câu 4:Nêu tính đệm của đất?
-Khái niệm:là khả năng của đất có thể chống lại sự thay đổi pH khi có lượng acid hay bazo nhất định tác động vào trong đất.
-Nhờ có tính đệm mà pH của các loại đất thường ở trong phạm vi 3-10 và ít bị thay đổi.Nó tạo môi trường ổn định,có lợi cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
-Đất mà có tính đệm là nhờ trong đất có các chất có thể trung hòa acid hay bazo(CaCO3,acid fluvic,acid humin),bón phân hữu cơ hoặc tăng cường keo sét cho đất.Hàm lượng chất hữu cơ và tỷ lệ sét càng cao thì tính đệm của đất càng mạnh.Hàm lượng mùn càng cao,TPCGĐ càng nặng thì tính đệm càng lớn.
Tính đệm của đất được xếp như sau:mun>đất sét>đất thịt>đất cát
Câu 5:Phân ure và cách sử dụng?
Ure: CO(NH2) -Thành phần: 45-46%N và 20oC phân hút ẩm chảy nước,trở nên nhớt và lạnh,có thể vón cục và đóng tảng mà gây ảnh hưởng xấu tới trạng thai vật lý của phân.Phân này còn được gọi là phân amon có hiệu quả chậm,do sự chuyển hóa của ure trong đất thành amon.Quá trình chuyển hóa tùy thuộc vào độ ẩm,nhiệt độ,CHC,pH đất,VSV đất...trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ. CO(NH2)2 + H2O → (NH4)CO¬3 Phân ure có thể bị mất NH3 khi bón vãi phân trực tiếp trên mặt đất,vì khi được chuyển hóa thành cacbonat amon dẫn đến mất đạm dưới dạng NH3.Quá trình này càng xảy ra mạnh trong môi trường từ trung tính đến kiềm hoặc ở điều kiện nhiệt độ cao: (NH4)NO3 → NH3 + NH4NO3 NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2 -Cách sử dụng :có thể dử dụng tốt cho nhiều lạo cây trồng khác nhau,trên các loại đất khác nhau,nhưng đặc biệt thích hợp trên đất chua,đất bạc màu,đất rửa trôi mạnh.Phân có thể sử dụng dưới nhiều hình thức:bón lót hay bón thúc,bón vào đất hay phun trên lá.Trong số các phân đạm,ure thích hợp nhất cho việc bón trên lá. Để tránh quá trình amon hóa phân ure trên đất có thể dẫn đến mất đạm,cần bón phân sâu vào đất,Do ham lượng dinh dưỡng có trong phân cao,nên trộn phân them với đất bột,phân chuồng mục...để tăng khối lượng cho dễ bón đều.
Câu 6:Nêu tính chất của 3 loại đất:sét, cát, thịt?Cách sử dụng phân bón trên 3 loại đất đó?
-Đất cát:(TPCG nhẹ)là loại đất có tỷ lệ cấp hạt cát cao,chiếm tới 100%
+Nhược điểm:dễ bị khô hạn do có tổng thể tích khe hở lớn,nghèo mùn,dễ bị đốt nóng và mất nhiệt nên bất lợi cho sinh vật phát triển,két cấu rời rạc,dễ cày bừa,nhưng đất dễ bị lắng rẽ,bí chặt,khả năng hấp phụ thấp,giữ nước và giữ phân kém do chứa it keo,nên nếu bón nhiều phân vào một lúc,cây không sử dụng hết thì sẽ bị rửa trôi.Khi bón phân hữu cơ phải vùi sâu để tránh sự dốt cháy.
+Ưu điểm:thích hợp với nhiều loại cây có củ như khoai lang,khoai tây,lạc.Trong đất các rễ và củ dễ dàng vươn xa,vươn sâu mà không bị đất chèn ép.Các cây họ đậu cũng có thể thích ứng với đất cát.Một số vùng đất cát người ta còn trồng các loại dưa hấu,dưa lê hoặc các cây đặc chủng như thuốc lá.Muốn đạt nănh suất cao nhất chỉ có thể trồng những loại cây trồng phù hợp với đất cát,đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý.Dẽ làm đất,chăm sóc ít tốn công.
-Đất sét(TPCG nặng) là loại đất trong đó cấp hạt sét chiếm tỷ lệ cao(đất không có kết cấu hay két cấu kém)
+Nhược điểm: thoát nước kém nên dễ bị úng,nhưng khi khô hạn thì cây cũng dễ bị thiếu nước và gây hại cho cây trồng cạn.Độ thoáng khí kém nên đất bị glay hóa,xác hữu cơ bị phân giải chậm.Đất chứa nhiều sét nên gây khó khăn cho việc làm đất.Khả năng giải phóng các chất dinh dưỡng đôi khi bị hạn chế.Ngoài ra độ ẩm cây héo cao gơn dáng kể so với đất cát.
+Ưu điểm: CHC được tích lũy,giữ được nhiều nước,chậm bị đốt nóng,có khả năng hấp phụ lớn,tính đệm cao,ít bị rửa trôi hơn.Nếu đất sét được bón nhiều phân hữu cơ,sẽ có kết cấu tốt thì trở nên một loại đất lý tưởng,nhờ khr năng cung cấp chất dinh dưỡng,còn nước và không khí đã được cải thiện trở nên rất phù hợp cho cây trồng.
-Đất thịt:(TPCG trung bình) là loại đất có tỷ lệ các cấp hạt cũng như các tính chất lý hóa học nằm trung gian giữa hai loại đất cát và đất sét.Nếu là đất thịt nhẹ thì tỷ lẹ cát lớn,ngược lại đất thịt nặng thì tỷ lện cát giảm và tỷ lệ stes tăng.
Đất thịt trung bình là tốt vì có những đặc tính lý,hóa học và sinh học phù hợp cho nhiều loại cây trồng,lại dễ dàng cho việc làm và chăm sóc đất,bón phân.
Câu 7: Phân chuồng:tính chất,thành phần,cách sử dụng?
-Khái niệm về phân chuồng: là hỗn hợp phân và nước giải do gia súc bài tiết ra cùng với chất độn chuồng và thức ăn thừa của gia súc.trong đó hỗn hợp phân và nước giải do gia súc bài tiết ra thường gọi là phân chuồng không độn.
Do phân chuồng dược tạo thành từ nhiều thành phần có đặc điểm khác nhau nên các loại phân chuồng cũng rất khác nhau về thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng có chứa trong phân.
Đây là loại phân hữu cơ phổ biến có đầy đủ tác dụng của phân hữu cơ.
Trong phân chuồng có chứa phần lớn các chất dinh dưỡng của thức ăn gia súc,do tỷ lệ hấp thu các chất dinh dưỡng của gia súc từ thức ăn là thấp mà lại được bài tiết phần lớn là ra ở phân,Trung bình trong phân chuồng có chứa tới 95%K;80%P;50%N;40% chất hữu cơ của thức ăn gia súc.Sử dụng phân chuồng tốt là một biện pháp nâng cao hiệu quả và xử lý nguồn phế thải gây ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi rất hiệu quả.
-Tính chất:là loại phân hữu cơ điển hình,rất phổ biến,có đầy đủ nhất tác dụng của phân hữu cơ.
Về mặt dinh dưỡng,phân chuồng có ưu và nhược điểm của phân hữu cơ.
Phân chuồng là loại phân hữu cơ cần thiết phải bảo quản và chế biến.
Phân chuồng phản ánh khá trung thực thành phần hó học đất ở dịa phương,do đất nghèo hay giầu dinh dưỡng nào dó thì trong phân chuồng cũng sẽ nghèo hay giầu chất dinh dưỡng đó.
Nước giải gia súc,nước phân chuồng có thể coi là loại phân hỗn hợp NK(có 0,2-0,25%N;0,01%P;0,4-0,5%K2O)ở dạng hòa tan mà cây trồng có thể sử dụng được ngay,nhưng cũng rát dễ mất N dưới dạng NH3.
-Cách sử dụng:
+Các phương pháp bảo quả và chế biến phân chuồng:
Chọn địa điểm gom ủ: địa điểm gom ủ phân chuồng, phân xanh phải xa nguồn nước sinh hoạt, không gần khu dân cư, tốt nhất là bên trên có mái che và đảm bảo không bị ngập.
- Chuẩn bị hố ủ: hố ủ nên đào sâu 5-7 tấc, độ rộng tùy theo số lượng phân có và nên lót nylon bên dưới để dễ thu phân sau này và tránh để phân thất thoát.
- Cách gom ủ: tùy theo số lượng (nhiều hay ít), tùy theo loại phân (phân heo, phân trâu, phân bò, phân dê, phân gà, phân vịt, phân cút, ...) mà có cách gom ủ khác nhau. Có thể gom ủ từ từ hằng ngày hoặc cũng có thể gom ủ theo từng đợt, mỗi đợt từ 7-10 ngày nhưng hạn chế làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (nếu số lượng lớn thì nên gom ủ mỗi ngày sẽ ít bị ảnh hưởng hơn). Cứ sau mỗi lớp phân chuồng sẽ là một lớp cây xanh, rơm rạ, tàn dư thực vật, đồng thời cũng cần một số chất để làm men như phân S.A, Super lân, vôi,... có thể trộn vào hố ủ một ít tro trấu hay tro bếp để tạo môi trường ít chua. Cuối cùng sẽ trét một lớp bùn kín bên trên và xung quanh. Có 2 cách ủ:
+ Ủ nóng: hố phân được ủ xốp cho không khí lọt vào để tạo điều kiện cho các vi sinh vật phân hủy hoạt động làm cho hố phân rất nóng (nên gọi là ủ nóng), cần thường xuyên xới đảo và tưới nước vào hố phân. Cách này có thời gian ủ ngắn và diệt trừ được một số nấm bệnh trong phân nhưng dễ bị mất đạm do bị bốc hơi.
+ Ủ nguội: hố phân được nén dẽ chặt không để không khí lọt vào vì vậy sẽ không có điều kiện cho vi sinh vật phân hủy hoạt động, cách này không bị mất đạm nhưng có thời gian ủ lâu hơn và không thể loại trừ được một số nấm bệnh trong phân. Để khắc phục những mặt tồn tại và phát huy những ưu điểm thì nên ủ nóng trước khoảng 5-10 ngày rồi sẽ nén chặt hố phân lại (ủ nguội).
Có thể ủ thành nhiều hố, mỗi hố nhiều lớp phân và cây xanh xen kẻ, nên cắm ở giữa hố phân một cọc tre để thăm chừng khi hố phân quá nóng thì tiến hành xới đảo và tưới nước (khi sờ vào đầu cọc tre thấy nóng hoặc khô).
+Kỹ thuật sử dụng phân chuồng:
Phân chuồng sau khi ủ có thể vận chuyển sớm ra ngoài đồng nhưng không nên đánh thành những đống nhỏ vì sẽ làm chất lượng phân giảm mạnh do có thể làm mất N đến 35-40%.
Nên dùng phân chuồng nửa hoai mục cho trồng trọt vừa có lợi về mặt cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vừa có lợi về mặt cải tạo đất.Chỉ dung phân chuồng được ủ hoai mục hoàn toàn khi bón cho ruộng mạ,vườn ươm cây con,và các loại rau ngắn ngày.
Hiệu lực của phân chuồng kéo dài qua nhiều năm,do hẹ số sử dụng các chất dinh dưỡng N,P,K của phân chuồng kéo dài qua nhiều năm.
Về mặt cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng có thể coi bón phân chuồng trước hết nhằm đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng K vì phân có hàm lượng K thường cao hơn cả mà hiệu lực của K trong phân như K trong phân hóa học.
Hiệu lực của phân chuồng phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của phân đem dung,điều kiện khí hậu thời tiêt và tính chất đất,đặc tính sinh học của cây được bón.
Phân chuồng chỉ nên bón lót,bón xong cần được vùi ngay vào đất,tránh mất N.Bón phân chuồng ở vùng đất có TPCG nhẹ,khí hậu khô thì cần vùi sâu hơn.
Khi buộc phải bón thúc bằng phân chuồng thì phải dung loại phân được ủ hoai mục hay nước phân.
Phân chuồng có hàm lượng dinh dưỡng tháp lại hạn ché về N,phản ánh trung thực tính chất đất ở địa phương.Vì vậy trong thâm canh cây trồng không chỉ dựa vào phân chuồng,mà phải can cứ vào năng suất dự kiến để bổ xung them phân hóa học mới có thể đạt năng suất cây trồng cao.Cũng không thể chỉ dựa vào phân chuồng mà cải tạo tính chất nông hóa đất và đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng vi lượng cho cây.
Câu 8:Nêu tên các loại đất chính ở VN?Trình bày đặc điểm chính của loại đất có diện tích lớn nhất ở VN?
*)Tên các loại đất chính ở VN:
-Nhóm đất phù sa:Fluvisol
-Nhóm đất phèn:Thionic Fluvisol
-Nhóm đất cát:Arenosol
-Nhóm đất xám:Acrisol
-Nhóm đats đỏ:Ferralsol
*)Đặc điểm chính của loại đất có diện tích lớn nhất ở VN:đất xám
-Nhóm đất xám X trong bảng phân loại đất VN theo FAO-UNESCO có tên gọi là Acrisol(AC).Tổng diện tích là 19 970 642 ha,phân cố rộng khắp trung du miền núi và rìa đồng bằng.Chia ra làm 5 loại:xám bạc màu-Haplic Acrisol;xám có tằng loang lổ-Plinthic Acrisol;xám glay-Gleyic Acrisol;xám ferrlic-Ferralic Acrisol;xám mùn trên núi-Humic Acrisol;trong đó xám bạc màu và xám ferlic có diện tích lớn nhất.
-Đất xám bạc màu:chủ yếu phát triển trên đất phù sa cổ,đá macma acid và đá cát,phân bố tập trung ở Đông Nam Bộ,Tây nguyên,Trung Du Bắc Bộ,có diện tích trên 1 791 021ha.Đất này có nhược điểm là chua,nghèo chất dinh dưỡng,thường bị khô hạn và sói mòn.
-Đất xám có tầng loang lổ:diện tích 221 360 ha,tập trung ở Trung du Bắc Bộ,đa số là nằm ở địa hình bằng phẳng,thoải hoặc lượn song,độ dốc dưới 15o.Thành phần khoáng vật phổ biến là thạch anh,kaolinit,haloizit,gozit.Thành phần tổng số chủ yếu là SiO2 và secquyoxit
-Đất xám glay:diện tích 101 471ha,phân bố ở trung du Bắc Bộ,tây Nguyên và Đông Nam Bộ,ở địa hình bậc thang,bằng,thấp,ít thoát nước.Đất có TPCG từ nhẹ tới trung bình.Phẫu diện đất có tầng đế cày và tầng glay rõ rang.
-Đất xám feralic:diện tích lớn nhất trong nhoma đất xám 14 789 505ha;được hình thành dưới sự tác động của các quá trình chính:qt hình thành mùn,qt tích lũy sét ở tầng B,qt ferlit.Đây là loại đất chủ yếu ở trung du và miền núi với đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng.
Đất xám feralit dựa vào đá mẹ con được chia ra làm 5 đơn vị phụ có tính chất cà sử dụng khác nhau:đất feralit trên phiến thạch sét,đất feralit trên đá macma acid,đất feralit trên đá cát,đất feralit trên phù sa cổ,đất feralit biến đổi do trồng lúa.
+Đất xám feralit trên đá phiến thạch sét:là loại đất phụ có diệ tích lớn nhất 6 876 430ha,được hình thành trên đá mẹ:sét,phiến biến chất,gnai,phiến mica...phân bố ở Việt Bắc,tây Bắc,Trường Sơn,Tây Nguyên...
+Đất xám feralit trên đá macma acid:dienj tích 4 464 747ha,có nhiều ở Lào Cai,Lạng Sơn,Vĩnh Phúc,Nghệ An,Quảng Trị,...đá mẹ hình thành đất chủ yếu là granit,riolit,thạch anh.
+Đất xám feralit trên đá cát:diện tích 2 651 337ha,phân bố ở Bắc Giang,Bắc Ninh,Vĩnh Phúc,Nghệ An,Quảng Bình...đá mẹ:cát kết cs loại quăczit,phiến silic
+Đất xám feralit trên đá phát triển trên phù sa cổ:diện tích 455 402ha,phân bố ở nơi tiếp giáp giữa đồng bằng,trung du và miền núi như Hà Tây,Đồng Nai,Đắc Lắc...
-Đất xám mùn trên núi:diện tích 3 139 285ha,phân bố ở độ cao 700-1700-1800m so với mặt bienr ở địa hình chia cắt,dốc nhiều,tầng đất thường không dày.Loại đất này thường phát triển trong diều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm,vùng núi trung bình với nền nhiệt dộ thấp và độ ẩm cao hơn so với vùng đồi núi,núi thấp hơn 700m.
Đất này có thể chia ra làm 3 đơn vị phụ :đất xám mùn trên núi trên đất sét và biến chất,đất xám mùn trên núi trên đá macma acis và đá cát,đất xám mùn trên núi trên đá macma bazo và trung tính.Trong đó đất xám mùn trên núi trên sản phẩm phong hóa của đá macma bazo và trung tính,đá sét và đá biến chất có độ phì và khả năng biến chất cao hơn cả.
Đặc điểm cơ bản của đất xám mùn trên núi là có hàm lượng hữu cơ cao,quá trình feralit yếu hẳn,hiếm thấy hiện tượng kết vón,đá ong.
Câu 9:Nêu cách gọi tên,định nghĩa phân đa yếu tố?Các cách cản xuất phân đa yếu tố?
-Khái niệm: Phân đa yếu tố là loại phân mà trong thành phần của nó có chứa ít nhất 2 yếu tố dinh dưỡng chính(đa lượng).Ngoài ra trong phân còn có thể có các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng,vi lượng,thuốc trừ cỏ,chất kích thích sinh trưởng...để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.
Phân đa yếu tố òn có thể gọi là phân phức hợp hay phân phức tạp.
-Cách gọi tên phân đa yếu tố:
Tên phân của phân đa yếu tố được ghép tên của các nguyên tố đa lượng có trong phân thành một tên chung,ví dụ:NPK để chỉ các phân chứa 3 yếu tố dinh dưỡng hay PK,NK,NP để chỉ các phân chứa 2 yếu tố dinh dưỡng.
Tên phân còn có thể cho biết dạng nguyên tố dinh dưỡng có trong phân,đặc biệt cần thiết đối với yếu tố N.Ví dụ: Nitrophos gồm 2 nguyên tố N và P mà N ở dạng nitrat,Diamophos-DAP cũng gồm 2 nguyên tố N và P nhưng N ở dạng amon.
Tên của phân đa yếu tố còn thể hiện thành phần và tỷ lệ (%) của các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân.Thành phần và tỷ lệ % của các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân phức tạp được biểu hiện bằng vị trí của các chữ số,theo quy ướ thứ tự vị trí số thứ nhất là N,vị trí thứ 2 là P2O5,vị trí thứ 3 là K2O.Nếu trong thành phần của phân có chứa các nguyên tố khác(S,Mg...) thì viết số biểu thị tỷ lệ của nguyên tố đó tiếp theo và phải ghi them ký hiệu nguyên tố ngay sau chữ số đó.
-Các cách sản xuất phân đa yếu tố:
+Cách sản xuất phân dạng bột:
+Cách sản xuất phân dạng viên:
+Cách sản xuất phân ở dạng dung dịch:
Câu 10: Trình bày quá trình khoáng hóa chất hữu cơ?Nêu ý nghĩa của quá trình khoáng hóa đối với nên sản xuất nông nghiệp VN?
-Quá trình khoáng hóa chất hữu cơ: là quá trình phân hủy xác hữu cơ dưới tác động của quần thể vi sinh vật thành các chất khoáng hòa tan hay các chất khí và tỏa nhiệt,tùy thuộc điều kiện khoáng hóa mà cho sản phẩm khác nhau.Trong đk háo khí,CHC phân hủy thành các sản phẩm :các HCHC có đạm(NH4+,NO3-), các HCHC chứa S(SO42-), HCHC chứa P(PO43-...).trong đk yếm khí,CHC tạo ra một lượng lớn các chất khử(CH4, H2S ,NH3, N2...).Ngoài ra nó còn mang lại một nguồn năng lượng cho đất dưới dạng nhiệt năng.
Quá trình này phụ thuộc vào số lượng vi sinh vật,chủng loại vi sinh vật,đk thích hợp:nhiệt độ,độ ẩm,pH...
-Ý nghĩa của quá trình khoáng hóa đối với nèn sản xuất nông nghiệp ở VN:
Do VN có đk thuận lợi cho quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong đất mà hầu hết các loại đất ở VN đều có hàm lượng chất hữu cơ không cao.Hàm lượng hữu cơ trong đất ở VN dao động từ 0,5-7,5%,nhưng thường ở mức 1-4% và tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt.Tỷ lệ chất hữu cơ trong đất tuân theo quy luật:đối với vùng đồi núi,đất phân bố ở vị trí càng cao (so với mực nước biển) thì càng giàu mùn,còn đối với đất đồng bằng,đất ở vị trí càng thấp (trũng) thì mùn càng nhiều,nhưng mùn thô nhiều(C/N cao).Chất lượng mùn của đất VN nhìn chung không tốt(C/N cao),chua do có tỷ lẹ acid humic/acid fluvic
Câu 11:Kỹ thuật bón vôi?
-Chọn nguyên liệu:
Việc chọn nguyên liệu để bón vôi phải dựa vào tính chất đất,đặc biệt là dựa vào TPCG đất,tốc độ và hiệu lực muốn đạt,giá của nguyên liệu(tính theo một đơn vị CaO trong nguyên liệu).
Vôi nung có hiệu lực cao hơn nhưng giá thành cao,nên ưu tien dung để bón cho đất nặng,đất chua mặn,đất có yêu cầu cải tạo nhanh.
Bột đá vôi nên dung cho đất chua,TPCG nhẹ.
Trong thực tế còn phải dựa vào các loại phân bón có chứa Ca để cung cấp vôi cho đất.
-Lượng vôi bón:khi tính lượng vôi bón cần chú ý một số đặc điểm sau đây
+Không nhất thiết phải trung hòa hoàn toàn độ chua của đất,vì pH=6-6.5 đã thích hợp với nhiều loại cây trồng.
+Việc trung hòa độ chua của đất qua nhanh và quá cao có thể dẫn đến sự rối loạn dinh dưỡng khoáng(Fe,Mn,Cu,P,Mg)ở cây trồng,đồng thời còn làm CHC phân hủy nhanh,giảm tính đệm,giảm khả năng phong tỏa các chất độc của cay,gây nguy hiểm cho cây.Khi cần cải tạo nhanh pH và lý tính đất(đất sét) cũng nên phối hợp bón vôi với nhiều phân hữu cơ.Riêng với đất thuần thục cao có thể đưa pH đất tới trung tính,nhưng cần quan tâm tới bón B cho cây,nhất là các cây có nhu cầu B cao.
+Với cây ưa đất chua mà lại cần Ca(khoai tây) thì cung cấp Ca qua phân chuồng.
+Cần phân biệt bón vôi cải tạo và bón vôi duy trì.Bón vôi cải tạo là năng cao pH đất lên dến mức độ cần thiết,phải căn cứ vào tính đệm và pH đất thích hợp cho cây.Tránh bón quá tay vì bón thiếu dễ cải tạo hơn bón thừa vôi.Bón vôi duy trì là nhằm bù lại luongjw vôi bị mất nhằm giữ pH của đất ở trị số mong muốn.
+Có nhiều phương pháp xác định lượng vôi bón:phương pháp Jensen,phương pháp dựa vào độ chua thủy phân,phương pháp dựa vào độ chua trao đổi và TPCG đất,phương pháp dựa vào độ no bazo của đất.Trong đó phương pháp dựa vào pHKCl và thành phần cơ khá đơn giản.
-Phương pháp bón vôi:
+Trong thực tế bón vôi,có thể bón vôi bằng cơ giới hay thủ công.Trong trường hợp bón bằng máycaanf chú ý tới độ mịn đồng nhất và độ ẩm của nguyên liệu(khoảng 3%).Khi bón bằng phương pháp thủ công,nếu nguyên liệu ở dạng bột thì cần bón khi trời lặng gió để tránh ảnh hưởng xấu tới người bón vôi.
+Khi bón vôi,bón lót là chính,cần đảo trộn đều vôi vào tầng canh tác đất.Do bón vôi là bón cho cả hệ thống luân canh cây trồng,vì vạy trong hệ thống luan canh cây trồng,nên bón vôi trước vụ trồng cho cây nào nhạy cảm với pH cao và việc bón vôi nhất.Bón như vậy vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao cho việc bón vôi,vừa cải tạo đất tốt.
+Để tránh ảnh hưởng xấu có thể gây ra của việc bón vôi,thì không nên bón vôi lẫn với phân chuồng,phân đạm amon và supe lân.Nên bón vôi sớm trước khi gieo trồng và sử dụng các loại phân bón khác ít nhất 1 tháng để vôi phát huy tác dụng cải tạo đất và tránh khả năng gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng và phân bón.
-Chu kỳ bón vôi:
+Do bón vôi cải tạo đất không phải bón hang năm mà có thể bón sau những khoảng thời gian nhất định,khoảng thời gian giữa 2 lần bón vôi được gọi là chu kỳ bón vôi.
+Chu kỳ bón vôi phụ thuộc vào mức độ rửa trôi,hàm lượng Al,Fe trong nước ngầm,lượng vôi bón,đặc điểm cây trồng được bón vôi,đặc điểm nguyên liệu và tính chất đất.Chu kỳ bón cho các đất thường có nhu cầu bón vôi như sau:
Đất chua mặn;bón 2 năm/lần với lượng bón 4,5-6,0 tấn/ha
Đất chua phù sa cổ bón 5 năm/lần với lượng bón 1,25-5,0 tấn/ha
Đất bạc màu bón 3 năm/lần với lượng bón 0,6-2,35 tấn /ha.
Câu 12:Kỹ thuật sử dụng phân chuồng?
Phân chuồng sau khi ủ có thể vận chuyển sớm ra ngoài đồng nhưng không nên đánh thành những đống nhỏ vì sẽ làm chất lượng phân giảm mạnh do có thể làm mất N đến 35-40%.
Nên dùng phân chuồng nửa hoai mục cho trồng trọt vừa có lợi về mặt cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vừa có lợi về mặt cải tạo đất.Chỉ dung phân chuồng được ủ hoai mục hoàn toàn khi bón cho ruộng mạ,vườn ươm cây con,và các loại rau ngắn ngày.
Hiệu lực của phân chuồng kéo dài qua nhiều năm,do hẹ số sử dụng các chất dinh dưỡng N,P,K của phân chuồng kéo dài qua nhiều năm.
Về mặt cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng có thể coi bón phân chuồng trước hết nhằm đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng K vì phân có hàm lượng K thường cao hơn cả mà hiệu lực của K trong phân như K trong phân hóa học.
Hiệu lực của phân chuồng phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của phân đem dung,điều kiện khí hậu thời tiêt và tính chất đất,đặc tính sinh học của cây được bón.
Phân chuồng chỉ nên bón lót,bón xong cần được vùi ngay vào đất,tránh mất N.Bón phân chuồng ở vùng đất có TPCG nhẹ,khí hậu khô thì cần vùi sâu hơn.
Khi buộc phải bón thúc bằng phân chuồng thì phải dung loại phân được ủ hoai mục hay nước phân.
Phân chuồng có hàm lượng dinh dưỡng tháp lại hạn ché về N,phản ánh trung thực tính chất đất ở địa phương.Vì vậy trong thâm canh cây trồng không chỉ dựa vào phân chuồng,mà phải can cứ vào năng suất dự kiến để bổ xung them phân hóa học mới có thể đạt năng suất cây trồng cao.Cũng không thể chỉ dựa vào phân chuồng mà cải tạo tính chất nông hóa đất và đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng vi lượng cho cây.
Câu 13: Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phì của đất?
-Khái niệm:Độ phì của đất là khả năng của đất đảm bảo những điều kiện thích hợp cho cây trồng đạt năng suất cao.
-Các yếu tố ảnh hưởng tới độ phì của đất:
+Phương thức sử dụng đất không hợp lý:việc phá rừng,đốt rẫy,canh tác theo sườn dốc,trồng sắn và lúa nương không có biện pháp bảo vệ đất,làm đất xói mòn cả vè quy mô diện tích,cả về mức độ thoái hóa
+Phương thức canh tác lúa nước:đem hết rơm rạ ra khỏi đồng ruộng,bón ít phân hữu cơ so với việc tăng vụ và gieo trồng các giống mới năng suất cao,khinh nghiệm bòi dưỡng đất bằng các loại phân xanh.Nhờ ngập nước mà các khoáng sét chứa kali bền hơn rất nhiều so với điều kiện đất trồng cạn,bảo vệ khá tốt nguồn cung cấp kali cho lúa nước.
+Hàm lượng có trong đất của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây,
+pH đất
+Hàm lượng hữu cơ hay mùn trong đất
+Dung dịch hấp thu
Câu 14: Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phì của đất?
-Điều kiện sử dụng phân đa yếu tố:
+Phân đa yếu tố được chế biến nhằm phục vụ cho từng đối tượng cụ thể,đất trồng,cây trồng,thậm chí cho từng thời kỳ bón cụ thể của một cây trên một loại đất nào đó,nên phải sử dụng phân này cho đúng cây,đúng đất và đúng lúc.Việc sản xuất và sử dụng phân đa yếu tố phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu đầy đủ về đất trồng,đặc điểm dinh dưỡng của cây,kỹ thuật bón phân,sau khi đã có quy hoạch vùng sản xuất.Như vậy mới có thể đảm bảo lợi ích của người sử dụng phân bón và lợi ích của người sản xuất phân bón.
+Cây trồng không chỉ hút các chất dinh dưỡng từ phân bón mà còn hút một phần khá lớn từ đất.Vì vậy,sau một thời gian đã sử dụng một loại phân đã được xác định là phù hợp,do khr năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất bị thay đổi mà ta phải chế biens loại phân mới.
-Kỹ thuật suer dụng phân đa yếu tố:
+Khi sử dụng phân đa yếu tố,cần chú ý tới dinh dưỡng có chứa trong phân không chỉ về số lượng,mà cả về tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng để sử dụng và đánh giá giá trị của phân.
+Đối với phân đa yếu tố có 2 nguyên tố P,K có điều kiện sử dụng giống nhau thường dùng bón lót và nên bón sớm,không sợ bón thừa vì các nguyên tố dinh dưỡng trên sau khi được bón vào đất thì đều được hấp thu mạnh,ngoài ra không gay hại cho cây khi thừa.Trong thực tế,có thể gặp các phân NPK,nhưng cso hàm lượng N thấp,cũng có điều kiện sử dụng như phân PK,thích hợp cho việc bón lót.
+Đối với các phân đa yếu tố có chứa N thì phải bón vào giai đoạn tối thích đối với đạm,phải lưu ý đến đặc tính linh động của N và khả nang gây hậu quả xấu khi bón thừa,cho nên khi sử dụng các loại phân này cần phải cẩn thận.
+Khi chưa có các loại phân đa yếu tố phù hợp với đối tượng sử dụng,trong trường hợp cần thiết vẫn phải bón phân đơn bổ xung cho phân đa yếu tố,theo nhu ccauf của cây,để cung cấp đủ và kịp thời và kịp thời dinh dưỡng cho cây trồng,mới có thể đạt năng suất cao,phẩm chất tôt.
Câu 15: Phản ứng chua của đất là gì?Các loại độ chua của đất?Cách làm giảm độ chua của đất?
-Phản ứng chua của đất:đất có thẻ bị chua do nhiều nguyên nhân khác nhau.
+Khí hậu:nhiệt độ càng cao,lượng mưa càng lớn thì quá trình phá hủy đá và rửa trôi vật chất diễn ra càng mạnh,làm cho lượng chất kiềm giảm nên đất chua.
+Sinh vật:thực vật,động vật và vi sinh vật
-)Thực vật:hang năm cây hút đi một lượng lớn chất dinh dưỡng,chất kiềm của đất(NH+4,Mg2+,K+...)và neus không trả lại thì đất sẽ bị chua
-)Hoạt động của sinh vật đất giải phóng ra 1 lượng lớn khí CO2,sinh ra H2CO3,đó là nguồn cung cấp H+ cho đất,làm cho đất chua.
-)Sự chuyển hóa và phân giải vô cơ của vi sinh vật đất cũng tạo acid gay chua đất.
-)Ở các vùng đất có nhiều xác cây sú vẹt,thì chứa nhiều S,làm cho đất chua.
+Phân bón:bón một số loại phân có thể làm chua đất
+Mưa acid cũng gây chua đất
-Các loại độ chua của đất:phụ thuộc vào bản chất các cation mà chia làm 2 loại
+Độ chua hiện tại(độ chua hoạt tính):đây là loại gây nên bởi H+ có trong dung dịch đất,để diễn tả độ chua của đất ta ký hiệu pH đất=-log[H+],đất có phản ứng trung tính thì pH=7,ph7 là đất kiềm
Hàm lượng H+ trong dung dịch đất càng nhiều thì đất càng chua.Độ chua ảnh hưởng tới rễ cây và các VSV sống trong đất.
+Độ chua tiềm tang:là do H+ và Al+++ bám trên bề mặt keo đất gây nên,tùy thuộc lực hút bám và khả năng bị đẩy vào dung dịch của các ion đó khác nhau mà người ta chia ra làm:
-)Độ chua trao đổi:là độ chua tiềm tàng xuất hiện khi sùng một muối trung tính(KCl) tác động vào đất trong 1 thời gian nhất định để trao đổi H+ và Al+++ ra dung dịch,cho nên độ chua trao đổi còn ký hiệu là pHKCl
Nói chung là cùng một loại đất thì pHKCl
-)Độ chua thủy phân:là độ chua tiềm tang xuất hiện khi tác động vào đất 1 muối acid yếu và bazo mạnh,nó là độ chua lớn nhất vì nó bao gồm cả pHKCl và pHH2O.Người ta thường dùng độ chua này để tính CEC và tính lượng phân bón để cải tạo đất chua.
-Cách làm giảm độ chua của đất:bón phân hữu cơ hoặc tăng cường keo sét cho đất
Câu 16: Khái niệm két cấu đất?Nêu thành phần cơ giới,đặc điểm cấu tạo của đất cát?Nêu cách sử dụng và bón phân trên đất cát?
-Khái niệm kết cấu đất:là trạng thái khi các phân tử cơ giới đất gắn kết với nhau thánh các hạt kết.
Nếu các phân tử cơ giới đất không gắn kết với nhau mà ở trạng thái rời rạc như đất cát hoặc kết dính như đất sét thì đất đó cũng là đất không có kết cấu đất.
Căn cứ vào TPCG đất:viên,hạt,cục,tảng,khối lăng trụ,hột,phiến,hình trụ.Trong đó có 2 dạng kết cấu viên và kết cấu hạt là làm cho đất có kết cấu tốt.
-Thành phần cơ giới,đặc điểm cấu tạo của đất cát:
-Đất cát:(TPCG nhẹ)là loại đất có tỷ lệ cấp hạt cát cao,chiếm tới 100%
+Nhược điểm:dễ bị khô hạn do có tổng thể tích khe hở lớn,nghèo mùn,dễ bị đốt nóng và mất nhiệt nên bất lợi cho sinh vật phát triển,két cấu rời rạc,dễ cày bừa,nhưng đất dễ bị lắng rẽ,bí chặt,khả năng hấp phụ thấp,giữ nước và giữ phân kém do chứa it keo,nên nếu bón nhiều phân vào một lúc,cây không sử dụng hết thì sẽ bị rửa trôi.Khi bón phân hữu cơ phải vùi sâu để tránh sự dốt cháy.
+Ưu điểm:thích hợp với nhiều loại cây có củ như khoai lang,khoai tây,lạc.Trong đất các rễ và củ dễ dàng vươn xa,vươn sâu mà không bị đất chèn ép.Các cây họ đậu cũng có thể thích ứng với đất cát.Một số vùng đất cát người ta còn trồng các loại dưa hấu,dưa lê hoặc các cây đặc chủng như thuốc lá.Muốn đạt nănh suất cao nhất chỉ có thể trồng những loại cây trồng phù hợp với đất cát,đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý.Dẽ làm đất,chăm sóc ít tốn công.
Câu 17: Tỷ trong? dung trọng?kết cấu đất?
-Tỷ trọng đất:
+Khái niệm:tỷ trọng đất là tỷ số trọng lượng (gam) của một đơn vị thể tích đất(cm3) ở trạng thái rắn,khô kiệt,các hạt đất xếp sít vào nhau so với trọng lượng của một khối nước có cùng thể tích ở 4oC.d=P/p1
Trong đó: d-tỷ trọng đất
P-trọng lượng thể rắn của đất trong thể tích không đổi,không cso khoảng hổng không khí.
P1-trọng lượng nước ở cùng thể tích ở 4oC
Tỷ trọng đất phụ thuộc vào thành phần khoáng vật,thành phần hóa học của đất,đất càng nhỏ mịn thì tỷ trọng càng lớn.Nếu trong đất có nhiều mùn và HCHC thì tỷ trọng nhỏ
Các loại đất chính ở VN ở tầng đất mặt thương có:2,49
Tỷ trọng đất dùng để tính toán độ xốp của đất,trong phân tích thành phần cơ giới,nhận xét sơ bộ về hàm lượng hữu cơ,tỷ lệ sét của một loại đất nào đó.
-Dung trọng đất:là trọng lượng đất khô (gam) ở trạng thái tự nhiên của 1 đơn vị thể tích đất (cm3) sau khi sấy khô kiệt.
D=P/V trong đó:D-dung trọng đất(g/cm3)
P-trọng lượng đất khô trong ống trụ ở trạng thái tự nhiên(g)
V-thể tích ống trụ(cm3)
D phụ thuộc vào thành phần khoáng vật,hàm lượng chất hữu cơ và kết cấu đất
Đất giàu hữu cơ và tơi xốp thì D lớn,D tăng theo hầu hết là theo chiều sâu của đất
Ở VN thường có: 0,71
Dung trọng đất dùng để tính độ tơi xốp đất,P/ha,trữ lượng dung dịch hay nước trong đất,kiểm tra các công trình thủy lợi.
-Kết cấu đất: :là trạng thái khi các phân tử cơ giới đất gắn kết với nhau thánh các hạt kết.
Nếu các phân tử cơ giới đất không gắn kết với nhau mà ở trạng thái rời rạc như đất cát hoặc kết dính như đất sét thì đất đó cũng là đất không có kết cấu đất.
Căn cứ vào TPCG đất:viên,hạt,cục,tảng,khối lăng trụ,hột,phiến,hình trụ.Trong đó có 2 dạng kết cấu viên và kết cấu hạt là làm cho đất có kết cấu tốt.
Câu 18:Phương pháp sử dụng phân đạm?
-Trong bón phân cho cây trồng không thể thiếu việc bón phân đạm,bón phan đạm là cơ sở cho việc bón các loại phân khác cho cây. -Khi bón phân đạm càn xác dịnh cẩn thận không chỉ về lượng phân bón mà cả phương pháp bón phân để đảm bảo bón phân đạt hiệu quả cao,đồng thời tránh được những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với cây trồng và môi trường. -Những cơ sở cho việc xác định lượng phân đạm bón hợp lý cho cây trồng:đặc điểm sinh lý và mục tiêu cho năng suất của cây trồng cần đạt,đặc điểm đất đạ về tổng khả năng cung cấp đạm cho cây trồng,đặc điểm và tình hình phát triển của cây trồng vụ trước,đặc điểm khí hậu,thời tiết. -Những cơ sở cho việc xác định thời kỳ bón phân N hợp lý cho cây trồng :đặc điểm sinh lý của cây trồng về nhu cầu đạm trong quá trình sinh trưởng,đặc điểm vè thành phần cơ giới đất,đặc tính phân bón về thành phần hóa học và sự chuyển hóa của phân trong đất. -Những cơ sỏ cho việc xác định vị trí bón phân N hợp lý cho cây trồng là:các điều kiện để hạn chế mất đạm cho phân đạm,đặc điểm chuyển hóa cho các dạng phân đạm. -Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm trong trồng trọt bao gồm:bón phân đạm đều cho diện tích trồng cây,tránh để thời tiết ảnh hưởng xấu tới việc bón phân,sử dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt lien hoàn tiên tiến trong trồng trọt,chọn dạng phân đạm phù hợp với đối tượng bón phân.
Câu 19: CTCT, thành phần hóa học,phương pháp sử dụng supe lân?
-CTHH:Ca(H2PO4)2.H2O + CaSO4
-Thành phần:P2O5 chiếm 16-18%(biến động trong phạm vi 14-21%);8-12%S;khoảng 23%CaO;4%H2SO4.Tỷ lệ CaSO4 chiếm 40% trọng lượng cảu phân.
-Tính chất:supe lân chứa lân ở dạng H2PO4- hòa tan trong nước,rất dễ được cây sử dụng.Đây là loại phân bón vừa chúa lân vừa chứa lưu huỳnh đều ở dạng rất dễ tiêu đối với cây.
Phân có độ chua hóa học do có lượng acid trong thành phần,nhưng cũng chứa lượng khá lớn CaO nên tự có tác dụng khử bớt chua.Supe lân có mùi hắc,độ ẩm khá cao,màu xám trắng hay xám sẫm(tùy theo nguyên liệu dùng để ché biến),dạng bột hoặc dạng viên.
-Phương pháp sử dụng:sử dụng tốt nhất trên đất trung tính,nếu bón cho đất quá chua thì phải bón vôi trước để trung hòa độ chua của đất tới khoảng pH=6,5 thì mới phat huy hết hiệu quả của nó.
Có thể dùng để bón lót,bón thúc cho các loại cây trồng,nhuang bón lót vẫn cho hiệu quả cao nhất.Supe lân là loại phân lân duy nhất có thể dùng để bón thúc.
Đối với cây trồng màu nên dùng supe lân viên,đối với đất trồng lúa thì supe lân viên và bột đều cho hiệu quả ngang nhau.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng của supe lân ,nên trộn supe lân với phân lân tự nhiên(apatit,phosphorit...),phân chuồng,nước giải trước khi bón cho cây trồng.Bón supe lân cho các loại cây mẫn cảm với S như:cây họ đậu,cây họ thập tự,các loại rau,cây thuốc.Phối hợp sử dụng các loại phân lân supe với phân lân thiên nhiên có thể tạo ra tác dụng tốt nhiều mặt:hòa tan lân khó tiêu trong lân tự nhiên,trung hòa độ chua của supe lân đảm bảo cung cấp lân tốt cho cây.
Câu 20: Các nguồn hữu cơ trong đất?Quá trình hình thành mùn trong đất?
-Các nguồn hữu cơ trong đất:
+Khái niệm:hữu cơ là một bộ phận cấu thành nên đất,sự tồn tại của hữu cơ ở trong đất là đặc tính cơ bản để phân biệt đất với sản phẩm phong hóa và đá mẹ.
Gồm 2 thành phần chính:
-)Xác hữu cơ:là tàn tích hữu cơ chưa bị phân giải,vẫn giữ nguyên hình thể trong đất(rễ,lá,xác động vật...)
-)Các chất hữu cơ:là sản phẩm phân giải của xác hữu cơ,chia làm 2 nhóm:
.Các HCHC đơn giản:glucid,lipid
.Các HCHC phức tạp:mùn
+Nguồn gốc:trong đất tự nhiên thì nguồn cung cấp hữu cơ là tàn tích sinh vật hay còn gọi là tàn dư hữu cơ,bao gồm xác động vật,thực vật và VSV
-)Thực vật:là nguồn hữu cơ chủ yếu của đất,chiếm tới 4/5.Lượng tan f dư này là khác nhau ở các vùng khác nhau trong thời gian khác nhau.Nó phụ thuộc vào thảm thực vật,độ phì nhiêu của đất.
-)Động vật và VSV:tàn tích này ít hơn tàn tích thực vật nhưng thành phần và chất lượng hữu cơ lại rất cao,đặc biệt là các hợp chất chứa N,trong đất trồng trọt ngoài tàn tích hữu cơ tự nhiên thì còn có phân hữu cơ do con người đưa vào.
-Quá trình hình thành mùn trong đất:
Bản chất của quá trình này là quá trình phân giải xác hữu cơ do hệ VSV phân giải,tạo nên các hợp chất trung gian và tổng hợp các hợp chất trung gian đó thành các HCHC phức tạp gọi là mùn.
Quá trình hình thành mùn được thực hiện theo 3 bước:
+Các HCHC phức tạp (protid,lipid,ligin...)được phân giải thành các sản phẩm trung gian
+Dưới tác động tiếp theo của VSV,tổng hợp các HCHC trung gian tạo thành các lien kết hữu cơ phức tạp,có nhân vòng thơm,mạch nhánh với các nhóm định chức.
+Các lien kết hữu cơ phức tạp này được các VSV tổng hợp trùng ngưng lại thành cá HCHC cao phân tử như những chuỗi xích bền vững.
Khi đó sẽ hình thành hợp chất gọi là mùn
Câu 21: Các loại độ chua của đất?Vai trò của pH đất đối với cây trồng?
-Các loại độ chua của đất: phụ thuộc vào bản chất các cation mà chia làm 2 loại
+Độ chua hiện tại(độ chua hoạt tính):đây là loại gây nên bởi H+ có trong dung dịch đất,để diễn tả độ chua của đất ta ký hiệu pH đất=-log[H+],đất có phản ứng trung tính thì pH=7,ph7 là đất kiềm
Hàm lượng H+ trong dung dịch đất càng nhiều thì đất càng chua.Độ chua ảnh hưởng tới rễ cây và các VSV sống trong đất.
+Độ chua tiềm tang:là do H+ và Al+++ bám trên bề mặt keo đất gây nên,tùy thuộc lực hút bám và khả năng bị đẩy vào dung dịch của các ion đó khác nhau mà người ta chia ra làm:
-)Độ chua trao đổi:là độ chua tiềm tàng xuất hiện khi sùng một muối trung tính(KCl) tác động vào đất trong 1 thời gian nhất định để trao đổi H+ và Al+++ ra dung dịch,cho nên độ chua trao đổi còn ký hiệu là pHKCl
Nói chung là cùng một loại đất thì pHKCl
-)Độ chua thủy phân:là độ chua tiềm tang xuất hiện khi tác động vào đất 1 muối acid yếu và bazo mạnh,nó là độ chua lớn nhất vì nó bao gồm cả pHKCl và pHH2O.Người ta thường dùng độ chua này để tính CEC và tính lượng phân bón để cải tạo đất chua.
-Vai trò của pH đất đối với cây trồng:
pH đất có ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây.
Phản ứng đất ảnh hưởng trực tiếp đến hệ VSV trong đất và hoạt động của chung,quan hệ chặt chẽ với sự phân giải xác hữu cơ và sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng như đạm và S trong đất.
Nói chung phạm vi thích ứng của pH đất đối với các loại thực vật rất rộng nhưng cũng có một số yêu cầu chặt chẽ :chung chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có phản ứng nhất định.VD:cây chè chỉ thích nghi ở đất chua cho nên chúng là những cây chỉ thị đất chua.
Câu 22: Phân vi sinh?(khái niệm.đặc trưng,lưu ý sử dụng)
-Khái niệm:những khái niệm về phân vi sinh
+Phân vi sinh là các sản phẩm có chứa một hay nhiều chủng VSV sống có ích đã được tuyển chọn,có hoạt lực cao,có mật độ đạt theo tiêu chuẩn quy định và không có khả năng gây hại,nhằm cải tạo đất và cung cấp các chất dinh dưỡng dễ tiêu từ quá trình cố định đạm hay phân hủy các chất khó tiêu thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng,góp phần nâng cao năng suất hoặc chất lượng nông sản.
+thành phần của phân vi sinh gồm có:VSV có ích được tuyển chọn(một hay nhiều chủng),chất mang(có thanh trùng hay không thanh trùng) và các VSV tạp.
Chất mang là chất để VSV được cấy vào đó mà tồn tại và phát triển,tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển,bảo quản,sử dụng.Chất mang không được chứa chất có hại cho VSV,người,động-thực vật,môi trường sinh thái,chất lượng nông sản.
VSV được tuyển chọn là các VSV được nghiên cứu,đánh giá hoạt tính sinh học và hiệu quả sinh học đối với đất,cây trồng dùng để sản xuất phân vi sinh.
VSV tạp theo quy định này là VSV có trong phân nhưng không thuộc loại VSV đã được tuyển chọn.
-Đặc trưng:
+Phân VSV là chế phẩm của các sinh vật sống hữu ích,có hoạt lực cao và có khả năng cạnh tranh cao.Sau khi bón phân VSV cho đất và cây trồng,người ta thường thấy mật độ VSV hữu ích này tăng lên rõ rệt,sau đó giảm dần và ổn định trong quá trình cây trồng phát triển.Sau khi thu hoạch,mật độ các chủng VSv này giảm mạnh tiến tới cân bằng trong quần thr VSv đất.Để đảm bảo hiệu lực của các thể hữu ích này,vẫn phải bón tiếp phân VSV vào các vụ trồng tiếp theo.
+Thời gian sống của các VSV trong chế phẩm có vai trò rất quan trọng ,nó phụ thuộc vào đặc tính của mỗi chung giống VSV,thành phần và điều kiện nơi chúng cư trú.
+Giữa VSV và cây trồng có mối quan hệ nhất định.Do đó,thường mỗi chủng VSV chỉ sống cộng sinh hay hội sinh với một số cây nhất định,nên mỗi loại phân vi khuẩn nốt sần chỉ phù hợp với đối tượng cây cụ thể.
+Giữa các chủng giống VSV cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Để cho phân VSv được sử dụng rộng rãi,người ta thường chọn các chủng giống VSV có khả năng thích nghi rộng hoặc nhiều chủng trong một loại phân(VSV đa chức năng)
-Lưu ý sử dụng:
+Yêu cầu về chất lượng sản phẩm:
Phân vi sinh là một sản phẩm sinh học cso chứa các cơ thể sống.Vì vậy phẩm chất của sản phẩm được đánh giá ở 2 thời điểm là khi xuất xưởng và cuois thời kỳ bảo hành
Chỉ tiêu đánh giá thường là mật độ VSV và chất mang.
Chất lượng sản phẩm của phân bón trước hết thể hiện ở hiệu quả tăng năng suất và phẩm chất nông sản.Một loại phan dược phép lưu hành trên thị trường cần được thí nghiệm rộng rãi,các kết quả nghiên cứu được xác nhận cần được trình các hội đồng có thẩm quyền.
Phân vi sinh phải có nhãn ghi với đầy đủ các nội dung:tên cơ sở sản xuất,tên sản phẩm và tên VSV sử dụng,thành phần chất mang và độ ẩm,công dụng,ngày sản xuất và ngày hạn bảo hành,khối lượng tịnh,số đăng ký chất lượng.
Sản phẩm có bản hướng dẫn sử dụng kèm theo(in trên beo bì hoặc in riêng).Nội dung hướng dẫn phải ghi đầy đủ liều lượng và quy trình sủ dụng,cũng như hiệu quả của phân bón đối với cây trồng hay khả năng thay thế các loại phân khác.
+Yêu cầu về kỹ thuật sử dụng:
Cách bảo quản:không để lẫn với thuốc trừ sâu,bệnh,thuốc trừ cỏ,phân hóa học.Không để nơi quá ẩm và quá nóng,dưới ánh sang mặt trời gay gắt.Không dùng phân quá hạn.
Cách bón hoặc nhiễm:cách thong thường là trộn với hạt giống để gieo hoặc bón theo hang theo hốc cùng phân hữu cơ.Chỉ dùng để bón sau khi gieo bằng cách tưới khi không có kịp phân để bón.
+Các phương pháp sử dụng phân:
-)Nhiễm vào hạt giống:ngay sau khi xử lý hạt going,bọc luôn một lớp chế phẩm VSV ở bên ngoài.Chế phẩm được hòa tan trong nước sạch tạo thành dung dịch,trộn đều với hạt giống trước khi gieo.Phương pháp này hiệu qua cao nhất nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao để tránh làm hạt giống bị xây xát,mất sức nảy mầm.Nếu hạt giống đã được xử lý thuốc trừ sâu và thuốc hóa học thì không nên sử dụng phương pháp này.
-)Hồ rễ cây:ngâm rễ cây non vào trong dung dich chế phẩm VSv trong thời gian 6-24h.Phải tiến hành nơi ram mát,tránh ánh nắng trục tiếp,chỉ ngâm phần rễ cây,không áp dụng với cây rễ cọc và cây ăn quả.Đây là phương pháp cho hiệu quả rất cao nhưng mất nhiều thời gian và không tiện lợi cho người sử dụng.
-)Bón vào đất:trộn đều ché phẩm với đất nhỏ tơi,rắc đều vào luống hoặc rải đều ra mặt ruộng,ủ hoặc trộn chế phẩm với phân chuồng hoai đem bón,trộn chế phẩm với đất hoặc phân chuồng hoai dêm bón thúc sớm,hòa chế phẩm vào nước sạch tưới trực tiếp vào trong đất.
Câu 23:Quá trình khoáng hóa và mùn hóa?
*)Quá trình khoáng hóa: là quá trình phân hủy xác hữu cơ dưới tác động của quần thể vi sinh vật thành các chất khoáng hòa tan hay các chất khí và tỏa nhiệt,tùy thuộc điều kiện khoáng hóa mà cho sản phẩm khác nhau.Trong đk háo khí,CHC phân hủy thành các sản phẩm :các HCHC có đạm(NH4+,NO3-), các HCHC chứa S(SO42-), HCHC chứa P(PO43-...).trong đk yếm khí,CHC tạo ra một lượng lớn các chất khử(CH4, H2S ,NH3, N2...).Ngoài ra nó còn mang lại một nguồn năng lượng cho đất dưới dạng nhiệt năng.
Quá trình này phụ thuộc vào số lượng vi sinh vật,chủng loại vi sinh vật,đk thích hợp:nhiệt độ,độ ẩm,pH...
*)Quá trình mùn hóa: Bản chất của quá trình này là quá trình phân giải xác hữu cơ do hệ VSV phân giải,tạo nên các hợp chất trung gian và tổng hợp các hợp chất trung gian đó thành các HCHC phức tạp gọi là mùn.
Quá trình hình thành mùn được thực hiện theo 3 bước:
+Các HCHC phức tạp (protid,lipid,ligin...)được phân giải thành các sản phẩm trung gian
+Dưới tác động tiếp theo của VSV,tổng hợp các HCHC trung gian tạo thành các lien kết hữu cơ phức tạp,có nhân vòng thơm,mạch nhánh với các nhóm định chức.
+Các lien kết hữu cơ phức tạp này được các VSV tổng hợp trùng ngưng lại thành cá HCHC cao phân tử như những chuỗi xích bền vững.
Khi đó sẽ hình thành hợp chất gọi là mùn
Câu 24:Các loại phân Ca,Si,Mg.Cách sử dụng phân trung lượng?
-Phân Ca và đặc điểm sử dụng:
+Đá vôi là nguồn Ca thiên nhiên,có công thức hóa học CaCO3.Đá vôi có nhiều loại,có thành phần hó học khác nhau:
Nguyên liệu %CaO %MgO
Đá vôi nguyên chất 54,7-56,1 0-0,9
Đá vôi lẫn đôlomit 42,4-54,7 0,9-9,3
Đá vôi đôlomit hóa 36,1-42,4 9,3-17,6
Đá vôi không hòa tan trong nước,nhưng khi bón vào đất nhờ tác dụng của CO2 và H2O mà nó chuyển thành dạng hòa tan và dê tiêu với cây:
CaCO3 +CO2 +H2O = Ca(H2CO3)2 ↔ Ca2+ + 2H2CO3-
Để phát huy tác dụng nhanh chóng thì đá vôi phải được nghiền mịn
Đolomit cũng là loại phân Ca thiên nhiên,có công thức hóa học CaCO3.MgCO3.trong thành phần của đolomit ngoài CaO(30,4%) còn chứa 18-28% MgO.
Đolomit tuy không tan trong nước nhưng sau khi bón vào đất dưới tác động của nước và CO2 nên chuyển dần CaCO3.MgCO3 thành Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 ,đó là các chất hòa tan trong nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.
Vôi nung là một loại phân Ca chế biến bằng nhiệt từ nguyên liệu đá vôi.Vôi nung có công thức CaO,là loại phân ca đậm đặc nhất.Trong thực tế vôi nung thường có lẫn một ít Ca(OH)2 và CaCO3 nên hàm lượng thấp hơn 100%.
Bón vào đất CaO kết hợp với nước thành Ca(OH)¬2 và hòa tan trong nước để cung cấp chất dinh dưỡng dưới dạng Ca2+ cho cây trồng hay cải tạo đất.
Thạch cao có công thức hóa học CaSO4.2H2O,thạch cao có thể khai thác trong tự nhiên,hay cũng có thể là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất phân supe lân kép.Phân tồn tại dưới dạng bột màu trắng hay xám,ít tan trong nước.Đây là dạng phân Ca,có chứa S và là nguyên liệu cải tạo đất mặn kiềm.trong thành phần của phân có chứa hàm lượng Ca 32-56%CaO,18%S.
+Đặc điểm sử dụng phân Ca:
Trong thực tế,việc bón phân Ca cho cây trồng chưa được quan tâm đầy đử,do nhu cầu Ca của cây không cao,khi đã bón vôi để cải tạo độ chua của đất thì nhu cầu Ca của cây cũng được đáp ứng.vấn đề bón Ca như là phân bón được đặt ra ở hai trường hợp sau:
1.Các cây ưa chua và chịu chua
2.Các cây ưa kiềm trồng trên đất kiềm do Na
Đối với cây chịu chua và cây ưa chua,cần giữ độ chua thích hợp trong từng trường hợp đó,cung cấp Ca với một lượng ít rất cần thiết để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Nhu cầu đó đặc biệt quan trọng khi cây còn non.Nếu thiếu Ca vào thời kỳ này thf búp cây không phát triển gây ra hiện tượng búp mù.Trong trường hợp này Ca được cung cấp bằng CaO hoặc CaCO3 bón với lượng ít trước lúc gieo hạt.
Đối với cây ưa kiềm trồng trên đất kiềm do Na thì nên bón Ca cho cây bằng phân chuồng,phân kiềm chứa Ca,hoặc CaO,CaCO3 với lượng nhỏ trước lúc gieo trồng.
-Phân Mg và đặc điểm sử dụng:
+MgSO4 có nhiều trong các mỏ khóng tự nhiên
Trong thành phần có chứa tới 28-30%S.Công thức hó học MgSO4.nH2O,thường gặp là dạng công thức phân tử MgSO4.H2O
Đây vừa là dạng phân chứa Mg vừa là dạng phân chứa S và đều ở dạng hòa tan trong nước.
Magie sulphat vừa để bón cho những cây có nhu cầu Mg cao như thuốc lá,dứa,cây ăn quả...Bón cho những loại đắt xáu như đất xám,đất bạc màu...có thể dung để bón lót,bón thúc,bón qua lá,hồ qua rễ,trộn với hạt going.
Magie cacbonat là phân Mg tự nhiên và là phân có hàm lượng Mg cao nhất.CTHH MgCO3,trong đó có chứa tới 45% MgO.Phân có màu trắng,dạng tinh thể 3 cạnh,có phản ứng kiềm mạnh nên có tác dụng cải tạo độ chua đất tốt,ít tan trong nước nên cần bón lót.
Secpentin là loại khoáng silicat magie có chứa 3MgO.2SiO3.2H2O hay Mg3H42O9,ngoài ra còn có MgSiO3 và một ít hợp chất Fe.trong thành phần của nó cúa chứa tới 18-25%MgO,40-48%SiO2.Phân này khó hòa tan,có thể dung để trộn với supe lân hoặc ngiền bón trực tiếp.
Đolomit là phân Ca,trong thành phần của nó ngoài CcaO còn chứa cả MgO với hàm lượng từ 18-20%.
+Đặc điểm sử dụng:
Những đối tượng cần bón thường xuyên phân Mg bao gồm:đất cát hoặc đất phát triển trên đá cát,đất chua nếu không được bón cải tạo độ chua và bón ít PC,cây lấy dầu các loại(bạc hà,hương nhú,bạch đàn,cà phê,chè...).Đối với các đối tượng khác thỉnh thoảng bón các loại phân có chứa Mg thay cho các loại phân có chứa Mg đang sử dụng cho cây.
Tất ca các loại phân Mg nên bón lót,bón phân Mg dưới dạng đolomit cho hiệu quả cao hơn.
Sử dụng phương pháp chuẩn đoán lá(phân tích Mg trong lá) cho chỉ dẫn rõ nhất về nhu cầu bón phân Mg cho cây trồng.Khi cây biểu hiện thiếu Mg thành bệnh thì nên sử dụng MgSO4 phun lên lá(nồng độ 1-2%)cung cấp Mg cho cây.
Mg có thể sử dụng trộn để phun cùng với các vi lượng khác và chất điều hòa sinh trưởng.Hỗn hợp Mg với lân và K thường suwr dụng cho cây ăn quả và cây lâu năm.Trong trường hợp có bênh uốn ván do cỏ thiếu Mg người ta có thể trộn MgSO4 vào thức ăn cho gia súc.
-Phân S và đặ điểm sử dụng:
+Lưu huỳnh nguyên tố có chứa tới 99-100% S.Tuy không tan trong nước nhưng do sau khi bón vào đất nó có thể chuyển hóa thành SO2,rối H2SO4 và kết hợp với các cation kiềm có trong đất thành các muối sulphat để cung cấp cho cây.Các kết quả nghiên cứu so sánh S nguyên tố so với sulphat cho thấy rằng nếu S nguyên tố được nghiền mịn thì hiệu quả cũng tương đương.
+Đặc điểm sử dụng:
Trồng trọt trên các loại đất cát,đất có TPCG nhẹ,đất bạc màu,đất đỏ vàng đồi núi bị xói mòn rửa trôi mạnh là những loại đất có chứa S nghèo trong đất.
Chú ý khi bón phân S cho các loại cây có nhu cầu S cao như:các loại cây họ thập tự,họ đậu,hành,tỏi,ngô.chè.trong hệ thống luân canh hoa màu lúa,các nguồn cung cấp S kể cả phân hữu cơ nên ưu tiên cho vụ trồng hoa màu.
Đối với các đối tượng khác,thỉnh thoảng bón các loại phân có chứa S thay các loại phân vẫn dang dung.
Khi cây biểu hiện thiếu S,có thể dung dung dịch amon sulphat phun lên lá đê khắc phục kịp thời.
Câu 25:Khái niệm độ phì?Cách quản lý độ phì của đất?
*)Khái niệm độ phì:
-Độ phì của đất là khả năng của đất đảm bảo những điều kiện thích hợp cho cây trồng đạt năng suất cao.
-Theo V.R.Williams độ phì là khả năng của đất cung cấp cho cây không ngừng và cùng một lúc cả nước và thức ăn.
-Theo A.V.Pêtcpusgxki và nhiều nhà khoa học khác thì độ phì của đất hiểu môtyj cách vắn tắt là khả năng của đất cung cấp cho cât trồng trong quá trình sinh trưởng,một số lượng nước và chất dinh dưỡng cần thiết.Đất phì nhiêu không chứa chất có hại cho cây trồng như:H2S,CH4...ở đất trũng;Fe và Al ở đất phèn;Cl ở đất mặn.
-Ở Ấn Độ Tamhale cho rằng độ phì của đất được xác ssinhj theo N,P,K dễ tiêu và C hữu cở tổng số của đất.
*)Cách quản lý độ phì của đất:
-Chống sói mòn ở đất dốc:trồng rừng,đặc biệt là rừng đầu nguồn,có tác dụng làm giảm tốc độ dòng chảy,giữ đất và giữ chất dinh dưỡng cho đất.
-Làm ruộng bậc thang
-Đào mương,trồng cây theo đường đồng mức,trồng cây trên đỉnh đồi,trồng băng cây phân xanh,trồng xen,trồng gối.
-Không làm đất trong mùa mưa,khai thác đất đến đâu thì trồng cây đến đó,không để đất trống...
-Riêng đối với đất bạc màu:cải tạo kiểu đất,cày sâu dần,đưa sét lên bề mặt...
-Chuyển đổi cơ cấu cây trồng,chuyển đất trũng thành đất chủ động nước,đất lúa thành đất màu.
-thau chua,rửa mặn:hệ thống thủy lợi,chọn cây phù hợp,ém mặn,ém phèn
-Bón phân hữu cơ và vô cơ bảo đảm cân bằng hữu cơ cho đất,bón vôi cho đât chua và đât phèn.
-Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp
-Với đất trồng lúa:làm đất vào mùa đông,làm ải cho đất,làm cỏ sục bùn,bồi dưỡng hữu cơ bằng việc bón phân hữu cơ,bón phân xanh như bèo hoa dâu,điền thanh...,sử dụng phân chuồng để năng cao độ phì,dung tro bếp...
Câu 26:Độ hấp phụ là gì?Trong bón phân thì độ hấp phụ nào là quan trọng nhất?Tại sao?
*)Độ hấp phụ:Đặc tính của đất có thể làm thay đổi nồng độ CL,R,K trên bề mặt đất thì gọi là khả năng hấp phụ của đất.
Đất có khả năng hấp phụ là nhờ hạt keo đất.Keo đất có kích thước nhỏ nên chỉ quan sát được dưới lính hiển vi điện tử,nó có thể chui qua giấy lọc định tính,không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù,cấu trúc và thành phần hóa hoạc rất phức tạp và khác nhau,nó có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất vật lý,hóa học cơ bản của đất.
*)Trong bón phân thì hấp phụ hóa học là quan trọng nhất.Vì:đấy là khả năng của đất chuyển các chất ở dạng hòa tan thành kết tủa không tan hay ít tan thông qua các PƯHH tạo nên chất kết tủa có định cho đất(hàm lượng cố định P trong đất).Dạng này tích lũy được dinh dưỡng trong đất,giảm được độc hại của một số nguyên tố.
Câu 27:Hấp phụ hóa học?Hấp phụ sinh học?Ý nghĩ trong sản xuất?
-Hấp phụ hóa học:là khả năng của đất chuyển các chất ở dạng hòa tan thành dạng kết tủa không tan hay ít tan thông qua các PƯHH tạo nên chất kết tủa cố định cho đất.Vì vậy người ta còn gọi là sự cố định các chất không tan trong đất.
Sự hấp phụ hóa học có ý nghĩa lớn đối với đặc tính đất và độ phì đất.Đây là nguyên nhân dẫn đến tích lũy các chất dinh dưỡng trong đất như Al,Fe,P,S...trong đó có các nguyên tố có lợi cho cây trồng như P,Ca,S... hoặc giảm được sự độc hại của một số nguyen tố khác như Al.
-Hấp phụ sinh học:là hấp phụ do các sinh vật sống trong đất thực hiện,liên quan tới các rễ cây đang sống và các vi sinh vật đất.Chúng hút các chất dinh dưỡng khoáng có trong đất hay từ phân bón và chuyển thành các HCHC trong cơ thể chung.Kết quả của quá trình hấp thu sinh học là tạo thành các chất hữu cơ trong đất.Điểm đặc biệt của háp thu sinh học là sự hấp thu có chọn lọc.
Dạng hấp thu này có vai trò đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa tương đối lớn đối với việc chuyển hóa các loại phân đạm trong đất.
Hấp thu sinh học phụ thuộc vào độ ẩm,độ thoáng khí,nhiệt độ,các tính chất đất và các chất hữu cơ có trong đất.
Câu 28:Khái niệm đất trồng?Kể ten các loại đất chính ở VN?Kỹ thuật sử dụng đất phù sa?
-Khái niệm đất trồng:Đất là lớp vật chất nằm ngoài cùng của vỏ trái đất,được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố:sinh vật,khí hậu,đá mẹ,địa hình và thời gian.(theo Đôcutraiep-1886)
Đất là lớp mặt tơi xốp của vỏ trái đất(lục địa),có chiều dày không giống nhau,có thể dao động từ vài centumet tới vài met,có khả năng sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng(theo một số tác giả khác)
-Tên các loại đất chính ở VN:
+Nhóm đất phù sa:Fluvisol
+Nhóm đất phèn:Thionic Fluvisol
+Nhóm đất cát:Arenosol
+Nhóm đất xám:Acrisol
+Nhóm đats đỏ:Ferralsol
-Kỹ thuật sử dụng đất phù sa:đất này phù hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau,đặc biệt là lúa.Những vùng đất vàn,cao hoặc chủ dộng tưới tiêu,ngoài 2 vụ lúa thì nông dân còn thâm canh,tăng them vụ trồng cây cạn để có rau quả vụ đông hoặc cây họ đậu bồi dưỡng đất.
+Đặc điểm sử dụng đất phù sa được bồi hàng năm:đất thường sử dụng để trồng các loại hoa màu ngắn hạn,thu hoạc trước mùa nước lũ như:ngô,khoai,đậu,đỗ,bí,bầu,rau các loại...Đặc biệt tốt cho những cây trồng phàm ăn và chịu cạn khá như cây ngô.Cần xây dựng một hệ thống cây trồng ngắn ngày để nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất,thực hiện triệt để việc cơ giới hóa trong quá trình sản xuất.Chú ý nâng cao tỷ lệ mùn trong đất bằng cách tăng lượng phân xanh và phân chuồng cho đất.Bón các dạng phân dễ tan như đạm,lân,để nâng cao độ ơhif hữu hiệu.
+Đặc điểm sử dụng đất phù sa không được bồi đắp hàng năm trung tính ít chua:thích hợp cho thâm canh tăng vụ các loại cây trồng khác nhau.Trên đất này thường trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu,rau hay cây công nghiệp ngắn ngày.Trong sử dụng đất này nên giảm diện tích lúa để mở rộng diện tích rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày để nâng cao hiệu quả sản xuất,đảm bảo được sự cân đối giữa trồng trọt cà chăn nuôi,giữa cây lương thục và cây công nghiệp ngắn ngày và cung cấp nguyen liệu cho các nhà máy.tại đây có thể xây dựng các vùng chuyên canh tập trung rau,thực phẩm...Những vùng đất thấp có giây,khó tiêu thủy vẫn có thể thâm canh lúa 2 vụ.Cần chú ý sử dụng các loại phân khoáng để nâng cao độ phì hữu hiệu của đất.Trong các công thức luân canh cần chú ý vai trò của các loại phân xanh,đặc biệt quan trọng là các loại cây bộ đậu.
+Đặc điểm sử dụng đất phù sa không được bồi đắp hàng năm(Pc):chủ yếu sử dụng để thâm canh lúa.Cần chú ý bón vôi và các loại phân khoáng,phát triển các cây phân xanh để nâng cao tỷ lệ mùn trong đất.Xây dựng hệ thống thủy lợi tưới tiêu chủ động để có thể cày ải,hạn chê giây.
Câu 29:Nêu khái niệm :phân chuồng,phân xanh,phân vi sinh?Các nguyên liệu chứa vôi có tác dụng cải tạo đất?
*)Khái niệm:
-Phân xanh: là biện pháp trồng các cây có khả năng cố định đạm(chủ yếu là cây bộ đậu) rồi vùi chất xanh vào đất nhằm cung cấp chất dd cho cây trồng, đồng thời làm giàu các chất dd mà chủ yếu là N và chất hữu cỏ cho lớp đất canh tác. Đây là biện pháp sản xuất phân hữu cơ tại chỗ, đặc biệt có ý nghĩa đối với các vùng đất đồi núi, đát bạc màu và vùng canh tác xa khu dân cư là những nơi có nhu cầu sử dụng phân hữu cơ cao mà lại gặp khó khăn về vận chuyển.
Phân xanh là biện pháp sản xuất N sinh học nhờ cây bộ đậu (Có các vi sinh vật cộng sinh ở rễ nên có khả năng cố định N khí quyển) với việc sử dụng 40 - 60 kgP2O5 và K2O cho 1ha để sản xuất ra 60 - 200 kg Nitơ cung cấp cho cây trồng khác và lượng N vừa đủ để cung cấp cho bản thân cây bộ đậu.
Trong điều kiện phân lân có nhiều, giá rẻ, còn phân đạm Việt Nam sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu của Nông nghiệp, giá thành lại cao thì trồng cây phân xanh còn là biện pháp biến phân lân thành phân N.
Tiêu chuẩn chọn cây phân xanh: Các bộ phận của cây có khả năng phát triển mạnh, có khả năng thích ứng rộng, ít bị sâu bệnh, có hệ số nhân giống cao, có hàm lượng N, P, K cao, nhất là N, đồng thời có tỷ kệ C/N không quá cao để chóng hoai mục, có khả năng đa tác dụng.
-Phân chuồng: là hỗn hợp phân và nước giải do gia súc bài tiết cùng với chất độn chuồng và thức ăn thừa của gia súc. Trong đó, hỗn hợp phân và nước giải do gia súc bài tiết ra thường gọi là phân chuồng không độn.
Do phân chuồng được tạo thành từ nhiều thành phần có đặc diểm khác nhau, nên các loại phân chuồng cũng rất khác nhau về thành phần và tỷ lệ các chất dd có chứa trong phân.
Đây là loại phân hữu cơ rất phổ biến có đầy đủ tác dụng của phân hữu cơ.
Trong phân chuồng có chứa phần lớn các chất dd của thức ăn gia súc. Do tỷ lệ dd mà gia súc hấp thu được từ thức ăn của chúng không nhiều mà được bài tiết ra phần lớn trong phân. Trung bình trong phân chuồng có chứa tới 95%Kali, 80% lân, 50% N, và 40% CHC của thức ăn gia súc.
Sử dụng phân chuồng tốt còn là một biện pháp nâng cao hiệu quả và xử lý nguồn phế thải gây ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi rất hiệu quả.
-Phân vi sinh: là các sản phẩm có chứa một hay nhiều chủng VSV sống có ích đã dược tuyển chọn, có hoạt lực cao, có mật độ đạt theo tiêu chuẩn quy định và không có khả năng gây hại, nhằm cải tạo đất và cung cấp các chất dd dễ tiêu từ quá trình cố định đạm hay phân huỷ các chất khó tiêu thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng, góp phần nâng cao năng suất hoặc chất lượng nông sản.
Thành phần của VSV gồm có: VSV có ích được tuyển chọn (1 hay nhiều chủng), chất mang (có thanh trùng hay không thanh trùng) và các VSV tạp.
Chất mang là chất để VSV được cấy vào đó mà tồn tại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản, sử dụng. Chất mang không được chứa chất có hại cho VSV, người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
VSV được tuyển chọn, là các VSV được nghiên cứu, đánh giá hoạt tính sinh học và hiệu quả đối với đất, cây trồng dùng để sản xuất VSV.
VSV tạp theo quy định này là VSV cá trong phân nhưng không thuộc loại VSV đã được tuyển chọn.
* ) Các nguyên liệu chứa vôi có tác dụng cải tạo đất:
-Bột đá vôi: là loại nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, có CTHH là CaCO3
Thành phần: CaO 31,6-56,1% và MgO 0-17,7%
Trong thành phần của đá vôi có: CaO là chất trực tiếp cải tạo đất, MgO cũng là chất cải tạo đất chua lại rất cần thiết đối với đất nghèo Mg, nhưng tỷ lệ MgO càng cao càng làm cho đá vôi rắn và khó nghiền nhỏ.
Bột đá vôi thường mịn: 0,15-0,25 mm, cỡ hạt của đá vôi càng mịn thì hiệu lực của vôi thể hiện càng nhanh chóng. Ở nước ta, đất chua nhiều và nhiệt độ cao, có thể dung những độ mịn thô hơn, cho đỡ tốn công nghiền.
-Bột dolomit: là loại đá có sẵn trong tự nhiên,có CTHH CaCO3.MgCO3
Chứa 30,2 - 31,6% CaO, 17,6 - 20% MgO.
Đolomit khó hòa tan hơn đá vôi nguyên chất, khó tác dụng và khó tán bột hơn, nhưng có giá trị cải tạo tốt hơn các nguyên liệu chứa vôi khác, đặc biệt đối với đất nhẹ.
Bột đá vôi và bột đolomit muons phát huy được hiệu lực nhanh, ngoài yêu cầu có độ mịn cao, còn phải có tương đối khá chất hữu cơ để phản ứng trung hòa xảy ra nhanh hơn, do được cung cáp nhiều CO2.
-Vôi nung: có CTHH CaO,chứa hầu hết là chất tác dụng,do vẫn còn lẫn ít CaCO3.
Vôi nung có tac dụng cai tạo đất nhanh hơn bột đá vôi,lại giảm được công vận chuyển nhhuwng giá thành cao do phải thông qua chế biến.
Để sử dụng vôi nung làm nguyên liệu cải tạo đất hay phân bón,người ta tưới nước vào nồi sau khi nung,để cho vôi nung chuyển hóa thành vôi bột để bón ruộng hay có thể dung vôi nung từng cục ném vào ruộng lúa sau khi thu hoạch,cho vôi tả ra rồi cày bừa.Vôi nung dễ hòa tan và có tác dụng nhanh hơn các loại nguyên liệu vôi cải tạo đất khác,thường thì hiệu lực của vôi nung biểu hiện rõ ngay trong vụ đầu,
-Thạch cao: có CTHH CaSO4, chứa 56% CaO và S là nguyên liệu cải tạo đất mặn liềm tốt.
-Một số nguyên liệu khác:
+Phân lân tự nhiên: apatid, photphorit.Chứa tới >40% CaO và lân,vừa có tác dụng cải tạo độ chua vừa có tác dụng cung cấp lân.
+Vỏ sò, ốc, san hô: thành phần cơ bản là CaCO3, có chứa khoảng 40% CaO.
+Phụ phế phẩm công nghiệp: bọt nhà máy đường có 75% CaCO3, 10 - 155 chất hữu cơ, 0,3 - 0,5%N, 0,4 - 0,7% P2O5, 0,1 - 0,8%K2O. Bụi nhà máy ximang 46 - 48%CaO, MgO và K2O. Phế thải nhà máy thuộc da, nhà máy giấy.
MỤC LỤC
Câu 1: Khái niệm keo đất? Quá trình hấp phụ?
Câu 2: : Các yếu tố hình thành đất?Tại sao yếu tố vi sinh lại là yếu tố có vai trò quyết định?
Câu 3: Các loại phân đạm? Thành phần?tính chất?cách sử dụng?Nêu cách sử dụng phân đạm?
Câu 4: Nêu tính đệm của đất?
Câu 5: Phân ure và cách sử dụng?
Câu 6: Nêu tính chất của 3 loại đất: sét, cát, thịt? Cách sử dụng phân bón trên 3 loại đất đó?
Câu 7: Phân chuồng: tính chất, thành phần, cách sử dụng?
Câu 8: Nêu tên các loại đất chính ở VN? Trình bày đặc điểm chính của loại đất có diện tích lớn nhất ở VN?
Câu 9: Nêu cách gọi tên, định nghĩa phân đa yếu tố? Các cách cản xuất phân đa yếu tố?
Câu 10: Trình bày quá trình khoáng hóa chất hữu cơ? Nêu ý nghĩa của quá trình khoáng hóa đối với nên sản xuất nông nghiệp VN?
Câu 11: Kỹ thuật bón vôi?
Câu 12: Kỹ thuật sử dụng phân chuồng?
Câu 13: Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phì của đất?
Câu 14: Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phì của đất?
Câu 15: Phản ứng chua của đất là gì?Các loại độ chua của đất?Cách làm giảm độ chua của đất?
Câu 16: Khái niệm két cấu đất?Nêu thành phần cơ giới,đặc điểm cấu tạo của đất cát?Nêu cách sử dụng và bón phân trên đất cát?
Câu 17: Tỷ trong? dung trọng?kết cấu đất?
Câu 18: Phương pháp sử dụng phân đạm?
Câu 19: CTCT, thành phần hóa học, phương pháp sử dụng supe lân?
Câu 20: Các nguồn hữu cơ trong đất? Quá trình hình thành mùn trong đất?
Câu 21: Các loại độ chua của đất? Vai trò của pH đất đối với cây trồng?
Câu 22: Phân vi sinh?(khái niệm.đặc trưng,lưu ý sử dụng)
Câu 23: Quá trình khoáng hóa và mùn hóa?
Câu 24: Các loại phân Ca, Si, Mg. Cách sử dụng phân trung lượng?
Câu 25: Khái niệm độ phì? Cách quản lý độ phì của đất?
Câu 26: Độ hấp phụ là gì? Trong bón phân thì độ hấp phụ nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Câu 27: Hấp phụ hóa học? Hấp phụ sinh học? Ý nghĩ trong sản xuất?
Câu 28: Khái niệm đất trồng? Kể ten các loại đất chính ở VN? Kỹ thuật sử dụng đất phù sa?
Câu 29: Nêu khái niệm : phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh? Các nguyên liệu chứa vôi có tác dụng cải tạo đất?
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com