Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tbdc1

Câu 1:Trình bày khái niệm thính giác, ngưỡng nghe được, ngưỡng chói tai, hiệu ứng hai tai, quán tính của thính giác và hiệu ứng stereo?

Câu 2: Trình bày sơ đồ và giải thích các khối trong thiết bị nhận dạng tiếng nói?

Câu 3: Trình bày cấu tạo và hoạt động của micro điện động?

Câu 4: Trình bày cấu tạo và hoạt động của loa điện động?

Câu 5: Trình bày cấu tạo và hoạt động của loa điện từ?

Câu 6: Trình bày cấu tạo và hoạt động của loa tĩnh điện?

Câu 7:  So sánh loa điện động và loa điện từ.

Câu 8:  So sánh loa điện động và loa tĩnh điện.

Câu 9: So sánh micro điện động và micro tĩnh điện?

Câu 10: So sánh micro điện động và micro điện từ?

Câu 11:  So sánh loa điện từ và loa tĩnh điện.

Câu 12: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hiển thị ảnh của màn hình ống tia điện tử CRT?

Câu 13: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hiển thị ảnh của màn hình tinh thể lỏng LCD?

Câu 14: So sánh màn hình ống tia điện tử và màn hình LCD?

Câu 15: Vẽ sơ đồ và giải thích các khối trong sơ đồ khối của màn hình LCD?

Câu 16: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bàn phím?

Câu 17: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chuột bi? So sánh chuột bi và chuột quang?

Câu 18: Modem là gì? Nêu các đặc tính để phân loại modem?

Câu 19: Giao thức của modem là gì? Giải thích quá trình “RETRAINING” trong modem?

Trình bày về 10 lệnh trong tập lệnh của modem

?

Câu 20: Giao thức của modem là gì? Giải thích quá trình “FALL BACK” trong modem?Trình bày về 10 lệnh trong tập lệnh của modem?

Câu 21: Giao thức của modem là gì? Giải thích quá trình “FLOW CONTROL” trong modem?Trình bày về 10 lệnh trong tập lệnh của modem?

Câu 22: Thế nào là giao thức của modem? Trình bày quá trình “RETRAINING”, “FALL BACK”, “FLOW CONTROL” của modem?

Câu 23: Trình bày về giao thức truyền tập tin trong modem

Câu 24: Modem là gì? Trình bày các chế độ hoạt động của modem?

Câu 25: Chế độ lệnh của modem có ý nghĩa gì? Khi nào modem sẽ vào chế độ lệnh một cách tự động?

Câu 26: Trình bày các vấn đề về tín hiệu trong modem?

Câu 27: Vẽ sơ đồ và giải thích chức năng các khối trong sơ đồ khối trong máy Fax?

Câu 28: Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý hoạt động của máy Fax?

Câu 29: Trình bày mô hình cơ điện của máy Fax?

Câu 30: Trình bày cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của mô hình hệ thống quang điện trong máy Fax?

Câu 31: Trình bày nguyên lý truyền ảnh tĩnh và phân loại máy Fax.

Câu 32: Trình bày các chỉ tiêu kỹ thuật của máy Fax?

Câu 33: Trình bày nguyên lý điện báo truyền chữ? Tại sao nói: “phương pháp truyền tin trong điện báo truyền chữ là nối tiếp, dị bộ”?

Câu 34: Méo tín hiệu điện báo là gì? Chỉ tiêu để đánh giá? Nguyên nhân gây ra các loại méo điện báo?

Câu 35: Trình bày sơ đồ và nguyên lý hoạt động khối phát của máy điện báo?

Câu 36: Trình bày sơ đồ và nguyên lý hoạt động khối thu của máy điện báo?

Câu 37: Trình bày chức năng và nguyên lý hoạt động của máy điện báo truyền chữ?

Câu 38: Trình bày chức năng và cấu tạo của máy điện báo truyền chữ ?            

Câu 39:

Vẽ sơ đồ và giải thích chức năng các khối của máy điện thoại cố định?

Câu 40: Trình bày khái niệm và chức năng của máy điện thoại cố định?

Câu 41: Vẽ  sơ đồ mạch điện và giải thích nguyên lý làm việc của mạch bảo vệ quá áp, quá dòngtrong máy điện thoại cố định ấn phím?

Câu  42: Vẽ sơ đồ mạch điện và giải thích nguyên lý làm việc của mạch chống đảo cực bằng điôt trong máy điện thoại cố định ấn phím?

Câu  43: Vẽ sơ đồ mạch điện và giải thích nguyên lý làm việc của mạch chống đảo cực bằng IC trong máy điện thoại cố định ấn phím?

Câu 44: Vẽ sơ đồ mạch điện và giải thích nguyên lý làm việc của mạch thu chuông đơn âm bằng Tranzito trong máy điện thoại cố định ấn phím?

Câu 45: Vẽ sơ đồ mạch điện và giải thích nguyên lý làm việc của mạch thu chuông đa âm trong máy điện thoại cố định ấn phím?

Câu  46: Vẽ sơ đồ và giải thích chức năng các khối trong mạch thu phát thoại trong máy điện thoại cố định ấn phím?

Câu 47: Vẽ sơ đồ và giải thích chức năng các khối trong mạch phát thoại trong máy điện thoại cố định ấn phím?

Câu 48: Vẽ sơ đồ và giải thích chức năng các khối trong mạch thu thoại trong máy điện thoại cố định ấn phím?

Câu 49: Vẽ sơ đồ khổi và giải thích nguyên tắc làm việc của mạch phát tín hiệu chọn số chế độ Pulse trong máy điện thoại cố định ấn phím?

Câu 50: Vẽ sơ đồ khổi và giải thích nguyên tắc làm việc của mạch phát tín hiệu chọn số chế độ Tone trong máy điện thoại cố định ấn phím?

Câu 51: Trình bày các phương thức gửi số trong máy điện thoạicố định ấn phím?

Câu 52: Trình  bày sơ đồ khối và nguyên tắc hoạt động của máy con trong máy điện thoại vô tuyến kéo dài?

Câu 53: Trình  bày sơ đồ khối và nguyên tắc hoạt động của máy mẹ trong máy điện thoại vô tuyến kéo dài?

Câu 54: So sánh hoạt động thu phát thoại của máy điện thoại cố định và di động?

Câu 55: Máy điện thoại di động là gì? Nêu ưu, nhược điểm của nó?

Câu 56: Trình bày sơ đồ khối giao tiếp nguồn và chức năng của khối nguồn trong máy điện thoại di động?

Câu 57: Trình bày sơ đồ khối điều khiển và chức năng các khối trong máy điện thoại di động?

Câu 58: Trình bày nguyên lý hoạt đông của kênh thu trong máy điện thoại di động?

Câu 59: Trình bày nguyên lý hoạt động của kênh phát trong máy đt di động?

Câu 60: So sánh sự khác nhau giữa Router và converter quang?

Câu 61: So sánh sự khác nhau giữa switch và router quang?

Câu 1: Trình bày khái niệm thính giác, ngưỡng nghe được, ngưỡng chói tai, hiệu ứng hai tai, quán tính của thính giác và hiệu ứng stereo?

Thính giác

là một trong năm giác quan. Đây là khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua một cơ quan như tai.Ở con người và các động vật có xương sống khác, việc nghe được thực hiện chủ yếu bởi thính giác: các dao động được tai phát hiện và chuyển thành các xung thần kinh mà bộ não thu nhận.Không phải mỗi loài động vật đều nghe được tát cả các loại âm thanh. Mỗi loài có một khoảng nghe được có độ to (cường độ) và độ cao (tần số) cảu âm thanh.

Ngưỡng nghe được

là mức thanh áp nhỏ nhất của âm đơn mà tai người còn cảm thụ được, nó là mức chuyển từ trạng thái nghe thấy sang trạng thái không nghe thấy và ngược lại. Ngưỡng nghe được phụ thuộc tần số, lứa tuổi người nghe, biện pháp bố trí nguồn âm,... Thanh áp hiệu dụng của dao động điều hòa 1000 Hz bằng 2.10-5 N/m2 gọi là ngưỡng nghe được tiêu chuẩn.

Ngưỡng chói tai

là mức thanh áp lớn nhất mà tai người còn chịu đựng được, là mức giới hạn khả năng chịu đựng của tai người, nếu vượt qua ngưỡng này thính giác sẽ bị tổn thương hoặc có thể không phục hồi lại được. Ngưỡng chói tai phụ thuộc tần số (nhưng ít phụ thuộc hơn so với ngưỡng nghe được). Thanh áp hiệu dụng của dao động điều hòa 1000 Hz bằng 20 N/m2 gọi là ngưỡng chói tai tiêu chuẩn.

Quán tính của thính giác:

Hưởng ứng của thính giác đối với tác động của âm không phải ngay tức thì, mà có trễ. Sau khi âm bắt đầu chừng 200 ms thính giác mới xác định được âm lượng của nó. Khi âm ngừng, cảm giác thấy âm đó còn kéo dài thêm 150 ÷ 200 ms. Thính giác không phân biệt khoảng ngừng bé hơn 50 ms giữa 2 âm giống nhau đi liền nhau. Điều này dẫn đến hiện tượng che lấp về thời gian. Phải qua thời gian tác động của âm cỡ vài chu kỳ thì thính giác nới xác định độ cao âm.

 Hiệu ứng hai tai:

Hai tai của người cách nhau khoảng cách bằng sóng âm 2000 Hz. Do lệch pha, do nhiễu xạ và che chắn bởi đầu người, vành tai nên sóng âm từ một nguồn đến hai tai có khác nhau; kết quả là con người có khả năng định hướng nguồn âm với sai số 30 ÷ 40 ­(nếu nguồn âm không quá lệch về phía bên).

 Hiệu ứng stereo:

Khác với hiệu ứng hai tai, hiệu ứng stereo là sự cảm thụ bằng hai tai đối với hai (hoặc nhiều) nguồn âm thanh tương quan. Sự truyền thụ của nhiều nguồn âm một lúc có sự tương quan tạo nên hiệu ứng stereo. Vì vậy, so với truyền đạt của mono, cách truyền đạt của stereo sẽ cho cảm giác âm thanh tốt hơn.

Câu 2: Trình bày sơ đồ và giải thích các khối trong thiết bị nhận dạng tiếng nói?

+Giai đoạn huấn luyện: Tạo ra các mẫu của các từ cần nhận dạng và được lưu trong bộ nhớ chứa các từ cần nhận dạng.

+Giai đoạn nhận dạng: Đưa ra các mẫu đem so sánh với các mẫu được tạo ra ở giai đoạn huấn luyện thông qua bộ đánh giá độ tương quan và kết hợp với các khối niêm luật, cú pháp, ngữ nghĩa và phân tích thực tiễn để đưa ra được từ cần nhận dạng.

- Tách biên: Vì thiết bị nhận dạng từng từ nên cần xác định ranh giới của những từ trong một câu được phát đi. Có nhiều phương pháp tách biên được đề xuất, thông  thường sử dụng các thuật toán so sánh mức ngưỡng năng lượng, biên của từ là điểm tín hiệu tiếng nói đạt được ở mức ngưỡng. Khoảng lặng giữa các từ là thời gian tín hiệu ở dưới ngưỡng.

- Tách đặc trưng: Đây là một khối rất quan trọng, để tách ra những đặc trưng của các mẫu tiếng nói, chẳng hạn dạng phổ của một từ hoặc tần số cộng hưởng…

- Bộ phận chuẩn hóa: Làm cho các từ được phát âm trong những hoàn cảnh khác nhau trở thành giống nhau để nó nhận dạng đúng. Sau khi chuẩn hóa xong được lưu vào bộ nhớ các từ vựng.

- Niêm luật, cú pháp, ngữ nghĩa được bổ xung vào phần nhận dạng giúp phát triển phân tích, chính xác, phù hợp với thực tiễn, ngữ cảnh nhằm đưa ra những đáp ứng chính xác cho hệ thống.

- Đánh giá độ tương quan: So sánh các mẫu của từ cần nhận dạng với các mẫu từ có sẵn để đưa ra được đó là từ nào.

Câu 3: Trình bày cấu tạo và hoạt động của micro điện động?

     - Cấu tạo:

+ Một nam châm vĩnh cửu và mạch dẫn từ với khe từ hình xuyến.

           + Một cuộn dây gồm nhiều vòng dây được căng ra bởi lưới đàn hồi để có thể dịch chuyển lên xuống tự do trong khe từ.

           + Màng micro được gắn với cuộn dây, bên ngoài có màng vải thấm nước, lưới bảo vệ tránh va đập

Micro điện động

          -  Nguyên lý hoạt động: Tác động của âm thanh làm cho màng micro dịch chuyển kéo theo cuộn dây dịch chuyển trong khe từ. Do tác động của từ trường trong cuộn dây  có dòng cảm ứng và hai đầu cuộn dây có điện áp. Tín hiệu âm thanh có 1 tần số nhất định làm cuộn dây dịch chuyển với tần số ấy. Đầu ra của micro sẽ có điện áp xoay chiều tần số đúng bằng tần số âm thanh gọi là âm tần.         

Câu 4: Trình bày cấu tạo và hoạt động của loa điện động?

- Cấu tạo: + Một nam châm vĩnh cửu và mạch dẫn từ với khe từ hình xuyến.

                 + Một cuộn dây gắn với màng loa.

    + Màng loa có thể chuyển động.           

Trong đó: a là nam châm mạng hình trụ tròn rỗng, b là cuộn dây động quấn trên một khoanh giấy, nằm trong khe từ hình nhẫn, c là trụ sắt non, tạo với nam châm một khe từ trường hình nhẫn khá mạnh, d là màng giấy (nón loa) gắn liền với cuộn dây và mạng trong, đ là sườn loa, e là mạng nhện, g là nếp nhăn của nón loa.

- Nguyên tắc hoạt động:

+ Nếu đưa vào hai đầu cuộn dây một điện áp âm tần gồm 2 bán chu kì. Ở mỗi bán chu kì dòng điện trong cuộn dây chạy theo một chiều, cuộn dây dịch chuyển theo một hướng kéo theo màng loa dịch chuyển tạo ra âm thanh. Tần số của âm thanh đúng bằng tần số của tín hiệu điện.                                           

Tần số cộng hưởng cơ của hệ dao động là  trong đó m và CM là khối lượng và độ uốn của hệ dao động và liên kết đàn hồi (nếp nhăn, mạng nhện).

w

0

được coi là giới hạn của dải tần số công tác. Để mở rộng khả năng phát âm trầm thường mong muốn tăng độ uốn CM đến tối đa.

Đối với loa công suất lớn, vành loa phải làm càng to. Phổ biến nhất là vành loa có diện tích mặt cắt biến thiên theo quy luật hàm số mũ:

                      S1 là diện tích lỗ cửa nối vào vành.

m là chỉ số mở rộng vành.

x là chiều dài vành loa (trên trục loa từ lỗ cửa).

fc là tần số cắt (giới hạn dưới của dải tần).

Do hạn chế riêng về cấu tạo, mỗi loại loa điện động theo nguyên lý sử dụng nam châm điện vĩnh cửu thường chỉ phát được âm thanh tốt nhất ở một dải tần nhất định nào đó mà không thể phát toàn dải âm nghe được (16 Hz đến 20.000 Hz).                 

           Như vậy, để có thể truyền tải âm thanh ở đủ mọi dải tần nghe được, một bộ loa cần sử dụng nhiều loa với đường kính và cấu tạo khác nhau (thông thường một thùng loa có chất lượng tốt thường bao gồm bốn đến năm loa, trong đó: một loa trầm, hai loa trung và một đến hai loa phát tần.

Câu 5: Trình bày cấu tạo và hoạt động của loa điện từ?

+ Cấu tạo gồm:

-

Nam châm vĩnh cửu.

-

Cuộn dây.

-

Màng loa.

-

Các miếng sắt non

Trong đó: a là nam châm, b là cuộn dây, c là lưỡi gà, d là màng loa bằng giấy, đ là sườn loa, e là hai miếng sắt chữ U, f là các miếng sắt non, g là cần câu, một đầu gắn vào lưỡi gà, một đầu gắn vào chóp nón loa.

·

Nguyên tắc hoạt động:

-

Trong loa điện từ, dòng điện âm tần trong cuộn dây âm thanh tạo ra thành phần từ thông xoay chiều, tương ứng lực từ biến thiên gây ra sự dao động của phần ứng kích thích âm thanh.                                                                                     

-

Khi chưa có dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây thì cuộn dây và lưỡi gà nằm trong một từ trường không đổi của nam châm. 

-

Khi dòng diện âm tần chạy qua cuộn dây loa thì tạo nên từ trường biến đổi. Lưỡi gà nằm trong từ trường này, nên bị rung động theo tần số của dòng điện chạy qua cuộn dây. Hệ thống cần câu này truyền rung động này tới màng loa. Màng loa rung động và phát ra âm thanh.

Câu 6: Trình bày cấu tạo và hoạt động của loa tĩnh điện?

+ Cấu tạo gồm:

-

Một điện áp định thiên U0.

-

Một tụ tĩnh điện gồm hai tấm kim loại, một tấm cố định và một tấm động.

+ Nguyên tắc hoạt động:

-

  Trong loa tĩnh điện âm thanh được tạo ra bằng cách làm rung một tấm màng lớn và mỏng được treo giữa hai tấm điện cực cố định. Điện từ nguồn điện chính được chạy qua những tấm điện cực này, tạo nên một trường tĩnh điện với một mặt âm và một mặt dương. Khi tín hiệu âm thanh (dưới dạng các tín hiệu điện tử) chạy qua tấm màng loa, tấm màng này được đổi cực liên tục. Khi nhiễm điện dương, tấm màng sẽ bị hút về phía cực âm của trường tĩnh điện, khi bị nhiễm điện âm, nó lại bị hút về cực dương.

-

Bằng cách này, tấm màng sẽ chuyển động kéo/đẩy liên tục giữa hai cực, khiến cho không khí xung quanh bị rung động, từ đó tạo ra âm thanh.

-

Loa tĩnh điện không có tổn hao nhiệt, không có tổn hao dòng điện xoáy, không có tổn hao từ nên hiệu suất cao

-

Loa tĩnh điện có đặc tính tần số khá bằng phẳng.

-

Giới hạn trên của dải tần làm việc rất cao

-

Loa tĩnh điện có công suất nhỏ, phải có nguồn định thiên nên việc bố trí trong phòng không được linh động, phải phối hợp trở kháng bằng biến áp.

Câu 7. So sánh loa điện động và loa điện từ

- giống nhau:

là thiết bị đầu cuối âm thanh,

có tác dụng

biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu âm thanh, cấu tạo đơn giản.

- Khác nhau:

loa điện động

Loa điện từ

- Cấu tạo: Một nam châm vĩnh cửu và mạch dẫn từ với khe từ hình xuyến.Một cuộn dây gắn với màng loa. Màng loa có thể chuyển động

-

dải

tần số

từ 16Hz đến 20.000Hz

- dễ lắp đặt và chắc chắn

-

Loa điện động có chất lượng âm thanh cao, đáp tuyến tần số rộng,

.

-

hoạt động rất linh hoạt, sử dụng tiện lợi, đặc biệt ở tần số thấp

-

cần phải có bộ phận phân tần

và thùng phải lắp nhiều loa con.

-

suy hao tín hiệu

-

cần tới một điện năng khá lớn,

-

Loa điện động có trở kháng thấp, thường trừ 3W đến 8W, cao lắm là 40

-

Loa điện động công suất nhỏ dùng trong truyền thanh có công suất quy định là 0,25VA và 0,15VA.

Loa điện động được dùng rộng rãi trong các máy thu thanh, ghi âm, thu hình, trong mạng lưới truyền thanh, trang âm.

- Cấu tạo gồm:Nam châm vĩnh cửu, Cuộn dây, Màng loa, Các miếng sắt non

-tần số từ 200 – 2000Hz chênh lệch 20 dB, hệ số méo không đường thẳng 15% (ở 400Hz).

-  chất lượng kém.

-

trở kháng danh định 3600W (đo ở 400Hz)

.

-

Các loa điện từ dùng trong truyền thanh có công suất danh định 0,25VA;

- Loa điện từ có ứng dụng chủ yếu làm ống nghe điện thoại vì rẻ

Câu 8, so sánh loa điện động và loa tĩnh điện

-giống nhau:

là thiết bị đầu cuối âm thanh,

có tác dụng

biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu âm thanh, công suất nhỏ, trở kháng thấp.

- Khác nhau:

Loa điện động

Loa tĩnh điện

- Cấu tạo: Một nam châm vĩnh cửu và mạch dẫn từ với khe từ hình xuyến.Một cuộn dây gắn với màng loa. Màng loa có thể chuyển động

-

dải

tần số

từ 16Hz đến 20.000Hz

- dễ lắp đặt và chắc chắn

-

Loa điện động có chất lượng âm thanh cao, đáp tuyến tần số rộng,.

-

hoạt động rất linh hoạt, sử dụng tiện lợi, đặc biệt ở tần số thấp

-

cần phải có bộ phận phân tần

và thùng phải lắp nhiều loa con.

-

suy hao tín hiệu

-

cần tới một điện năng khá lớn,

-

Loa điện động có trở kháng thấp, thường trừ 3W đến 8W, cao lắm là 40

-

Loa điện động công suất nhỏ dùng trong truyền thanh có công suất quy định là 0,25VA và 0,15VA.

Loa điện động được dùng rộng rãi trong các máy thu thanh, ghi âm, thu hình, trong mạng lưới truyền thanh, trang âm.

-

cấu tạo gồm:Một điện áp định thiên U0, Một tụ tĩnh điện gồm hai tấm kim loại, một tấm cố định và một tấm động.

-

Giới hạn trên của dải tần làm việc rất cao, tần số cắt cũng thường ở mức rất thấp (thường dưới 800Hz)

- có đặc tính tần số khá bằng phẳng

-Loa tĩnh điện

không nhạy, không có tổn hao nhiệt, không có tổn hao dòng điện xoáy, không có tổn hao từ nên hiệu suất cao

- phải có nguồn định thiên nên việc bố trí trong phòng không được linh động, phải phối hợp trở kháng bằng biến áp.

-trở kháng thấp

-

có công suất nhỏ

-

ứng dụng  là thiết bị tăng âm,

thường dùng cho ca sĩ

Câu 9: So sánh micro điện động và micro tĩnh điện?

Giống nhau:

là thiết bị đầu cuối âm thanh được sử dụng trong nhiều hệ thống thông tin, biến đổi âm thanh thành tín hiệu điện, Độ trung thực cao.

Khác nhau:

micro điện động

micro tĩnh điện

-Cấu tạo:Một nam châm vĩnh cửu và mạch dẫn từ với khe từ hình xuyến, Một cuộn dây gồm nhiều vòng dây được căng ra bởi lưới đàn hồi để có thể dịch chuyển lên xuống tự do trong khe từ, Màng micro được gắn với cuộn dây, bên ngoài có màng vải thấm nước, lưới bảo vệ tránh va đập.

- Cấu tạo đơn giản, dễ hiểu dễ sử dụng.

- Chất lượng tốt, được dùng phổ biến

- Chịu chấn động kém.

- Hiệu suất thấp (0.5% đến 4%)    

-

Phải có nguồn điện cung cấp như pin hoặc Phantom Power (trên mixer)

- Có kích cỡ thay đổi từ rất nhỏ (như micro cài áo) đến lớn như micro dùng để thu

- Độ nhạy cao, hút xa

- Giải tần rất cân bằng từ 20Hz đến 20kHz

- Khoảng dynamic rộng

- Không bị mất bass khi  để micro xa

- Thay đổi được polar pattern và giải tần trên micro

- Âm sắc trung thực

- Ứng dụng:thường dùng cho diễn thuyết, nhạc cụ,thâu thanh, hợp ca…

-

cấu tạo gồm:Một điện áp định thiên U0.

Một tụ tĩnh điện gồm hai tấm kim loại, một tấm cố định và một tấm động

-chịu được chấn động

-

Không cần nguồn cung cấp như pin hay Phantom Power (trên mixer)

-

Có kích cỡ bình thường như chúng ta thường gặp

-

Độ nhạy thấp

-

Giải tần giới hạn (thông thường từ 50Hz đến 16kHz)

- Khoảng dynamic nhỏ

-

Bị mất bass khi để micro xa

-

Không thay đổi được Polar pattern và giải tần trên micro

-

Âm sắc ngọt và mềm

- Ứng dụng : thường dùng cho ca sĩ

Câu 10: So sánh micro điện động và micro điện từ?

Giống nhau:

là thiết bị đầu cuối âm thanh được sử dụng trong nhiều hệ thống thông tin, biến đổi âm thanh thành tín hiệu điện,

Khác nhau:

micro điện động

micro điện từ

-Cấu tạo:Một nam châm vĩnh cửu và mạch dẫn từ với khe từ hình xuyến, Một cuộn dây gồm nhiều vòng dây được căng ra bởi lưới đàn hồi để có thể dịch chuyển lên xuống tự do trong khe từ, Màng micro được gắn với cuộn dây, bên ngoài có màng vải thấm nước, lưới bảo vệ tránh va đập.

- Cấu tạo đơn giản, dễ hiểu dễ sử dụng.

- Chất lượng tốt, được dùng phổ biến

- Chịu chấn động kém.

- Hiệu suất thấp (0.5% đến 4%)    

-

Phải có nguồn điện cung cấp như pin hoặc Phantom Power (trên mixer)

- Có kích cỡ thay đổi từ rất nhỏ (như micro cài áo) đến lớn như micro dùng để thu

- Độ nhạy cao, hút xa

- Giải tần rất cân bằng từ 20Hz đến 20kHz

- Khoảng dynamic rộng

- Không bị mất bass khi  để micro xa

- Thay đổi được polar pattern và giải tần trên micro

- Âm sắc trung thực

Ứng dụng : thường dùng cho diễn thuyết, nhạc cụ,thâu thanh, hợp ca…

- cấu tạo: Bộ phận ứng (một phần tử khép kín mạch từ) ngăn cách với phần cố định của mạch từ bởi khe từ bề rộng a; bộ phận ứng có thể rung động tự do. Mạch dẫn từ thông do nam châm vĩnh cửu tạo ra và làm lõi dẫn từ của cuộn dây âm thanh. Cuộn này được cố định trên lõi mạch từ.

-

 kém nhạy, tồn tại méo phi tuyến

Câu 11, so sánh loa điện từ và loa tĩnh điện

Giống nhau:

là thiết bị đầu cuối âm thanh,

có tác dụng

biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu âm thanh

-khác nhau:

Loa điện từ

Loa tĩnh điện

- Cấu tạo gồm:Nam châm vĩnh cửu, Cuộn dây, Màng loa, Các miếng sắt non

-tần số từ 200 – 2000Hz chênh lệch 20 dB, hệ số méo không đường thẳng 15% (ở 400Hz).

-  chất lượng kém.

-

trở kháng danh định 3600W (đo ở 400Hz)

.

-

Các loa điện từ dùng trong truyền thanh có công suất danh định 0,25VA;

- Loa điện từ có ứng dụng chủ yếu làm ống nghe điện thoại vì rẻ

-

cấu tạo gồm:Một điện áp định thiên U0, Một tụ tĩnh điện gồm hai tấm kim loại, một tấm cố định và một tấm động.

-

Giới hạn trên của dải tần làm việc rất cao, tần số cắt cũng thường ở mức rất thấp (thường dưới 800Hz)

- có đặc tính tần số khá bằng phẳng

-Loa tĩnh điện

không nhạy, không có tổn hao nhiệt, không có tổn hao dòng điện xoáy, không có tổn hao từ nên hiệu suất cao

- phải có nguồn định thiên nên việc bố trí trong phòng không được linh động, phải phối hợp trở kháng bằng biến áp.

-trở kháng thấp

-

có công suất nhỏ

-

ứng dụng  là thiết bị tăng âm,..

Câu 12: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hiển thị ảnh của màn hình ống tia điện tử CRT?

+ Cấu tạo: Đèn tia âm cực CRT (cathode ray tube):

Có 3 súng điện tử quét tương ứng 3 màu đỏ, xanh lá, xanh dương

Vertical deflection plate:

phiến lệch dọc

Horizontal deflection plate:

phiến lệch ngang

Grid:

cực lưới để tạo ra mẫu quét gồm nhiều điểm trên màn hình

Nguyên lý hiển thị ảnh.

Màn hình CRT sử dụng phần màn huỳnh quang dùng để hiển thị các điểm ảnh, để các điểm ảnh phát sáng theo đúng màu sắc cần hiển thị cần các tia điện tử tác động vào chúng để tạo ra sự phát xạ ánh sáng. Ống phóng CRT sẽ tạo ra các tia điện tử đập vào màn huỳnh quang để hiển thị các điểm ảnh theo mong muốn.

Để tìm hiểu nguyên lý hiển thị hình ảnh của các màn hình CRT, ta hãy xem nguyên lý để hiển thị hình ảnh của một màn hình đơn sắc (đen trắng), các nguyên lý màn hình CRT màu đều dựa trên nền tảng này.

Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình đen-trắng

Ở các màn hình CRT cổ điển: Toàn bộ lớp huỳnh quang trên bề mặt chỉ hiển thị phát xạ một màu duy nhất với các mức thang xám khác nhau để tạo ra các điểm ảnh đen trắng. Một điểm ảnh được phân thành các cường độ sáng khác nhau sẽ được điều khiển bằng chùm tia điện tử có cường độ khác nhau.

Chùm tia điện tử được xuất phát từ một ống phát của đèn hình. Tại đây có một dây tóc (kiểu giống dây tóc bóng đèn sợi đốt) được nung nóng, các điện tử tự do trong kim loại của sợi dây tóc nhảy khỏi bề mặt và bị hút vào điện trường tạo ra trong ống CRT. Để tạo ra một tia điện tử, ống CRT có các cuộn lái tia theo hai phương (ngang và đứng) điều khiển tia này đến các vị trí trên màn huỳnh quang.

Để đảm bảo các tia điện tử thu hẹp thành dạng điểm theo kích thước điểm ảnh thiết lập, ống CRT có các thấu kính điện từ (hoàn toàn khác biệt với thấu kính quang học) bằng các cuộn dây để hội tụ chùm tia.

Tia điện tử được quét lên bề mặt lớp huỳnh quang theo từng hàng, lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải một cách rất nhanh để tạo ra các khung hình tĩnh, nhiều khung hình tĩnh như vậy thay đổi sẽ tạo ra hình ảnh chuyển động.

Cường độ các tia này thay đổi theo điểm ảnh cần hiển thị trên màn hình, với các điểm ảnh màu đen các tia này có cường độ thấp nhất (hoặc không có), với các điểm ảnh trắng thì tia này lớn đến giới hạn, với các thang màu xám thì tuỳ theo mức độ sáng mà tia có cường độ khác nhau.

Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình màu

Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình màu loại CRT giống với màn hình đen trắng đã trình bày ở trên. Các màu sắc được hiển thị theo nguyên tắc phối màu phát xạ. Mỗi màu được xác định ghép bởi 3 màu cơ bản. Từ ba màu này mà máy in trước đây chỉ gồm ba hộp màu cơ bản trên, để in màu đen thì các máy in này in cả ba màu với cường độ cao để pha trộn sao cho ra màu đen (chứ không phải là màu trắng như trong hình này)

Như vậy, có thể thấy ở màn hình CRT, mỗi hình ảnh được hiển thị không tức thời, mà từ phía trên xuống phía dưới. Nếu dùng máy ảnh chụp ảnh màn hình CRT với tốc độ nhanh sẽ nhận thấy các hình ảnh xuất hiện theo từng khối ngang màn hình. Đây chính là nguyên nhân có sự cảm nhận về rung hình. Đối với màn hình tinh thể lỏng, các hình ảnh tĩnh được hiển thị gần như tức thời nên không có cảm giác này (do đó ở tần số 60 Hz vẫn không có cảm giác rung hình).

Câu 13: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hiển thị ảnh của màn hình tinh thể lỏng LCD

?

Màn hình tinh thể lỏng (liquid crystal display, LCD) là loại thiết bị hiển thị cấu tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực.

Màn hình tinh thể lỏng được cấu tạo bởi các lớp xếp chồng lên nhau. Lớp dưới cùng là đèn nền, có tác dụng cung cấp ánh sáng nền (ánh sáng trắng). Đèn nền dùng trong các màn hình thông thường, có độ sáng dưới 1000cd/m2 thường là đèn huỳnh quang. Đối với các màn hình công cộng, đặt ngoài trời, cần độ sáng cao thì có thể sử dụng đèn nền xenon.

Hoạt động dựa trên nguyên tắc ánh sáng nền (Back Light). Bao gồm một lớp chất lỏng nằm giữa 2 lớp kiếng phân cực ánh sáng.

 Bình thường, khi không có điện áp, các tinh thể này được xếp thẳng hàng giữa hai lớp cho phép ánh sáng truyền qua theo hình xoắn ốc.

 Hai bộ lọc phân cực, 2 bộ lọc màu và 2 bộ cân chỉnh sẽ xác định cường độ ánh sáng đi qua và màu nào được tạo ra trên một pixel.

 Khi có điện áp cấp vào, lớp canh chỉnh sẽ tạo một vùng điện tích, canh chỉnh lại các tinh thể lỏng đó. Nó không cho phép ánh sáng đi qua để hiện thị lên hình ảnh tại vị trí điểm ảnh đó.

 Các điểm ảnh trong màn hình LCD là một transistor cực nhỏ ở 1 trong 2 chế độ: cho phép ánh sáng đi qua hoặc không.

 Điểm ảnh bao gồm 3 yếu tố màu: đỏ, xanh lá, xanh dương.

      Cấu tạo Màn hình LCD màu gồm có:

           Màn phát sáng nền + Màn phân cực ngang + Lưới điện cực ngang trong suốt có rãnh ngang + Tinh thể lỏng + Lưới điện cực dọc trong suốt có rãnh dọc + Lớp lọc màu + Màn phân cực dọc + Màn hiện sáng.

          Giữa 2 lớp điện cưc dọc và ngang các phần tử tinh thể lỏng có khuynh hướng tự sắp xếp bằng cách từ từ xoay 1 góc 90 độ

 Nguyên lý tạo ảnh: Các điện cực ngang (X) và dọc (Y) sắp xếp thành hàng và dãy, mỗi điểm giao nhau có một Transistor trường, chân S đấu vào điện cực Y,  chân G đấu vào điện cực X , khi Transistor dẫn thì chân D sẽ có điện áp bằng điện cực Y tạo ra một điện áp chênh lệch với đế trên của LCD  Mỗi Transistor sẽ điều khiển một điểm mầu , các tín hiệu ngắt mở được đưa đến điện cực X, tín hiệu Video được đưa đến điện cực Y, điện áp chênh lệch giữa điện cực X và Y sẽ làm Transistor dẫn tạo ra một điểm mầu có cường độ sáng nhất định

Câu 14: So sánh màn hình ống tia điện tử và màn hình LCD?

Giống nhau:

là loại thiết bị hiển thị hình ảnh, văn bản, dữ liệu, Thể hiện màu sắc rất trung thực, tốc độ đáp ứng cao.

Khác nhau:

màn hình ống tia điện tử

màn hình LCD

-

cấu tạo từ một ống phóng điện tử và cụm màn hình bằng thuỷ tinh.

- độ phân giải có thể đạt được cao. Phù hợp với games thủ và các nhà thiết kế, xử lý đồ hoạ

- Chiếm nhiều diện tích, tiêu tốn điện năng hơn các loại màn hình khác, thường gây ảnh hưởng sức khoẻ nhiều hơn với các loại màn hình khác

- bị giật khi sờ tay vào màn hình

-

      Cấu tạo:  Màn phát sáng nền,Màn phân cực ngang, Lưới điện cực ngang trong suốt có rãnh ngang,Tinh thể lỏng,Lưới điện cực dọc trong suốt có rãnh dọc, Lớp lọc màu,Màn phân cực dọc, Màn hiện sáng.

-Chiếm ít diện tích, tiêu tốn ít điện năng

- không bị giật khi sờ tay vào màn hình

Câu 15: Vẽ sơ đồ và giải thích các khối trong sơ đồ khối của màn hình LCD?

·

Sơ đồ khối của màn hình LCD:

POWER(khốinguồn)

Khối nguồn của màn  hình Monitor LCD có chức năng cung cấp các điện áp DC ổn định cho cácc bộ phận của máy, bao gồm:

-

Điện áp 12V cung cấp cho khối cao áp

-

Điện áp 5V cung cấp cho Vi xử lý và các IC nhớ

-

Điện áp 3,3V cung cấp cho mạch xử lý tín hiệu Video

      Khối nguồn có thể được tích hợp trong máy cũng có thể được thiết kế ở dạng Adapter bên ngoài rồi đưa vào máy điện áp 12V hoặc 19V DC.

MCU (Micro Control Unit – Khối vi xử lý)

Khối vi xử lý có chức năng điều khiển các hoạt động chung của máy, bao gồm các điều khiển:

-

Điều khiển tắt mở nguồn

-

Điều khiển tắt mở khối cao áp

-

Điều khiển thay đổi độ sáng, độ tương phản

-

Xử lý các lệnh từ phím bấm

-

Xử lý tín hiệu hiển thị OSD

-

Tích hợp mạch xử lý xung đồng bộ

·

INVERTER(Bộđổiđiện–Khốicaoáp)

Có chức năng cung cấp điện áp cao cho các đèn huỳnh quang Katot lạnh để chiếu sáng màn hình

Thực hiện tắt mở ánh sáng trên màn hình

Thực hiện thay đổi độ sáng trên màn hình

·

ADC (Mạch Analog Digital Converter)

Mạch này có chức năng đổi các tín hiệu hình ảnh R, G , B từ dạng tương tự sang tín hiệu số rồi cung cấp cho mạch Scaling

·

SCALING (Xử lý tín hiệu Video, chia tỷ lệ khung hình)

Đây là mạch xử lý tín hiệu chính của máy, mạch này sẽ phân tích tín hiệu

video thành các giá trị điện áp để đưa lên điều khiển các điểm ảnh trên

màn hình, đồng thời nó cũng tạo ra tín hiệu Pixel Clock – đây là tín

hiệu quét qua các điểm ảnh

·

LVDS (Low Voltage  Differential Signal)

Đây là mạch xử lý tín hiệu vi phân điện áp thấp, mạch thực hiện đổi tín

hiệu ảnh số thành điện áp đưa lên điều khiển các điểm ảnh trên màn

hình, tạo tín hiệu quét ngang và quét dọc trên màn hình, mạch này

thường gắn liền với đèn hình.

·

LCD PANEL (Màn hình tinh thể lỏng)

Đây là toàn bộ phần hiển thị LCD và các lớp tạo ánh sáng nền của đèn hình. Phần hiển thị LCD sẽ tái tạo lại ánh sáng cho các điểm ảnh, sau đó sắp xếp chúng lại theo chật tự ban đầu để tái tạo hình ảnh ban đầu.Phần tạo ánh sáng nền sẽ tạo ra ánh sáng để chiếu sáng lớp hiển thị .

Ưu điểm của loại màn hình này là mỏng, nhẹ, phẳng, không chiếm diện tích trên bàn làm việc, tiết kiệm điện năng và được cho là ít ảnh hưởng đến sức khỏe như công nghệ bóng đèn hình. Tuy nhiên, LCD có độ tương phản thấp hơn CRT.

Câu 16: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bàn phím?

Bàn phím là thiết bị nhập thông tin vào cho máy tính xử lý, thông tin từ bàn phím là các ký tự, số và các lệnh điều khiển.

·

Cấu tạo của bàn phím:

Mỗi phím bấm trên bàn phím tương ứng với một công tắc đấu  có một địa chỉ hàng và cột duy nhất, người ta lập trình cho các phím này để tạo ra các mã nhị phân 11 bít gửi về máy tính khi phím được nhấn. Trong dữ liệu 11 bit gửi về có 8 bít mang thông tin nhị phân (gọi là mã quét bàn phím ) và 3 bit mang thông tin điều khiển . 8 bít mang thông tin nhị phân đó được quy ước theo tiêu chuẩn quốc tế để thống nhất cho các nhà sản xuất bàn phím .

·

Nguyên lý hoạt động:

Bảng sau là thí dụ khi ta nhấn một số phím, bàn phím sẽ gữi mã quét ở dạng nhị phân về máy tính như sau :

Tên phím Mã quét nhị phân Mã ASCII tương ứng

A 0001 1110 0100 0001

S 0001 1111 0101 0011

D 0010 0000 0100 0100

F 0010 0001 0100 0110

G 0010 0010 0100 0111

 Mã quét bàn phím được nạp vào bộ nhớ đệm trên RAM sau đó hệ điều hành sẽ dịch các mã nhị phân thành ký tự theo bảng mã ASCII

Khi bấm phím A => bàn phím gửi mã nhị phân cho bộ nhớ đệm sau đó hệ điều hành sẽ đối sang mã ASC II và hiển thị ký tự trên màn hình

Câu 17: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chuột bi? So sánh chuột bi

và chuột quang?

-

Chuột bi:

Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:

Bên trong chuột bi có một viên bi cao su tỳ vào hai trục bằng

nhựa được đặt vuông góc với nhau, khi ta di chuột thì viên bi

quay => làm cho hai trục xoay theo, hai trục nhựa được gắn với

bánh răng nhựa có đục lỗ, mỗi bánh răng được đặt lồng vào

trong một cảm biến bao gồm một Diode phát quang và một đèn

thu quang.

Bộ cảm biến trong chuột bi gồm có: đèn thu quang, bánh răng, diode phát quang. Diode phát quang phát ra ánh sáng hồng ngoại chiếu qua bánh

răng nhựa đục lỗ chiếu vào đèn thu quang, khi bánh răng xoay

thì ánh sáng chiếu vào đèn thu quang bị ngắt quãng , đèn thu

quang đổi ánh sáng này thành tín hiệu điện đưa về IC giải mã=> tạo thành tín hiệu điều khiển cho con trỏ dịch chuyển trên

màn hình. Bộ cảm biến đổi chuyển động cơ học của viên bi thành tín hiệu điện

- Trong chuột bi có hai bộ cảm biến , một bộ điều khiển cho

chuột dịch chuyển theo phương ngang, một bộ điều khiển dịch

chuyển theo phương dọc màn hình .

Hai bộ cảm biến đưa tín hiệu về IC giải mã

Bên cạnh các bộ cảm biến là các công tắc để nhấn phím chuột

trái hay phím chuột phải

.

Công tắc để nhấn trái chuội hai nhấn phải chuột

Chuột quang:

--Cấu tạo bên trong chuột quang

+ Bộ phận quan trọng nhất của chuột quang là hệ thống phát quang và cảm quang, Diode phát ra ánh sáng chiếu lên bề mặt bàn, ảnh bề mặt sẽ được thấu kính hội tụ, hội tụ trên bộ phận cảm quang .

+ Bên cạnh bộ phận quang học là bi xoay và các công tắc như chuột thông thường .

--- Nguyên tắc hoạt động của chuột quang

:

Diode phát quang phát ra ánh sáng đỏ chiếu lên bề mặt của tấm

di chuột , ảnh của bề mặt tấm di chuột được thấu kính hội tụ

lên bề mặt của bộ phận cảm quang, bộ phận cảm quang sẽ phân

tích sự dịch chuyển của bức ảnh => tạo thành tín hiệu điện gửi

về máy tính.

+ Diode phát quang có hai chế độ sáng, chế độ sáng yếu Diode

được cung cấp khoảng 0,3V . Chế độ sáng mạnh Diode được

cung cấp khoảng 2,2V .

+ Khi ta không di chuyển chuột thì sau khoảng 3 giây Diode sẽtự chuyển sang chế độ tối để giảm cường độ phát xạ làm tăng

tuổi thọ của Diode .

Câu 18: Modem là gì? Nêu các đặc tính để phân loại modem?

Modem (Modulation and Demodulation) là thiết bị có hai chức năng là điều chế và giải điều chế. Đây là thiết bị trung gian để kết nối máy tính và đường điện thoại để biến đổi tín hiệu số từ máy tính thành tín hiệu tương tự trên đường truyền thoại và biến đổi tín hiệu tương tự từ đường truyền thoại thành tín hiệu số để máy tính có thể xử lí công việc tiếp theo.

a.

Theo tầm hoạt động:

+ Modem tầm ngắn.

+ Modem đặc chủng VG.

+ Modem băng rộng tầm xa.

b.

Theo loại đường dây:

+ Đường thuê riêng.

+ Đường quay số.                                                                                                    

c.

Theo chế độ hoạt động:

+ Modem bán song công.

+ Modem song công.

+ Modem đơn công.                                                                              

d.

Theo sự đồng bộ:

+ Modem không đồng bộ.

+ Modem đồng bộ.                                                                                                  

e.

Theo phương pháp điều chế:

+ Điều chế tương tự: AM, FM, PM.

+ Điều chế số: ASK, FSK, PSK, ASK coherent PSK.

f.

Theo tốc độ: Căn cứ vào tốc độ làm việc của modem ta có các loại modem như: modem 2400, modem 9600, modem V.34, modem 56k…

g.

Theo kỹ thuật truyền dẫn:

+ Truyền dẫn bằng sợi quang hay không phải sợi quang.

+ Truyền dẫn đồng bộ hay không đồng bộ.

      + Truyền dẫn tương tự hay đường thuê bao số.

Câu 19,20,21,22: Giao thức của modem là gì? Giải thích quá trình “RETRAINING” trong modem ? Trình bày về 10 lệnh trong tập lệnh của modem?

Giao thức của modem

là 1 phương pháp bao gồm những thủ tục chức năng mà qua đó hai modem thống nhất thông tin liên lạc với nhau. Có thể xem giao thức như 1 ngôn ngữ chung cho cả hai thiết bị.

·

Quá trình “RETRAINING” ở trong modem:

-

Trong khi đang thực hiện kết nối, cũng có trường hợp 2 modem thay đổi tốc độ làm việc do đường dây bị xuyên nhiễu.

-

Khi 1 trong 2 modem phát hiện ra điều này, nó sẽ tiến hành đàm phán trở lại – Thao tác này gọi là “RETRAINING”.

-

Khi thực hiện thao tác này, kết nối sẽ bị treo trong vài giây nhưng không bị cắt.

“RETRAINING” chỉ được thực hiện khi cả 2 modem đều có chức năng này

·

Quá trình “FALL BACK” trong modem:

-

Khi tiến hành 1 cuộc gọi, modem gọi sẽ gửi 1 âm hiệu theo 1 phương thức điều chế đã chọn (việc chọn và gửi đi là tự động).

-

Nếu modem bị gọi được hỗ trợ phương pháp điều chế tương tự thì kết nối sẽ được thực hiện ngay.

Nếu không, các modem nỗ lực quay lui trở lại các phương pháp điều chế có tốc độ thấp hơn. Phương pháp đầu tiên mà cả 2 modem đều có trong quá trình quay lui sẽ là phương pháp dùng cho kết nối. 

·

Quá trình “FLOW CONTROL” trong modem:

-

Trong quá trình truyền và nhận dữ liệu, vì một nguyên nhân nào đó mà bên thu không kịp nhận dữ liệu của bên phát, khi đó các dữ liệu truyền sau đó sẽ bị mất.

-

Điều khiển luồng có vai trò ngăn chặn những trường hợp này và điều tiết thao tác truyền và nhận dữ liệu giữa hai thiết bị bất kì.

-

Có 2 phương pháp điều khiển luồng:

+ Điều khiển luồng bằng phần cứng RTS/CTS

+ Điều khiển luồng bằng phần mềm Xon/Xoff.

Tập lệnh:

1. Lệnh , : Là lệnh tạm dừng trong chuỗi lệnh quay số.

2. Lệnh D: Là lệnh quay số kết nối với đầu xa.

3. Lệnh E: Là lệnh lặp lại ký tự, lệnh có 2 tham số.

+ 0: không lặp lại ký tự.

+ 1: lặp lại ký tự.

4. Lệnh +++: Là ký tự thoát tạm ra chế độ lệnh mà không ngắt cuộc nối.

5. Lệnh O: Là lệnh trả modem về chế độ dữ liệu từ chế độ lệnh tạm thời.

6. Lệnh P: Chỉ dùng trong chuỗi lệnh quay số yêu cầu modem quay số kiểu pulse.

7. Lệnh T:  Chỉ dùng trong chuỗi lệnh quay số yêu cầu modem quay số kiểu tone.

8. Lệnh Q: Là lệnh modem cho phép hay không cho phép gửi đáp ứng. có 2 tham số.

+ 0: Cho phép.

+ 1: không cho phép.

9. Lệnh;: Là lệnh yêu cầu trở về chế độ lệnh sau khi quay số.

10. Lệnh V: Là lệnh cho phép chọn kiểu đáp ứng, có 2 tham số.

Câu 23: Trình bày về giao thức truyền tập tin trong modem

1.

Giao thức XMODEM

XMODEM là một giao thức cho phép hai máy tính có thể truyền các tập tin cho nhau qua modem một cách tin cậy bằng truy cập gọi số.

XMODEM là một giao thức ARQ gửi và đợi đơn giản, sử dụng trường dữ liệu có độ dài cố định. Trong các gói dữ liệu có một byte tổng kiểm tra (Check sum) để phát hiện lỗi.

Nhiệm vụ đầu tiên trong bất cứ giao thức truyền tập tin nào cũng phải là thiết lập mối liên kết giữa phía gửi và phía nhận. Giao thức XMODEM thuộc dạng giao thức điều khiển từ phía nhận (Receiver driven), tức là phía nhận chịu trách nhiệm kích thích và duy trì truyền thông các gói dữ liệu.                                                     

2.

 Giao thức XMODEM CRC

Giao thức XMODEM chỉ dùng một byte CheckSum để phát hiện lỗi do đó còn để sót rất nhều lỗi. Ðể tăng khả năng phát hiện lỗi, người ta đã thay một byte CheckSum bằng hai byte kiểm tra CRC.

Giao thức XMODEM CRC sử dụng thuật toán tính CRC thuận (Không đảo chiều các bit) và sử dụng đa thức sinh x16+x12+x5+1 của CCITT. Số dư (CRC) được tạo ra là một số nguyên 16 bits, khi truyền đi byte cao được truyền trước, byte thấp truyền sau.

3.

Giao thức Kermit

Giao thức Kermit được thiết kế để các máy tính lớn và các máy vi tính có thể trao đổi dữ liệu với nhau bằng truy cập gọi số, trên cơ sở giải quyết những trục trặc xuất hiện khi một trong những máy tính nối ghép sử dụng mã 7 bits (Vốn rất phổ biến đối với các máy tính lớn), trong khi các máy vi tính thường sử dụng các tập tin kí tự phát triển.

Về cơ bản, giao thức Kermit vẫn là một giao thức ARQ gửi và đợi: Phía gửi truyền đi một gói dữ liệu sau đó đợi phía nhận xác nhận gói đó. Phía nhận có thể yêu cầu truyền gói tiếp theo bằng cách phúc đáp ACK hoặc yêu cầu truyền lại bằng cách gửi phúc đáp NAK.

Các đặc điểm mới của giao thức Kermit là:

- Phía nhận giám sát toàn bộ quá trình truyền để xác định thời điểm bắt đầu tập tin mới vì trong giao thức Kermit cho phép truyền nhiều tập tin trong một lần truyền.

- Ðộ dài của gói có thể biến động.

- Trong giao thức Kermit có đưa ra một giả thiết là các kí tự in được trong bảng ASCII (Có mã từ 20h đến 7Eh) phải truyền được qua kênh.

- Giao thức Kermit sử dụng nhiều loại gói khác nhau

- Các phúc đáp của phía nhận phải bao gồm trọn một gói, mặc dù các gói này có thể là rỗng (Trong giao thức XMODEM phúc đáp là các kí tự)

- Tên tập tin được chứa luôn trong giao thức

- Do có sử dụng các gói "báo trước" nên giao thức Kermit rất linh động, các đặc điểm và khả năng mới có thể được dễ dàng thêm vào mà vẫn giữ được tính tương thích với các phiên bản trước.                                                                            

4.

 Giao thức liên kết cục bộ (Local Link Protocol)

Các giao thức được xét đến ở trên thuộc loại giao thức End to end. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì nó yêu cầu việc sửa lỗi và phát hiện lỗi phải có từ đầu đến cuối (Từ khi đọc đĩa của phía gửi đến khi ghi xuống đĩa của phía nhận), điều này đảm bảo rằng bất kì lỗi nào xẩy ra giữa phía phát và phía nhận đều bị phát hiện.

Trong một số trường hợp, việc thực hiện kiểm tra lỗi này là không cần thiết nếu trong đường truyền dữ liệu không bị lỗi hoặc chỉ bị ảnh hưởng của một loại lỗi đã biết thì ta có thể đơn giản hoá bớt các thủ tục chống lỗi. Giao thức liên kết cục bộ được thiết kế cho các trường hợp như vậy. Giao thức liên kết cục bộ cho phép xác định được byte dữ liệu có bị mất không, nếu có thì sẽ yêu cầu truyền lại.

Các gói dữ liệu bao gồm một byte chứa chiều dài gói (LEN), các byte dữ liệu có chiều dài từ 0 đến 254 và kết thúc gói là byte EOP.

Lúc bắt đầu, phía gửi phát byte LEN đến khi phía nhận phúc đáp Ack, tiếp theo, phía gửi truyền phần còn lại của gói dữ liệu. Nếu phía nhận nhận được gói có số byte đúng bằng LEN và kí tự EOP là đúng, nó sẽ gửi NAK để xác nhận gói dữ liệu vừa truyền, trái lại, phía nhận sẽ gửi NAK để yêu cầu phía gửi phát lại phần dữ liệu bị lỗi (Không phát lại byte LEN).

Việc sử dụng byte EOP (Mã ASCII là17h) để đánh dấu cuối gói chỉ ra rằng giao thức sẽ hoạt động như mô tả ở trên. Ðể cải thiện tính năng làm việc, người ta sử dụng byte SOH (Mã ASCII là 01h) để đánh dấu kết thúc gói thay cho byte EOP để chỉ ra rằng gói tiếp theo sẽ có cùng độ dài như gói vừa được nhận, vì thế không cần thiết phải có sự "bắt tay" cho byte LEN.

Câu 24: Modem là gì? Trình bày các chế độ hoạt động của modem?

Giao thức của modem

là 1 phương pháp bao gồm những thủ tục chức năng mà qua đó hai modem thống nhất thông tin liên lạc với nhau. Có thể xem giao thức như 1 ngôn ngữ chung cho cả hai thiết bị.

         Các chế độ hoạt động của modem

: Thông thường modem có 2 chế độ hoạt động cơ bản

+ Chế độ lệnh

: gọi là command mode cho phép người sử dụng gửi các lệnh từ bàn phím vào modem để yêu cầu modem thực hiện 1 công việc nào đó. Thông qua chế độ lệnh người dùng có thể tham khảo modem, cấu hình hoạt động cho nó, thực hiện các công tác kiểm thử bảo trì hệ thống.

+

Chế độ dữ liệu

: gọi là data mode cho phép người dùng trao đổi dữ liệu xuyên qua đường đến đầu xa.

Trong chế độ dữ liệu có 2 chế độ làm việc đó là chế độ “hội thoại” và “truyền nhận tập tin”. Chế độ “hội thoại” modem cho phép 2 thiết bị đầu cuối dữ liệu ở 2 đầu cầu nối có thể đàm thoại qua màn hình. Chế độ thông tin trên cầu nối qua modem là song công hoàn toàn.

 Chế độ truyền nhận tập tincho phép các đầu cuối truyền và nhận tập tin với nhau. Việc truyền nhận tập tin của modem có sự phối hợp các giao thức truyền (được sử dụng trong các phần mềm truyền số liệu được cài đặt trong các đẩu cuối dữ liệu hay máy tính). Chế độ thông tin trong truyền nhận tập tin là song công hay bán song công tùy thuộc vào giao thức đang sử dụng.

Các giao thức truyền nhận tập tin bán song công: XMODEM, YMODEM, KERMIT.

Chú ý: không thể gửi lệnh vào modem khi nó đang ở trong chế độ dữ liệu và tương tự, không thể gửi dữ liệu vào modem khi nó đang trong chế độ lệnh. 

Câu 25: Chế độ lệnh của modem có ý nghĩa gì? Khi nào modem sẽ vào chế độ lệnh một cách tự động

?

+ Chế độ lệnh

: gọi là command mode cho phép người sử dụng gửi các lệnh từ bàn phím vào modem để yêu cầu modem thực hiện 1 công việc nào đó. Thông qua chế độ lệnh người dùng có thể tham khảo modem, cấu hình hoạt động cho nó, thực hiện các công tác kiểm thử bảo trì hệ thống.

Modem sẽ vào chế độ lệnh một cách tự động khi:

+ Khởi động modem.

+ Ấn một phím bất kỳ trên bàn phím khi modem đang quay số.

+ Reset modem.

 + Modem không nhận được tín hiệu sóng mang của máy khác do đường dây rớt mạch, bị nhiễu hay các trở ngại khác trong quá trình kết nối dữ liệu

Câu 26: Trình bày các vấn đề về tín hiệu trong modem?

Sự suy giảm.

Khi 1 tín hiệu lan truyền dọc dây dẫn vì lý do nào đó biên độ của nó giảm xuống được gọi là sự suy giảm tín hiệu.

Sự suy giảm tín hiệu gia tăng theo 1 hàm của tần số, trong khi đó tín hiệu lại bao gồm 1 dải tần. Vì vậy tín hiệu sẽ bị biến dạng do các thành phần suy giảm không bằng nhau. Để khắc phục vấn đề này, các bộ khuếch đại được thiết kế sao cho khuếch đại các tín hiệu có tần số khác nhau với hệ số khuếch đại khác nhau. Ngoài ra, còn có thiết bị cân chỉnh gọi là equalizer được dùng để cân bằng sự suy giảm xuyên qua 1 băng tần được xác định.

 Giới hạn băng thông.

Bất kỳ 1 kênh hay đường thông tin nào: cáp xoắn, cáp đồng trục, radio... đều có 1 băng thông xác định liên hệ với nó, băng thông  chỉ ra rằng các thành phần tần số nào của tín hiệu sẽ được truyền qua kênh mà không bị suy giảm. Do đó, khi truyền dữ liệu qua 1 kênh cần phải đánh giá ảnh hưởng của băng thông trên dữ liệu truyền.

Vì các kênh thông tin có băng thông giới hạn, nên khi tín hiệu nhị phân truyền qua kênh, chỉ những thành phần tần số trong dải thông sẽ nhận được bởi máy thu.

 Sự biến dạng do trễ pha

.

Tốc độ lan truyền của tín hiệu thuần nhất dọc theo 1 đường truyền thay đổi tùy tần số. Do đó, khi truyền 1 tín hiệu số, các thành phần tần số khác nhau tạo nên nó sẽ đến máy thu với sự trễ pha khác nhau, dẫn đến biến dạng do trễ pha của tín hiệu tại máy thu. Sự biến dạng sẽ gia tăng khi tốc độ bit tăng. Biến dạng trễ làm thay đổi các thời khắc củ tín hiệu gây khó khăn trong việc lấy mẫu tín hiệu.

 Sự nhiễu.

Khi không có tín hiệu, 1 đường truyền dẫn hay kênh truyền được xem là lý tưởng nếu mức điện trên đó là zero. Trong thực tế, có những tác động ngẫu nhiên làm cho tín hiệu điện trên đường truyền khác zero, cho dù không có tín hiệu dữ liệu nào được truyền trên đó. Mức tín hiệu này gọi là mức nhiễu đường dây. Khi 1 tín hiệu bị suy giảm thì biên độ của nó giảm đến mức nhiễu đường.

Một nguyên nhân gây nhiễu được biết đến gọi là nhiễu xuyên âm. Nhiễu hình thành do 2 dây dẫn đặt kề nhau. Tín hiệu truyền trên dây này trở thành tín hiệu nhiễu vào dây kia.

Một dạng nhiễu khác là nhiễu xung điện, nguyên nhân gây ra bắt nguồn từ các tác nhân bên ngoài như nguồn điện năng, các thiết bị đang hoạt động.

Loại nhiễu thứ 3 được biết đến như là nhiễu nhiệt, hiện diện trong tất cả các thiết bị điện và các phương tiện truyền, bất chấp hiện tượng ngoại cảnh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: