thành ngữ tiếng trung.
A
ẨM THUẦN TỰ TÚY
Âm Binh Thiên Tương
ẨM CHẨM CHỈ KHÁT
Âm Cực Dương Hồi
Ẩm Thủy Truy Nguyên
Ấm yến ngoạn nhạc
Án đồ sách ký
ĂN CHẲNG CẦU NO
ÁN BINH BẤT ĐỘNG
ẨN CẢ
ẨN CÂY
ANH HÙNG VÔ DỤNG VÕ CHI ĐỊA
an tiền mã hậu
Ái Nhi Bất Kiến
Ái Nguy Tử Hiểm
Ái Ốc cập ô
AO HÁN
ÁO GIỚI LÂN
ẨU TÂM LỊCH HUYẾT
B
Bạch đầu giai lão
BA CÂY
BA CÕI
BA DƯƠNG
BA ĐIỀU SỢ
BA MƯƠI SÁU CHƯỚC
BA NGÀN
BA QUÂN
BA SINH
BA TÀI
BA THÂN
BA THU
BA XUÂN
BÁ DI
BÁ LAO
BÁ NHẠC
bả loan đao đối
BÁ KIỀU CHIẾT LIỄU
BÁC NHI BẤT TINH
BÁCH NIÊN
BÁCH BỘ XUYÊN DƯƠNG
Bách Chiết Bất Hồi
BÁCH VĂN BẤT NHƯ KIẾN
Bách Chiết Thiên Ma
bách bất cập đãi
BÁCH XUYÊN QUY HẢI
BẠNG GIÀ SINH CHÂU
BẠCH CÂU
BẠNG DUẬT
BẠCH DIỆN THƯ SINH
BẠCH KHỞI
BẠCH MAO
BẠCH TUYẾT
BẠCH ĐẦU NHƯ TÂN
Bạng duật tương trì ngư ông đắc lợi
BÁI VIỆT
BÀNH TỔ
BÀNH TRẠCH
BAO TỰ
BÀO LẠC
BÃI BỂ NƯƠNG DÂU
BẢO PHIỆT
BẠO HỔ
BÁT ÂM
BÁT MÔN
BÁT NHÃ
BÁT TIÊN
BẮC CỰC
Bạc Thần Khinh Ngôn
BẮN DƯƠNG
Bạt Miêu trợ trưởng
BẮT KHỈ
BẮN SẺ
BAN CƠ
BAN MÔN LỘNG PHỦ
BAN SIÊU
BÀN ĐÀO
BÀN KHÊ
BÁN HÙM BUÔN SÓI
BẢN TRÚC
BÁN THỎ BUÔN HẦM (HÙM):
BÀNG QUYÊN
BẢNG MAI
BẢNG VÀNG BIA ĐÁ
BẢNG XUÂN
BĂNG MÔI:
BĂNG NHÂN
BẤT KHẢ HẠ ĐƯỜNG
BẤT NHƯỢNG Ư SƯ
BẤT DANH NHẤT TIỀN
BẤT DI DƯ LỰC
BẤT HÀN NHI LẬT
BẤT VI
BẤT KHUẤT BẤT NÁO
BẤT NHẬP HỔ HUYỆT, YÊN ĐẮC HỔ TỬ
bất tri thiên cao địa hậu
Bất tam bất tứ
Bất tri sở thố
bất chiết bất khấu
Bất lao nhi hoạch
Bất kể kì sổ
BẦU CƠ SƠN
BẦU HỒ THIÊN
BẦU NHAN UYÊN
BẤT CẦU THẬM GIẢI
BẤT KHAM HỒI THỦ
BẺ LIỄU
BẺ QUẾ
BÈO NƯỚC GẶP NHAU
BỂ DÂU
bế nguyệt tu hoa
BỂ KHỔ
BỂ KÌNH BẶT TĂM
BỂ THỆ NON NGUYỀN
BỂ TRẦM LUÂN
BỂ TRÌNH CHU
BỆ THIỀU
BẾN HÀ CHÂU
BẾN MÊ
BỆNH TỀ TUYÊN
BẾP TRỜI
BỈ SẮC TƯ PHONG
BỈ THỬ NHẤT THÌ
Bì tiếu nhục bất tiếu
BĨ CỰC THÁI LAI
BĨ CỰC THÁI SINH
BĨ, THÁI
BIA TRUY LỆ
BÍCH HÁN
BIỂN THƯỚC
BIỆN HÒA
BINH NAM DƯƠNG
BÌNH ĐỊA BA ĐÀO
Bình khang
BÌNH NGUYÊN QUÂN
BÌNH THÀNH
Bình phân thu sắc
BIỂN BIẾN DÂU XANH
Binh bất yếm trá (Chiến đấu bất chấp thủ đoạn )
Bệnh nhập cao hoang (Vô phương cứu chữa)
Bình dị cận nhân
Bình thủy tương phùng
BÓI PHƯỢNG
Bôi cung xà ảnh
BÓI RÙA
BÓNG CHIM TĂM CÁ
BÓNG HỒNG
BÓNG NGA
BÓNG Ô
BÓNG QUẾ
BÓNG TỐ
BÓNG THỎ
BÓNG XUÂN
BỒ
BỒ ĐỀ
BỒ ĐOÀN
BỒ LIỄU
BỒ TÁT
BỐ KINH
BỐN BẠN
BỐN HAY
Bối hắc oa
BỒNG CHÂU
BỒNG HỒ
BỒNG LAI
BỤI HỒNG
BỤI TIÊU TƯỜNG
BÚT NGỌC ĐƯỞNG
C
CÁ LẶN NHẠN SA
CÁ LONG DƯƠNG
CÁ NƯỚC
CÁ NHÀN
Cấm nhược hàn thiền
Cảnh cảnh vu hoài
Cật trứ oản lý đích hoàn khán trứ oa lý đích
Cẩu khẩu trường bất xuất tượng nha
Cầu sanh bất đắc,cầu tử bất năng
Các chủng các dạng
CÁCH CỰU ĐỈNH TÂN
Cách cách bất nhập
Chiến chiến căng căng
Cô lậu quả văn
Cơ bất trạch thực
Cử án tề mi
Cử kỳ bất định
Cửu nhi cửu chi
Cùng binh độc vũ
Cường nỏ chi mạt
D
Dụng kỳ nhân chi đạo hoàn chí kỳ nhân chi thân
Diện vô nhân sắc
Danh quá kỳ thật
Diện diện tương thứ
Dưỡng tôn xứ ưu
Duyên Nợ Ba Sinh
Diệu bất khả ngôn
Di xú vạn niên
Đ
Đại cật nhất kinh
Đầu vựng mục huyễn
Đại trương kì cổ
Đại hỉ quá vọng
Đảm chiến tâm kinh
Đắc thốn tiến xích
Đắc tâm ứng thủ
Đằng vân giá vũ
Đà nê đái thủy
Đãng nhiên vô tồn
Đãng nhân tâm phách
Địa động sơn diêu
Điên đảo hắc bạch
Điếu nhi lang đương
Đột phi mãnh tiến
G
Giá họa vu nhân
Giảo nha thiết xỉ
Giảo thố tam quật
Giang lang tài tận
H
Hoa chi loạn chiến
Hồ bằng cẩu hữu
Hôi phi yên diệt
Huyết nùng vu thủy
Hồ tác phi vi
Hoạch thủ mại tiến
Hảo mã bất cật hồi đầu thảo thỏ tử bất cật oa biên thảo
Hiện mãi hiện mại
Hoạn đắc hoạn thất
Hảo tự vi chi
Hưu dưỡng sanh tức
Hưng phong tác lãng
Hữu thanh hữu sắc
Hung hữu thành trúc
Hạc lập kê quần
Hoạt sanh sanh
K
Kê phi cẩu khiêu
Kim ngọc kì ngoại, bại nhứ kì trung
Kê minh cẩu đạo
Khánh trúc nan thư
Khẩu mật phúc kiếm
Khéo thủ hào đoạt
Khoát nhiên khai lãng
Khoáng nhật trì cửu
Khoát nhiên khai lãng
Khởi tử hồi sinh
Không trung lầu các
Khúc nghê thường.
Khuynh thành khuynh quốc
Kiêm thính tắc minh
Kiệt trạch nhi ngư
Kim ngọc kỳ ngoại, bại tự kỳ trung
Ký nhân ly hạ
Kỳ hóa khả cư
Kỷ nhân ưu thiên
Kỵ hổ nan hạ
L
Lạc bất tư Thục
Lại dương dương
Lang tử dã tâm
Lao khổ công cao
Lao nhi vô công
Lão mã thức đồ
Lão sinh thường đàm
Lực bất tòng tâm
Lục lực đồng tâm
Lưỡng bại câu thương
Lực kiệt thân bì
Lưu ngôn phi ngữ
M
Mãn địa hoa nha
Mãn thành phong vũ
Mạn thiên cái địa
Mạn bất kinh tâm
Mao Toại tự tiến
Mê đồ tri phản
Minh châu ám đầu
Một hoàn một liễu
Một đại một tiểu
Mao cốt tủng nhiên
Mục bất tà thị
N
Nã nhân thủ đoản, cật nhân chủy nhuyễn
Nha tước vô thanh
Nê ngưu nhập hải
Ngu Công di sơn (Ngu Công dời núi)
Ngọa tân thường đảm (Nằm gai nếm mật)
Như ngư đắc thủy
NHẤT NHÂN ĐƯƠNG THẬP.
NHẤT NHÂN PHỤC SỞ.
NHẤT NHÂN ĐẮC ĐẠO, KÊ KHUYỂN THĂNG THIÊN.
NHẤT CHI VỊ THÂM.
NHẤT KỈ CHI TƯ
NHẤT PHI XUNG THIÊN
NHẤT TỊCH CỬU TỈ.
NHẤT ĐẨU BÁCH THIÊN.
NHẤT PHƯƠNG CHI CHỦ.
NHẤT TÂM NHẤT ĐỨC
NHẤT PHU ĐƯƠNG QUAN, VẠN PHU MẠC KHAI
NHẤT VÔ SỞ QUÝ
NHẤT BẤT TỐ NHỊ BẤT HƯU
NHẤT KHUYỂN PHỆ HÌNH, BÁCH KHUYỂN PHỆ THANH
NHẤT NHẬT TAM THU
NHẤT NHẬT THIÊN LÍ
NHẤT KIẾN NHƯ CỐ.
NHẤT KIẾN CHUNG TÌNH
NHẤT NHẬT BẤT ĐẠT
NHẤT KHỨ BẤT PHỤC PHẢN
NHẤT THẾ CHI HÙNG
NHẤT MỤC THẬP HÀNG
NHẤT ĐIỆP TRI THU
NHẤT DIỆP CHƯƠNG MỤC,
NHẤT PHÁT THIÊN QUÂN
NHẤT KHÂU CHI LẠC
NHẤT Y ĐÁI THỦY
NHẤT TỰ CHI SƯ
NHẤT TỰ THIÊN KIM
NHẤT TỰ BAO BIẾM
NHẤT QUYẾT THƯ HÙNG
NHẤT TRƯỜNG XUÂN MỘNG
NHẤT THÀNH BẤT BIẾN
NHẤT KHÚC THIÊN KIM
NHẤT ĐOÀN HÒA KHÍ
NHẤT VÕNG ĐẢ TẬN
NHẤT TRUYỀN THẬP, THẬP TRUYỀN BÁCH
NHẤT NGÔN VI TRỌNG
NHẤT NGÔN DĨ TẾ CHI
NHẤT NGÔN TỨC XUẤT, TỨ MÃ NAN TRUY
NHẤT PHẨU HOÀNG THỔ
NHẤT LAO VĨNH DẬT
NHẤT TRƯƠNG NHẤT THỈ.
NHẤT PHẠN THIÊN KIM
NHẤT THÂN LƯỠNG DỊCH
NHẤT THÂN KHINH
NHẤT THÂN THỊ ĐẢM
NHẤT BA TAM CHIẾT
NHẤT KHẮC THIÊN KIM
NHẤT THỊ ĐỒNG NHÂN
NHẤT SỰ VÔ THÀNH.
NHẤT BÔI CANH
NHẤT QUỐC TAM CÔNG
NHẤT MINH KINH NHÂN
NHẤT BẠI ĐỒ ĐỊA
NHẤT TRI BÁN GIẢI
NHẤT VÃNG TÌNH THÂM
NHẤT HỒ CHI DỊCH
NHẤT CỬ THÀNH DANH
NHẤT CỬ LƯỠNG ĐẮC.
NHẤT NGỘ TÁI NGỘ
NHẤT GIA CHI NGÔN
NHẤT HUY NHƯ TỰU
NHẤT TƯƠNG TÌNH NGUYỆN
NHẤT TỌA GIAI KINH
NHẤT NẶC THIÊN KIM
NHẤT BÚT CÂU TIÊU
NHẤT TIỀN BẤT TRỊ
NHẤT XƯỚNG TAM THÁN
NHẤT XƯỚNG NHẤT HỌA
NHẤT TRÍCH THIÊN KIM
NHẤT LẠC THIÊN TRƯỢNG
NHẤT TRIÊU NHẤT TỊCH
NHẤT PHÓ CHÚNG HƯU
NHẤT Ý CÔ HÀNH
NHẤT CỐ TÁC KHÍ
NHẤT BẠO THẬP HÀN
NHẤT TIỄN SONG ĐIÊU
Nhật sái vũ lâm
Nhật xuất nguyệt một
Nhược nhục cường thực
Niên ấu vô tri
Ngạnh trứ đầu bì
Ngoạn thế bất cung
Ngốc nhược mộc kê
Ngũ thập bộ tiếu bách bộ
Nguy như luy noãn
Niên hầu mã nguyệt
Ô
ôn văn nhĩ nhã
P
Phá kính trùng viên
Phá phủ trầm châu
Phác thiên cái địa
Phách mã thí
Phanh nhiên tâm động
Phao chuyên dẫn ngọc
Phi kinh trảm cức
Phong mang tất lộ
Phóng nhất mã
Phong trì điện xế
Phụ kinh thỉnh tội
Phụ tâm bạc hạnh
Phù tưởng phiên phiên
Quyển thổ trùng lai
S
Sát thí cổ
Sanh sanh thế thế
Sấn hỏa đả kiếp
Sấu tử lạc đà bỉ mã đại
Sổ bất thắng sổ
Soa chi hào ly,mậu dĩ thiên lý
T
Tặc hảm tróc tặc
Tả chi hữu truất
Tài thoát liễu diêm vương hựu chàng khán tiểu quỷ
Tằng kỷ hà thì
Tần Tấn chi hảo
Tam trường lưỡng đoản
Tam sinh hữu hạnh
Tam tam lưỡng lưỡng
Tâm từ thủ nhuyễn
Tất cung tất kính, quy hành củ bộ
Thâm ác thống tuyệt
Thân thống thù khoái
Thất phu chi dũng
Thất linh bát lạc
Thanh vân trực thượng
Tham đắc vô yểm
Thạch phá thiên kinh
Thần hồ kì thần
Thâu thiên hoán nhật
Thiên quân nhất phát
Thiên tái nan phùng
Thiên phiên địa phúc
Thỉnh quân nhập ung
Thính chi nhâm chi
Thỏ/thố tử bất cật/ngật oa liên thảo, hảo hán bất nhiễu cô quả nhân
Thiêu mao giản thứ
Thống tâm tật thủ
Thụ sủng nhược kinh
Thủ mang cước loạn
Thù lượng tất xứng
Thủy loạn chung khí
Thuỷ tính dương hoa
Thủy đáo cừ thành
Tiền công tận khí
Tiền sở vị kiến
Tiền sở vị hữu
Tiền sự bất vong, hậu sự chi sư
Tiền vô cổ nhân
Tinh bì lực tận
Tinh thành sở chí, kim thạch vi khai
Tiểu đỗ kê tràng
Tòng trường kế nghị
Tòng kim dĩ hậu
Tranh phong cật thố
triệt đầu triệt vĩ
Trí nhược võng văn
Trương nha vũ trảo
Tự ngôn tự ngữ
Tự cố bất hà
Tùy thân hoạch đái
Tương y vi mệnh
Tự bất lượng lực
Tự bất lượng lực
Tuyết trung tống thán
Tử lí đào sinh
Tương túc tương tê
Trừng minh thanh triệt
V
Vạn vô nhất thất
Văn kê khởi vũ
Văn sở vị văn
Vĩnh thùy bất hủ
Vô phong bất khả lãng
Vô tế vu sự
Vô kiên bất thôi
Vô thương đại nhã
Vô kỳ bất hữu
X
Xảo đoạt thiên công
Xích thủ không quyền
Xuy đạn đắc phá
Xuân hoa thu nguyệt
Xuất nhân đầu địa
Xuy ngưu bì
ẨM CHẨM CHỈ KHÁT
飮 鴆 止 渴
(UỐNG RƯỢU ĐỘC ĐỂ ĐỠ KHÁT)
1. XUẤT XỨ: Phần “Hoắc Tư truyện” 霍 諝 傳 trong sách Hậu Hán thư 後漢 書 có câu: “Thí dụ như muốn đỡ đói mà ăn chất phụ tử, muốn hết khát mà uống rượu độc, những thứ ấy chưa vào tới ruột đã đứt cổ họng, há làm được thế sao!” (Thí do liệu cơ ư phụ tử, chỉ khát ư chẩm độc, vị nhập tường vị, dĩ tuyệt yết hầu, khởi khả vi tai! 譬 猶 療 附...)
GIẢNG NGHĨA: Chẩm: theo truyền thuyết là một loài chim độc có lông màu xanh, ngâm lông ấy vào rượu thành chất độc giết người, rượu này gọi là “Rượu chẩm”. Uống rượu chẩm để hết khát là tỉ dụ chỉ lo giải quyết khó khăn trước mắt mà không nghĩ đến tai họa lớn sau này.
ĐIỂN TÍCH: Hoắc Tư, người Nghiệp thành quận Ngụy (nay thuộc Hà Bắc) đời Đông Hán. Từ nhỏ ông đã có phẩm chất thông đạt khoan hậu, chuyên cần học tập, từ tuổi trẻ đã đọc hầu hết sách sử Nho gia, viết được văn chương, nổi tiếng một vùng quê.
Cậu của Hoắc Tư là Tống Quang làm quan ở quận, do thẳng thắn nên đắc tội với bọn quyền quý, chúng dâng thư vu cáo Tống Quang tự ý sửa đổi chiếu thư của triều đình. Tống Quang không biên bạch được tiếng oan, bị bắt giải lên kinh thành Lạc Dương tống vào ngục. Tống Quang là người hết sức ngay thẳng, ông quyết không nhận tội do bọn vu cáo chụp vào đầu mình, ông cũng không chịu bỏ tiền ra hối lộ bọn quan thẩm vấn ông. Vì vậy, o6gn bị bọn cai ngục hung dữ tra khảo tàn nhẫn, nhưng chúng không tài nào khuất phục được ông.
Đương thời đại tướng quân Lương Thương đang nắm quyền được Hán Thuận đế tín nhiệm. Ông này từng có ý hoài nghi vụ án Tống Quang dự định sai người đi điều tra, nhưng rồi vì bận rộn công việc Lương Thương chưa kịp thực hành.
Lúc ấy Hoắc Tư vừa đầy 15 tuổi, từ nhỏ ông vẫn thường tiếp xúc với Tống Quang nên biết cậu không thể là người xấu, ông vội viết thư dâng lên Lương Thương, hết sức biện bạch cho Tống Quang. Thư ông viết: Tống Quang thân là trưởng quan châu quận xưa nay đều vì việc công giữ nguyên pháp luật, hi vọng được triều đình tin dùng. Dù ông ấy có ngờ vực chỗ nào trong chiếu thư đi nữa cũng không dám mạo hiển sửa đổi vì đó giống như “để đỡ đói ăn phụ tử (phụ tử là một thực vật độc), để đỡ khát uống rượu độc” vậy, lẽ nào ông ta lại làm vậy?”. Lương Thương đọc thư rất bội phục tài học và đảm lược của Hoắc Tư. Thương lập tức gặp Thuận đế xin tha cho Tống Quang. Sau đó, Tống Quang được tha và miễn tội.
Qua việc này, tên tuổi Hoắc Tư được nổi tiếng khắp kinh thành. Do nhờ sự tiến cử, Hoắc Tư sau này được giữ chức Thượng thư bộc xạ rồi lên chức Đình úy (quan tư pháp tối cao). Đời ông không sợ quyền thế, chấp hành công lý, được hoàng đế tín nhiệm và trọng dụng.
Thành ngữ “Ẩm chẩm chỉ khát” là xuất xứ từ câu “uống rượu độc để đỡ khát” của ông mà chuyển biến thành.
ẨM THUẦN TỰ TÚY
飮醇自醉
(UỐNG RƯỢU NGON TỰ SAY)
XUẤT XỨ: Phần "Chu Du truyện - Ngô chí" trong sách Tam Quốc chí do Bùi Tùng Chi chú dẫn có câu: "Giao thiệp quen biết với Chu Công Cẩn giống như uống rượu ngon, tự say lúc nào không biết" (Dữ Chu Công Cẩn giao, nhược ẩm thuần liêu, bất giác tự túy)
GIẢNG NGHĨA: Thuần: loại rượu có nồng độ cao. Câu "Ẩm thuần tự túy" này nghĩa là uống loại rượu ngon nồng, không biết say từ bao giờ để tỉ dụ giao thiệp quen biết với bạn bè trung hậu khiến phẩm hạnh đức độ họ ảnh hưởng ngấm ngầm không tự giác.
ĐIỂN TÍCH: Chu Du (sinh năm 175 - mất năm 210) tên tự Công Cẩn là danh tướng ở nước Ngô thời tam Quốc. Ông có dáng vẻ siêu phàm, tài hoa xuất chúng. Lúc 24 tuổi đã phụ tá Tôn Sách đánh nam dẹp bắc, kiến lập và củng cố khu vực Giang Đông cho chính quyền họ Tôn, cống hiến của ông rất lớn.
Tôn Sách vô cùng tín nhiệm và kính trọng ông, phong ông làm Trung lang tướng, thường biểu dương công trạng ông với chư tướng. Tôn Sách thường nói với tôi thần: "Tình ta với Chu Công Cẩn như cốt nhục, cứ xét công lao và tài đức của ông ấy thì ta có thưởng phong bao nhiêu cũng chưa đủ!". Danh sĩ Kiều Công ở đất Cảo huyện (nay thuộc An Huy) có 2 cô nàng con gái diễm lệ là Đại Kiều và Tiểu Kiều, Tôn Sách cưới Đại Kiều, đồng thời nhường cho Chu Du cưới Tiểu Kiều. Tôn Sách vui vẻ nói với Chu Du: "Kiều công có 2 người con rể như chúng ta đáng gọi là xứng tâm mãn ý lắm rồi!". Do đó đủ biết lòng yêu quí của Tôn Sách đối với Chu Du.
Năm 200, Tôn Sách chết, để báo đáp ơn tri ngộ của Sách, Chu Du tận tâm kiệt lực phò tá Tôn Quyền, em trai Tôn Sách, tăng cường thực lực, củng cố chính quyền. Ngoài tài năng quân sự và chính trị, Chu Du còn có ưu điểm đặc biệt là tấm lòng rất rộng rãi, khí lượng rất lớn, bất cứ ai xúc phạm tới ông, ông cũng không để tâm thù oán, nhờ vậy ông rất được lòng người.
Văn võ bá quan trong triều cũng thích kết giao với ông, chỉ có một mình Trình Phổ tỏ ý bất mãn ông. Trình Phổ tên tự Đức Mưu cũng là một dũng tướng nổi tiếng của nước Ngô. Trong các tôi thần, Phổ lớn tuổi nhất và từng trải cũng nhiều nên được các bạn đồng liêu kính trọng gọi là Trình công. Trình Phổ thấy Chu Du trẻ tuổi đắc chí địa vị cao hơn cả mình nên trong bụng uất ức không phục, muốn rình cơ hội hạ thấp uy tín Chu Du và đề cao tên tuổi mình. Chu Du biết điều ấy, lúc nào cũng khiêm nhượng nhường nhịn Trình Phổ để tránh xảy ra xung đột. Một lần, Chu Du ngồi xe ra ngoài, đụng ngay Phổ cũng ngồi xe đi lại, Du lập tức ra lệnh cho người đánh xe tránh sang một bên, nhường xe của Phổ qua trước, Trình Phổ cảm thấy rất đắc ý. Trong trận đánh đại bại Tào Tháo ở Xích Bích, Chu Du và Trình Phổ chia nhau đảm nhiệm chức Tả Hữu Đô đốc của quân Ngô, nhưng sách lược chiến đấu chủ yếu vẫn do Chu Du hoạch định. Sau trận ấy, Trình Phổ thường khoe khoang bản thân, hạ thấp Chu Du. Chu Du nghe được chỉ nói: "Lúc ấy tuổi tôi còn trẻ lắm, không được Trình công giúp đỡ chắc tôi không thể thắng". Thái độ khiêm tốn nhường nhịn của Chu Du khiến Trình Phổ có chút ít xúc động. Để không còn hiềm khích, nhiều lần Chu Du chủ động đến phủ Trình Phổ thăm hỏi, biểu lộ ý thành khẩn muốn kết giao với Phổ. Cuối cùng Phổ đành quên oán hận, kết bạn với Chu Du.
Sau này, Phổ thường xúc động nói: "Kết giao với Chu Công Cẩn đúng là như được uống rượu ngon, không biết say tự bao giờ". Câu thành ngữ "Ẩm thuần tự túy" (Uống rượu ngon tự say) xuất xứ từ đó.
ÁN BINH BẤT ĐỘNG
按兵不動
(ĐÓNG QUÂN KHÔNG ĐỘNG)
XUẤT XỨ: Phần “Chiêu loại” 昭 類 trong sách Lã Thị Xuân Thu 呂氏春秋 có câu : “Triệu Giản Tử sắp đánh nước Vệ, bén sai Sử Mặc đi trước thám sát tình hình kỳ hạn một tháng (phải trở về), nhưng tới 6 tháng mới quay trở về. Triệu Giản Tử hỏi: “Sao lâu đến thế?”. Sử Mặc đáp: “… họ được rất nhiều hiền thần phò tá”. Triệu Giản Tử bèn án binh không hành động nữa” (Triệu Giản Tử tương tập Vệ, Sử Sử Mặc vãng đổ chi. Kỳ dĩ nhất nguyệt, lục nguyệt nhi hậu phản. Triệu Giản Tử viết: “Hà kỳ cửu dã!” Sử Mặc viết: “…Kỳ tá đa hiền dã”. Triệu Giản Tử án binh nhi bất động. 趙簡子將襲衛,使史黯往視之,期以� �月六日而後反。
趙簡子曰:“何其久也?” 趙黯曰:“… 其佐多賢矣。”趙簡子按兵而不動。
) (*)
GIẢNG NGHĨA: Ra lệnh cho quân đội tạm thời không hành động để chờ đợi thời cơ. Hiện nay câu này dùng để tỉ dụ thái độ sau khi đã nhận nhiệm vụ mà không chịu hành động.
ĐIỂN TÍCH: Triệu GiảnTử là một trong “lục khanh” của nước Tấn vào cuối đời Xuân Thu. Ông là người cương nghị dũng cảm, tài lược rất cao, thường vâng lệnh đi sứ các nước hoặc chi huy quân đội đi thảo phạt các chư hầu phản loạn giữ vững địa vị bá chú cho nước Tấn. Nhớ vậy, ông được vua Tấn tín nhiệm, tên tuổi danh vọng ông rất lớn trong số các đại thần. Đương thời ở phía đông nam nước Tấn có nước Vệ được coi là quốc gia nhỏ bé yếu nhược. Lúc Vệ Linh công trị vì, nước Vệ bị buộc phải kết minh với nước Tấn, trong thời gian dài phải nạp cống cho Tấn mà vẫn bị Tấn áp bức bóc lột.
Vệ Linh công không có tài trí gì lớn, cũng chẳng biết dùng người hiền tài, nhưng được cái có cốt khí rất mạnh, không cam tâm bị sai khiến mãi, ông ta quyết tâm vượt qua.
Năm 503 trước Công nguyên, Linh công kết minh ước với Tề Cảnh công rồi đoạn giao không quan hệ gì với tấn nữa. hành động bội phản Tấn về với Tề của Vệ làm vua tôi nước Tấn chấn động mạnh. Triệu Giản Tử nắm triều chính lập tức điều động quân đội, chuẩn bị đánh thủ đô Đế Khâu (nay thuộc Hà Nam) của Vệ với ý định dùng sức mạnh trị tội Vệ Linh công. Để đảm bảo thắng lợi. Trước khi xuất quân, Triệu Giản Tử phái đại phu thân tín Sử Mặc sang nước Vệ trinh thám tình hình. Giản Tử dặn: “ta nghe nói vua Vệ trong nước trừ khử hiền tài, tin dùng tiểu nhân, làm cho trên dưới chia rẽ, việc nước ngày càng xấu. Trong vòng một tháng ông cần điều tra nắm rõ tình hình. Tôi đợi ông quay về báo cáo rồi mới xuất quân”. Sử Mặc đi rồi, Giản Tử ra lệnh cho toàn quân khẩn trương tập luyện, tích cực chuẩn bị chiến đấu. Thế nhưng 1 tháng qua mau. Sử Mặc chưa thấy quay về. Tình hình bất ngờ ấy khiến Triệu Giản Tử thêm phần do dự. Lúc ấy có mưu sĩ nói với Triệu Giản Tử: “Qua thời hạn mà Sử Mặc chưa về, có thể ông ta đã bị Vệ giết chết. Sự thật Vệ là nước nhỏ không thể nào chống nổi nước Tấn, chúng ta chỉ cần vượt qua sông Hoàng hà, nước Vệ sẽ phải đầu hàng ngay. Xin Nguyên soái hãy sớm hạ lệnh xuất quân!” Triệu Giản Tử lắc đầu: “Vệ Linh công đã dám tuyệt giao với Tấn, nhất định là y sớm chuẩn bị rồi, chúng ta không nên khinh địch. Sử Mặc xưa nay là người cẩn thận, ông ta không quay về đúng hạn, có thể là đã phát hiện ra tình huống nào đó cần phải quan sát thêm. Việc xuất quân, cứ đôi Sử Mặc về cái đã!”. Thời gian một tah1ng qua đi, một hôm vào 6 tháng sau, Sử Mặc mới từ nước Vệ trở về. Triệu Giản Tử hỏi ông ta: “Tại sao ông đi quá lâu như vậy?” Tình hình nước Vệ ra sao? Có nên xuất quân ngay bây giờ không?” Sử Mặc báo cáo tình hình mới nhất đang diễn ra ở nước Vệ: Trước kia, Vệ Linh công trừ bỏ hiền thần Cừ Bá Ngọc, tin dùng tên tiểu nhân Di Tử Hà xu nịnh. Nay ông ta đã nghe lời can của trung thần Sử Thu, bãi bỏ Di Tử Hà, phong Cừ Bá Ngọc làm Tể tương, Sử Thu làm phó tướng. Điều ấy rất được lòng dân nước Vệ. Để kích động lòng oán hận đối với kẻ thù, Linh công sai đại phu Vương Tôn Cổ tuyên bố công khai: “Tấn ra lệnh cho nước ta hễ nhà nào có hai chị em thì phải chọn một người gởi qua làm con tin ở Tấn”. Tin ấy loan truyền ra, dân nước Vệ khóc gào căm phẫn oán thù nước Tấn thấu xương. Sau đó, Linh công sai Vương Tôn Cổ điều động một số con gái nhà tông thất đại phu, chuẩn bị đưa sang nước Tấn. Hôm xuất phát, hàng vạn dân chúng chặn đường, không cho họ lên đường. Vương Tôn Cổ nói: “Không đưa con tin sang Tấn, Tấn sẽ đem quân đánh chúng ta thì sao?” Mọi người gầm thét dữ dội: “Cứ để chúng kéo quân đến đây, chúng tôi nhất định sẽ đánh lui chúng!”. Trước đây không lâu, Khổng Tử và đệ tử là Tử Cống từ nước Lỗ đến nước Vệ, được Linh công khoản đãi long trọng. Tử Cống còn được phong làm Tể tướng, phụ chính triều đình. Việc ấy đã trở thành chuyện hay ở thành Đế Khâu, có tác dụng rất lớn để Linh công chiêu nạp hiền tài, trấn định nhân tâm, củng cố sự thống trị nước Vệ.
Sử Mặc báo cáo xong, nói thêm: ”Hiện nay ở nước Vệ hiền thần rất nhiều, dân khí phấn chấn, muốn dùng võ lực khuất phục họ chắc chắn phải trả giá cao. Xin nguyên soái hãy suy nghĩ cho kỹ!”. Triệu Giản tử nghe xong, lập tức hạ lệnh cho ba quân án binh bất động. Sau này, ông tâu xin với vua Tấn cho bãi bỏ kế hoạch đánh nước Vệ.
ANH HÙNG VÔ DỤNG VÕ CHI ĐỊA
英雄無用武之地
(ANH HÙNG KHÔNG ĐẤT DỤNG VÕ)
XUẤT XỨ: Phần "Gia Cát Lượng truyện, Thục thư" trong sách Tam Quốc Chí, có câu: "Lượng thuyết phục (Tô) Quyền rằng: ... Nay (Tào) Tháo là thế lực đại anh hùng trừ diệt tất cả đã gần dẹp yên, vừa phá Kinh Châu, uy thế chấn động bốn biển. Anh hùng mà không đất dụng võ, nên Dực Châu (tức Lưu Bị) mới trốn chạy đến đây" (Lượng thuyết Quyền viết: "... "Kim Tháo sản di đại hùng, lược dĩ bình hĩ, toại phá Kinh Châu, uy chấn tứ hải. Anh hùng vô sở dụng võ, cố Dự Châu độn đào chí thử"
GIẢNG NGHĨA; Câu "Anh hùng vô dụng võ chi địa" chuyển hóa từ câu "Anh hùng vô sở dụng võ" ở trên. Nguyên ý nói: anh hùng không có chỗ để thi triển tài dùng binh của mình để tỉ dụ người tài năng không có chỗ phát huy.
ĐIỂN TÍCH: Năm 208, sau khi bình định phương bắc không lâu, Tào Tháo thân hành chỉ huy đại quân tiến xuống hướng nam, chuẩn bị dẹp tan Lưu Biểu đang chiếm vùng Kinh Châu. Quân Tào chưa kịp tới Kinh Châu đã nghe tin Lưu Biểu chết vì bệnh. Con trai nhỏ của Lưu Biểu là Lưu Tông hoảng hốt chẳng có chủ kiến gì, bị các nhóm thủ hạ thân tín xúi giục quyết định ra hàng Tào Tháo để bảo vệ an ổn cho mình.
Lúc này, Lưu Bị đang được Lưu Biểu giao phó trấn giữ Phàn Thành (nay thuộc Hồ Bắc) chưa hay biết gì, đến khi quân Tào tiến vào huyện Uyển, Bị mới hay tin, vội vàng dẫn quân triệt thoái xuống phương nam. Lưu Bị đến chân thành Tương Dương, Lưu Tòng đóng chặt cửa thành không cho Bị vào. Trước tình hình ấy, Gia Cát Lượng khuyên Bị nên đánh chiếm lấy Tương Dương rồi hiệu triêu dân chúng Kinh CHâu cùng chống lại quân tào. Lưu Bị không đồng ý, bảo: "Lưu Biểu vừa mới qua đới, ta nào nhẫn tâm làm thế!". Rồi Bị tiếp tục lệnh cho quân tiến sâu nữa xuống phương nam, rút về hướng Giang Lăng. Nhân dân Tương Dương không muốn đầu hàng (theo Lưu Tông) nên đua nhau theo Lưu Bị, đội ngũ của Bị đột ngột tăng lên tới hơn 10 vạn người. Có người khuyên Bị nên bỏ họ lại và chạy trước để khỏi bị quân Tào Tháo đuổi kịp, Bị đáp: "Người làm nên đại sự lấy lòng nhân làm gốc, nay nhân dân Kinh Châu theo về với ta, ta nào nỡ bỏ học mà chạy trước!".
Quân Tào vừa đến Tương Dương, Lưu Tông vội dẫn văn võ bá quan ra cửa thành nghênh đón. Tào Tháo hỏi rõ hướng chạy của Lưu Bị rồi lập tức đem theo 5 ngàn kỵ binh đuổi riết theo. Quân tào đuổi kịp đội ngũ của Lưu Bị ở Đương Dương Trường Bản (nay thuộc Hồ Bắc). Lưu Bị chỉ huy vài chục tướng sĩ đột phá vòng vây, chạy về hướng Hán tân ở phía đông (nay là bến Hán Thủy). Bị vượt sông Hán Thủy, hội quân với đại tướng Quan Vũ và con lớn của Lưu Biểu là Lưu Kỳ rồi quyết dịnhđóng quân lại ở Hà Khẩu (nay là thanh phố Vũ Hán, Hồ Bắc). Quân Tào tiếp tục nam tiến, chiếm trấn Giang Lăng. Tháo ra lệnh cho quân nghỉ ngơi chút ít, chuẩn bị xuôi dòng nước về phía đông đuổi đến Hạ Khẩu tiêu diệt lực lương của Lưu Bị rồi thừa thắng tiêu diệt luôn Đông Ngô của Tôn Quyền, quét sạch vùng Giang Nam.
Lúc ấy quân Tào Tháo có hơn 50 vạn người (thanh xưng lên tới 83 vạn quân) còn cả binh mạ của Bị chỉ có hơn 1 vạn. Binh lực hai bên cách biệt hẳn. Do vì Tôn Quyền sợ Tào Tháo nên cứ đóng yên ở Sài Tang (nay thuộc Giang Tây) không dám động binh. Vì muốn liên hợp với Đông Ngô cùng chống lại quân tào, Lưu Bị sai Gia Cát Lượng đến Sài Tang thuyết phục Tôn Quyền.
Gia Cát Lượng gặp Quyền, nói: "Tào Tháo đã chiếm mất Kinh Châu, tướng quân dự định làm gì? Nếu như chuẩn bị chống cự thì hãy quyết chiến với Tào Tháo; còn như không chuẩn bị chống cự thì hãy sớm đầu hàng đi. Không nên do dự chờ thời, tai họa sẽ đến mau lắm đấy!". Tuy Tôn Quyền sợ Tào Tháo nhưng lại không can tâm bỏ cơ nghiệp tổ tiên quý gối đầu hàng Tào. Nay bị Gia Cát Lượng nói khích, Quyền khó chịu hỏi ngược lại: "Nếu đã như thế, sao Lưu Dự Châu (tức Lưu Bị) không đầu hàng?" Gia Cát Lượng đáp: "Lưu Dự CHâu đã quyết định không đầu hàng. Bị đến Kinh Châu tạm thời nương thân ở Phàn Thành, anh hùng không có đất dụng võ, nên mới bị Tào Tháo đánh bại, nhưng Bị vẫn là dòng dõi vương thất, anh hùng cái thế hào kiệt bốn phương dốc lòng ngưỡng mộ giống như nước trăm sông đều đổ vào biển lớn, tương lai chắc chắn sẽ cùng Tào Tháo tranh đoạt thiên hạ, làm sao khuất thân đầu hàng hắn được?" Tôn Quyền kích động nói: "Lưu Dự Châu anh hùng khí khái khiến người khâm phục! Tôn Quyền ta kế thừa đại nghiệp của cha anh, quyết không thể dâng đất Đông Ngô cho người khác. Tâm ta đã quyết chống lại quân tào, không thể đầu hàng!".
Một ngày vào tháng 12 năm ấy, xảy ra trận chiến lịch sử trên sông Xích Bích (nay thuộc phía tây huyện Võ Xương, Hồ Bắc) giựa quân Tào Tháo và liên quân Lưu Bị - Tôn Quyền.
ẨU TÂM LỊCH HUYẾT
嘔心嚦血
(MỬA LÒNG CHẢY MÁU)
XUẤT XỨ: Trong bài “Lý Trường Cát tiểu truyện” của Lý Thương Ẩn đời Đường có câu: “gặp điều tâm đắc, tức thì viết ra giấy bỏ vào túi vải. Đến chiều trở về, mẹ ông sai tì nữ lấy từ túi ra thấy nhiều giấy viết, bèn bảo: “là tâm huyết của con ta tuôn ra đấy!”” (Ngộ hữu sở đắc, tức đầu thư nang trung. Cập mộ quy, thái phu nhân sử tì thụ nang xuất chi, kiến sở thư đa, triếp viết: “Thị nhi yếu đương ẩu xuất tâm nãi dĩ nhĩ).
GIẢNG NGHĨA: Câu “Ẩu tâm lịch huyết” này tỉ dụ sự dốc hết tâm huyết. Phần lớn dùng để hình dung công việc sáng tác rất gian khổ.
ĐIỂN TÍCH: Thi nhân trứ danh đời Đường, Lý Hạ (sinh năm 790 – mất năm 816) là một kỳ tài chết yểu trong văn học sử Trung Quốc. Tuy ông chỉ sống 27 tuổi nhưng đã để lại khá nhiều bài thơ có phong cách nghệ thuật khác thường kỳ dị.
Lý Hạ tên tự Trường Cát, người đất Xương Cốc, Phúc Xương (nay thuộc hà Nam) xuất thân hoàng tộc nhưng không phải dòng chính. Cha ông, Lý Tấn Túc chỉ là 1 viên quan nhỏ ớ biên cương, lại chết quá sớm. Vì vậy lúc nhỏ, gia cảnh nhà Lý Hạ có phần nghèo khổ. Tương truyền thi tài của Lý Hạ bộc lộ sớm, 7 tuổi ông đã giỏi từ chương, hơn 10 tuổi đã nổi tiếng văn đàn.
Hàn Dũ và Hoàng Phủ Đề lúc ấy được gọi là bậc “Đông Kinh tài tử” và “Văn chương cự công” (tài tử ở Đông Kinh và ông lớn giỏi văn chương). Cả hai ông nghe thi tài Lý Hạ đều không tin, dự định tìm đến nhà Lý Hạ tìm hiểu. hai ông đến nhà Lý Hạ, đưa ra đề thi tại chỗ yêu cầu Lý Hạ làm thơ ngay. Lý Hạ vung bút xong bài, họ lại thử vài lần nữa, không lần nào thơ Lý Hạ không xong tức khắc. Cả hai kinh ngạc mới tin thật là Lý Hạ có tài.
Lý Hạ làm thơ không lập đề trước, mỗi lần ông đi ra ngoài đều cỡi một con ngựa nhỏ gầy, dẫn theo một tiểu đồng, lưng đeo túi vải, vừa đi vừa suy tư tìm ý. Tìm được câu hay, ông liền dùng bút nghiên mang theo ngồi trên lưng ngựa viết ngay rồi bỏ vào túi vải. Chiều tối quay về nhà, có lúc túi vải đầy ứ, có lúc túi vải rỗng không vì cả ngày vắt đầu nặn óc không ra một câu nào vừa ý. Mẹ ông đợi ông về nhà rồi sai nữ tì đón lấy túi kiểm tra. Nếu như thấy giấy viết quá nhiều, bà vừa thương vừa yêu, ai oán trách: “Con tuôn hết tâm huyết ra đây ư!”. Đúng là Lý Hạ đã tuôn toàn bộ tâm tình và huyết lệ vào thơ ca sáng tác của ông. Trong bài “Trường ca tục đoản ca” ông tự tả mình: “Trường ca phá y cấm, đoản ca đoạn bạch phát” (bài ca dài làm nát rách hết quần áo, bài ca ngắn làm rụng hết tóc trắng) rõ ràng thuyết minh ông sáng tác gian khổ.
Hiện nay còn 4 quyển thơ Lý Hạ do thi nhân tự biên soạn hiệu đính là kết tinh nghệ thuật dốc hết tâm huyết của ông.
鞍前马后
An tiền mã hậu
Giải thích: Là một thành ngữ TQ dùng để chỉ những nghĩa sau:
+ Tả hữu/người hầu đi theo người chủ nhân
+ Quan tướng tùy tùng khi xuất chinh hay đi theo sau các vị nguyên soái.
Dịch: đi theo thị hầu, đi theo làm tùy tùng,...
愛而不见
Ái Nhi Bất Kiến
Dịch: Thương mà không được gặp, lòng phải tưởng nhớ.
Giải thích: Trích thơ Tình Nữ trong Kinh Thi:
"Tình nữ kỳ thú
Sĩ ngã vu thành ngu
Ái nhi bất kiến
Tao thủ trì trù"
(đại ý: cô gái dịu dàng xinh đẹp đợi ta ở góc thành, yêu mà không được gặp, ta gãi đầu băn khoăn.)
愛危死險
Ái Nguy Tử Hiểm
Dịch: sinh nghề tử nghiệp
Ý: Ưa thích cái nguy thì phải chết hiểm nghèo.
陰兵天將
Âm Binh Thiên Tướng
Giải thích: Binh ma trời giúp. Ý nói chuyện không có thật. Nói âm binh thiên tướng tức là nói chuyện lang bang trời đất, vu khoát không đâu, không nhằm được vào chỗ nào cả.
阴极阳回
Âm Cực Dương Hồi
Dịch: sau cơn mưa trời lại sáng
Giải thích: Hết suy rồi tới thịnh trở lại. Hết cực khổ rồi đến sung sướng trở lại. Đó là theo dịch tự nhiên của tạo hóa.
飲水知源
Ẩm Thủy Truy Nguyên
Dịch: Uống nước tìm nguồn mạch. Thọơn, tìm ơn báo đền
饮宴玩乐
Ẩm yến ngoạn nhạc
dự tiệc tùng và thưởng thức âm nhạc/ăn uống chơi đùa vui vẻ.
AO HÁN:
Cái ao trong cung vua Hán.
Theo Hán thư, Cung Toại, một danh tướng đời Hán Tuyên Đế có nói: “Xích tử đạo lộng bệ hạ chi binh ư hoàng trì chi trung nhĩ” (Trẻ con trộm phép khua múa binh khí của nhà vua ở trong ao của nhà vua).
Chỉ cuộc nổi dậy nhỏ chống lại triều đình. Xem Con đỏ.
Làn nước phẳng kình trầm ngạc lặn;
Ao Hán nào mấy trẻ reo hò
(Nguyễn Huy Lượng)
ÁO GIỚI LÂN:
Giới là vỏ cứng, lân là vảy cá. Giới lân hay lân giới là vỏ rùa, vảy cá. Áo lân giới là thứ áo giáp che chở cho thân thể của chiến binh, ví như cái vỏ che thân của loài rùa, loài cá.
Áo giới lân trùm dưới cơ phu,
Mỏi gối quỳ mòn sân tướng phủ.
(Cao bá Quát)
ĂN CHẲNG CẦU NO :
Do tiếng Hán thực vô cầu bão.
Luận ngữ: "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an" (Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu yên).
Ý nói mải lo đến đạo, không nghĩ đến thân.
Ngày ba bữa vỗ bụng rau bịch bịch,
Người quân tử ăn chẳng cầu no.
(Nguyễn Công Trứ)
ẨN CẢ :
Do tiếng Hán đại ẩn. Thơ Vương Khang Cự đời Tấn: "Tiểu ẩn ẩn lăng tẩu, đại ẩn ẩn triều thị" (Kẻ ẩn sĩ nhỏ thì ẩn ở nơi gò đầm, người ần sĩ lớn thì ẩn ở giữa triều đình, thành thị).
Ta nếu ở đâu vui thú đấy,
Người xưa ẩn cả, lọ lâm tuyền.
(Nguyễn Trãi)
ẨN CÂY :
1. Ôm cây cột cầu chờ đợi. Theo Trang Tử, Vĩ Sinh hẹn với một người con gái đến dưới chân cầu, người con gái không đến, Vĩ Sinh, vì giữ lời hẹn cứ ôm chặt cây cột cầu mà đợi, đến nỗi nước dâng lên cũng không chịu rời tay nên cuối cùng bị chết ngập.
Ý nói quyết tâm chờ đợi đến cùng.
Tháng tròn như gửi cung mây,
Trần trần một phận ấp cây đã liều.
(Nguyễn Du)
2. Ngồi mãi ở gốc cây chờ đợi.
Theo Hàn Phi Tử, thời Xuân Thu có người nước Tống đang cày ruộng, bỗng thấy một con thỏ đâm đầu vào gốc cây mà chết. Anh ta liền bỏ cày, đến đợi bên gốc cây, mong lại bắt được con thỏ khác. Nhưng không được thỏ, lại còn bị người chê cười là ngốc.
Trông mong đã trót một giờ,
Ấp cây mãi thế mà chờ cũng quê.
(Bích Câu kỳ ngộ)
Án đồ sách ký
Nghĩa từ :
* Án đồ : luôn làm theo sách
**Sách : Tìm
***Ký : Ngựa tốt
Nghĩa của câu : Dựa theo hình vẽ đi tìm ngựa ,kết quả chẳng ra gì .
Cách dùng : Để ví với người làm việc cứng nhắc , câu nệ giáo điều , không linh hoạt.
Xuất xứ : Thời Xuân Thu , nươíc Tần có một người tên là Tôn Dương , rất giỏi xem tướng ngựa, cho dù là ngựa gì , ông ta chỉ cần nhìn một lát là có thể thấy được ưu thế . Do đó ông thường được người khác mời đi xem ngựa ,mua ngựa . Mọi người gọi ông là Bá Nhạc -tên vị thần quản lý ngựa trên trời -để tỏ lòng ngưỡng mộ.
Theo truyền thuyết, vì tâm nguyện mong muốn nhiều người biết tướng ngựa để ngựa thiên lý không bị mai một , và để bảo tồn tuyệt kỹ của mìh , ông viét lại những hiểu biết và kinh nghiệm của mình thành cuốn "Tướng mã kinh"
Trong sách,ông viết rõ từng đặc trưng của thiên lý mã , đồng thời vẽ rất nhiều để mọi người cùng tham khảo .
Tôn Dương có một người con trai,tư chất kém cỏi , nhưng lại rất muốn kế thừa sự nghiệp của cha . Thế là anh ta đọc thuộc lòng cuốn sách do cha để lại . Anh ta cho rằng xem tướng ngựa rất dễ dàng,thế là muốn đi tìm thiên lý mã . Anh ta nghĩ: " Ta chỉ cần tìm theo hình vẽ là được rồi ."
Anh ta quyết tâm ra ngoài tìm . Anh ta thấy trong "Tướng mã kinh"có viết :" Đặc trưng chủ yếu của thiên lý mã chính là gò não cao , mắt to, bắp đùi săn chắc" nên cầm theo sách , đi ra ngoài muốn thử nhãn lực . Anh ta tìm theo hình vẽ nhưng không hề có thu hoanch gì . Một hôm anh ta thấy vèn đường có một động vật vừa đi vừa nhảy . Anh ta nghĩ " Con vật này rất giống với thiên lý mã trong sách , chỉ có điều nó hơi nhỏ , vế đùi cũng không to như vò rượu . Tuy nhiên không sao , thiên lý mã vẫn có điểm khác chứ ".Anh ta tốn rất nhiều sức mới bắt được con vật nhảy tưng tưng , đồng thời mang nó về nhà .
Con trai vừa về nhà vui mừng nói với cha : " Cha xem , con tìm thấy một con thiên lý mã rồi .HÌnh dáng của nó rất giống với hình dáng trong sách, "tướng mã kinh" chỉ có điều hơi nhỏ hơn một chút , đùi cũng hơi kém ."
Tôn Dương thấy con trai cầm một con cóc vừa buồn cười vừa tức giận, không ngờ con trai mình lại mngu đén thế ,bèn nói thầm : Đáng tiếc "ngựa "thích nhảy quá không thể kéo xe được , cũng không cưỡi nổi !"
Tiếp đó ông thở dài : " Con ngốc à, đây là một con cóc chứ ngựa thiên lý gì . Con tìm ngựa theo sách như thế là không được , muốn học được cách xem tướng ngựa, con phải đi xem nhiều ,nuôi dưỡng nhiều ngựa thì mới có thể hiểu hơn về ngựa "
Con trai nghe lời của cha , vô cùng ân hận, từ đó đến quan sát ngựa trong chuồng rất kỹ .
Ái Ốc cập ô
Giải nghĩa : Chỉ vì yêu thích căn nhà mà yêu cả con quạ trên mái nhà nữa .
Cách dùng : Dùng đẻ véi với việc vì yêu thích một người nào đó mà yêu luôn cả những gì liên quan tới người đó .
Xuất xứ : Những năm cuối đời nhà Thương , Trụ Vương xa xỉ , hoang dâm vô đạo, khiến cho trăm họ muôn phần cực khổ . Thủ LĨnh Cơ Xương của nước chư hầu phía tây quyết định lật đỏ sự thống trị của nhà Thương , tích cực luyện binh chuẩn bị chiến đấu , thế lwục ngày càng vững mạnh, ông còn mở kinh đô về phía đông tới tận ấp phong Thiểm Tây ,chuẩn bị đông tiến , nhưng tiếc rằng ông vẫn chưa kịp thực hiện được nguyện vọng của mình thì đã qua đời .
Sau khi Cơ Xương mất , con trai của ông là Cơ Phát kế thừa vương vị của cha, người đời sau gọi ông là Chu Vũ Vương. Dưới sự phò tá của quân sự Khương Thái Công và em trai Chu Công Cơ Đán , Chiêu Công Cơ Thích , Chu Vũ Vương đã liên kết chư hầu các lộ, xuất binh thảo phạt Thương Trụ Vương . Hai bên giao chiến với nhau , lúc này Trụ Vương đã mất hết nhân tâm , thuộc hạ của ông ta vô cùng khiếp nhược trưóc quân Chu hùng mạnh, cuối cùng đại bại,kinh đô của nhà Thương là Triều Ca đã bị quân Chu tấn công nhanh chóng . Thương Trụ Vương tự thiêu ở Lộc Đài, triều Thương bị diệt vong .
Sau khi Thương Trụ Vương chết , trong lòng Chu Vũ Vương vẫn chưa yên tâm ,bởi vì ông cảm thấy thiên hạ vẫn chưa được an định. Ông cho triệu kiến KHương Thái Công , hỏi : "Sau khi vào An đô,ta nên xử trí những quyền thần quý tộc, quan binh của triều đại cũ ra sao ?"
Khương Thái Công nói " Thần có nghe nói câu này : Nếu như yêu thích một căn nhà nào đó thì cũng yêu luôn cả con quạ trên mái nhà người ta ; Nếu như không thích ai đó thì ghét luôn cả tường bích hàng rào nhà người ta . Điều đó đã rất rõ ràng , giết chết toàn bộ những gì thuộc về kẻ địch, một người cũng không để lại , Đại Vương thấy sao ?"
Vũ Vương cho rằng điều đó quá tàn nhẫn . Lúc này Chiêu Công Cơ Thích tiến lên nói : "Thần cũng đã từng nghe nói câu này : 'Người có tội, phải giết ; người vô tội thì hãy nên để cho họ tiếp tục sống . Nên giết chết tất cả nhwũng người có tội , không để cho chúng còn lại chút tàn dư.'Đại Vương , Ngài nghĩ sao ?"
Vũ Vương như vậy làm như vậy thì cũng không thoả đáng. Lúc này , Chu Công tiến lên nói:"Theo thần thì nên chjo tất cả mọi người ai về nhà đó , ai trồng ruộng người đó . Bậc quân vương không nên chỉ thiên vị bạn bè cũ và thân thuộc của mình , nên lấy nhân nghĩa đẻ cảm hoá người trong thiên hạ ."
Vũ Vương nghe vậy thì rất đỗi vui mừng , như đưọc mở cờ trong bụng , bèn nghĩ nếu lấy cách đó để trị quốc thì có thể an định được thiên hạ .
Sau đó , Vũ vương đã thục hiện nhân nghĩa theo đề nghị của Chu Công , hậu đãi quý tộc , quan lại,tướng sĩ của thời xưa , hậu đãi trăm họ trong thiên hạ .Quả nhiên ,thiên hạ đã đưọc an định nhanh chóng , lòng dân quy thuận , Tây Chu cũng ngày càng lớn mạnh .
Bạt miêu trợ trưởng
Giải nghĩa từ : "cập nhật sau"
Giải nghĩa câu : Kéo cây non lên một chút để nó nhanh lớn .
Cách dùng : Ví trong trường hợp ai đó muốn làm việc nhanh chóng nhưng không tính đến qui luật phát triển của sự vật nên hỏng việc .
Xuất xứ : Thời xưa , có một người nước Tống sống bằng nghề trồng trọt, ngày nào ông cũng phải ra đồng làm việc . Mặt trời lên cao không có gì che nắng thì những giọt mồ hôi to bằng hạt đậu trên người ông ta bắt đầu rơi xuống ,áo bị ướt đẫm mồ hôi . NHưng ông vẫn làm việc chăm chỉ . Khi gặp mưa cũng không có chỗ trú, người nước Tống đành đội mưa cày ruộng, nước mưa và mồ hôi hoà làm một .
Cuộc sống cứ đều đặn trôi qua , sau mỗi ngày làm việc vất vả , người nước Tống mệt đến nỗi chẳng buồn nhấc chân tay , cũng chẳng buồn nói một câu .Nhưng điều làm ông buồn là ngày nào cũng làm việc chăm chỉ vậy mà hoa màu dường như chẳng hiểu cho lòng người , mãi chẳng lớn gì cả , thật làm cho người ta sốt ruột .
Anh ta đi lại trên bờ nói một mình :" Ta phải nghĩ cách làm cho nó cao hơn ." Thế là anh ta nghĩ ra rất nhiều cách ;tát nhiều nước , cuốc, bón phân.... nhưng anh ta vẫn cảm thấy hoa màu lớn chậm .
Một hôm ông ta nghĩ ra một cách:'Kéo từng cây lên một chẳng phải nó sẽ lớn hơn sao ?"Nghĩ vậy, anh ta nói là làm , lập tức xuống ruộng , kéo từng khóm cây lên cao hơn một chút , từ sáng bận cho đến chiều tối , cuối cùng hoa màu cũng đã cao lên đáng kể . Ông ta cảm thấy rất vui nghĩ :"Hôm nay thật mệt nhưng có thể làm cho cây lớn lên đáng kể , thật là không phí công ."
Về đến nhà , ông vui mừng nói với mọi người "Lúa đã cao lên mấy thốn rồi !"
Mọi người đều cảm thấy lạ , bèn hỏi ông có chuyện gì . Ông ta bèn đắc ý kể lại sáng kiến của mình . MỌi người nghe xong nói :" Anh mau ra xem lạ ruộng của mình đi , may ra bây giờ còn kịp , để đến mai cây sẽ chết hết ."
Nhưng ông ta đang chìm ngập trong niềm vui , không nghe lời mọi người khuyên .
Sau khi con trai ông ta nghe xong , lập tức chạy ra ruộng chỉ thấy lúa đã héo hết ngọn , đang rủ đầu xống . Sau khi về nhà nó nói với cha : Cha ơi ! lúa chết hết rồi ."
Người nông dân vô cùng hối hận nhưng đã không còn kịp, bèn than :" Nóng ruột chẳng làm nên tích sự gì , làm sao mà có thể bạt miêu trợ trưởng được."
Bôi cung xà ảnh
Giải nghĩa câu : Nhầm hình cây cung là con rắn , sợ bóng sợ gió , thần hồn nát thần tính .
Cách dùng : Ví với người sợ bóng sợ gió
Xuất xứ : Thời Tây Tấn ,có một người tên là Nhạc Quảng . Anh ta giỏi ăn nói , thích nói dóc, cho dù ai có hỏi anh ta khó đến đâu anh ta cũng chỉ dùng mấy cau đơn giản để cho họ một cau trả lời vừa ý : Tuy nhiên những đềiu ông ta không biét thì không bao giờ nói bừa .l Lúc đó thía iuý Vương Diễn , Quang Lộc đại phu Bùi Gia cũng rất giỏi tán gẫu , họ đã từng mời Nhạc Quảng nói chuyện thâu đêm , nhưng cũng phải thừa nhận mình không bằng Nhạc Quảng . Vương Diễn thường nói với nguời khác : " Trước đây ta tưởng rằng mình ăn nói đã rất rõ ràng , ngắn gọn . HÔm nay gặp đưọc Nhạc Quảng mới biết thế nào là ngắn gọn rõ ràng . Trước mặt anh ta chúng tôi đều cảm thấy mình nói rất lôi thôi .."
Lúc đó một nhà thư pháp nổi tiếng , những năm đầu Hàm NInh thời Tấn Vũ Đế được phong làm thwưọng thư lệnh. Một hôm nhà thư pháp thấy Nhạc Quảng đang tranh luận với thái uý Vưong Diễn và mọi nguời, lời lẽ sâu sắc , sinh động , hài hước, cảm thấy vô cùng lạ nói : "Từ khi rất nhiều danh sĩ từ trần trở lại đây , ta cứ sợ rằng những lời lẽ tuyệt diệu sẽ không có người kế thừa, không ngờ hôm nay lại được nghe thấy ở đây ."
Một hôm ông có người bạn từ nơi xa đến quê ông , Nhạc Quảng mời vị khách về nhà mình .Trời vừa tối , Nhạc Quảng bày ra bữa ăn thịnh soạn ở phòng khách hiếm khi sử dụng l Nguời xưa có câu , tửu phùng tri kỷ ngàn chén chưa say. Khi đã uống tới đầu óc quay cuồng , vị khách đứng dậy định cạn chén thì bỗng nhìn thấy một con rắn nhỏ đang lay động trong chén . Anh ta cảm thấy rất buồn nôn , nhưng rượu đã dến miệng thì phải uống . Để giữ thể diện chủ nhà , ông xin phép chủ nhà về nghỉ trước .Về phòng khách , ông cảm thấy buồn nôn vì nghĩ trong bụng có một con rắn .Không lâu sau ông ngã bệnh.
Nhạc Quảng nghe thấy bạn mắc bệnh, và nguyên nhân của bệnh thì rất buồn , băn khoăn: "Trong rượu thì làm sao có rắn được ?"
Thế là ông tìm người đầu bếp đến đó hỏi , rồi lại đến phòng khách quan sát kỹ , phát hiện thấy một cây cung sơn đầu đã cũ đưọc treo trên xà nhà .
Nhạc Quảng lập tức mang chén trà đi rót nước vào , đặt ở nơi hôm trước vị khách đặt, lúc đó bóng của cây cung vừa chiếu lên cốc rượu, lắc la lắc lư quả thật rất giống một con rắn . Sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân , ông vui mừng chạy đến chỗ người bạn mời anh ta uống rượu . Khi vị khách vừa cầm chén rượu lên thì lại thấy hình một con rắn ở trong cốc lay động . Mặt ông ta tái xanh lại , hai tay run run,đến chén rượu cũng không dám ném đi .
Lúc đó Nhạc Quảng chỉ cây cung treo ở trên tường , cuowì nói với bạn :" Lão huynh !làm gì có rắn ! Anh xem chẳng qua đó chỉ là hình cây cung thôi " Nói xong ông bỏ cây cung xuống thì trong cốc không còn hình con rắn nữa . Nguowì bạn hiểu ra nguyên nhân , từ đó không còn lo sợ , bệnh quả nhiên không còn .
BA CÂY:
Do tiếng Hán tam mộc.
Theo Hán thư, tam mộc chỉ thứ hình cụ bằng gỗ thời xưa, tức là cái gông cổ, cái kẹp và cái cùm chân.
Dạy rằng cứ phép gia hình,
Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.
(Nguyễn Du)
BA CÕI:
Do tiếng Hán tam giới.
Sách nhà Phật cho rằng có ba cõi trời hay ba cõi thế giới là: dục giới tức cõi dục, sắc giới tức cõi sắc, vô sắc giới tức cõi vô sắc. Ở cõi dục thì người ta ai cũng có tình cảm dục vọng; ở cõi sắc thì người ta còn có hình sắc nhưng không còn tình dục nữa; ở cõi vô sắc thì đến cả hình sắc cũng không còn nữa, và đạt đến cảnh yên vui hơn hết.
Tranh đồ thập cúng treo bày,
Lòng đi ba cõi hương bay chín trời
(Quan Âm Thị Kính)
BA DƯƠNG:
Do tiếng Hán tam dương.
Người xưa cho rằng âm cực thì dương sinh. Mùa đông tháng mười là tháng lục âm (sáu âm), khí âm đã cực thịnh rồi, nên bắt đầu từ tháng mười một thì khí dương bắt đầu sinh dần. Tháng mười một là nhất dương (một dương) sinh, tháng chạp là nhị dương (hai dương) sinh, tháng giêng là tam dương (ba dương) sinh. Quẻ Thái trong Kinh Dịch có ba hào dương ở dưới, mà tháng giêng là tháng tam dương, nên thuộc quẻ Thái. Trước kia, vào ngày tết Nguyên đán, người ta thường viế bốn chữ "tam dương khai thái" (Ba dương mở đầu cho vận thái; tức vận tốt), dán trong nhà để cầu sự tốt lành trong năm mới.
Ba dương đã gặp thuở thời vần,
Bốn bề đều mừng một chúa xuân.
(Hồng Đức quốc âm thi tập)
BA ĐIỀU SỢ:
Do tiếng Hán tam úy.
Luận ngữ: "Quân tử hữu tam úy, úy thiên mệnh, úy đại nhân, úy thánh nhân chi ngôn" (Người quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của bậc thánh nhân).
Nho gia ngày trước thường lấy ba điều sợ kể trên để tự răn mình.
Dương Quan Tây còn sợ bốn điều hay,
Khổng Phu Tử những dãy ba điều sợ.
(Nguyễn Cư Trinh)
BA MƯƠI SÁU CHƯỚC:
Theo Nam sử, Vương Kính Tắc có nói: "Trong ba mươi sáu chước của Đàn Công, chạy là kế cao hơn cả". Ý nói chẳng còn cách nào hơn là bỏ chạy, chạy trốn.
Thừa cơ lẻn bước ra đi,
Ba mươi sáu chước, chước gì hay hơn.
(Nguyễn Du)
Bàn thầm mọi lẽ thấp cao,
Ba mươi sáu chước, chước đào là hơn.
(Quan Âm Thị Kính)
BA NGÀN:
Tức ba ngàn thế giới.
Theo đạo lý đạo Phật, hợp một ngàn thế giới lại thì thành tiểu thiên thế giới, hợp một ngàn tiểu thiên thế giới lại thì thành trung thiên thế giới, hợp một ngàn trung thiên thế giới lại thì thành đại thiên thế giới, gọi chung là tam thiên thế giới (ba ngàn thế giới). Ở trên tam thiên thế giới lại có hoa nghiêm thế giới…
Ý nói thế giới là vô lượng, vô biên, không tưởng tượng được.
Trong ba ngàn, Sãi vui để một bầu;
Ngoài sáu đạo, Sãi vui không tam giới.
(Nguyễn Cư Trinh)
BA QUÂN:
Theo binh chế nhà Chu ở Trung Quốc thì quân là tên một đơn vị gồm một vạn hai nghìn năm trăm binh sĩ. Vua nhà Chu có sáu quân, nước chư hầu lớm có ba quân.
Về sau từ ba quân được dùng để chỉ quân đội nói chung.
Ba quân chỉ ngọn cờ đào,
Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy.
(Nguyễn Du)
BA SINH:
Theo giáo lý đạo Phật, người ta chết đi rồi lại sống kiếp khác, cứ như thế mãi, không thoát khỏi vòng sống chết. Ba sinh là ba kiếp sống liên tiếp: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau.
Trong văn học cổ, ba sinh thường được dùng khi muốn nói đến mối duyên nợ ràng buộc hai người, mối duyên nợ từ kiếp trước truyền lại.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi.
(Nguyễn Du)
BA TÀI:
Do tiếng Hám tam tài.
Theo Kinh Dịch, tam tài là trời, đất và người.
Ba tài chỉ vũ trụ và con người ở trong đó.
Kiền khôn riêng quảy một bầu,
Ngoài thâu tám cõi trong thâu ba tài.
(Đào Duy Từ)
BA THÂN:
Các kinh sách của nhà Phật giải thích không giống nhau về ba thân. Đại để quan niệm về ba thân là pháp thân (chỉ bản chất của con người), báo thân (chỉ trí tuệ), hóa thân (chỉ sự biến hóa, ứng dụng, hành trạng).
Ba thân chỉ toàn bộ con người. Ba thân lại còn có nghĩa là ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai, như ba sinh.
Xem Ba sinh.
Ba thân phú quý nhờ ơn nước,
Đôi chữ khanh tương dõi phúc trời.
(Lâm tuyền kỳ ngộ)
Tài vận gặp phong vân hội cả,
Thề ba thân hương hỏa có duyên.
(Hoàng Sĩ Khải)
BA THU:
1. Tháng chín, tháng thứ ba của mùa thu
Bạch Đằng Giang phủ của Trương Hán Siêu có câu: “Thủy thiên nhất sắc, phong cảnh tam thu” (Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu) (tức cảnh tháng chín).
2. Ba mùa.
Kinh Thi: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (Một ngày không gặp người yêu, thấy dài như ba thu).
Sách Thi sớ giải thích: mỗi mùa thu là ba tháng, ba thu là chín tháng.
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(Nguyễn Du)
3. Theo phép hoán dụ, lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy mùa để chỉ năm, ba thu có nghĩa là ba năm.
Thành sầu muôn dặm chồng xây ngất,
Bể thảm ba thu chứa chất đầy.
(Lâm tuyền kỳ ngộ)
BÁC NHI BẤT TINH
博而不精
(HỌC RỘNG NHƯNG KHÔNG CHUYÊN)
XUẤT XỨ: Phần “Mã Dung truyện”, trong sách Hậu Hán thư có câu: “Ông họ Giả chuyên tinh nhưng không rộng, ông họ Trịnh học rộng nhưng không tinh” (Giả quân tinh nhi bất bác, Trịnh quân bác nhi bất tinh).
GIẢNG NGHĨA: Câu này có nghĩa là học thức quảng bác rộng rãi mà không chuyên tinh về một vấn đề gì.
ĐIỂN TÍCH: Trịnh Chúng (không rõ năm sinh – mất năm 83) tên tự Trọng Sư, con trai của Trịnh Hưng, kinh học gia trứ danh đời Đông Hán, cuối đời Trịnh Hưng chuyên tâm nghiên cứu sách “Tả thi Xuân thu” bản lãnh cực sâu sắc, được nhiều học giả đương thời bái làm thầy. Bắt đầu từ năm 12 tuổi, Trịnh Chúng đã theo cha cẩn thận học bộ kinh điển nổi tiếng ấy. Ngoài bộ “Tả thị Xuân thu”, Trịnh Chúng còn học rộng đến các bộ “Chu Dịch”, “Mao thi”, “Chu lễ” và các trứ tác khác, ông còn nghiên cứu cả lịch pháp, vì vậy ngay tử khi còn rất trẻ, ông đã nổi tiếng có học thức uyên bác trong giai cấp sĩ phu.
Khoảng niên hiệu Kiến Võ đời Quang Võ đế (từ năm 25 đến năm 55) vì ngưỡng mộ tài học của Trịnh Chúng, hoàng thái tử Lưu Cương và Sơn Dương vương Lưu Kinh sai Hổ bôn trung lang tướng Lương Tùng đem theo vàng bạc đến kết giao hi vọng lung lạc ông. Được hoàng thái tử trọng vọng như vậy là cơ hội tiến thân rất tốt, nhưng Trịnh Chúng lại khác, ông nói với Lương Tùng: “Hoàng thái tử là người sẽ nối ngôi đế, Sơn Dương vương là chư hầu tôn quý, đều không nên âm thầm kết giao tân khách, đây là điều vi phạm cấm lệnh, tôi rất tiếc không dám vâng mệnh”. Lương Tùng trầm nét mặt, giọng nói uy hiếp: “Đây là ý muốn của hai vị trưởng giả, ông không nên làm trái!”. Trịnh Chúng không khuất phục, trả lời: “So với tội vi phạm cấm lệnh, thà tôi cứ giữ chính đạo mà chết!”. Lương Tùng không ép buộc được Trịnh Chúng, đành trở về bẩm báo với hoàng thái tử và Sơn Dương vương, họ đành bỏ qua việc kết giao này.
Lương Tùng là con rể của Quang Võ đế, xưa nay vẫn được tin yêu. Tùng dựa vào thân phận và địa vị ấy kết giao khá nhiều tân khách, kết nạp kẻ thân tín kiếm nhiều lợi riêng. Những hành vi ấy của Tùng sau này bị bại lộ, Tùng bị bãi chức. Mất chức, Lương Tùng rất căm hận. Năm 61, Tùng lén lút viết mốt bức thư nặc danh phỉ báng triều đình, sự việc bại lộ, Tùng lập tức bị bắt giữ, ít lâu sau chết trong ngục. Do vì bình thường Lương Tùng giao du rất rộng nên hki triều đình tra xét tội của Tùng khá đông người bị liên lụy tới. Trịnh Chúng từng có lần được Lương Tùng mang vàng bạc đến thăm, theo lẽ cũng bị tra cứu, nhưng các quan viên đều biết thái độ cương quyết cự tuyệt của Trịnh Chúng, nên không ai dám nghi ngờ ông.
Trịnh Chúng từng giữ chức Việt kỵ Tư mã đi sứ sang Hung Nô, sau này được thăng làm Thái thú Võ Uy (nay thuộc Cam Túc) lập được nhiều chính tích. Những lúc rảnh việc công, ông dạy học trò các bộ “Mao thi” “Chu lễ”, nhưng tinh lực chủ yếu của ông dồn vào công trình chú giải bộ “Tả thi Xuân thu”. Sau khi bản “Tả thị Xuân thu chú” của Trịnh Chúng hoàn thành nó được lưu truyền ra và được đánh giá cao ngang với bộ “Tả thị Xuân thu chú” khác của kinh học gia Giả Quỳ.
Đương thời còn có một đại kinh học gia là Mã Dung có tên tuổi lớn nhất lúc ấy viết phần chú giải các sách “Chu Dịch”, “Thượng thư”, “Thi kinh”, “Tam lễ”, “Luận ngữ”, “lão tử”, “Hoài Nam tử”. Sau này, Mã Dung còn nghiên cứu sâu bộ “Tả truyện”, chuẩn bị viết bộ “Tả thị Xuân thu chú”. Trước khi chú giải bộ này, Mã Dung đọc kỹ hai bản chú giải của Trịnh Chúng và Giả Quỳ rồi nhận định: “Chú giải của Giả Quỳ chuyên tinh nhưng không rộng, chú giải của Trịnh Chúng rộng nhưng không chuyên tinh. Nếu như vừa tinh chuyên vừa rộng được thì ta làm sao vượt qua họ nổi”. Kỳ thực, 2 bản chú giải của Trịnh Chúng và Giã Quỳ đều có sở trường riêng, hợp cả 2 bộ lại sẽ bổ khuyết những chỗ thiếu sót của nhau.
Câu phê bình của Mã Dung sau này được thu gọn thành thành ngữ “Bác nhi bất tinh”.
BA XUÂN:
Tháng thứ ba của mùa xuân, tức tháng ba.
Thơ Mạnh Dao (đời Đường): “Thùy ngôn thốn thảo tâm, báo đắc tam xuân huy” (Ai bảo tấm lòng nhỏ mọn như tấc cỏ, mà lại có thể báo đáp được ánh sáng tháng ba mùa xuân). Ý nói khí ấm áp của tháng ba mùa xuân làm cho cây cỏ sinh trưởng được.
Văn học cổ dùng để chỉ công sinh dưỡng của cha mẹ.
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
Liều đem tấc cỏ báo đền ba xuân.
(Nguyễn Du)
BÁ DI:
Xem Di Tề.
Bá Di người rằng thanh là thú,
Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề.
(Nguyễn Trãi)
BÁ KIỀU CHIẾT LIỄU:
Bẻ cành liễu ở cầu Bá.
Theo Tam phụ hoàng đồ, cầu Bá ở phía đông Trường An (Trung Quốc); người đời Hán khi tiễn đưa nhau đến cầu này, thường bẻ một cành liễu tặng nhau.
Nói cảnh chia tay, ly biệt.
Bá kiều chiết liễu đến nay,
Nhớ người cảm nghĩa, sầu xây lên thành.
(Lưu nữ tướng)
BÁ LAO:
Xem Phi yến.
Nghe ra phượng thấp loan cao,
Nghe ra phi yến bá lao lạc loài.
(Truyện Tây sương)
BÁ NHẠC:
Tức Tôn Dương, người thời Xuân Thu, giỏi xem tướng ngựa.
Theo Sử ký, Bá Nhạc đi qua Nhu Bản, có ngựa quý phục ở dưới xe trông lên Bá Nhạc mà hí. Bá Nhạc xuống xe, nhỏ nước mắt, vỗ về ngựa. Ngựa ra vẻ hả hê, nghửa mặt lên mà hí vang.
Mã Long Tuấn gặp chàng Bá Nhạc,
Ngọc Kinh Sơn gặp được Biện Hòa.
(Bần nữ thán)
BÁCH NIÊN:
Trăm năm, trăm tuổi.
Lễ ký: “Nhân sinh dĩ bách niên viết kỳ” (Người ta sống được một trăm tuổi là đủ kỳ hạn).
Kinh thi: “Dữ tử giai lão” (cùng nàng sống đến già).
Do đó, người ta thường nói “Bách niên giai lão” để chỉ việc vợ chồng sống hạnh phúc cho đến.
Ngỡ là trọn đạo vu quy,
Lấy lời vàng đá mà thề bách niên.
(Phạm Tải – Ngọc Hoa)
BẠCH CÂU:
Con ngựa non sắc trắng. Trang Tử: “Nhân sinh thiên địa chí gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên nhĩ di” (Người ta sống trong khoảng trời đất, cũng giống như bóng bạch câu lướt qua khe cửa, trong chốc lát mà thôi).
Hán Thư chú thích rằng bạch câu là ngựa non dùng để ví sự lướt nhanh của bóng mặt trời, bóng nắng.
Bóng bạch câu vượt qua khe cửa, hoặc bóng nắng lướt qua khe cửa, dầu theo cách giải thích nào cũng đều nói ý rất nhanh chóng, đều dùng để chỉ thời gian trôi qua rất nhanh.
Bóng bạch câu bay vụt cửa phù sinh,
Hình thương cẩu đúc mòn khuôn đại khối.
(Nam hải tế văn)
Những là khen dạ đá gan vàng, bóng bạch câu xem nửa phút như không, ơn dày đội cũng cam trong phế phủ.
(Người Văn Thành)
BAN MÔN LỘNG PHỦ
班門弄斧
(MÚA BÚA TRƯỚC CỬA LỖ BAN)
XUẤT XỨ:
Trong bài “Vương thị Bá trọng xướng họa thi tự” của Liễu Tông Nguyên đời Đường có câu: “Múa búa ở cửa Lỗ Ban và Sính Thực là bôi mặt vậy” (Thao phủ ư Ban, Sính chi môn, tư cưỡng nhan nhĩ).
GIẢNG NGHĨA:
Ban: Lỗ Ban, người thợ giỏi đời cổ. Sính: người thợ giỏi ở Sính đô, nước Sở.
Trước cửa Lỗ Ban mà múa búa, hành động ấy tỉ dụ việc khoe bản lãnh tầm thường trước mặt bậc thầy.
ĐIỂN TÍCH:
Khoảng thời Xuân Thu Chiến Quốc, có một người thợ giỏi nổi tiếng, theo truyền thuyết ông họ là Công Thâu tên Ban, vì ông sinh ra ở nước Lỗ nên được gọi là Lỗ Ban.
Sau này Lỗ Ban đến nước Sở, ở lại đây trong thời gian dài. Lúc ấy nước Sở và nước Việt thường xảy ra chiến tranh và nước Sở thường bị nước Việt đánh bại. Vì muốn thay đổi tình trạng bại trận ấy, Lỗ Ban phát minh cho nước Sở một loại võ khí tên gọi là “Câu cự”, nó có thể giúp chận đứng chiến thuyền của địch. Ngoài ra, ông còn chế tạo một loại “Vân thê” (thang mây, thang cao tới mây) dùng đề tấn công thành trì của địch. Chẳng những Lỗ Ban phát minh ra nhiều loại vũ khí, ông còn chế tạo ra nhiều công cụ bằng gỗ, tu sửa không ít cầu cống, cung điện,...
Vì vậy sau này các thơ xây dựng đều tôn ông là “tổ sư” của nghề này. Tên tuổi thơ giỏi Lỗ Ban truyền từ đời này sang đời kia.
Đến triều Minh, có một văn nhân tên Mai Chi Hoán đi du lãm miền Thái Thạch, đến thăm mộ thi nhân đời Đường Lý Bạch, nhìn thấy trước mộ bia Lý Bạch chép đầy thơ vịnh của các thi nhân đời sau nhưng không có bài nào hay. Mai Chi Hoán bèn cảm xúc viết một bài: “Thái Thạch giang biên nhất đôi thô. Lý Bạch chi danh cao thiên cổ. Lai lai vãng vãng nhất thú thi. Lỗ Ban môn tiền lộng đại phủ”
“Mộ xưa Thái Thạch bên sông,
Tuổi tên Lý Bạch cao cùng ngàn xưa.
Ngày nay thơ chép sờ sờ,
Khác nào múa búa trước nhà Lỗ Ban.”
BẠCH DIỆN THƯ SINH:
Người học trò mặt trắng.
Tống thư: “Dục phạt quốc nhi dữ bạch diên thư sinh mưu chi, sự hà do tế?” (Muốn lấy nước người mà lại mưu toan với hạng học trò mặt trắng thì việc làm sao thành công được?).
Chỉ người thư sinh, ít kinh nghiệm.
Chớ tin bạch diện thư sinh,
Một văn luận thử mà tin già này.
(Trinh thử)
BẠCH KHỞI:
Người thời Chiến Quốc, tướng giỏi của nước Tần, trước sau hạ hơn bảy mươi thành của quân địch. Sau trận Trường Bình, Bạch Khởi giết sạch bốn mươi vạn quân Triệu đã đầu hàng.
Thây chan chan lấp nội Trường Bình,
Giận Bạch Khởi ra oai rất dữ.
(Nguyễn Cư Trinh)
Dưới màn nhớ tơ tưởng Di Ngô,
Trên ngựa những băn khoăn Bạch Khởi.
(Đặng Trần Thường)
BẠCH MAO:
1. Cờ mao trắng.
Theo Từ nguyên, cờ mao là thứ cờ ở cán có tết một mớ lông đuôi trâu trắng. Cờ mao tượng trưng cho mệnh lệnh của nhà vua. Sứ giả của vua thường mang cờ mao.
Bạch mao chịu dưới đan trì,
Tạ ơn tứ mệnh trở về sửa sang.
(Lưu nữ tướng)
2. Một thứ cỏ thường dùng để lợp nhà.
Lều bạch mao mảng học chàng Tôn,
Miền lục dã biếng tìm người Tịch.
(Nguyễn Hàng)
BẠCH TUYẾT:
Khúc hát cổ, do nhạc công nổi tiếng Sư Khoáng chế ra.
Trong bài Đối Sở vương vấn (Trả lời câu hỏi của vua Sở) của Tống Ngọc đời Chiến Quốc có câu: “Kỳ vi dương xuân bạch tuyết, quốc trung nhi họa giả, bất quá sổ thập nhân” (Khi hát mừng những khúc dương xuân bạch tuyết thì người trong nước hòa theo được bất quá vài mươi người).
Nói về các áng văn hay.
Miễn là lầm lỗi theo lời,
Chẳng ca Bạch Tuyết, chẳng tài Thanh Liên.
(Nữ tú tài)
BÁI VIỆT:
Bái là một thứ cờ nhiều sắc, việt là một thứ búa lớn. Bái việt tượng trưng cho võ tướng.
Nhớ phen bến Nhị thuận buồm,
Hội bái việt chín châu lừng lẫy.
(Văn tế vua Quang Trung)
BÃI BỂ NƯƠNG DÂU:
Do tiếng Hán thương hải tang điền (biển xanh, nương dâu).
Theo Thần tiên truyện, tiên nữ Ma Cô nói với Vương Phương Bình rằng: “Từ khi được hầu tiếp ông đến nay đã từng thấy biển xanh ba lần biến thành nương dâu”.
Các từ ngữ tang thương, tang hải, bãi bể nương dâu, bể dâu… chỉ sự biến đổi, thăng trầm của cuộc đời.
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế,
Ai bày trò bãi bể nương dâu.
(Nguyễn Gia Thiều)
BAN CƠ:
Nàng họ Ban. Chỉ Ban Tiệp Dư.
Xem Nàng Ban.
Giá xưa nay chửa thấy ai,
Nào người Thái Nữ, nào người Ban Cơ.
(Lưu nữ tướng)
BAN SIÊU:
Người đất An Lăng, đời Hậu Hán, đã kinh lý năm mươi nước ở Tây Vực. Vua Hán cho cai trị đất Tây Vực, phong chức Định Viễn hầu. Ông ở Tây Vực ba mươi mốt năm, đến già mới về.
Những tài tót núi nhảy sông,
Sánh cùng Tôn Vũ, sánh cùng Ban Siêu.
(Thiên Nam ngữ lục)
BÀN ĐÀO:
Cây đào tiên, thân mọc quanh co.
Theo Thập châu ký, biển đông có núi Đạc Sách SƠn, trên đỉnh có cây đào lớn, thân mọc quanh co đến ba nghìn dặm gọi là bàn đào.
Theo Hán Vũ Đế nội truyện, Tây Vương Mẫu ban cho Vũ Đế bốn quả bàn đào. Vua định cất lấy hạt đem ương cây giống. Tây Vương Mẫu bảo: “Đào này ba nghìn năm ra quả một lần, đất trần gian không trồng được”.
Người dâng thánh thọ vô cương,
Bàn đào chánh nhụy thiên hương đầy tòa.
(Đào Duy Từ)
BÁCH BỘ XUYÊN DƯƠNG
百步穿楊
(CÁCH TRĂM BƯỚC BẮN XUYÊN LÁ DƯƠNG)
XUẤT XỨ:
Phần “Chu bản kỷ” trong sách Sử ký có câu: “Nước Sở có Dưỡng Do Cơ là người thiện xạ, đứng cách xa lá liễu hàng trăm bước mà bắn trăm phát trúng cả trăm” (Sở hữu Dưỡng Do Cơ giả, thiện xạ giả dã, khứ liễu diệp bách bộ nhi xạ chi, bách phát nhi bách trúng chi). Sau này, sách Hán thư đổi chữ “lá liễu” (liễu diệp) thành “lá dương” (dương diệp).
GIẢNG NGHĨA:
Có thể đứng cách xa trăm bước dùng cung tên bắn xuyên qua lá cây dương đã được chỉ định. Câu này hình dung tài bắn tên cực cao.
ĐIỂN TÍCH:
Dưỡng Do Cơ, còn có tên là Dưỡng Thúc, người nước Sở thời Xuân Thu. Thuở trẻ, ông đã có dũng lực hơn người, rất giỏi bắn cung tên.
Một hôm, các thanh niên trong làng tụ tập tại một bãi đất trống luyện tập bắn cung, chung quanh đám đông vây kín để xem. Mịc tiêu được đặt xa hơn 50 bước chân, một xạ thủ dương cung bằn liền 3 mũi, mũi tên nào cũng trúng giữa hồng tâm, xạ thủ được mọi người hoan hô vang dậy. Dưỡng Do Cơ bước ra nói lớn: “Bắn trùng mục tiêu xa 50 bước chẳng có gì là lạ. Chúng ta hãy thử tài “bách bộ xuyên dương” xem sao!”. Dưỡng Do Cơ bảo mọi người chọn một lá liễu cách xa 100 bước rồi tô màu đỏ lên cái lá ấy làm dấu, sau cùng ông nói với các xạ thủ: “Ai bắn xuyên qua được lá dương kia mới đúng là hảo hán chân chính!”.
Vị xạ thủ vừa rồi bước tới, đưa cung lên nhắm lá dương bắn một mũi tên. Mũi tên bay lên không trung, không chạm được tới lá dương. Mọi người thất vọng “ồ!” lên một tiếng. Vị xạ thủ kia bắn thêm hai mũi tên nữa vẫn không trúng, y đỏ mặt lui về một góc. Những thanh niên khác không ai dám ra bắn thử nữa.
Dưỡng Do Cơ nhìn một vòng đám đông rồi ung dung bước lên một bước, rút mũi tên ra đặt lên dây cung. Chỉ nghe bật một tiếng, mũi tên buông ra mau như ánh chớp xuyên suốt qua lá dương. Mọi người chung quanh hò lên hoan hô. Vị xạ thủ lúc nãy có vẻ chưa chịu phục buông câu châm chọc: “Mũi tên ấy biết đâu chỉ là may mắn bắn trúng!”. Dưỡng Do Cơ không hề động sắc, ông gọi người chọn sẵn 10 lá dương. Rồi chỉ thấy ông liên tục gương cung lên bắn luôn một loạt, mũi tên nào cũng đều trúng mục tiêu. Dưỡng Do Cơ nổi tính háo thắng, ông gọi các xã thủ tập trung hết tên đến, ông bắn từng mũi từng mũi xuyên qua từng lá dương. Bắn một lúc đúng 100 mũi tên, bách phát bách trúng, không hề sai lạc một mũi tên nào, khiến mọi người chung quanh kinh ngạc đến ngẩn người. Dưỡng Do Cơ đeo cung lên vai, cáo biệt với các xạ thủ.
Từ đó, uy danh “bách bộ xuyên dương" của Dưỡng Do Cơ mau chóng lưu truyền khắp nước Sở.
BÀN KHÊ:
Ngòi Bàn Khê chảy vào sông Vị. Khương Thượng tự Tử Nha, hiệu Thái Công Vọng hay Lữ Vọng, về ẩn và câu cá ở đấy. Vua Văn Vương nhà Chu đi săn, gặp ông và mời ông ra giúp việc, hki đó Lữ Vọng đã tám mươi tuổi.
Xa xem thấy Thiên Thai vòi vọi,
Bàn Khê đầu điểm tuyết là ai.
(Đào Duy Từ)
BÁN HÙM BUÔN SÓI:
Do tiếng Hán mại lang mãi hổ.
Sách Kỳ quan: "Mại lang mãi hổ, tả quyển vô bằng" (Bán sói mua hùm, viết văn tự không có bằng cứ).
Chỉ việc vu vơ, không đảm bảo.
Nữa khi muôn một thế nào,
Bán hùm buôn sói chắc vào lưng đâu.
(Nguyễn Du)
BÁN THỎ BUÔN HẦM (HÙM):
Bán con thỏ đã có trong tay để mua con hùm còn ở trên rừng.
Nói sự phiêu lưu; bỏ sự yên lành, chắc chắn, theo đuổi sự nguy hiểm bấp bênh.
Xem loài bán thỏ buôn hầm,
Thấy mồi như trĩ bởi tham mắc dò.
(Trinh thử)
BẢN TRÚC:
Xây tường.
Phó Duyệt, trước khi ra giúp vua nhà Thương, làm nghề xây tường.
Tiếc tài cả phạn ngưu, bản trúc;
Dấu xưa ông Phó, ông Hề.
(Nguyễn Công Trứ)
BÀNG QUYÊN:
Danh tướng nước Ngụy đời Chiến Quốc. trước cùng học binh pháp với Tôn Tẫn. Biết mình không bằng Tôn Tẫn, Bàng Quyên âm mưu lừa Tẫn và dùng hình pháp chặt chân Tẫn. Tôn tẫn bỏ Ngụy sang Tề. Về sau, Bàng Quyên cầm quân nước Ngụy đi đánh nước Hàn. Nước hàn báo cho nước Tề biết. Tôn Tẫn làm quân sư nước tề, dẫn đại quân nước Tề đi đánh Bàng Quyên ở đường Mã Lăng. Tẫn sai người đẽo vỏ cây bên đường rồi viết vào chỗ đẽo mấy chữ: "Bàng Quyên chết dưới cây này". Đang đêm, Bàng Quyên đến, quân Tề phục sẵn bắn ra như mứ. Quyên tự đâm cổ chết.
Nỏ trời phục cửa Kiếm Môn,
Mã Lăng mất vía Bàng Quyên khác gì.
(Đào Duy Từ)
BẢNG MAI:
Bảng yết tên những người đỗ đầu trong kỳ thi hội. Vì hoa mai nở vào cuối tháng chạp đầu tháng giêng âm lịch, trước tất cả các loài hoa cho nên người xưa gọi bảng yết tên những người đỗ đầu là bảng mai.
Hội xuân dù chiếm bảng mai,
Cảm công đèn sách dùi mài bấy lâu.
(Lưu nữ tướng)
BẢNG VÀNG BIA ĐÁ:
Bảng vàng là bảng thời xưa yết tên những người thi đỗ; Bia đá là bia khắc công trạng những người có công lớn hay những người đỗ tiến sĩ.
Ở nước ta, từ đời Hậu Lê, cứ mỗi khoa thi hội, nhà vua sai khắc tên những người đỗ tiến sĩ vào bia đá, dựng ở sân nhà Văn Miếu.
Vì thế, bảng vàng bia đá thường dùng để chỉ sự đỗ đạt.
Bảng vàng bia đá nghìn thu,
Phan Trần hai họ cửa nho dõi truyền.
(Phan Trần)
BẢNG XUÂN:
Bảng yết tên những người thi đỗ trong kỳ thi hội (thi đỗ tiến sĩ). Thi hội mở về mùa xuân cho nên gọi bảng đó là bảng xuân.
Chế khoa gặp hội tràng văn,
Vương, Kim cùng chiếm bảng xuân một ngày.
(Nguyễn Du)
31. NHẤT TỰ BAO BIẾM.
Một chữ khen chê; Dùng chữ tinh xác.
Sách "Xuân Thu" viết rất cẩn thận, nghiêm chỉnh, một chữ cũng thể hiện rõ ý khen chê. Trong "Xuân Thu kinh truyện tập giải tự" của Đỗ Dự đời Tấn viết: "Xuân Thu" tuy một chữ cũng thể hiện khen chê, nhưng phải mấy câu mới có thể thành ngôn".
Người đời sau dùng "nhất tự bao biếm" (một chữ khen chê) để chỉ văn chương dùng chữ rất tinh tế nghiêm ngặt hoặc lời nhỏ ý lớn ngụ ở bên trong.
BÁCH VĂN BẤT NHƯ KIẾN
百聞不如一見
(TRĂM NGHE KHÔNG BẰNG MỘT THẤY)
XUẤT XỨ:
Phần “Triệu Sung Quốc truyện” trong sách Hán thư có câu: “Sung Quốc nói: “Trăm nghe không bằng một thấy, việc dùng binh rất khó khi ở xa xôi mà định ra phương kế, thần xin tự nguyện đến tận Kim Thành để căn cứ thực tế đề ra phương lược”” (Sung Quốc viết: “Bách văn bất như nhất kiến, binh nan diêu độ, thần nguyện từ chí Kim thành, đồ thượng phương lược. )
GIẢNG NGHĨA:
Nghe một trăm lần không bằng tận mắt nhìn thấy một lần. Trỏ việc nghe nhiều vẫn không đáng tin bằng tận mắt nhìn thấy. Câu này cố chỗ viết là “Nhĩ văn bất như mục kiến” (Tai nghe không bằng mắt thấy).
ĐIỂN TÍCH:
Thời Tây Hán đời vua Tuyên đế, người Khương tràn vào biên giới đánh chiếm đất đai, cướp bóc giết hại quan lại. Tuyên đế chiêu tập quần thần bàn phương sách đối phó, đế hỏi ai tình nguyện chỉ huy quân đi chống cự. Lão tướng 78 tuổi Triệu Sùng Quốc từng đối phó với người Khương ở biên giới vài chục năm, đứng ra xin đảm đương nhiệm vụ. Tuyên đế hỏi ông cấn đem theo bao nhiêu quân? Triêu Sung Quốc đáp: “Trăm lần nghe không bằng một lần thấy, thần xin thân tự đến nơi ấy xem xét để ấn định phương lược đánh hay thủ, vẽ kỹ các địa đồ rồi mới có thể tâu lên được”. Tuyên đế đồng ý cách làm của ông.
Triệu Sung Quốc dẫn quân vượt qua sông Hoàng Hà nước cuồn cuộn, đụng độ ngay với một đội quân nhỏ của người Khương. Trận ấy, ông bắt sống được khá nhiều quân Khương. Quân sĩ đòi đuổi truy kích theo, Triệu Sung Quốc ngăn lại: “Quân ta đi đường xa tới đây không nên đuổi theo chúng quá xa, nếu như bị bọn phục binh đánh úp quân ta sẽ nguy. Không nên tham lợi nhỏ trước mắt!”. Quân sĩ rất phục tầm nhìn xa rộng của lão tướng quân.
Triệu Sung Quốc trinh sát kỹ địa thế và tình hình quân địch, lại qua khẩu cung của tù binh am tường tình huống nội bộ của địch, sau đó đưa ra sách lược đóng quân, phân hóa lực lượng của quân Khương rồi tâu lên Tuyên đế. Nhờ vậy, ông mau chóng dẹp yên sự quấy nhiễu của người Khương.
Tác phong không chỉ nghe tin theo những lời đồn đại mà phải đến tận nơi điều tra của Triệu Sung Quốc được người đời sau coi là chuẩn tắc cho mọi hành động thiết thực.
BẠNG DUẬT:
Xem Duật bạng; Ngao cò.
Ngư hà song viết ngày hằng đủ,
Bạng duật đôi co thế ngại nhàn.
(Hồng Đức quốc âm thi tập)
BẠNG GIÀ SINH CHÂU:
Do tiếng Hán lão bạng sinh châu (Con trai già sinh ra ngọc châu).
Ý nói: 1. Người sinh được con hiền; 2. Người già mới có con: 3. Điềm tốt lành.
Thú vui thua thú ngư hà,
Rùa linh đội sách, bạng già sinh châu.
(Đào Duy Từ)
BÀNH TỔ:
Nhân vật thần thoại Trung Quốc, bề tôi của vua Nghiêu, được phong ở đất Bành Thành, thọ tám trăm tuổi.
Kể qua Bành Tổ tám trăm,
Sáu mươi họ Mạc xem năm bằng ngày.
(Thiên Nam ngữ lục)
BÀNH TRẠCH:
Xem Đào Bành Trạch.
Cuộc cờ chén rượu cung đàn,
Thơ ngâm Bành Trạch, trăng vờn Tiêu Tương.
(Phạm Thái)
BAO TỰ:
Vợ lẽ yêu của vua U Vương nhà Chu. Bao Tự không thích cười, U Vương tìm đủ mọi cách cho nàng cười, có lần sai đốt lửa ở hỏa đài, đánh lừa các nước chư hầu rằng có giặc. Quân chư hầu thấy lửa, tưởng kinh đô có biến, vội vàng mang quân đến cứu, đến nơi mới biết mắc lừa. Bao Tự thấy vậy cả cười. Về sau, lúc có giặc kéo đến thật, U Vương sai đốt lửa báo hiệu. Chư hầu không ai mang quân về cứu nữa. U Vương bị giết ở Ly Sơn.
Ly Sơn cười một phút,
Bao Tự kia lầm hết chư hầu.
(Bùi Vịnh)
BÀO LẠC:
Bào là thiêu, lạc là rụng. Một hình phạt dã man đời nhà Ân. Vua Trụ đặt những cọc bằng đồng rồi đốt lửa ở bên dưới, bắt tội nhân đi lên trên để cuối cùng phải ngã chết thiêu trong đống lửa.
Đao sơn kiếm thụ đồng thành,
Thủy lao, bào lạc ngục hình gớm thay.
(Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái)
BẢO PHIỆT:
Cái bè của Phật dùng để cứu vớt chúng sinh ra khỏi bể khổ.
Sư rằng: Người dạy xin vâng,
Hẹp chi bảo phiệt kim thằng, đám chay.
(Truyện Tây Sương)
BẠO HỔ:
Tay không bắt hổ.
Luận ngữ: “Bạo hổ bằng hà, tử nhi vô hối giả, ngô bất dữ dã” (Người tay không mà bắt hổ, chân không mà dám qua sông, dù chết cũng không hối hận, thì ta không cùng làm việc với người đó).
Chỉ việc làm mạo hiểm.
Tính hay bạo hổ đã quen,
Dám tìm chuột bạch đánh ghen tận nhà.
(Trinh thử)
BÁCH XUYÊN QUY HẢI
百川歸海
(TRĂM SÔNG ĐỔ VÀO BIỂN)
XUẤT XỨ:
Thiên “Dĩ luận huấn” trong sách Hoài Nam tử có câu: “Trăm sông khác nguồn nhưng đều đổ về biển cả” (Bách xuyên dị nguyên, nhi giai quy ư hải).
GIẢNG NGHĨA:
Tất cả mọi con sông đến cuối cùng đều đổ vào biển, câu này tỉ dụ mục đích mà lòng người đều hướng về.
ĐIỂN TÍCH:
Vua Hán Võ đế có một người chú tên Lưu An (tước phong Hoài Nam vương) chiêu mộ được hàng ngàn môn khách am tường thiên văn, ya học, lịch toán, chiêm bốc biên soạn thành một bộ sách vài chục vạn chữ, tên là bộ “Hoài Nam tử”. Trong sách “Hoài Nam tử” có thiên “Dĩ luận huấn” viết: Tổ tiên loài người vốn cư trú ở bên sông và trong sơn động, y phục hết sức đơn giản, đời sống hết sức gian khổ. Sau đó có vị thánh nhân xuất hiện, hướng dẫn mọi người xây dựng nhà cửa cung điện, giúp nhân dân có nơi ẩn náu gió mưa lạnh lẽo. Thánh nhân còn dạy nhân dân chế tạo nông cụ, binh khí, phát triển sinh sản, săn bắt mãnh thú. Về sau, người ta còn ấn định lễ nhạc, biên soạn các lôgíchại chế độ quy định. Văn chương cho rằng: xã hội là phát triển, vì vậy những chế độ quy định ở thời cổ không còn thích hợp với thời mới dần dần bị phế bỏ.
Tất cả những điều đó thuyết minh “trăm con sông tuy khác nguồn gốc nhưng cuối cùng đều chảy vào biển lớn”.
Công việc của mọi người tuy khác nhau, nhưng đều có mục đích làm cho xã hội an trị, làm cho cuộc sống càng tốt đẹp hơn.
BÁT ÂM:
Tám thứ tiếng của tám loại nhạc cụ khác nhau trong âm nhạc: kim là tiếng chuông, thạch là tiếng khánh, ti là tiếng đàn, trúc là tiếng sáo, bào là tiếng sinh (sáo có nhiều ống ghép lại trong một cái bầu), cách là tiếng trống, mộc là tiếng trúc (một thứ nhạc cụ thời cổ bằng gỗ, hình như cái đấu vuông, trên rộng dưới hẹp, dùng dùi đánh).
Bát âm điệu mới rất hay,
Học mi nổi tiếng, xưa nay đã nhiều.
(Hoa điểu tranh năng)
BÁT MÔN:
Tám cửa trận. Người xưa đánh giặc, bày trận theo thuật số. Trận có tám cửa là: hưu, sinh, thương, đỗ, tử, cảnh, kinh, khai.
Trương sa bóng ác sang đoài,
Ngựa rong bách ky, trận bày bát môn.
(Lưu nữ tướng)
BÁT NHÃ:
Tiếng nhà Phật, nghĩa là trí tuệ.
Ngày vắng vang reo chuông bát nhã,
Đêm thanh dóng dõi kệ Di Đà.
(Đào Duy Từ)
BÁT TIÊN:
Tám vị tiên.
Theo kịch bản đời Nguyên, tám vị tiên đó là: Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Lý Thiết Quài, Tào Quốc Cữu, Lã Đồng Tân, Lam Thái Hòa, Hà Tiên Cô.
Ngày trước, hình tám vị tiên này thường được vẽ hay thêu trên màn, trướng.
Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,
Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên.
(Nguyễn Du)
BẮC CỰC:
Tên một ngôi sao sáng nhất trong nhóm Tiểu hùng tinh (*) ở phương bắc, được dùng để tượng trưng cho ngôi vua.
Luận ngữ có câu: “Bắc thần cư kỳ sở nhi chúng tinh củng chi” (Sao Bắc Đẩu ở yên chỗ của nó mà các sao khác đều chầu về).
Nền hoàng thành đặt vững Long Biên,
Ngôi Bắc cực muôn phương đều cùng hưởng.
(Nguyễn Huy Lượng)
BẮN DƯƠNG:
Bắn thủng lá dương liễu. Xem Xuyên dương.
Buột miệng nuốt châu nhả ngọc,
Dang tay giơ cức bắn dương.
(Hồng Đức quốc âm thi tập)
BẮN SẺ:
Bắn chim công.
Tiếng Hán chim công là khổng tước (con chim sẻ lớn).
Theo Đường thư, Đậu Nghi người đất Mậu Lăng làm quan thượng trụ quốc thời Nam Bắc triều, có người con gái yêu, muốn kén rể, bèn sai vẽ một con công trên một bức bình phong, hẹn hễ ai bắn trúng mắt công thì gả con gái cho. Lý Uyên (sau này là Đường Cao Tổ) bắn trúng, lấy được vợ.
Làng cung kiếm rắp ranh bắn sẻ,
Khách công hầu ngấp nghé mong sao.
(Nguyễn Gia Thiều)
BĂNG MÔI:
Người làm mối. Xem Băng nhân.
Lọ là nguyệt sứ, băng môi,
Phận này duyên ấy, ắt thời trong tay.
(Truyện Từ Thức)
BĂNG NHÂN:
Người đứng trên băng.
Theo Tấn thư, Lịnh Hồ Sách nằm mộng thấy mình đứng ở trên băng cùng nói chuyện với người dưới băng. Hồ Sách đem hỏi Tác Đảm, một người có tài đoán mộng. Đảm đáp: “Trên băng là dương, dưới băng là âm. Đó là việc âm dương/ Đứng ở trên băng nói chuyện với người đứng dưới băng, đó là ví dương nói với âm, tức là làm mối cho trai gái lấy nhau. Ông nên đứng ra làm mối, xây dựng cho họ vào tháng băng tan (tháng xuân) thì việc hôn nhân sẽ thành”.
Chỉ người làm mối.
Ngỏ lời nói với băng nhân,
Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn.
(Nguyễn Du)
BẠCH ĐẦU NHƯ TÂN
白頭如新
(BẠC ĐẦU NHƯ MỚI)
XUẤT XỨ:
Phần “Lỗ Trọng Liên Trâu Dương liệt truyện” trong sách Sử ký có câu: “Ngạn ngữ có nói: “Có kẻ đến bạc đầu mà vẫn như mới quen, có kẻ mới gặp nghiêng dù lần đầu mà đã như quen cũ” (Ngạn viết: “Hữu bạch đầu như tân, khuynh cái như cố” ).
GIẢNG NGHĨA:
Câu “Bạch đầu như tân” ý nói bạn bè mà không hiểu nhau thì dù có quen đến bạc đầu vẫn như mới gặp nhau. Câu này hình dung sự gia tình không sâu sắc. Khuynh cái: nghiêng dù, ngày xưa bạn bè gặp nhau dừng xe lại dù che xe hơi nghiêng, nghĩa bóng là mới gặp nhau lần đầu.
ĐIỂN TÍCH:
Trâu Dương là người đất Tề thời Tây Hán. Một lần nọ, ông đi chơi qua đất Lương, vì bị hãm hại, ông bị Lương Hiếu vương giam vào ngục chuẩn bị đợi xử tử.
Ở trong ngục, Trâu Dương căm phẫn gửi cho Lương Hiếu vương một phong thư, đó là bài “Ở trong ngục dâng thư tự biện bạch” (Ư ngục trung thượng thư tự minh) rất nổi tiếng. Trong thư này ông đưa ra nhiều ví dụ chứng minh: Ông vốn tin rằng lấy chân thành đối đãi với bạn sẽ không bị bạn hoài nghi, nào ngờ nay mới biết đó chỉ là lời nói suông. Thư viết: “Kinh Kha ngưỡng mộ nghĩa khí của Thái tử Đan liều chết đi hành thích Tần Thủy hoàng vì Thái tử Đan, thế mà Yên Thái tử Đan vẫn hoài nghi Kinh Kha sợ hãi, hiểu lầm Kinh Kha không lập tức xuất phát ngay. Trước đây Biện Hòa có được một khối ngọc, thành thật muốn dâng lên vua Sở, nhưng vua Sở ngờ vực Biện Hòa lừa mình bèn ra lệnh chặt chân Hòa. Còn việc Lý Tư tận lực giúp Tần Thủy hoàng cải cách chính trị khiến nước Tần thêm giàu mạnh, nhưng cuối cùng Lý Tư vẫn bị Tần Nhị thế Hồ Hợi xử vào cực hình. Do đó ngạn ngữ có câu: “Hữu bạch đầu như tân, khuynh cái như cố” Hai bên không hiểu biết lẫn nhau thì dù quen nhau cả đời vẫn như mới quen, còn nếu thực sự hiểu nhua thì dù mới gặp lần đầu vẫn như quen đã lâu”.
Lương Hiếu vương đọc xong phong thư ấy, vô cùng cảm động, lập tức thả Trâu Dương ra, đã ông như thượng khách.
BẮT KHỈ:
Đánh nước Sở, bắt hạng Vũ. Xem Khỉ tắm.
Ai hay thành bại cũng nhân mưu, Hán hãy còn lúng túng góc Ba Xuyên; mà mái tả trót gieo mình, đã vin cảnh để đè hươu, bắt khỉ.
(Đặng trần Thường)
BẤT KHẢ HẠ ĐƯỜNG:
Ý nói không bỏ vợ được. Xem Tao Khang.
Sợ rằng đã có tao khang,
Mới hay bất khả hạ đường biết bao.
(Nữ tú tài)
BẤT NHƯỢNG Ư SƯ:
Không nhường, không chịu thua thấy học.
Luận ngữ: "Đương nhân bất nhượng ư sư" (Khi làm theo đạo nhân thì không nhường thầy học).
Ý nói nỗ lực hết sức mình.
Chữ rằng: Bất nhượng ư sư,
Đường công danh có ai chờ đợi ai?
(Phương Hoa)
BẤT VI:
Tức Lã Bất Vi.
Theo Sử Ký, Bất Vi, lái buôn người nước Tần, sang buôn bán ở nước Triệu, gặp con thái tử nước Tần là Dị Nhân làm con tin ở đấy, lập mưu cho Dị Nhân được về nối ngôi thái tử, lại dâng vợ mình đang có thai cho Dị Nhân, sinh con đặt tên là Chính.
Sau khi lên làm vua, Dị Nhân phong Bất Vi làm thừa tướng. Dị Nhân mất, thái tử Chính lên ngôi tức là vua Thủy Hoàng nhà Tần, tôn Bất Vi là tướng quốc.
Ngươi nay nào phải nhà Tần,
Bất Vi gả vợ Dị Nhân lấy lầm.
(Nguyễn Đình Chiểu)
BẦU CƠ SƠN:
Bầu nước của Hứa Do ở núi Cơ Sơn.
Theo Sử Ký, Hứa Do là một bậc cao sĩ thời thượng cổ, tự Vũ Trọng, ẩn ở Bái Trạch, vua Nghiêu biết là người hiền, tìm đến nhường lại ngôi, ông không nhận, trở về cày ruộng ở chân núi Cơ Sơn, một trái núi ở về phía đông nam huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Sau khi ông mất, vua Nghiêu đến tận mộ ở trên núi Cơ Sơn, phong ông là thần núi Cơ Sơn. Do đó, về sau núi Cơ Sơn cũng có tên là Hứa Do Sơn.
Thơ Trần Tử Ngang (Đường): "Thạch lũy Nguyên Khanh kinh, Chi quải Hứa Do biều" (Đá chất kênh Nguyên Khanh, Cành cây treo bầu nước họ Hứa).
Chỉ kẻ ẩn sĩ.
Bầu Cơ Sơn nhẹ nào ai phụ,
Bút ngọc đường thanh họa kẻ hay.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
BẦU HỒ THIÊN:
Cái bầu của Hồ Thiên.
Thêo Vân cập thất tiên, Thi Tôn tự hiệu là Hồ Thiên, người nước Lỗ, học được phép tiên, thường treo một cái bầu to ở chỗ ngồi. Cái bầu này có thể biến thành bầu trời đất, trong có đủ cả mặt trời, mặt trăng, tối đến có thể chui vào ngủ ở trong.
Chỉ thế giới thần tiên.
Lạc hà cô vụ một màu,
Khen ai khéo vẽ nên bầu Hồ Thiên.
(Lưu nữ tướng)
BẦU NHAN UYÊN:
Bấu nước của Nhan Uyên. Xem Nhan Uyên.
Quản bao thân trẻ dãi dầu,
Mang đai Tử Lộ, quẩy bầu Nhan Uyên.
(Nguyễn Đình Chiểu)
BẤT CẦU THẬM GIẢI
不求甚解
(KHÔNG CẦN HIỂU KỸ)
XUẤT XỨ:
Trong bài Ngũ liễu tiên sinh truyện của Đào Tiềm đời Đông Tấn có câu: "Đọc sách không cần hiểu quá kỹ" (Hiếu độc thư, bất cầu thậm giải).
GIẢNG NGHĨA:
Nguyên ý câu này là đọc sách chỉ cần lãnh hội hiểu phần cốt lõi chủ yếu, không nên tốn quá nhiều công phu tìm hiểu cặn kẽ từng câu từng chữ. Hiện nay câu này phần lớn dùng để chỉ sự học tập không nghiêm chỉnh, không hiểu cặn kẽ, hoặc làm việc không cẩn thận.
ĐIỂN TÍCH:
Thi nhân nổi tiếng Đào Uyên Minh (tên Tiềm) sống vào giao thời giữa hai triều Đông Tấn và Nam Triều. Thời ấy, quốc gia bị phân liệt, bọn quân phiệt đánh nhau hỗn loạn, vương triều Đông Tấn chỉ chiếm được một vùng nho nhỏ Giang Nam với chính trị đen tối, dân chúng xiêu lạc.
Tuy Đào Uyên Minh sinh ra trong một gia đình quan liêu, nhưng gia cảnh của ông suy vi đã lâu, từ nhỏ ông đã sống trong nghèo khổ. Lúc ông khoảng 20 tuổi, cha ông qua đời, không lâu vợ ông cũng chết. Đương thời, giặc phương bắc thường tràn xuống xâm lược, quê nhà Tầm Dương của ôgn liên miên bị tai họa thiên nhiên, đời sống ông đầy đau khổ bất hạnh.
Bạn bè biết tính Đào Uyên Minh rất thích uống rượu, nhưng ít khi có tiền, nên thường bày tiệc rượu mời ông đến. Mỗi lần được mời như vậy, Đào Uyên Minh đều hào sảng uống tận tình, không hề câu nệ vào lễ nghĩa. Ông không ham vinh hoa phú quý mà chỉ muốn sống cuộc đời nhàn tản nơi ruộng vườn, tự cày lấy ăn, rảnh thì đọc sách, không lấy làm khổ vì nghèo khó mà trái lại còn cảm thấy an nhiên tự tại.
Năm 393, Đào Uyên Minh 29 tuổi. Lần đầu tiên ông từ giã ruộng vườn bước vào con đường làm quan, giữ chức Tế tửu ở Giang Châu (Tế tửu là một chức học quan). vào quan lộ, ông chứng kiến tình cảnh xu nịnh gian trá, ông vô cùng thất vọng và đau khổ.
Không bao lâu sau, ông bèn từ quan về nhà. Nhà ông chỉ là vài gian nhà cỏ, trước cửa có trồng năm cây liễu lớn, dưới bóng liễu là nơi ông thường vẩn vơ uống rượu làm thơ. Mùa hạ, ông dựa vào cửa sổ tay cầm quyển sách chăm chỉ đọc. Ngoài cửa thỉnh thoảng ngọc gió mát thổi lùa vào, ông vui vẻ hưởng thụ đến quên cả ăn cơm.
Đào Uyên Minh đọc sách, không chú trọng câu nệ vào từng câu từng chữ, mà chủ yếu lĩnh hội yếu chỉ văn chương là đủ. Trong bài tản văn "Ngũ liễu tiên sinh truyện" nổi tiếng ông tư gọi mình là "Ngũ liễu tiên sinh" ghi chép lại sinh hoạt đọc sách của mình. "Thích đọc sách, không cần hiểu quá kỹ, mỗi khi có chỗ hiểu ý đã đủ vui vẻ quên ăn" (Hiếu độc thư, bất cầu thậm giải, một hữu hội ý, tiện hân nhiên vong thực).
Đào Uyên Minh là người chính trực, yêu thích thiên nhiên. Suốt đời ông, ông sáng tác không ít thơ văn mới mẻ thanh tú, ông là một đại văn học gia thời kỳ Đông Tấn.
__________________
BẺ LIỄU:
Xem Bá Kiều chiết liễu.
Rằng tử bẻ liễu lên đường,
Gửi mai sao hãy trễ trường đến nay.
(Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện)
BẺ QUẾ:
Bẻ cành quế.
Theo Tấn thư, Khích Sằn tâu vua rằng: "Thần cử hiền lương đối sách đệ nhất, do quế lâm chi nhất chi, Côn Sơn chi phiến ngọc" (Tôi đổ đầu vì bài đối sách khoa hiền lương, cũng như một cành quế ở rừng quế, một phiến ngọc ở núi Côn Sơn). Bạch Cư Dị có câu thơ: "Chiết quế danh tàn Khích" (Bẻ cành quế thẹn với họ Khích).
Từ đó, bẻ quế dùng để nói về việc thi đỗ.
Những mong bẻ quế nên danh,
Mà đền công dưỡng sinh thành hai thân.
(Phạm Tải - Ngọc Hoa)
BÈO NƯỚC GẶP NHAU:
Do tiếng Hán bình thủy thương phùng.
Bài Đằng vương các tự của Vương Bột có câu: "Bình thủy tương phùng, tận thị tha hương chi khách" (Bèo nước gặp nhau, toàn là khách ở quê người).
Thường dùng để nói về cảnh tình cờ mà gặp nhau.
Mây đâu bèo nước gặp nhau,
Thôi thì Hợp Phố cho châu lại về.
(Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện)
BỂ DÂU:
Xem Bãi bể nương dâu.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
(Nguyễn Du)
BỂ KÌNH BẶT TĂM:
Kình là cá voi, thường dùng để chỉ giặc dữ; tăm là bọt nước nổi lên trên mặt nước (ví dụ tăm cá).
Văn học cổ dùng để chỉ cảnh thái bình, không có giặc giã.
Công từ tựu trấn yên dinh,
Ngàn lang bặt khói, bể kình bặt tăm.
(Lưu nữ tướng)
BỂ KHỔ:
Theo triết lý bi quan của Phật giáo, cuộc sống của chúng sinh, cuộc đời của con người tràn ngập những nỗi đau khổ, vô cùng, vô tận, bao la như bể ca.
Xem thêm Bể trầm luân.
Nghĩ thân phù thế mà đau,
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.
(Nguyễn gia Thiều)
BỂ THỆ NON NGUYỀN:
Lời thề nguyền bền lâu như bể như non.
Nghĩ rằng lòng vợ chẳng hiền,
Một lời bể thệ non nguyền hóa không.
(Hoàng Trừu)
BỂ TRẦM LUÂN:
Bể chìm đắm.
Theo triết lý bi quan của Phật giáo thì cuộc đời khổ sở khác nào biển cả, trong đó người ta chìm đắm vào.
Nàng đã biết đến ta chăng,
Bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi!
(Nguyễn Du)
BỂ TRÌNH CHU:
Bể học của đạo Nho.
Ý nói đạo Nho mênh mông như biển. Xem Trình Chu.
Cựa đuôi kình toan vượt bể Trình Chu,
Tài bay nhảy ngại chi lao khổ.
(Cao Bá Quát)
BẤT DANH NHẤT TIỀN
不名一錢
(KHÔNG CÓ MỘT ĐỒNG)
XUẤT XỨ:
Phần “Nịnh hạnh liệt truyện” sách Sử Ký có câu: “Đặng Thông lại càng không có một đồng, chết gửi thân nhà người” (Đặng Thông cánh bất đắc danh nhất tiền, ký tử nhân gia).
GIẢNG NGHĨA:
Câu Bất danh nhất tiền là để hình dung cảnh nghèo cực điểm, đến một đồng cũng không có.
ĐIỂN TÍCH:
Hán Văn đế Lưu Hằng một đêm nằm mộng bay lên không trung, suýt nữa chui lọt vào thiên đình, chỉ vì thiếu một chút hơi sức nên chỉ còn cách gang tấc, chính vào lúc sắp sửa vọt lên tới thiên đình nhưng chưa đủ sức ấy, bỗng có một người đầu màu vàng đi đến, đẩy mạnh chân ông một cái, khiến ông vọt lên cảnh trời. Văn đế tỉnh dậy, nhớ lại cảnh trong mộng mấy ngày không quên. Sau buổi triềui sớm, ông ra bên bờ hồ phí tâu cung Vị Ương, nhìn thấy một người chèo thuyền đội mũ vàng, giống hết như người đầu vàng trong mộng. Ông gọi đến hỏi, thì ra tên là Đặng Thông, người đất Nam An quận Thục. Văn đế mê tín cho rằng Đặng Thông đã đẩy được mình lên trời, nhất định phải có kỳ tài, vì vậy ông cực kỳ sủng ái Đặng Thông, thường ban thưởng cho y trọng hậu và phong làm thượng đại phu.
Những lúc Văn đế ra ngoài tuần du thường hay đến nhà Đặng Thông ngơi nghỉ vui chơi. Nhưng Đặng Thông chỉ là người chèo thuyền, chẳng có tài năng gì. Sau khi giữ chức thượng đại phu, y không hề cống hiến gì, chỉ nhờ lời nói hành vi hết sức cẩn thận nên mua được lòng hoàng đế. Có lần, trong cơn vui, Hán Văn đế mời một tướng sĩ đến xem tướng cho Đặng Thông. Người thầy bói nói thẳng theo tướng mạo mà xét, Đặng Thông chỉ là người nghèo khổ, thậm chí có thể chết đói. Văn đế nghe vậy, lấy làm cụt hứng bảo: “Người làm cho Đặng Thông giàu có chính là ta, làm sao y đến nỗi chết đói cho được?” Rồi đế lập tức hạ lệnh ban mỏ đồng ở núi quận Thục cho Đặng Thông được tự do đúc tiền tiêu dùng. Vài năm sau, “Đặng Thông tiền” lưu hành khắp thiên hạ, đương nhiên y trở nên giàu có chẳng kém bậc vương hầu. Được trọng thưởng như thế, Đặng Thông hết sức cảm kích.
Sau đó không lâu, sau lưng Văn đế nảy ra một cái mụn nhọt thường sưng đầy mủ đau không chịu nổi. Đề báo đền ân sủng của hoàng đấ, Đặng Thông không ngại dơ bẩn, vẫn thường vào cung hút mủ từ từ vết mụn cho đế. Hành động động ấy của Đặng Thông chỉ làm Văn đế thêm buồn bã, một hôm vua hỏi: “Người nói thử xem, trong thiên hạ ai là người yêu quý trẫm nhất!” Đặng Thông không hiểu ý Văn đế, tiện miệng đáp luôn: “Xét về tình lý, yêu cha ai bằng con, chắc đó phải là thái tử”. Văn đế im lặng. Ngày hôm sau, thái tử Lưu Khải vào thăm bệnh cha đúng vào lúc vết mụn của Văn đế đau đớn mưng mủ, vua rên gọi thái tử hút mủ dùm mình. Thái tử nhăn mặt, nhưng không dám trái lệnh, đành ghé miệng vào mụn hút mủ. Mùi hôi thối xông lên, thái tử vội phun ra. Văn đế nhìn nét mặt khổ sở của thái tử, đành thở dài bảo con lui ra ngoài rồi cho gọi Đặng Thông vào hút số mủ còn lại.
Thái tử quay về cung vừa ngượng vừa căm giận, ói mửa liên miên suốt buổi. Từ đó thái tử ngấm ngầm căm hận Đặng Thông, hắn thề sẽ có ngày báo thù. Hán Văn đế là hoàng đế 23 năm, bệnh chết vào năm 46 tuổi, thái tử Lưu Khải lên nối ngôi, sử sách gọi là Cảnh đế. Hắn nhớ thù xưa, hạ lệnh lột hết quan chức của Đặng Thông.
Không lâu, lại có người tố cáo Đặng Thông phạm pháp dám tự đúc tiền, họ Đặng bị bắt thẩm vấn, quả nhiên việc ấy có thật. Cảnh đế hạ chiếu: thu hồi núi đồng đã ban cho trước đây và tịch biên hết gia sản của Đặng Thông. Đặng Thông ra khỏi ngục thì đã phá sản không còn nơi nương tựa. May nhờ trưởng công chúa nhớ lời di ngôn của Văn đế, sai người đem cho y một ít tiền bạc, nhưng rồi bọn quan lại tham ô trung gian không giao lại cho y mà chiếm đọat hết cả. Đặng Thông miễn cưỡng sống trong nghèo đói được hai năm, sau đó trưởng công chúa không đoái hoài gì đến y nữa. Đặng Thông thực sự trắng tay không còn một đồng bạc. Cuối cùng ý chết vì quá đói. Người mê tín cho rằng sự việc ứng nghiệm như lời thầy bói, thực tế đó chỉ là trùng hợp mà thôi.
__________________
BỆ THIỀU:
Chỗ vua ngồi.
Thiều là tên một khúc nhạc của vua Thuấn, một ông vua mà nhà nho ca tụng là hiền đức.
Cửa doanh Liễu mới rước xuân,
Biên thư đã thấy tấu văn bệ thiều.
(Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện)
BẾN HÀ CHÂU:
Bến bãi sông. Xem Quan thư.
Thề lòng dãi bến Hà Châu,
Đợi nhau trên Bộc trong dâu ru mà?
(Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện)
BẾN MÊ:
Bến mê muội.
Đạo Phật coi cuộc đời như bến mê ở bể khổ, nơi mà chúng sinh mê muội, không giác ngộ chính đạo.
Nghĩ thân phù thế mà đau,
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.
(Nguyễn Gia Thiều)
BỆNH TỀ TUYÊN:
Bệnh hiếu sắc của Tề Tuyên Vương đời Chiến Quốc. Theo Mạnh Tử, Tề Tuyên Vương bàn việc chính trị với Mạnh Tử, Nhân đề cập đến những điều mà nhà vua cho là tật xấu của mình, có nói: “Ta có bệnh, ta thích gái đẹp”.
Chỉ tật hiếu sắc.
Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn,
Bệnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng.
(Nguyễn Gia Thiều)
BẾP TRỜI:
Do tiếng Hán Thiên Trù, tên một ngôi sao.
Theo Tấn thư, Thiên Trù lo việc bếp núc ở nhà trời. Thiên Trù lại có nghĩa là bếp của trời.
Bếp trời sẵn đó hay sao,
Của đâu thấy vậy, lòng nào chẳng nghi.
(Bích câu kỳ ngộ)
BỈ SẮC TƯ PHONG:
Kém cái này, hơn cái kia.
Theo quan niệm duy tâm của thuyết thừa trừ thì ở đời không ai được đầy đủ mọi điều lành, và thường thì xấu tốt bù cho nhau, ví như có tài thì không gặp thời, có sắc thì lại vô duyên.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
(Nguyễn Du)
BỈ THỬ NHẤT THÌ:
Kia một thời, nay một thời.
Mạnh Tử. “Bỉ nhất thì, thử nhất thì dã” (Kia một thời, nay một thời vậy).
Ý nói mỗi thời một khác, không nên chấp nê.
Ông rằng: bỉ thử nhất thì,
Tu hành thì cũng có khi tòng quyền.
(Nguyễn Du)
BĨ CỰC THÁI LAI:
Vận bĩ cùng cực thì vận thái đến.
Theo quan niệm xưa, mọi vật thường biến đổi, cái này cùng cực rồi sẽ chuyển sang cái khác, như bĩ cùng cực thì sẽ chuyển sang thái, tức là bế tắc cực độ rồi sẽ hanh thông, khốn cùng cực độ rồi sẽ thanh nhàn.
Mới hay cơ tạo xoay vần,
Có khi bĩ cựcđến tuần thái lai.
(Lệ Ngô Cát, Phạm Đình Toái)
BĨ CỰC THÁI SINH:
Vận bĩ cùng cực, vận thái sinh ra. Xem Bĩ cực thái lai.
Đã hay bĩ cực thái sinh,
Tơ hồng dường cũng có tình trêu ngươi.
(Phương Hoa)
BĨ, THÁI:
Tên hai quẻ trong Kinh Dịch. Quẻ bĩ tượng trưng cho sự bế tắc; quẻ thái tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi.
Văn học cổ thường dùng để chỉ sự đời khi thì bế tắc, khốn quẫn, khi thì trôi chảy, may mắn.
Thấy rằng bĩ, thái khôn lường,
Trăng thường tròn khuyết, nước thường đầy vơi.
(Phan Trần)
BẤT DI DƯ LỰC
不 遺 餘 力
(TRÚT HẾT SỨC LỰC)
XUẤT XỨ:
Phần “Bình Nguyên quân Ngu Khanh liệt truyện” trong sách Sử Ký có câu : “Nước Tần đã trút hết sức lực, ắt muốn phá quân Triệu rồi!” (Tần bất di dư lực, tất thả dục phá Triệu quân)
GIẢNG NGHĨA:
Câu “bất di dư lực” là có ý nói đã đưa ra toàn bộ lực lượng mình có.
ĐIỂN TÍCH:
Thời kỳ Chiến Quốc, các nước chư hầu đánh nhau liên miên. Năm 260 trước Công nguyên, Tần sai đại tướng Vương Hạch đem quân đi đánh nước Triệu. Triệu Hiếu Thành vương phong Liêm Pha là thượng tướng đón đánh địch ở Trường Bình (nay thuộc Sơn Tây). Cuộc chiến xảy ra, quân Triệu thất lợi liên miên, một viên đô úy (chức quân quan cao cấp) bị chết trong chiến tranh. Triệu vương hoảng hốt vội gọi Ngu Khanh và Lâu Xương đến bàn kế sách: “Quả nhân dự định quyết chiến với Tần, các ông thấy thế nào?” Lâu Xương lắc đầu: “Không ích gì, chi bằng sai sứ gia sang Tần cầu hòa”. Ngu Khanh cũng chủ trương đình chiến, nhưng ông không tán thành cầu hòa vì cho rằng như vậy là để Tần nắm quyền chủ động. Ông hỏi Triệu Vương: “Tâu đại vương, theo ngài Tần có muốn đánh bại Triệu chăng?” Triệu vương đáp: “Trong trận đánh Trường Bình, Tần đã dồn hết sức mạnh đem hơn vài chục vạn quân đến, đương nhiên là muốn đánh bại nước Triệu”.
Ngu Khanh nói: “Nếu đã vậy, nước Tần đâu chịu thu binh giảng hòa. Theo thần, ta nên sai sứ giả đem nhiều lễ vật sang cầu viện các nước Sở, Ngụy. Tần thấy ta liên hiệp với Sở, Ngụy nhất định sợ, lúc ấy ta giảng hòa với họ mới hi vọng thành công”. Triệu vương không nghe theo ý kiến của Ngu Khanh, cứ sai đại phu Trịnh Chu đem ngọc vàng sang nước Tần cầu hòa. Vua Tần tiếp đãi Trịnh Chu rất cẩn thận, Trịnh Chu sai tùy tùng về nước Triệu báo tin. Triệu vương nghe tin vui mừng, cho gọi Ngu Khanh đến, dương dương đắc ý nói: “Nước Tần đã đón tiếp sứ giả của ta rồi!” Ngu Khanh nói: “Đại vương mừng hơi sớm đấy. Trịnh Chu đi lần này, chẳng những cầu hòa không xong mà quân ta e rằng thất bại còn mau hơn đấy!” Vua Triệu kinh ngạc hỏi: “Nói vậy là sao?” Ngu Khanh chỉ ra: Các nước Sở, Ngụy thấy Trịnh Chu đến Tần cầu hòa sẽ không đem quân đi cứa Triệu nữa. Và như vậy, Tần sẽ không còn sợ gì nữa tất sẽ không chịu giảng hòa.
Quả nhiên, từ khi Trịnh Chu sang nước Tần, việc giảng hòa không tiến triển thêm chút nào. Không lâu sau, quân Triệu đại bại ở Trường Bình, thủ đô Hàm Đan bị vây chặt. Nhưng sau đó, vì lực lượng quân Tần không đủ, tạm thời phải rút khỏi Hàm Đan nhưng vẫn đưa ra điều kiện Triệu phải cắt 6 thành giao cho Tần. Các triều thần ép buộc vua Triệu phải chấp nhận điều kiện ấy. Ngu Khanh nói với vua Triệu: “Xin hỏi đại vương, hôm nay nước tần rút quân vì đánh lâu ngày không xong, quân đội mỏi mệt, hay vì yêu quý nước Triệu!” Vua Triệu đáp: “Quân Tần giốc hết sức lực đánh Triệu, sao lại nói tới hai chữ “yêu quý”?”.
BIA TRUY LỆ:
Theo Tấn thư, Dương Hựu đời Tấn, làm quan ở quận Tương Dương được lòng người, đến lúc chết người ta lập bia kỷ niệm ở núi Nghiễn; ai đi qua trông thấy bia thì rơi nước mắt, cho nên gọi là bia truy lệ.
Cầu kia ai gọi Tân Đình,
Chiếc bia truy lệ rành rành bên sông.
(Cao Bá Nhạ)
BÍCH HÁN:
Sông Ngân Hán ở trên khoảng trời xanh, cũng gọi là so6gn Ngân Hà. Xem Ngân Hán.
Núi trên có một động sâu,
Ngỡ âu bích Hán, ngỡ âu thạch tuyền.
(Thiên Nam ngữ lục)
BIỂN BIẾN DÂU XANH:
Biển cả biến đổi thành ruộng dâu. Xem Bể dâu.
Nước nhà khi biển biến dâu xanh,
Mưu báo phục há kém tay Kha, Nhượng.
(Nguyễn Hữu Chính)
BIỂN THƯỚC:
Tên hiệu của Tần Việt Nhân, một thầy thuốc nổi tiếng thời Chiến Quốc ở Trung Quốc.
Văn học cổ thường dùng để chỉ người thầy thuốc giỏi.
Tìm thầy Biển Thước lập phương,
Mã đề, quy bản, sà sàng, lộc nhung.
(Trinh thử)
BIỆN HÒA:
Theo Hàn Phi Tử, Biện Hòa, người nước Sở, lấy được hòn đá có ngọc ở núi Kinh Sơn, đem dâng vua Lệ Vương nước Sở. Lệ Vương cho là dối trá, sai chặt chân trái. Vũ Vương lên ngôi, hòa lại đem dâng, vua cũng cho là dối trá, sai chặt nốt chân phải. Đến khi Văn Vương lên ngôi, Hòa bèn đem hòn đá có ngọc ấy, ngồi khóc ở dưới núi Kinh Sơn. Văn Vương sai người đến hỏi duyên cớ. Hòa nói: “Tôi không phải buồn vì bị chặt chân. Ngọc quý mà bị coi là đá, kẻ sĩ ngay thẳng lại mang tiếng dối trá, cho nên tôi buồn”. Vua sai thợ mài, quả được ngọc quý, bèn gọi là ngọc Biện Hòa.
Mã Long Tuấn gặp chàng Bá Nhạc,
Ngọc Kinh Sơn gặp được Biện Hòa.
(Bần nữ thán)
Thương nhẫn Biện Hòa ngồi ấp ngọc,
Đúc nên Nhan Tử tiếc chi vàng.
(Nguyễn Trãi)
BINH NAM DƯƠNG:
Binh sĩ ở đất Nam Dương. Theo Hán thư, Vương Lăng tụ binh ở đất Nam Dương, sau theo Lưu Bang đánh Hạng Vũ. Mẹ Vương Lăng bị Hạng Vụ bắt. Sợ tình nghĩa mẹ con mà Vương Lăng về hàng Hạng Vũ, bà mẹ liền tự sát. Từ đó Vương Lăng dốc lòng theo Lưu Bang, lập được nhiều công trạng.
Gươm ba thước quyết ra tay diệt Hạng, mấy buổi mài nanh chuốt vuốt, Binh Nam Dương nào kém lũ Hàn, Bành.
(Văn tế Hầu Tạo)
BÌNH ĐỊA BA ĐÀO:
Dất bằng nổi sóng. Xem Đất bằng nổi sóng.
Gặp cơn bình địa ba đào,
Lại đem duyên chị buộc vào duyên em.
(Nguyễn Du)
Bình khang:
Tên một phường ở kinh đô Trường An, đời Đường. Theo Khai thiên di sự, Bình Khang là nơi ở của gái làng chơi ở Trường An. Về sau, được dùng để chỉ chỗ ở của gái làng chơi, nói chung.
Bình Khang nấn ná bấy lâu,
Yêu hoa, yêu được một màu điểm trang.
(Nguyễn Du)
BÌNH NGUYÊN QUÂN:
Tức Triệu Thắng, hiệu Bình Nguyên Quân, con Vũ Linh Vương nước Triệu (đời Chiến Quốc). Bình Nguyên Quân vốn người hào hiệp, lại biết dùng kẻ sĩ có tài, luôn luôn nuôi hàng nghìn khách. Thơ Cao Thích có câu: “Vị tri can đảm hướng thùy thị, Linh nhân khước ức Bình Nguyên Quân” (Chưa biết đem gan ruột gửi gắm cùng ai. Khiến người lại nhớ đến Bình Nguyên Quân).
Văn học cổ thường nhắc đến Bình Nguyên Quân khi muốn ngụ ý nói về người biết trọng tài đức.
Từ rằng: Lời nói hữu tình,
Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.
(Nguyễn Du)
BÌNH THÀNH:
Tức địa bình thiên thành (đất bằng, trời nên).
Đó là lời khen ngợi công trị thủy của vua Vũ. Kinh thư. “Địa bình thiên thành, lục phủ tam sự doãn trị, vạn thế vĩnh lại, thời nãi công” (Khiến cho đất trị trời nên, sáu phủ ba việc đều được trị, vạn thế dựa vào đó đời đời, đó là công của nhà ngươi).
Nói công lao làm cho đất nước thịnh trị.
Bình thành công đức bấy lâu,
Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao.
(Nguyễn Du)
BẤT HÀN NHI LẬT
不寒而栗
(KHÔNG LẠNH MÀ RUN)
XUẤT XỨ:
Phần “Khốc lại liệt truyện” trong sách Sử Ký có câu: “Trong ngày ấy có tin báo hơn bốn trăm người bị giết, sau đó cả quận không lạnh mà run” (Thị nhật giai báo sát tứ bách dư nhân, kỳ hậu quận trung bất hàn nhi lật).
GIẢNG NGHĨA:
Không lạnh mà phát run, hình dung sự sợ hãi lên đến cực điểm.
ĐIỂN TÍCH:
Nghĩa Túng (không rõ năm sinh – mất năm 117 trước Công nguyên) là người quận Hà Đông, thời Tây Hán. Y sinh ra trong một gia đình bình dân, từ tuổi trẻ đã có máu hiệp nghĩa, không có nghề nghiệp gì ổn định, y thường tụ tập theo bọn thiếu niên đi đánh cướp khách thương qua lại trên đường. Quan phủ ở đó nhiều lần tìm cách bắt y nhưng chưa bắt được.
Nghĩa Túng có người chị tên Nghĩa Hứa tinh thông nghề y, được mẹ Hán Võ đế là Vương thái hậu gọi vào cung trị bệnh. Thái hậu khỏi bệnh đâm ra sủng ái Nghĩa Hứa.
Một hôm, Thái hậu hỏi bà chị này: “Ngươi có con cái hoặc anh em gì thích làm quan không?” Nghĩa Hứa đáp: “Thần thiếp có cậu em tên Nghĩa Túng thường thích rong chơi, không xứng đáng làm quan”. Thái hậu cho rằng Nghĩa Hứa cố ý khiêm nhượng, bà dặn Hán Võ đế: “Nghĩa Hứa có một cậu em, nay đang ở trong đám bình dân, con hãy ban cho y một chức quan nào đó”.
Võ đế cho gọi Nghĩa Túng về kinh thành Trường An cho y một chức Trung lang, sau đó thăng lên chức huyện lệnh. Trước đây Nghĩa Túng đã từng làm cường đạo nên rất can đảm gan lì, y xử lý mọi việc đều cương quyết dứt khoát, dám làm dám chịu. Trong thời gian y nhiệm chức, bao nhiêu công vụ và án kiện đều được giải quyết triệt để, bất cứ hào lý nào phạm pháp đều bị y trừng trị. Không lâu sau, Nghĩa Túng được điều về làm huện lệnh Trường An. Có lần, cháu của Thái hậu vi phạm vào lệnh cấm cũng bị y bắt đợi tra xử. Võ đế biết việc ấy, khen ngợi Nghĩa Túng là người công tâm và thăng y làm chức đô úy quận hà Nội, rồi vì lập nhiều công tích ở đó, y lại được thăng làm Thái thú Nam Dương.
Nam Dương có tên địa chủ cường hào Ninh Thành trước đây nổi tiếng là quan lại tàn khốc, hắn bỏ tiền mua hàng ngàn mẫu đất rồi thuê nông dân cày cấy, thu vén gia sản hàng vạn tiền đồng, nhờ giàu có thanh danh Ninh Thành hiển hách, mỗi lần đi đâu hắn dẫn theo vài chục tùy tùng, uy danh còn hơn cả Quận thú. Nghĩa Túng tới nơi trị nhậm, lập tức sai người đi điều tra những hành vi tội ác của Ninh thành. Ninh Thành và vài tên hào cường khác phải chạy trốn, gia sản của chúng bị tịch biên.
Năm 119 trước Công nguyên, biên giới phương Bắc thường xảy ra loạn lạc, Hán Võ đế sai Nghĩa Túng đi làm thái thú Định Tương để y ra tài ổn định cục thế. Nghĩa Túng đến Định Tương, phát hiện ra nhiều vụ hối lộ quan viên, y ra lệnh bắt hết những viên quan phạm tội nhận hối lộ. Vụ này trong một ngày liên lụy đến hơn bốn trăm người đều bị Nghĩa Túng cử vào tội chết. Lần xử trị giết quá nhiều người này làm kinh động một vùng, không khí khủng bố bao trùm toàn quận, nhiều người chỉ nghe đến tên Nghĩa Túng đã không lạnh mà run lên bần bật.
__________________
BÓI PHƯỢNG:
Theo Tả truyện, Ý Thị là quan đại phu nước Tề muốn gả con gái cho Trần Kính Trọng, bói được một quẻ rằng: “Phượng hoàng vu phi, hòa minh tương tương” (Chim phượng và chim hoàng cùng bay, hòa tiếng hót với nhau vang vang”.
Chỉ việc kết hôn.
Đã trồng bạch bích dành đây,
Còn chờ bói phượng chưa vầy bạn loan.
(Quan Âm Thị Kính)
BÓI RÙA:
Phép bói bằng cách đốt mai rùa, rồi xem nét ngang dọc nứt ở trên mai mà đoán việc may rủi.
Đã từng xem quẻ bói rùa,
Còn toan bói hạc xem cho mới đành.
(Trinh thử)
BÓNG CHIM TĂM CÁ:
Trỏ tin tức, thư từ. Xem Sử lân hồng.
Nghĩ điều trời thẳm vực sâu,
Bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm.
(Nguyễn Du)
BÓNG HỒNG:
Bóng người con gái. Xem Hồng quần.
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
(Nguyễn Du)
BÓNG NGA:
1. Chỉ bóng trăng. Xem Tố nga; Hằng nga.
Một mình lặng ngắm bóng nga,
Rộn đường gần với nỗi xa bời bời.
(Nguyễn Du)
2. Chỉ bóng người con gái đẹp. Xem Tố nga; Hằng nga.
Bóng nga thấp thoáng dưới mành,
Trông nàng, chàng cũng ra tình đeo đai.
(Nguyễn Du)
BÓNG Ô:
Bóng mặt trời. Xem Ác.
Một niềm dạ sắt in vầng thỏ,
Mấy lúc lòng vàng chỉ bóng ô.
(Trinh thử)
BÓNG QUẾ:
Theo Dậu dương tạp trở, trong mặt trăng có cây quế đỏ (đan quế) cao năm trăm trượng. Dưới gốc, luôn có người đẵn nhưng đẵn đến đâu thì cây lại liền ngay đến đấy. Người ấy là Ngô Cương, vì có lỗi nên bị trời phạt phải đi đẵn quế đời đời.
Do điển này, bóng quế, cung quế, đan quế, v.v… được dùng để chỉ mặt trăng.
Nương song ngày tiếc mùi hương lạt,
Nổi chén đêm âu bóng quế tan.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
BÓNG TỐ:
Chỉ bóng trăng. Xem Tố nga.
Chập chờn bóng tố trêu ai,
Hoa đâu rụng, lá đâu rơi trước rèm.
(Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện)
BÓNG THỎ:
Bóng ngọc thỏ, tức bóng trăng. Bài Nghĩ thiên vấn của Phó Hàm có câu: “Nguyệt trung hà hữu, hữu thỏ đảo dược” (Trong mặt trăng có gì? Có con thỏ ngọc giã thuốc tiên).
Khi bóng thỏ chênh vênh trước nóc,
Nghe vang lừng tiếng giục bên tai.
(Nguyễn Gia Thiều)
BÓNG XUÂN:
Bóng cây xuân. Chỉ người cha. Xem Xuân huyên.
Kể sao xiết nỗi khóc than,
Bóng xuân lành lạnh, nhà lan rầu rầu.
(Thạch Sanh)
BẤT KHAM HỒI THỦ
不 谌 回 首
(KHÔNG THỂ QUAY ĐẦU)
XUẤT XỨ:
Bài từ “Ngu Mỹ nhân” của Lý Dục có câu: “Hoa xuân trăng thu bao giờ dứt, chuyện cũ biết bao nhiêu, đêm qua trên lầu lại có gió đông, nước cũ không thể quay đầu nhìn trăng sáng” (Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu, vãng sự tri đa thiểu, tiểu lâu tạc dạ hựu đông phong, cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung)
GIẢNG NGHĨA:
Câu “Bất kham hồi thủ” này nguyên ý nói: tất cả mọi cảnh đẹp quá khứ không nên nhớ lại nữa, vì nhớ lại chỉ khiến thêm sầu khổ.
Sau này phần nhiều người ta dùng để cảm khái việc đời biến đổi.
ĐIỂN TÍCH:
Năm 960, tướng Triệu Khuông Dẫn phụ trách bảo vệ kinh thành Khai Phong dưới triều nhà Hậu Chu đột nhiên phát động cuộc binh biến, đoạt lấy chính quyền trong tay hoàng đế 7 tuổi Sài Tông Huấn, kiến lập vương triều Tống. Thời ấy, chung quanh triều Tống còn vài chính quyền khác nữa đang cát cứ. Tống Thái tổ Triệu Khuông Dẫn quyết tâm tiêu diệt họ, hoàn thành công nghiệp thống nhất Trung Quốc.
Bắt đầu từ năm 962, quân đội Tống trước sau dẹp các nước Hậu Thục, Nam Hán tạo thành thế bao vây chính quyền triều Nam Đường ở vùng hạ du, sông Trường Giang. Hoàng đế Nam Đường Lý Dục (sử gọi là Lý hậu chủ) là người giỏi đánh đàn, vẽ tranh, viết chữ và rất thích làm thơ phổ nhạc nhưng chẳng biết chút gì về việc nước. Từ nhỏ, Lý Dục đã lớn lên trong thâm cung giàu có toàn cao lương mỹ vị. Hoàng hậu chính cung của Lý Dục là Nga hoàng chẳng những có sắc đẹp diễm lệ mà còn tinh thông âm luật, rất có văn tài. Nhưng Lý Dục chưa thỏa mãn, y vẫn thường tư thông lén lút với em gái của Nga hoàng, họ vui chơi thưởng hoa uống rượu với nhau trong thời gian dài, chẳng buồn nghĩ gì đến an nguy của tổ quốc. Đối diện với nguy cơ diệt vong và bị triều Tống uy hiếp nặng nề, Lý Dục căn bản không hề chuẩn bị chống cự, y còn muối mặt xin bỏ quốc hiệu Nam Đường, sáp nhập vào bản đồ triều Tống. Tất cả hành vi ô nhục ấy không làm triều Tống bỏ ý định tiêu diệt Nam Đường.
Năm 974, Triệu Khuông Dẫn lệnh cho đại tướng Tào Bân chỉ huy 10 vạn quân đi đánh Nam Đường. Đại quân Tống tiến quân như chẻ tre, cơ hồ không gặp một sức đề kháng nào. Tháng 2 năm 975, quân Tống đã đến gần sông Hoài, bao vây kinh đô Nam Đường là Kim Lăng (nay thuộc Nam Kinh, Giang Tô). Quân địch đã kéo đại quân đến nơi, đất nước lâm nguy thế nhưng Lý Dục u mê vẫn suốt ngày ở trong hậu cung nghe bọn đạo sĩ hòa thượng giảng kinh thuyết pháp, không hay biết gì tình hình bên ngoài. Có hôm, Lý Dục ra ngoài tuần du, chợt nhìn thấy bên ngoài thành đầy dãy cờ quân Tống tung bay, ông ta như sực tỉnh giấc mộng ra lệnh chống cự. Nhưng đã quá muộn, cuối thánh 11, quân Tống hạ thành Kim Lăng, tiêu diệt Nam Đường, Lý Dục bị bắt sống đưa về Khai Phong.
Từ đó, với thân phận là một ông vua mất nước, Lý Dục bị an trí giam lỏng trong thành Khai Phong, sống nốt những ngày cuối bi thảm ô nhục. Người duy nhất hầu hạ Lý Dục là em gái của chính cung hoàng hậu khi xưa y từng say đắm. Không lâu sau, Triệu Khuông Dẫn qua đời, em là Triệu Khuông Nghĩa lên nối ngôi. Khuông Nghĩa tính tình khó khăn, thường sai người giám sát mọi hành vi của Lý Dục. Sống trong cảnh đau khổ, Lý Dục làm bài từ “Ngu mỹ nhân” trong ấy hai câu “Đêm qua trên lầu lại có gió đông, nước cũ không thể quay đầu nhìn trăng sáng” (Tiêu lâu tạc dạ hựu đông phong, cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung). Bài từ ấy truyền đến tai Triệu Khuông Nghĩa.
Năm 978, mượn cớ dâng rượu mừng Lý Dục thọ 42 tuổi, Khuông Nghĩa ngầm bỏ thuốc độc vào rượu giết chết ông vua mất nước lãng mạn ấy.
__________________
BỒ:
Một loài cỏ nước (lác, cói). Theo Sử ký, khi vua đi làm lễ tế trời đất ở núi Thái Sơn và gò Lương Phủ, thường lót cỏ bồ vào bánh xe cho êm, không dùng bánh xe sắt, sợ thương tổn đến cây cỏ, đất đá.
Văn học cổ dùng từ bồ xa hay bồ luân (xe bánh có lót cỏ bồ) để chỉ việc vua hoặc kẻ có chức trọng đi đón kẻ hiền tài, hay là chỉ hiền tài theo nghĩa rộng.
Rỡ ràng áo gấm về quê,
Vó câu lỏng khấu, bánh xe êm bồ.
(Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện)
BỒ ĐỀ:
1. Tiếng Phạn “bodhi”, nghĩa là giác ngộ được chân lý.
Chỉ sự giác ngộ đạo Phật.
Cùng nhau nương cửa bồ đề,
Thảo am đó cũng gần kề chẳng xa.
(Nguyễn Du)
2. Một thứ cây thân cao, quả tròn vỏ rắn, gọi tên như vậy là vì Phật Thích Ca đã giác ngộ lẽ đạo ở dưới gốc cây ấy. Những người theo đạo Phật xâu hạt bồ đề thành chuỗi để lần đếm khi tụng niệm.
Dựa mạn thuyền bát nhã, lần chuỗi hạt bồ đề.
(Nguyễn Cư Trinh)
BỒ ĐOÀN:
Bồ là cỏ bồ (xem Bồ); đoàn là cái ổ hình tròn. Các nhà sư khi tụng niệm ngồi trên cái ổ tròn bằng cỏ bồ, để ngồi được lâu.
Bồ đoàn cạp gốc lục lăng,
Mơ màng tràng hạt, ngát hồng cà sa.
(Phạm Thái)
BỒ LIỄU:
Hoặc gọi là bồ, tức cây thùy dương. Đến mùa rét, cây bồ liễu rụng lá sớm nhất, cho nên cây bồ liễu được dùng để nói về thân phận yếu đuồi của người phụ nữ theo quan niệm xưa.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
(Nguyễn Du)
BỒ TÁT:
Tức Bồ đề tát thủy (Bodhisatva) nói tắt. Bồ đề, tiếng Phạn, nghĩa là giác ngộ; tát thủy là chúng sinh, Bồ đề tát thủy nghĩa là tự giác bản tính mà lại còn phổ độ được chúng sinh. Theo Phật giáo, các vị La Hán tu hành tinh tiến thì thành Bồ tát; trong chùa thường thờ Bồ tát ở dưới Phật một bậc.
Cúng dàng Bồ tát Quan Âm,
Xem ngày phòng độ hôm rằm mới nên.
(Truyện Tây Sương)
BỐ KINH:
Do tiếng Hán kinh thoa bố quần, nghĩa là thoa bằng cành cây kinh (loài cây có cành cứng, phụ nữ nghèo thời xưa thường lấy dùng làm trâm cài tóc) và váy bằng vải sợi to.
Theo Hán sử, Mạnh Quang là vợ của Lương Hồng đời Hán, sống rất cần kiệm, thường chỉ mặc váy bằng vải sợi to và cài trâm bằng cành cây kinh.
Văn học cổ dùng để chỉ người vợ cần kiệm, hiền đức.
Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
(Nguyễn Du)
BỐN BẠN:
Bốn người bạn của văn nhân là: Bút, nghiên, giấy, mực.
Thú vui, bốn bạn thêm vui,
Khắp trong bể thánh, đủ người rừng tao.
(Bích Câu kỳ ngộ)
BỐN HAY:
Do tiếng Hán tứ tri (bốn kẻ hay, biết).
Theo Hậu Hán thư, Vương Mật đời Hậu Hán mang mười cân vàng đến đút lót cho Dương Chấn và nói: “Đang đêm chẳng có ai hay biết việc này đâu”. Chấn nói: “Thiết tri, thần tri, ngã tri, tử tri, hà vị vô tri?” (Trời biết, thần biết, ta biết, ông biết, sao lại bảo không ai biết?)
Ý nói làm việc ám muội thì không giấu được ai và thẹn với lương tâm.
Dương Quan Tây còn sợ bốn hay,
Khổng Phu Tử những dạy ba điều sợ.
(Nguyễn Cư Trinh)
BẤT KHUẤT BẤT NÁO
不 屈 不 撓
(KHÔNG KHUẤT KHÔNG PHỤC)
XUẤT XỨ:
Phần “Tự truyện hạ” trong sách Hán thư 漢 書 có câu: “Nhạc Xương hầu là người thành thực ngay thẳng, tính cách không chịu khuất phục (điều trái) vì vậy bị nhiều tai họa, cuối cùng bị miễn quan” (Nhạc Xương đốc thực, bất náo bất khuất cấu mẫn ký đa, thị dụng phế truất).
GIẢNG NGHĨA:
Câu “bất khuất bất náo” 不 屈 不 撓 này vốn là câu “bất náo bất khuất” 不 撓 不 () trong sách Hán thư 漢 書. Ý nói đối diện với cảnh khó khăn đến đâu cũng không chịu khuất phục cúi đầu. Chữ náo 撓 và chữ náo 撓 dùng thông với nhau, chữ khuất 屈 và chữ khuất ( ) dùng thông với nhau. Hai chữ cấu mẫn 遘 閔 cổ văn nghĩa là gặp tai họa.
ĐIỂN TÍCH:
Mùa thu năm Kiến Thủy thứ ba đời Hán Thành đế (năm 30 trước Công nguyên) nhân dân đô thành Trường An vô cớ náo động loan tin đại hồng thủy sắp tràn đến, mọi người tranh nhau trốn chạy, tiếng gào thét khắp nơi, trong thành đại loạn.
Hán Thành đế ra trước điện, gọi công khanh đại thần đến bàn định. Cậu vợ Thành đế là đại tướng quân Vương Phụng không hề điều tra đúng sai, tin lời đồn là thật, khuyên hoàng đế, thái hậu và phi tần mau mau lên thuyền trốn chạy và ra lệnh cho dân phu leo lên trường thành tránh nước lụt. Quần thần đều phụ họa theo Vương Phụng, chỉ có Tể tướng Vương Thương đơn độc phản đối. Vương Thương tên tự Tử Uy, được hưởng tước phong của cha là Nhạc Xương hầu, ông là người chính trực nghiêm trang. Ông cho rằng không thể có nước lụt đột ngột trong vòng một ngày, điều này nhất định là do lới đồn xằng bậy, ông cho rằng ra lệnh buộc dân leo lên tường thành càng làm cho họ hoảng loạn.
Một lúc lâu sau, trật tự trong thành Trường An dần dần ổn định. Tra xét nguyên nhân, quả nhiên đó là lời đồn không có thật, không hề có nạn đại hồng thủy gì cả. Thành đế khen ngợi Vương Thương không xu phụ theo đám đông, giữ chủ trương chính xác. Đế tỏ ra bất mãn với thái độ hoảng hốt thiếu trách nhiệm của Vương Phụng. Từ đó Vương Phụng để tâm oán thù Vương Thương. Một lần khác, kẻ thân tin của Vương Phụng là Dương Vinh đang giữ chức Thái thú vì trị lý không xong làm hại lớn cả một quận, Vương Thương đòi trừng trị họ Dương. Vương Phụng đến xin tha cho Dương Vinh, Vương Thương không đồng ý, kiên quyết tâu lên xin miễn chức Dương Vinh. Vương Phụng lại càng oán hận Vương Thương, y áp dụng thủ đoạn âm hiểm vu hãm Vương Thương. Cuối cùng Hán Thành đế nghe theo lời Vương Phụng, bãi miễn chức Tể tướng của Vương Thương.
Tác giả bộ Hán thư 漢 書 là Ban Cố bình luận: “Vương Thương là người thành thực ngay thẳng, tính cách không chịu khuất phục (điều trái) vì vậy bị chụp không ít oan uổng, cuối cùng bị bãi quan”.
BỒNG CHÂU:
Bồng là Bồng Lai; châu là cõi đất ở giữa biển. Nghĩa như Bồng Lai, chỉ cõi tiên. Xem Bồng Lai.
Non sông đã trót lời thề,
Hai người một phút hóa về Bồng Châu.
(Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái)
BỒNG HỒ:
Tức Bồng Lai.
Theo Thập dị ký, ở biển có ba quả núi, một là Phuông hồ tức Phương Trượng, hai là Bồng hồ tức Bồng Lai, ba là Doanh hồ tức Doanh Châu, đều hình như cái hồ, cái bầu rượu, cho nên gọi là hồ.
Chỉ cõi tiên ờ.
Bồng hồ, Lãng uyển xưa hằng có,
Độ ấy nhân gian dễ mấy đời.
(Lâm tuyền kỳ ngộ)
BỒNG LAI.
Bồng Lai là tên một trong ba hòn núi có tiên ở: Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu. Xem Bồng hồ.
Chỉ cõi tiên, hoặc nơi có cảnh trí đẹp, nơi người đẹp ở.
Kể từ đến cảnh Bồng Lai,
May thay đã trộm thấy người tiên cung.
(Phan Trần)
BỤI HỒNG:
Do tiếng Hán hồng trần.
Phú của Ban Cố đời Hán, có câu: “Hồng trần tứ hợp” (Đám bụi hồng bốn bên hop lại). Thơ của Trần Đoàn có câu: “Thập niên tung tích tẩu hồng trần” (Tung tích mười năm nay chạy vạy ở cõi bụi hồng).
Chỉ chốn trần gian, hay nơi phồn hoa đô hội.
Sự đời đã tắt lửa lòng,
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!
(Nguyễn Du)
BỤI TIÊU TƯỜNG:
Tiêu tường là bức bình phong ngăn cách giữa vua và bề tôi trong các buổi hội kiến.
Luận ngữ: “Ngô khủng Quý tôn chi ưu bất tại Chuyên Du, nhi tại tiêu tường chi nội dã” (Ta sợ rằng mối lo của Quý tôn không phải ở đất Chuyên Du, mà là ở bên trong tấm bình phong kia).
Chỉ mối lo từ trong cung vua.
Năm sau từ nổi bụi tiêu tường,
Ba thước nước khôn cầm màu hiệu khiết.
(Nguyễn Huy Lượng)
BÚT NGỌC ĐƯỞNG:
Bút, nét bút, tái viết văn của các nhà văn ở tòa Hàm lâm. Xem Ngọc đường.
Bầu Cơ Sơn nhẹ nào ai phụ,
Bút ngọc đường thanh họa kẻ hay.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
BẤT NHẬP HỔ HUYỆT, YÊN ĐẮC HỔ TỬ
不入虎穴 , 焉得虎子
(KHÔNG VÀO HANG HỔ, SAO BẮT ĐƯỢC HỔ CON)
XUẤT XỨ:
Phần “Ban Siêu truyện” trong sách Hậu Hán thư có câu: “Siêu nói: “Không vào hang hổ, không bắt được hổ con” (Siêu viết: “ Bất nhập hổ huyệt, bất đắc hổ tử”).
GIẢNG NGHĨA:
Câu “Bất nhập hổ huyệt, yên đắc hổ tử” này để tỉ dụ nếu không mạo hiểm, không thể thành công.
Hiện nay dùng để tỉ dụ không trải qua thực tiễn gian khổ, không thể biết được sự việc.
ĐIỂN TÍCH:
Danh tướng Đông Hán Ban Siêu, đầu tiên được giữ chức Đô úy sau được Đậu Cố phong làm Tư mã đem quân đi đánh Hung Nô, đắc thắng trở về. Đậu Cố hân hoan, để giúp ông có điều kiện phát huy tài năng hơn nữa, bèn sai ông và tùy tùng Quách Tuần dẫn theo 36 tướng sĩ đi sứ sang Tây Vực. Đầu tiên Ban Siêu đến nước Thiện Thiện. Quốc vương Thiện Thiện đón tiếp ông long trọng và ban cho sứ bộ khá nhiều lễ vật. Nhưng chỉ một thời gian sau, Ban Siêu phát hiện đột nhiên quốc vương Thiện Thiện lại tỏ ra lạnh lùng xa lánh họ. Ông cảnh giác nói với các tùy tùng: “Các ông có phát hiện thài độ quốc vương có đột ngột thay đổi không? Theo ta, nhất định là do có sứ giả Hung Nô đến đây khiến cho quốc vương Thiện Thiện đâm ra do dự không biết nên theo chúng hay theo ta đấy!”
Sau khi dò xét nắm chắc tình hình đúng như mình phán đoán, Ban Siêu liền chiêu tập các tướng sĩ đến, khích lệ mọi người: “Sứ giả Hung Nô đã đến khiến Thiện Thiện vương xa lánh chúng ta. Nếu chúng ta bị giao cho Hung Nô, chắc chắn không còn đường sống. Các ông muốn lập công vì nước hay là muốn bó tay chịu trói?”. Các tướng sĩ đều hô lớn: “Chúng tôi xin tuân theo lệnh chỉ huy của ngài!”. Ban Siêu cả quyết: “Không vào hang hổ, không bắt được hổ con, không mạo hiểm, không thể thành công. Kế hoạch trước mắt là cần nhân ban đêm dùng lửa tấn công bọn sứ giả Hung Nô, bọn chúng không nắm rõ về ta chắc chắn sẽ hoảng sợ hỗn loạn. Chúng ta sẽ tiêu diệt bọn chúng. Có như vậy mới cắt đứt hẳn ý muốn đầu hàng Hung Nô của vua Thiện Thiện!”. Các tướng sĩ hỏi: “Có nên báo việc này với Quách Tuần hay không?”. Ban Siêu đáp: “Không cần, tên văn quan nhát gan ấy biết càng dễ tiết lộ mưu cơ của ta thôi”.
Ngay đêm ấy, Ban Siêu chỉ huy toàn thể tướng sĩ xông vào doanh trại của sứ giả Hung Nô. Đoàn sứ giả Hung Nô hoàn toàn bị bất ngờ, lửa bốc lên ngùn ngụt, tiếng hò hét, tiếng đao kiếm loạn đả trong thoáng chốc tiêu diệt toàn bộ sứ đoàn Hung Nô. Quả nhiên, từ đó nước Thiện Thiện không dám nương tựa vào Hung Nô nữa, phải ký hòa ước lâu dài với triều Hán.
Hành động “không vào hang hổ, không bắt được hổ con” của Ban Siêu làm chấn động toàn quốc, sau này trở thành thành ngữ lưu truyền đến nay.
Binh bất yếm trá
(Chiến đấu bất chấp thủ đoạn )
Giải nghĩa từ :
Yếm : Thoả mãn , đầy đủ
Trá : lừa dối .
Ý nghĩa của câu thành ngữ muốn nói đến trong khi tác chiến cần phải cố gắng hết khả năng tung hoả mù đánh lừa đối phương để giành được thắng lợi .
Cách dùng : Ví với việc trong chiến tranh cần phải biết dùng mưu kế , sách lược đánh lừa đối phương , để giành được thắng lợi , nghĩa là không thể quá thật thà với kẻ địch được , phải dùng kế khiến cho kẻ địch không có sự đề phòng .
Xuất Xứ : Thời Đông Hán , khi Hán An Đế tại vị ( năm 107-125 CN) một số bộ lạc tộc Khương ở phía Tây Nam thường xuyên quấy rối biên cương . Có một lần đã vây được quận Vũ Đô của triều Hán .
Khi đó tình hình rất nguy cấp , An Đế vội vàng phong cho Ngu Hủ làm thái thú quận Vũ Đô , đem quân chống cự lại với quân Khương . Ngu Hủ dẫn mấy ngàn binh mã , ngày đêm tiến vào quận Vũ Đô. KHi quân đến dải đất Trần Thương , Hào Cốc thì bị quân KHương chặn lại. Ngu Hủ thấy quân địch đông mà quân mình ít , bèn lệnh cho quân binh dừng lại , sau đó nói rằng khi một đội quân lớn của triều đình được cứ đến thì sẽ lập tức hợp binh tấn công .
Quân Khương không biết đó là kế sách , tin là thực , bèn chia quân bốn phía cướp giật lương thực , lực lượng phòng thủ vì thế mà bỗng chốc suy yếu . Ngu Hủ thấy quân địch đã phân tán bèn nắm lấy cơ hội, lập tức dẫn quân phá tan phòng tuyến địch,nhanh chóng tiến về phía quận Vũ Đô .
Ngu HỦ lệnh cho quân sĩ gấp rút tiến lên , mỗi ngày hành quân hơn trăm dặm, đồng thời ra lệnh cho binh sĩ các đội đào hai hầm trong ngày đầu tiên , sau đó dần dần tăng lên gấp bội .Có tướng lĩnh không hiểu được ý nghĩa của việc đó , bèn hỏi : " Ngày xưa Tôn Tẫn dẫn quân hành quân tác chiến , mỗi ngày lại giảm số hầm để đánh lừa quân địch, hành quân ba mươi dặm,phía trước phía sau phối hợp với nhau thì có thể đảm bảo được an toàn . Chúng ta mỗi ngày đi hơn trăm dặm, những điều đó đều không hợp với quy tắc của tiền nhân !".
Ngu Hủ nói : " Dùng binh đánh trận phải căn cứ vào tình thế khác nhau mà có những sách lược khác nhau . Quân Khương rất đông , chí sĩ hừng hực; còn quân ta lại ít ỏi , không thể đối đầu với chúng được . Nếu như chúng ta hành động chậm, há chẳng phải sẽ bị quân Khương đuổi kịp ư ? Chiến tranh phải chấp nhận dối lừa, phải ngụy tạo để đánh lừa quân địch. Ngày xưa Tôn Tẫn giảm số hầm đào là để giả bộ quân đội suy yếu , còn chúng ta tăng thêm số hầm đào là để giả bộ quân sĩ rất hùng mạnh ".
Quả nhiên , quân Khương thấy số hầm của quân Hán ngày càng nhiều , cho rằng binh lực của quân Hán không ngừng được tăng lên , không dám tiếp tục truy đuổi . Bởi vậy,quân của Ngu Hủ mới được an toàn tiến vào quận Vũ Đô .
Khi đó , số quân Hán chiếm quận Vũ Đô không đến ba ngàn người , còn quân Khương thì có đến vài vạn , hiển nhiên là địch nhiều mà ta thì ít . Bởi vậy mà khi hai quân giao chiến với nhau , Ngu Hủ lệnh cho binh sĩ không được dùng cung tên bắn được xa mà chỉ dùng cung tên yếu chỉ bắn được rất gần . Quân Khương thấy cung tên của quân Hán yếu ớt thì lấy làm yên tâm . Ngu Hủ đợi cho địch tiến đến gần , lệnh cho binh sĩ dùng tên mạnh tập trung bắn liên tiếp , khiến cho quân Khương thương vong nặng nề , vội vàng tháo lui . Không ngờ , trên đường thoái lui lại bị tinh binh đã được mai phục của Ngu Hủ tấn công , kết quả là quân Khương đại bại .
Sau khi quận Vũ Đô được giải vây , Ngu Hủ lại tập trung sức người xây dựng hai trăm tám mươi thành lũy dọc một dải biên giới , triệu tập những người dân chạy trốn trong chiến tranh , sắp xếp cuộc sống cho họ . Và quận Vũ Đô rối ren đã dần dần được ổn định .
Ban môn lộng phủ
Nghĩa từ : Ban: tên người thợ khéo tay Lỗ Ban
Nghĩa câu : Tương đương với câu Múa rìu qua mắt thợ .
Cách dùng : Dùng đả kích (cũng dùng trong lối nói khiêm tốn )người dám thể hiện bản lĩnh nghiệp dư trước những người có nghề chuyên nghiệp .
Xuất xứ :
LỖ Ban là người nước Lỗ , thời Xuân Thu. Theo truyền thuyết ông là thợ thủ công giỏi, rất giỏi kiến trúc và điêu khắc ,kì nghệ tuyệt thế vô song . Mọi người đều tôn ông làm tổ sư nghề thợ mộc .
Nhà Thơ LÝ Bạch nổi tiếng đời Đường , tự Thái Bạch hiệu là Thanh Liêm Cư Sĩ ,người Miên Châu, Xương Long . Từ nhỏ ông đã có kiến thức rất phong phú, ngoài kinh điển nho gia, sách sử nổi tiếng , ông còn đọc sách của bách gia tri tử và yêu thích thích kiếm thuật . Ông rất tin vào đạo giáo , thích ẩn cư , học thuật cầu tiên,. Đồng thời lại mang hoài bão góp sức cho nước nhà.
Đưòng HUyền Tông từng có lời thề trở thành ông vua anh minh đã cho triệu tập nhân tài.Trong dịp này Lý Bạch cho rằng chơ hội thi thố tài năng đã đến . Đường Huyền Tông thấy ông có tài ngang dọc , giỏi thơ văn lại có vẻ bề ngoài tuấn tú bèn cho làm quan ở Hàn Lâm Viện .MỘt thời gian sau Vương công , quý tộc quan lại hiển đạt đua nhâu kết thân với LÝ Bạch . Do tính tình ông cương trực , không a dua nịnh hót, thường phản bác những lời lẽ rèm pha nên chưa đầy 2 năm sau ông bị cách chức ,đuổi ra khỏi kinh thành .
Theo kể lại , vào một đêm ,khi Lý Bạch trèo thuyền đi dạo trên hồ , thăm Thái Thạch Cơ , ông đã uống rất say, nhìn thấy trăng dưới nước ông nhảy xuống mò nên bị chết đuối .
Cũng có ý kiến cho rằng : Lý Bạch cố tình nhảy xuống sông tự vẫn ( lý do này có lý hơn bởi có nhiều nhà văn,nhà thơ tài ba tìm con đường giải thoát mình bằng cách tự vẫn .)
Người ta an táng ông tại Thái Thạch Cơ. Từ đó Thái Thạch Cơ trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng .
Mấy thế kỷ sau nhà thơ đời nhà MInh , Mai Chi Hoán đến Thái Thạch Cơ làm bài điếu trước mộ Lý Bạch .Khi đứng trước mộ Thi Tiên Lý Bạch ,ông vô cùng ngạc nhiên và tực giận khi thấy những chỗ nào có thể viết chữ trên bia mộ thì mọi người đã viết cả . Những tác giả này văn thơ chẳng ra sao , đề loạn lên bài tiên thơ của LÝ Bạch, những câu thơ đó mà lại viết lên mộ của Lý Bạch thật là nực cười !
Ông cảm thấy thật không phải với Lý Bạch, bèn đem bút viết :
Thái Thạch giang biên nhất đống thổ
Lý Bạch chi danh cao thiên cổ
Lai lai võng võng nhất thủ thơ
Lỗ Ban môn tiền lộng đại Phủ
Bạt miêu trợ trưởng
Giải nghĩa từ : "cập nhật sau"
Giải nghĩa câu : Kéo cây non lên một chút để nó nhanh lớn .
Cách dùng : Ví trong trường hợp ai đó muốn làm việc nhanh chóng nhưng không tính đến qui luật phát triển của sự vật nên hỏng việc .
Xuất xứ : Thời xưa , có một người nước Tống sống bằng nghề trồng trọt, ngày nào ông cũng phải ra đồng làm việc . Mặt trời lên cao không có gì che nắng thì những giọt mồ hôi to bằng hạt đậu trên người ông ta bắt đầu rơi xuống ,áo bị ướt đẫm mồ hôi . NHưng ông vẫn làm việc chăm chỉ . Khi gặp mưa cũng không có chỗ trú, người nước Tống đành đội mưa cày ruộng, nước mưa và mồ hôi hoà làm một .
Cuộc sống cứ đều đặn trôi qua , sau mỗi ngày làm việc vất vả , người nước Tống mệt đến nỗi chẳng buồn nhấc chân tay , cũng chẳng buồn nói một câu .Nhưng điều làm ông buồn là ngày nào cũng làm việc chăm chỉ vậy mà hoa màu dường như chẳng hiểu cho lòng người , mãi chẳng lớn gì cả , thật làm cho người ta sốt ruột .
Anh ta đi lại trên bờ nói một mình :" Ta phải nghĩ cách làm cho nó cao hơn ." Thế là anh ta nghĩ ra rất nhiều cách ;tát nhiều nước , cuốc, bón phân.... nhưng anh ta vẫn cảm thấy hoa màu lớn chậm .
Một hôm ông ta nghĩ ra một cách:'Kéo từng cây lên một chẳng phải nó sẽ lớn hơn sao ?"Nghĩ vậy, anh ta nói là làm , lập tức xuống ruộng , kéo từng khóm cây lên cao hơn một chút , từ sáng bận cho đến chiều tối , cuối cùng hoa màu cũng đã cao lên đáng kể . Ông ta cảm thấy rất vui nghĩ :"Hôm nay thật mệt nhưng có thể làm cho cây lớn lên đáng kể , thật là không phí công ."
Về đến nhà , ông vui mừng nói với mọi người "Lúa đã cao lên mấy thốn rồi !"
Mọi người đều cảm thấy lạ , bèn hỏi ông có chuyện gì . Ông ta bèn đắc ý kể lại sáng kiến của mình . MỌi người nghe xong nói :" Anh mau ra xem lạ ruộng của mình đi , may ra bây giờ còn kịp , để đến mai cây sẽ chết hết ."
Nhưng ông ta đang chìm ngập trong niềm vui , không nghe lời mọi người khuyên .
Sau khi con trai ông ta nghe xong , lập tức chạy ra ruộng chỉ thấy lúa đã héo hết ngọn , đang rủ đầu xống . Sau khi về nhà nó nói với cha : Cha ơi ! lúa chết hết rồi ."
Người nông dân vô cùng hối hận nhưng đã không còn kịp, bèn than :" Nóng ruột chẳng làm nên tích sự gì , làm sao mà có thể bạt miêu trợ trưởng được."
Bôi cung xà ảnh
Giải nghĩa câu : Nhầm hình cây cung là con rắn , sợ bóng sợ gió , thần hồn nát thần tính .
Cách dùng : Ví với người sợ bóng sợ gió
Xuất xứ : Thời Tây Tấn ,có một người tên là Nhạc Quảng . Anh ta giỏi ăn nói , thích nói dóc, cho dù ai có hỏi anh ta khó đến đâu anh ta cũng chỉ dùng mấy cau đơn giản để cho họ một cau trả lời vừa ý : Tuy nhiên những đềiu ông ta không biét thì không bao giờ nói bừa .l Lúc đó thía iuý Vương Diễn , Quang Lộc đại phu Bùi Gia cũng rất giỏi tán gẫu , họ đã từng mời Nhạc Quảng nói chuyện thâu đêm , nhưng cũng phải thừa nhận mình không bằng Nhạc Quảng . Vương Diễn thường nói với nguời khác : " Trước đây ta tưởng rằng mình ăn nói đã rất rõ ràng , ngắn gọn . HÔm nay gặp đưọc Nhạc Quảng mới biết thế nào là ngắn gọn rõ ràng . Trước mặt anh ta chúng tôi đều cảm thấy mình nói rất lôi thôi .."
Lúc đó một nhà thư pháp nổi tiếng , những năm đầu Hàm NInh thời Tấn Vũ Đế được phong làm thwưọng thư lệnh. Một hôm nhà thư pháp thấy Nhạc Quảng đang tranh luận với thái uý Vưong Diễn và mọi nguời, lời lẽ sâu sắc , sinh động , hài hước, cảm thấy vô cùng lạ nói : "Từ khi rất nhiều danh sĩ từ trần trở lại đây , ta cứ sợ rằng những lời lẽ tuyệt diệu sẽ không có người kế thừa, không ngờ hôm nay lại được nghe thấy ở đây ."
Một hôm ông có người bạn từ nơi xa đến quê ông , Nhạc Quảng mời vị khách về nhà mình .Trời vừa tối , Nhạc Quảng bày ra bữa ăn thịnh soạn ở phòng khách hiếm khi sử dụng l Nguời xưa có câu , tửu phùng tri kỷ ngàn chén chưa say. Khi đã uống tới đầu óc quay cuồng , vị khách đứng dậy định cạn chén thì bỗng nhìn thấy một con rắn nhỏ đang lay động trong chén . Anh ta cảm thấy rất buồn nôn , nhưng rượu đã dến miệng thì phải uống . Để giữ thể diện chủ nhà , ông xin phép chủ nhà về nghỉ trước .Về phòng khách , ông cảm thấy buồn nôn vì nghĩ trong bụng có một con rắn .Không lâu sau ông ngã bệnh.
Nhạc Quảng nghe thấy bạn mắc bệnh, và nguyên nhân của bệnh thì rất buồn , băn khoăn: "Trong rượu thì làm sao có rắn được ?"
Thế là ông tìm người đầu bếp đến đó hỏi , rồi lại đến phòng khách quan sát kỹ , phát hiện thấy một cây cung sơn đầu đã cũ đưọc treo trên xà nhà .
Nhạc Quảng lập tức mang chén trà đi rót nước vào , đặt ở nơi hôm trước vị khách đặt, lúc đó bóng của cây cung vừa chiếu lên cốc rượu, lắc la lắc lư quả thật rất giống một con rắn . Sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân , ông vui mừng chạy đến chỗ người bạn mời anh ta uống rượu . Khi vị khách vừa cầm chén rượu lên thì lại thấy hình một con rắn ở trong cốc lay động . Mặt ông ta tái xanh lại , hai tay run run,đến chén rượu cũng không dám ném đi .
Lúc đó Nhạc Quảng chỉ cây cung treo ở trên tường , cuowì nói với bạn :" Lão huynh !làm gì có rắn ! Anh xem chẳng qua đó chỉ là hình cây cung thôi " Nói xong ông bỏ cây cung xuống thì trong cốc không còn hình con rắn nữa . Nguowì bạn hiểu ra nguyên nhân , từ đó không còn lo sợ , bệnh quả nhiên không còn .
Bệnh nhập cao hoang
(Vô phương cứu chữa)
Giải nghĩa từ : Cao : chỉ dầu mỡ ;
** Hoang : phần giữa tim và hoành cách mô.
Cao Hoang : chỉ thuốc không tới được nơi có bệnh.
Ý nghĩa câu : Bệnh đã không còn cách nào chữa được .
Cách dùng : Ví những bệnh tật ở giai đoạn cuối ,không thể cứu chữa được nữa .Câu này áp dụng trong trường hợp rơi vào tình thế nghiêm trọng , không thể cứu vãn được .
Xuất xứ : Thời Xuân Thu ,Tấn Cảnh Công là con trai của Tấn Thành Công, tên là Nhũ. Ông ta ngu muội ,bất tài, tin gian thần , nghe lời xúc xiểm , đã vô cớ sát hại cả gia tộc nhà họ Triệu như : Triệu Đồng , Triệu Khoát -hậu duệ của trung thần Triệu Thuẫn . Ba năm sau , Tấn CẢnh Công nằm mơ thấy quỷ , tay rút chuỳ ,nhảy múa điên cuồng , thân hình to lớn , lớn tiếng mắng ông ta :" Đồ hôn quân vô đạo ! Con cháu ta có tội gì ? Ngươi bất nhân ,bất nghĩa , giết người vô cớ, ta đã tố cáo ngươi với Thiên Đế , xin tới đây lấy mạng của ngươi".
Nói xong liền tiến thẳng tới chỗ Cảnh Công . Cảnh Công vô cùng sợ hãi,bèn chạy vào nội cung. Tên quỷ phá cửa xông vào , Cảnh Công sợ quá trốn trong nội thất , tên quỷ nọ lại phá cửa đuổi theo . Cảnh Công rất kinh hoàng , giật mình tỉnh dậy,hoá ra là một giấc mơ, nhưng từ đó ông ta mắc bệnh .
Từ đó , bệnh của Cảnh Công ngày càng trầm trọng . Một hôm , thái ý dâng tấu nói :" Nước Tần Có một vị lương y , là học trò của thần y Biển Thước, ông ta có y thuật cứu người thoát khỏi tay tử thần , hiện giờ ông ấy là thái y của nước Tần , nếu như có thể mời ông ta tới đây , thì bệnh của quốc vương có thể sẽ được cứu."
Nghe vậy , Cảnh công lập tức cho người tới nước Tần mời thần y. Tần vương cử lương y Cao Hoãn đến nước Tấn trị bệnh . Tần y vãn chưa tới nơi mà bệnh tình của CẢnh Công đã rất nguy cấp. Cảnh Công hoảng hốt lại nằm mơ , trong giấc mơ, ông thấy hai đứa trẻ đang lặng lẽ đứng bên cạnh mình nói chuyện với nhau .
Một đưa nói :"Vị thái y cao minh đó sắp tới rồi , theo ta thì lần này chúng ta khó mà chạy thoát, chúng ta trốn đâu đây ?"
Đứa kia bảo :" Chẳng có gì phải sợ cả , chúng ta trốn ở phía trên phần giữa hoành cách mô và tim , phía dưới của lớp mỡ , cho dù ông ta có dùng thuốc gì thì cũng chẳng làm gì được chúng ta ."
Hai đưa trẻ nói xong thì chui vào lỗ mũi của Cảnh Công . CẢnh Công tỉnh dậy, cảm thấy giữa phần ngực và phần hoành cách mô đau đớn khủng khiếp, đứng ngồi không yên .
Sau khi Cao Hoãn tới, lập tức được mới vào cung trị bệnh cho Cảnh Công . Tới lúc thông báo kết quả chẩn đoán, Cao Hoãn lắc đầu nói với Cảnh Công : "Bệnh của đại vương rất nặng , đã không có cách gì chữa khỏi rồi . Bệnh ở trên phần trên của "hoang" , ở phần dưới của "cao" châm cứu không được , kim không tới nơi ,uống thuốc thì hiệu lực của thuốc cũng không cứu được . Quả thực là hết cách rồi ."
Cảnh Công nghe vậy, trong lòng nghĩ :lời của thái y nói giống hệt như câu chuyện mà hai đứa trẻ nói với nhau trong trong giấc mơ, bèn gật đầu nói :" Y thuật của ngài thật là cao minh !" Nói xong bèn sai ngưòi đem lễ hậu tới thưởng cho thầy thuốc , để cho ông ta về nước Tần. Không lâu sau thì Cảnh Công qua đời .
Bình dị cận nhân
Ý của câu thành ngữ này vốn chỉ chính sạch hòa dịu dễ thi hành.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Lỗ Chu Công thế gia”.
Chu Công em trai của Chu Vũ Vương, là người từng phò tá Chu Vũ Vương đánh đổ triều nhà Thương, có công lớn trong việc thành lập vương triều Tây Chu. Về sau, ông được Chu Vũ Vương phong làm Lỗ Công, trao quyền cai quản Khúc Phụ, nhưng ông không đi sang Khúc Phụ, mà vẫn ở lại kinh đô tiếp tục phò tá Chu Vũ Vương, chỉ sai người con cả của mình là Bá Cầm tiếp nhận phong hiệu Lỗ Công sang cai quản Khúc Phụ.
Sau khi đến Khúc Phụ được ba năm, Bá Cầm mới báo cáo với Chu Vũ Vương về tình hình thi hành chính sách ở địa phương. Chu Vũ Công rất không vừa ý trước việc này bèn hỏi: “Tại sao ông lại báo cáo muộn đến như vậy?”. Bá Cầm trả lời rằng: “Muốn thay đổi phong tục tập quán và đổi mới lễ pháp ở địa phương, thì phải mất tới ba năm mới thấy được hiệu quả của nó, cho nên tôi mới báo cáo muộn như vậy”.
Trước đó có Khương Thượng là người từng phò tá Văn Vương và Vũ Vương, được Chu Vũ Vương phong ở Tề Địa, ông ta chỉ trong thời gian 5 tháng là đã báo cáo với Chu Vũ Vương về tình hình thi hành chính sách ở địa phương. Lúc đó, thấy ông trở về nhanh chóng, Chu Công rất ngạc nhiên mới hỏi ông làm sao lại có thể báo cáo nhanh đến như vậy. Khương Thượng trả lời rằng: “Vì tôi đã đơn giải hóa nghi lễ vua tôi ở đó, mọi việc đều làm theo tập tục địa phương, nên mới nhanh như vậy”.
Do đó, Chu Công sau khi nghe xong báo cáo của Bá Cầm liền than rằng: “Ôi, đời con cháu của nước Lỗ sắp trở thành thần dân của nước Tề rồi, chính sách mà không đơn giản và dễ thi hành, thì dân chúng tất sẽ không gần gũi nó. Nếu chính sách hòa dịu và dễ thi hành thì dân chúng nhất định sẽ quy phục nó”.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ người có thái độ khiêm tốn hòa nhã, dễ gần gũi.
Bình thủy tương phùng
Chữ “Bình” ở đây tức là bèo. Ý của câu thành ngữ này là chỉ bèo trôi dạt trên mặt nước ngẫu nhiên dồn lại với nhau.
Câu thành ngữ này xuất xứ từ “Vương Tử An tập – Đằng Vương Các tự”.
Vương Bột, tự Tử An là một nhà văn nổi tiếng thời đầu nhà Đường. Ông lúc 6 tuổi đã biết viết văn chương, 14 tuổi biết làm thơ phú, 15 tuổi thi đỗ cử nhân.
Năm 676 công nguyên, Vương Bột đi thăm cha làm huyện lệnh ở Giao Chỉ. Khi đi qua Hồng Đô thì đúng vào lúc Đô đốc Diêm Bá Ngư vừa cho trùng tu xong Đằng Vương Các, nên quyết định ngày mùng 9 tháng 9 tết Trùng dương đặt tiệc mời các văn nhân mạc khách và bè bạn. Con rể của ông là Ngô Tử Chương là một người có tài ba về thơ phú, Diêm Bá Ngư bảo con rể viết sẵn một bài tự văn để chuẩn bị khoe với khách dự tiệc. Vương Bột lúc đó là một văn nhân có tiếng tăm nên cũng được mời tới dự tiệc.
Tại bữa tiệc, Diêm Bá Ngư làm ra vẻ huyền bí mời khách đề tự cho Đằng Vương Các. Mọi người chưa có chuẩn bị nên đều lựa lời từ chối, duy chỉ có Vương Bột cầm bút ngoáy luôn một bài tự nổi tiếng, đó là “Đằng Vương Các tự”. Đám khách khứa xem xong đều tấm tắc khen ngợi, Diêm Bá Ngư cũng vô cùng thán phục và không dám đem bài văn của Ngô Tử Chương đã viết sẵn ra nữa.
“Đằng Vương Các tự” có cấu tứ kỳ diệu, văn phong khoáng đạt. Bài văn trong khi miêu tả về quang cảnh tiệc tùng linh đình, cũng đã để lộ phần nào lời than thở cảnh ngộ long đong̣, lật đật sống không gặp thời của Vương Bột: “Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân? Bình thủy tương phùng, tận thị tha hương chi khách”. Ý nói là: Quan san muôn dặm khó leo vượt, ai thương cho kẻ nhỡ độ đường, gặp nhau như bèo tụ trên nước, mới hay đều là khách tha hương.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với người lạ ngẫu nhiên gặp nhau.
Cấm nhược hàn thiền
Chữ “Cấm” ở đây là chỉ ngậm miệng không nói; Còn “Hàn thiền” là chỉ con ve sầu trong trời rét.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hậu Hán thư – Truyện Đỗ Mật”.
Thời Đông Hán có một viên quan thanh liêm và tài ba tên là Đỗ Mật, ông từng đảm nhiệm chức Thái thú quận và Thượng thư lệnh. Ông chấp pháp nghiêm minh, căm ghét tội ác, từng đấu tranh với lũ hoạn quan, đối với những hoạn quan hay con nhà quyền quý phạm tội là ông cương quyết điều tra xử lý, không hề dung tha. Nhưng ông lại rất quý mến người có tài và luôn tìm cách giúp họ làm nên sự nghiệp.
Một hôm, khi thị sát ở huyện Cao Mật, ông thấy có một viên quan làng tên là Trịnh Huyền rất có học thức, bèn đề bạt ông ta lên nhậm chức ở trên quận. Ít lâu sau, ông lại cử Trịnh Huyền đi chuyên tu ở Thái Học. Còn Trịnh Huyền quả không phụ lòng ông, sau đó trở thành nhà Kinh Học rất nổi tiếng thời Đông Hán.
Về sau, Đỗ Mật từ quan về quê, những vẫn rất quan tâm tới tình hình chính sự, ông thường bàn luận với các quan chức địa phương về công việc nhà nước, tiến cử hiền sĩ và vạch trần người xấu việc xấu.
Bấy giờ, bạn của Đỗ Mật là Lưu Thắng cũng cáo lão về quê. Ông ta sùng tín triết học xử thế trong sạch vẹn thân, hàng ngày kín cổng cao tường, không bàn luận chính sự, ai tốt xấu mặc ai. Có người cho rằng, ông ta làm như vậy là một sự biểu hiện cao thượng.
Một hôm, Thái thú Vương Dục khen ngợi Lưu Thắng là một sĩ tử cao thượng. Nhưng Đỗ Mật không tán thành với nhận xét này. Ông nói: “Lưu Thắng địa vị cao, được đối đãi vào hạng thượng khách. Nhưng ông ta biết có người tài mà không tiến cử, nghe tin có người làm việc xấu, mà không dám nói một câu, thì có khác gì con ve sầu trong ngày trời lạnh không biết kêu, ông ta thực ra là một kẻ có tội”.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Cấm nhược hàn thiền” để chỉ những người sống yên phận im hơi lặng tiếng.
Cử kỳ bất định
Ý của câu thành ngữ này là chỉ: Tay giơ quân cờ lên, nhưng không biết chạy nước nào.
Thời Xuân Thu, Vệ Hiến Công vua nước Vệ rất kiêu căng tàn bạo. Về sau, đại phu nước Vệ là Tôn Văn Tử và Ninh Huệ Tử làm đảo chính quân sự bị truất mất ngôi vua. Vệ Hiến Công đành phải đưa mẹ và em trai trốn sang nước Tề sống cuộc đời lưu vong.
Bấy giờ, Tôn Văn Tử và Ninh Huệ Tử cùng nắm việc triều chính, rồi lập Công Tôn Phiêu lên làm vua tức Vệ Thương Công. Ninh Huệ Tử trước lúc qua đời, đã nhận rõ mình làm việc trục xuất vua là một điều nhục nhã, mới dặn con là Ninh Điệu Tử hãy tìm cách đón Vệ Hiến Công trở về nước Vệ.
Ít lâu sau, Vệ Hiến Công cũng sai người đến liên hệ với Ninh Điệu Tử, mong ông giúp mình phục quốc và hứa rằng: Sau khi giành được đất nước, mình sẽ chỉ phụ trách việc tôn miếu và cúng tế, không can dự tới việc triều chính. Nhưng bấy giờ có rất nhiều người phản đối Vệ Hiến Công trở lại làm vua. Đại phu Hữu Tể Hộc cho rằng, tính khí thô bạo của Vệ Hiến Công đến nay vẫn chưa sửa đổi. Còn đại phu Thúc Nghi nhắc nhở Ninh Điệu Tử rằng: “Làm việc gì cũng phải trước sau như một, dòng họ Ninh nhà anh đã trục xuất nhà vua, nay lại muốn đón vua trở về, đây chẳng khác gì chơi cờ cả. Kỳ thủ đã giơ quân cờ lên mà chẳng biết đi nước nào, thì tất bị thua cuộc. Hơn nữa, đây là việc lớn phế lập vua, nếu không cẩn thận thì bị vạ lây cả họ”.
Nhưng Ninh Điệu Tử vẫn lấy cớ làm theo di mệnh của cha, không nghe theo lời khuyên giải này, muốn vơ hết mọi quyền bính về tay mình. Về sau ông đã diệt trừ dòng họ Tôn, giết chết Vệ Thương Công, rồi đón Vệ Hiến Công từ nước Tề về nước. Nhưng cuối cùng thì bản thân Ninh Điệu Tử cũng bị Vệ Hiến Công hạ sát, để báo thù cho việc mình bị họ Ninh trục xuất sang nước Tề.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ: “Cử kỳ bất định” để ví với hiện tượng làm việc do dự, không quả quyết.
Cùng binh độc vũ
Chữ “Cùng” ở đây là chỉ hết sạch. Còn chữ “Độc” thì chỉ hành vi manh động thiếu suy nghĩ. Ý của câu thành ngữ này có nghĩa là lạm dụng vũ lực.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tam quốc chí - Ngô thư - Truyện Lục Kháng”.
Lục Kháng là một danh tướng của Đông Ngô thời Tam Quốc, năm 20 tuổi được phong làm Kiến võ hiệu úy, thống lĩnh năm nghìn quân mã. Sau khi Tôn Hạo làm vua nước Đông Ngô, Lục Kháng lại được phong làm Trấn quân đại tướng quân. Bấy giờ triều đình Đông Ngô vô cùng mục nát. Tôn Hạo là một tên bạo chúa hoang dâm vô độ, lạm dụng mọi cực hình giết hại vô số người. Lục Kháng đã nhiều lần dâng thư khuyên Tôn Hạo phải cải thiện chính trị, tăng cường quốc phòng để củng cố nhà nước, nhưng Tôn Hạo không chịu nghe theo.
Năm 272 công nguyên, Lục Kháng thừa lệnh đi thảo phạt phản tướng Bộ Xiển, đối chọi với quân đội nước Tấn ở dọc đường biên giới Ngô Tấn. Lục Kháng và đại tướng nước Tấn là Dương Hựu cùng cử sứ giả qua lại với nhau nhằm bày tỏ lòng hữu hảo. Tôn Hạo biết được tin này vô cùng tức giận, liền sai người đến thúc Lục Kháng tại sao không xuất binh tiến công nước Tấn.
Lục Kháng dâng biểu tâu lên Tôn Hạo rằng: “Hiện nay triều đình không áp dụng đường lối dân giàu nước mạnh, phát triển sản xuất nông nghiệp, chỉnh đốn chính trị, nâng đỡ chúng dân, ngược lại cứ dung túng các tướng lĩnh đeo đuổi đường công danh, rốc hết binh lực vào việc chiến tranh liên miên, gây hao phí biết bao nhân tài vật lực, nay binh sĩ đã vô cùng mỏi mệt, mà lực lượng của kẻ thù lại không mảy may bị hao tổn, còn chúng ta thì chẳng khác nào đang bị một trận ốm nặng”. Cuối cùng, Lục Kháng còn cân nhắc về sự chênh lệch quân đội giữa hai nước Ngô Tấn, cho rằng hiện nay nên đình chỉ việc trận mạc, tăng cường thực lực nhà nước.
Tôn Hạo không nghe theo lời khuyên của Lục Kháng, nên cuối cùng nước Đông Ngô bị diệt vong.
不在其位,不謀其政。
Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính .
Không ở vị trí thích hợp, không nên toan tính chuyện. Ý nói "hãy an phận thủ thường"???
不以言舉人;不以人廢言。
Bất dĩ ngôn cử nhân; bất dĩ nhân phế ngôn.
Không nghe lời tốt mà nhận định người tốt, đừng nhận định người xấu chỉ bởi lời nói
飽食終日,無所用心,難矣哉! 不有博弈者乎㊣為之猶賢乎已!
Bão thực chung nhật, vô sở dụng tâm, nan hĩ tai ! bất hữu bác dịch giả hồ chính vi chi do hiền hồ dĩ!
No cơm rửng mỡ chẳng có gì để làm. So với giới cờ bạc, họ còn tệ hơn nữa, vì ít ra giới cờ bạc cũng có việc để làm.
不怨天,不尤人,下學而上躂。
Bất oán thiên, bất vưu nhân, hạ học nhi thượng đạt .
Không oán trời, không trách đất, phàm làm người nên hiểu số mệnh
白头偕老
Bạch đầu giai lão
Tiếng Việt: Đầu bạc răng long.
Ý: Vợ chồng sống với nhau trọn đời.
皮笑肉不笑
Bì tiếu nhục bất tiếu
Miệng thơn thớt bụng một bồ dao găm
平分秋色
Bình phân thu sắc
Cân sức ngang tài
不知天高地厚
Bất tri thiên cao địa hậu
chẳng biết trời cao đất dày
不三不四
Bất tam bất tứ
Dở dở ương ương
薄唇轻言
Bạc Thần Khinh Ngôn
Môi mỏng nói càn. Không cẩn thận đắn đo lời nói.
百折不回
Bách Chiết Bất Hồi
Dịch: có chí thì nên
Giải thích: Một trăm lần gãy đổ cũng không lui nhượng, thất bại bao phen cũng không lùi bước. Quyết chí.
百折千磨
Bách Chiết Thiên Ma
Dịch: có công mài sắt, có ngày nên kim
Giải thích: Trăm gãy ngàn mài. Một trăm lần gãy dao, một ngàn lần mài lại. Trì chí kiên gan, không khuất phục trước gian khổ, thất bại không nản chí sờn lòng.
蚌鷸相持,漁翁得利
Bạng duật tương trì ngư ông đắc lợi.
Dịch: đục nước béo cò
迫不及待
Bách bất cập đãi
không thể chờ đợi được/vội vã/khẩn cấp
不折不扣
Bất chiết bất khấu
không hơn không kém/mười phân vẹn mười/trăm phần trăm là/tuyệt đối
背黑锅
Bối hắc oa
giơ đầu chịu báng/chịu tiếng xấu thay cho người khác
不劳而获
Bất lao nhi hoạch
Không làm mà hưởng
不计其数
Bất kể kì sổ
Hằng hà sa số
把弯刀对
Bả loan đao đối
bẻ loan đao làm đôi/bẻ đao
Nghĩa: giã từ hoàn toàn với việc đấu tranh chém giết
不知所措
Bất tri sở thố
Chẳng biết làm sao, lúng ta lúng túng.
闭月羞花
Bế nguyệt tu hoa
hoa nhường nguyệt thẹn
CÁ LẶN NHẠN SA:
Cá và chim cũng phải mê mẩn. Sách Trang Tử.
“Nàng Mao Tường, nàng Lệ Cơ, người ta ai cũng cho là đẹp, thế mà cá trông thấy vội lặn sâu xuống nước, chim trông thấy thì vội bay cao lên trời, con hươu, con nai trông thấy thì vội vàng bỏ chạy, bốn loài ấy có giống nào biết được cái sắc đẹp chân thực của thiên hạ là thế nào đâu”. Ý nói cái mà người đời cho là đẹp thì cá, chim, thú vật trông thấy lại sợ hãi, do đó suy ra, đẹp đối với kẻ này có thể lại là không đẹp đối với kẻ khác.
Câu văn trong sách Trang Tử có tính triết học, muốn nói đến tính chất tương đối của nhận thức.
Người đời sau không giữ lại ý ấy của Trang Tử mà chỉ mượn hình tượng cá lặn, chim bay để nói về sắc đẹp mê hồn.
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn,
Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa.
(Nguyễn Gia Thiều)
CÁ LONG DƯƠNG:
Cá của Long Dương Quân câu được. Theo Chiến Quốc sách, Ngụy Vương và Long Dương Quân cùng ngồi câu cá chung một thuyền. Long Dương Quân câu được nhiều cá, bỗng dừng câu, ngậm ngùi rồi khóc. Vua hỏi. Long Dương Quân đáp: “Mới đầu, thần câu được cá thì mừng lắm, nhưng sau được cá to hơn thì thần lại muốn vứt bỏ số cá bé trước đi. Nay kẻ tài giỏi trong thiên hạ có nhiều, biết thần được đại vương yêu, chắc họ sẽ theo về đông. Khi đó, chắc thân phận của thần cũng không khác gì thân phận các con cá bé mới đầu câu được!”.
Nói lòng người thay đổi, nay trọng mai khinh, có mới nới cũ.
Nửa miếng đài chưa thương đã ghét,
Cá Long Dương ai xét cho chừ.
(Hoài cổ khúc)
CÁ NƯỚC:
Tương đắc như cá gặp nước.
Kinh thi: “Hạo hạo giả thủy, đục đục giả ngư, vị hữu gia thất, an triệu ngã cư” (Lai láng ấy nước, thung thăng ấy cá, chưa có cửa nhà, tại sao lại mời ta đến ở).
Theo sách Quản Tử, Ninh Thích đã mượn lời thơ đó để tỏ ý muốn lấy vợ.
Theo sách Tam Quốc chí, Lưu Bị được Khổng Minh về giúp, đã nói: “Ta mà có được Khổng Minh, khác nào cá mà được gặp nước vậy”.
Văn học cổ thường dùng để chỉ sự tương đắc giữa hai người.
Cười rằng: Cá nước duyên ưa,
Nhớ lời nói những bao giờ hay không?
(Nguyễn Du)
CÁ NHÀN:
Hoặc cá nhạn. Chỉ sự thông tin tin tức, mối lái.
Xem Sử lân hồng.
Bao nhiêu những kẻ bất tài,
Cá nhàn hãy lánh ra ngoài cho xa.
(Phạm Thái)
CÁCH CỰU ĐỈNH TÂN:
Đổi cũ thay mới. Cách là thay đổi; đỉnh là cái vạc.
Cách, đỉnh nguyên là hai quẻ trong Kinh Dịch, Kinh Dịch có câu: “Cách, khứ cổ dã; đỉnh, thủ tân dã” (Quẻ cách là ý nói bỏ cũ, quẻ đỉnh là ý nói lấy mới).
Lại có câu: “Cách vật giả mạc như đỉnh” (Thay đổi sự vật không có gì bằng chiếc vạc).
Ý nói chiếc vạc có thể làm đổi mới hẳn sự vật: sống thì nấu thành chín, cứng thì ninh thành mềm.
Xá toan cách cựu đỉnh tân,
Lại vầy, lại hợp cho nhuần sớm khuya.
(Trinh thử)
Cường nỏ chi mạt
Ý của câu thành ngữ này là chỉ khi cung nỏ bắn ra, mũi tên bay tới đoạt cuối không còn sức đẩy nữa bị rơi xuống.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Hàn Trường Nho liệt truyện”.
Hàn An Quốc nguyên là Trung đại phu của Lương vương Lưu Vũ thời Tây Hán, có công lớn trong việc bình định cuộc nổi loạn của bảy nước Ngô Sở. Nhưng về sau vì phạm pháp, ông bị cách chức về nhà sống cuộc đời ẩn cư.
Sau khi Hán Võ Đế lên làm vua, Hàn An Quốc bèn đút lót Thái úy Điền Phân, được cử giữc chức Đô úy ở Bắc Địa, ít lâu sau lại được thăng làm Tư Mã Nông. Một thời gian sau, Hàn An Quốc lại giúp Hán Võ Đế bình định được chiến loạn, và được vua thăng làm Ngự sử đại phu.
Bấy giờ, nhà Hán và Hung Nô có mâu thuẫn với nhau, hai bên lúc đánh lúc hòa. Một hôm, Hung Nô đột nhiên cử sứ giả đến cầu hòa. Hán Võ Đế rất khó quyết đoán, bèn triệu tập các đại thần lại hỏi ý kiến. Đại thần Vương Khôi phản đối nghị hòa, chủ trương dùng vũ lực đối với Hung Nô. Còn Hàn An Quốc bày tỏ phản đối và nói: “Hung Nô hiện binh lực hùng hậu và xuất quỷ nhập thần, chúng ta từ xa xôi đến trinh phục Hung Nô, rất có khả năng bị thất bại. Đây chẳng khác nào một mũi tên đã bay tới đoạn cuối, ngay đến vải lụa mỏng cũng bắn không thủng. Luồng gió mạnh thổi đến đoạn cuối thì ngay đến chiếc lông vũ nhẹ cũng thổi không bay. Hiện nay dụng binh đối với Hung Nô thì quả thực là việc làm không sáng suốt. Theo ý tôi thì nghị hòa là tốt hơn”. Bấy giờ, mọi người tới tấp bày tỏ tán thành, Hán Võ Đế cuối cùng đã làm theo ý của Hàn An Quốc.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về sức mạnh to lớn đã đến lúc suy kiệt, không còn tác dụng gì nữa.
剛、毅、木訥,近仁。
Cương、nghị、mộc nột, cận nhân.
(Người nói đâu ra đó, thật thà sẽ dễ gần gũi người khác)
工慾善其事,必先利其器。
Công dục thiện kỳ sự, tất tiên lợi kỳ khí.
)恭、寬、信、敏、惠:恭則不侮 ,寬則得眾,信則人任焉,敏則有功� �惠則足以使人。
Cung、khoan、tín、mẫn、huệ :cung tắc bất vũ , khoan tắc đắc chúng , tín tắc nhân nhậm yên , mẫn tắc hữu công , huệ tắc túc dĩ sử nhân.
格格不入
Cách cách bất nhập
hoàn toàn khác biệt không phù hợp
各种各样
Các chủng các dạng
đủ loại; đủ kiểu, khác nhau; mọi loại
久而久之
Cửu nhi cửu chi
dần dà; lâu ngà
孤陋寡闻
Cô lậu quả văn
thiển cận; nông cạn; quê mùa; kiến thức hẹp hòi; kiến thức hạn hẹp; kiến thức nông cạn
饥不择食
Cơ bất trạch thực
bụng đói vơ quàng, đói lòng sung chát cũng ăn (ăn tạp, không kén cá chọn canh)
吃着碗里的还看着锅里的
Cật trứ oản lý đích hoàn khán trứ oa lý đích
Dịch: Đã ăn trong bát lại trông trong nồi
Ý nghĩa: đang làm việc này lại ngó sang việc khác/đang yêu người này lại nhòm ngó người kia
狗口长不出象牙
Cẩu khẩu trường bất xuất tượng nha
miệng chó chẳng mọc được ngà voi
求生不得,求死不能
Cầu sanh bất đắc,cầu tử bất năng
chết dở sống dở; muốn sống không được, muốn chết không xong
耿耿于怀
Cảnh cảnh vu hoài
Canh cánh trong lòng
战战兢兢
Chiến chiến căng căng
Thấp tha thấp thỏm, lo sợ nơm nớp
Cử án tề mi
Đời Hậu Hán (25-219), ở đất Giang Nam có một chàng hàn sĩ tên Lương Hồng. Nhà nghèo, Lương Hồng ở trong túp lều tranh vách đất. Họ Lương chăm học biết trọng liêm sỉ, khí tiết, giữ đạo thanh bần cao đẹp. Đức hạnh, tài năng của chàng được người khâm phục, nổi tiếng khắp nơi.
Ở vùng địa phương có nàng Mạnh Quang vốn dòng nho gia giàu có nhứt vùng. Nàng tính nết đoan trang đức hạnh, đương độ kén chồng. Nhiều người thân hỏi, nàng trả lời rằng chỉ có người hiền đức như Lương Hồng mới xứng đáng là chồng.
Thấy nhà họ Mạnh đạo đức, Lương Hồng cùng nàng Mạnh Quang kết nghĩa đá vàng.
Khi làm lễ thành hôn, nàng Mạnh Quang mặc xiêm y lộng lẫy, trang sức toàn vàng ngọc đắt tiền, cốt làm đẹp cho chàng vừa ý. Nào ngờ trông thấy vợ trang sức rực rỡ, Lương Hồng không bằng lòng, bảy ngày đêm, chàng không làm lễ động phòng hoa chúc.
Nàng Mạnh Quang lấy làm lạ, kiểm điểm lại lời nói cử chỉ của mình không tỏ vẻ gì vô lễ. Nghĩ mãi, nàng ngờ rằng vì nàng trang sức lộng lẫy mà chồng không bằng lòng chăng. Nàng liền trút bỏ lớp áo quần tốt đẹp, đồ trang sức ngọc vàng, để mặc y phục vải bô, cài thoa gai ra hầu chồng.
Thấy vợ như thế, Lương Hồng vui vẻ nói:
- Đây mới chính là vợ của ta. Hồng này không màng danh lợi, không ham của bạc vàng. Hồng chỉ muốn cùng vợ cày lấy ruộng, trồng lấy lúa, dệt lấy vải, sinh sống trong cảnh nghèo mà lúc nào cũng giữ tròn khí tiết, đạo đức, vợ lúc nào cũng kính trọng chồng và chồng lúc nào cũng nể yêu vợ.
Mạnh Quang nghe chồng nói rất lấy làm vui vẻ. Nàng đối với chồng rất mực cung kính. Mỗi bữa cơm, đối diện, nàng nâng mâm ngang mày để tỏ lòng kính trọng chồng.
Trong tác phẩm "Nhị độ mai", tác giả Vô danh, đoạn diễn tả cảnh Hoài Nguyên đi cống Hồ có làm bài thơ tặng tình nhân là Mai Lương Ngọc lúc chia ly, có câu:
Ngang mày Mạnh thị chưa nâng án,
Thấy mặt Chiêu Quân đã mất tranh.
"Mạnh thị" đây chỉ nàng Mạnh Quang. Về sau, những nhà có hôn lễ, nhà trai thường viết 4 chữ "Cử án tề mi" dán ở cửa phòng, chỉ rằng người vợ hiền đức.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Kiều sang chơi nhà Kim Trọng, chàng nho sinh này có chiều âu yếm lả lơi, Kiều sợ chàng đi quá vòng lễ giáo, mới có câu khuyên:
Vẻ chi một đóa yêu đào,
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.
Đã cho vào bực bố kinh.
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
"Bố kinh" là "Bố quần, kinh thoa", nghĩa là quần bằng vải, trâm cài đầu bằng gai, chỉ người vợ hiền đức.
Duyên Nợ Ba Sinh
"Ba sinh" do chữ "Tam sinh", nghĩa là ba kiếp luân chuyển: Tạc sinh, Kim sinh,Lai sinh .Duyên nợ ba sinh là duyên nợ từ ba kiếp với nhau. Ý nói duyên nợ phải làm vợ chồng với nhau do số kiếp tiền định.
Trong bài thơ "Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường" của Hồ Xuân Hương có câu:
'Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi,
Cái nợ ba sinh đã trả rồi!"
Trong "Đoạn Trường Tân Thanh" của cụ Nguyễn Du cũng có câu:
'Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Thì chi đem giống khuynh thành trêu ngươi".
Sách "Truyền Đăng Lục" và sách "Quần Ngọc Chú" có chép:
Xưa có chàng Tỉnh Lang, một hôm đến chùa Nam Huệ Tự, nằm chơi, bỗng ngủ quên, chiêm bao thấy mình đi chơi non bồng. Tỉnh Lang nhìn thấy có một nhà sư ngồi niệm kinh, trước mặt có một cây nhang đang cháy. Tỉnh Lang thấy lạ, hỏi. Nhà sư nói:
- Khi trước có một người đi cúng chùa, thắp cây nhang này, khấn nguyện. Nhang hãy còn cháy mà người ấy đã sinh ba kiếp rồi. Kiếp đầu nhà Đường, đời vua Huyền Tông, làm quan Phủ Sứ ở đất Kiến Nam. Kiếp thứ hai cũng đời Đường, đời vua Hiến Tông, làm quan đất Tây Thục. Kiếp thứ ba, sinh ra tên Tỉnh Lang.
Tỉnh Lang nghe đến tên mình bỗng giật mình thức dậy, nhưng lòng nửa tin nửa ngờ.
Lại có một điển tích khác.
Đời nhà Đường (618-907), có nhà sư tên Viên Trạch, một hôm cùng bạn là Lý Nguyên Thiện đi chơi. Gặp một người đàn bà gánh nước, Viên Trạch nói:
- Người đàn bà này đã có mang 3 năm đợi tôi vào làm con. Nay đã gặp đây, không thể nào trốn được. Hẹn 3 ngày nữa, bạn đến, ta lấy nụ cười làm tin. Mười ba năm sau, ta lại sẽ gặp nhau tại chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu, vào đêm Trung Thu trăng sáng.
Chiều đó, sư Viên Trạch mất.
Người đàn bà nọ sinh con trai. Ba hôm sau, Lý đến thăm. Quả nhiên đứa bé thấy Lý thì cười, đúng như lời hẹn. Mười ba năm sau, Lý đến chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu, thấy một cậu chăn trâu hát rằng:
"Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn,
Thưởng nguyệt ngâm phong bất yếu luân,
Tàm quy tình nhân viễn tương phỏng
Thử thân tuy dị, tính thường đồng".
Nghĩa:
"Là linh hồn cũ đã ba sinh,
Trăng gió làm chi để bận mình.
Thẹn với người quen xa viếng hỏi,
Thân này tuy khác, tính nguyên lành".
"Ba sinh" có nghĩa là số kiếp tiền định. "Nợ ba sinh" là nợ số kiếp tiền định, duyên số với nhau từ kiếp trước.
道千乘之國,敬事而信,節用而愛��,使民以時。
Đạo thiên thừa chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời.
( Trong việc trị quốc, phải thận trọng không hứa ẩu, biết đãi người hiền, phải được lòng dân)
道之以政,齊之以刑,民免而無恥��道之以德,齊之以禮,有恥且格。
Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ, đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách.
(Trị dân dùng pháp chế, hình phạt là chính, dân không dám làm điều phạm pháp, trị dân dùng đạo đức, dùng phép tắc, lòng tốt và nhân cách sẽ cảm hoá được dân)
民可使由之,不可使知之。
Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi.
Có thể làm cho dân theo con đường của ta, không thể làm cho họ biết đó là cái gì
(Có thể ép buộc dân theo đường lối của mình, nhưng không thể cấm đoán suy nghĩ của con người) dùng trong chính trị -UKH
Đốc tín hiếu học, tử thủ thiện đạo. Nguy bang bất nhân, loạn bang bất cư, thiên hạ hữu đạo tắc kiến, vô đạo tắc ẩn .
Dốc lòng học hỏi, giữ đạo tới chết. Đất nước nguy nan đừng đến, đất nước có loạn đừng ở, nơi yên ổn nên thì ra làm quan, nơi bất ổn thì ở ẩn
唯上知与下愚,不移。
Duy thượng tri dữ hạ ngu, bất di.
Khó thay đổi ý kiến của người có tầm hiểu biết rộng hoặc kẻ ngu đần
Kính kẻ trên, nhường nhịn, lòng chân thành, sáng suốt, nhân ái :Không khinh mạn kẻ trên, nhường nhịn thì được lòng người, lòng thành thì người ta tin cậy được, sáng suốt đem đến kết quả tồt, lòng nhân ái mua chuộc được nhân tâm"
道听而塗說,德之棄也!
Đạo thính nhi đồ thuyết, đức chi khí dã!
Nghe lời đạo nghĩa vô căn cứ, đánh mất đạo đức!
-Có nhiều nguồn dịch khác nhau, mỗi người hiểu khác một ít! Tớ nghĩ câu này có ý là "không nên tin lời tốt từ cửa miệng, phải biết suy xét ..."
德不孤,必有鄰。
Đức bất cô, tất hữu lân .
Người có đức thì không lẻ loi, tất có bạn cũng trọng đạo đức như mình
用其人之道还至其人之身
Dụng kỳ nhân chi đạo hoàn chí kỳ nhân chi thân
Gậy ông đập lưng ông
Dịch: dùng đạo của người trả lại cho người
面无人色
Diện vô nhân sắc
mặt tái mét, mặt tái ngắt
名过其实
Danh quá kỳ thật
Chỉ có hư danh
面面相觑
Diện diện tương thứ
đưa mắt nhìn nhau, ngơ ngác nhìn nhau (tỏ ý kinh hãi, bất lực, đành chấp nhận)
养尊处优
Dưỡng tôn xứ ưu
sống an nhàn sung sướng/ngồi mát ăn bát vàng
妙不可言
Diệu bất khả ngôn
Tuyệt không thể tả / tả xiết
遗臭万年
Di xú vạn niên
để tiếng xấu muôn đời; xấu xa muôn thuở
头晕目眩
Đầu vựng mục huyễn
đầu váng mắt hoa
胆颤心惊
Đảm chiến tâm kinh
Run như cầy sấy
得寸进尺
Đắc thốn tiến xích
Được voi đòi tiên
Dịch: Được một tấc lại muốn tiến một thước.
颠倒黑白
Điên đảo hắc bạch
Đổi trắng thay đen
吊儿郎当
Điếu nhi lang đương
cà lơ phất phơ; linh tinh lang tang; ba lăng nhăng
拖泥带水
Đà nê đái thủy
Dài dòng, dây dưa, không dứt khoát
突飞猛进
Đột phi mãnh tiến
lớn mạnh vượt bậc
大张旗鼓
Đại trương kì cổ
gióng trống khua chiêng/rầm rộ sôi nổi
大吃一惊
Đại cật nhất kinh
ngạc nhiên/kinh ngạc/giật nảy người
地动山摇
Địa động sơn diêu
đất rung núi chuyển/thanh thế to lớn/thế lực to lớn
荡然无存
Đãng nhiên vô tồn
Không còn chút gì, hết sạch sành sanh
大喜过望
Đại hỉ quá vọng
Vui mừng quá đỗi
腾云驾雾
Đằng vân giá vũ
Cưỡi mây lướt gió
Đắc tâm ứng thủ
Ý của câu thành ngữ “Đắc tâm ứng thủ” là chỉ làm việc rất tiện tay, nghĩ sao được vậy. Miêu tả làm việc rất thuần thục, trôi chảy.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Trang Tử Thiên đạo”.
Truyện xảy ra tại nước Tề thời xuân thu chiến quốc. Một hôm, Tề Hằng Công đang ngồi đọc sách ở trong nhà, tiếng đọc sách của ông không ngừng vang ra ngoài nhà. Bấy giờ ở ngoài hiên có một anh thợ mộc tên là Luân Biển đang ngồi đẽo bánh xe gỗ. Luân Biển là một người lém mồm lém miệng, cứ nghe mãi tiếng đọc sách thì cảm thấy nhàm chán, khó chịu, mới ngừng tay vào nhà hỏi Tề Hằng Công: “Thưa ông, xin hỏi ông đang đọc sách gì vậy?”.
Tê Hằng Công thấy cử chỉ đường đột, vô lễ của Luân Biển thì trong lòng không được vui lắm đáp: “Tôi đang đọc sách của thánh nhân”.
Luân Biển lại hỏi: “Thế thánh nhân hiện còn sống không?”
Tề Hằng Công đáp: “Thánh nhân chết từ lâu rồi”.
Luân Biển nghe vậy bèn nói một cách không úp mở rằng: “Ồ, ra thánh nhân đã chết từ lâu rồi, vậy thì sách mà ông đang đọc đây chắc chắn là cặn bã của cổ nhân để lại”.
Tề Hằng Công nghe vậy bèn tức giận nói: “Tôi đang đọc sách ở đây, anh là một tay thợ mộc quèn thì biết cái quái gì mà cũng chõ mõm vào, anh lại còn giám nói sách của cổ nhân để lại là những thứ cặn bã. Hôm nay, anh mà không nói rõ ngọn ngành thì tôi sẽ giết chết anh”.
Luân Biển thản nhiên đáp: “Xin ông bớt giận. Tôi chẳng qua chỉ dựa theo kinh nghiệm làm bánh xe của mình mới nói vài lời vậy thôi. Thí du như tôi đang dùng rìu đẽo mộng chẳng hạn, nếu đẽo nhỏ rồi, khi đắp vào lỗ mộng thì mộng bám không khít, như vậy không thể chắc chắn được. Còn như đẽo mộng quá to thì lại không thể lắp vào lỗ mộng được. Chỉ có đẽo mộng vừa vặn, không to cũng không nhỏ thì khi lắp vào lỗ mộng thì mới khít chặt, bánh xe mới chắc chắn và không bị sộc xệch. Kỹ thuật này thật thuần thục, trôi chảy, hơn nữa lại có thể dùng lời nói để lột tả được. Còn như những thứ độc đáo và tuyệt diệu trong học vấn của cổ nhân thì làm sao lại có thể nói rõ được, vậy thì những thứ mà ông đang đọc đây không phải là cặn bã của cổ nhân là gì?”
Tề Hằng Công nghe xong, cảm thấy Luân Biển nói cũng phải, nên không bắt tội anh ta nữa.
Hiện nay, người ta vẫn dùng câu thành ngữ “Đắc tâm ứng thủ” để mô tả về làm việc rất trôi chảy, thành thạo.
荡人心魄
Đãng nhân tâm phách
Rung động lòng người, rung động tâm hồn
Giá họa vu nhân
Ý của câu thành ngữ này là gieo vạ cho kẻ khác.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Triệu thế gia”.
Thời Xuân thu chiến quốc, tướng quân nước Hàn là Phùng Đình đang trấn giữ ở Thượng Đảng đã sai sứ giả đến nói với vua nước Triệu là Hiếu Thành Vương rằng: “Chúng tôi không thể nào trấn giữ được Thượng Đảng, nó sẽ nhanh chóng trở thành đất đai của nước Tần. Nhưng các quan lại và dân chúng Thượng Đảng đều chỉ muốn quy thuận nước Triệu, chứ không muốn lệ thuộc nước Tần. Vậy mong đại vương hãy nhanh chóng tiếp quản 17 ngôi thành trì ở Thượng Đảng”.
Hiếu Thành Vương nghe vậy mừng lắm, bèn lập tức triệu gặp Bình dương quân Triệu Báo, hỏi ông có ý kiến gì về việc này. Triệu Báo trả lời rằng: “Thánh nhân đều coi mối lợi không đâu là một tai họa tày trời”. Hiếu Thành vương nghe vậy bèn hỏi lại: “Người ta đã bị cảm hóa bởi ân đức của ta, làm sao lại có thể nói là một mối lợi vô duyên vô cớ?”
Triệu Báo đáp rằng: “Nước Tần luôn luôn thôn tính đất đai của nước Hàn, và tin rằng thế nào cũng sẽ nhanh chóng chiếm được Trượng Đảng. Nay sở dĩ nước Hàn không muốn giao Thượng Đảng cho nước Tần, mà lại dâng cho nước Triệu, là vì họ muốn gieo vạ cho nước Triệu ta. Bởi lẽ nước Tần đã từng bỏ ra rất nhiều công sức, mà vẫn chưa chiếm được Thượng Đảng. Đằng này thì nước Triệu ta lại được không, thì làm sao lại không thể nói là vô cớ bắt được của? Đại vương chớ nên chấp nhận”.
Hiếu Thành Vương nghe xong tức giận nói: “Nếu hiện nay ta cử hàng triệu quân tiến đánh, thì dù nửa năm hay một năm cũng chưa chắc đã chiếm được một ngôi thành trì. Nay người ta đã hai tay dâng 17 thành trì cho ta, đây quả là của trời cho”. Sau đó, Hiếu Thành Vương đồng ý nhận đất Thượng Đảng, do đó dẫn đến cuộc đại chiến giữa hai nước Tần Triệu.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ: “Giá họa vu nhân” để ví về việc gieo tai họa cho người khác.
Giang lang tài tận
Ý của câu thành ngữ này là chỉ tài văn chương của chàng Giang không còn nữa.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Nam sử - Truyện Giang Yêm”.
“Giang lang” là chỉ Giang Yêm, tự Văn Thông, một nhà văn thời Nam Triều TQ, ông là người Khảo Thành triều nhà Lương. Hồi còn nhỏ, gia đình ông nghèo xơ nghèo xác, ngay đến tiền mua giấy bút cũng không có. Nhưng ông lại rất chăm chỉ học hành, sau đó trở thành một người rất có tài năng, không những làm đến chức quan Quang Lộc đại phu, mà còn trở thành nhà văn rất nổi tiếng. Những người thời bấy giờ có sự đánh giá rất cao đối với thơ và văn chương của ông.
Thế nhưng, do tuổi tác ngày một cao, tài viết lách của ông cũng dần dần suy thoái. Trước kia, khi ông viết gì thì nếp nghĩ cũng ào ạt như sóng cuộn triều dâng, bút pháp như có thần khí và có những câu cú hết sức tuyệt vời. Nhưng hiện nay thơ ông viết ra thật là nhạt nhẽo, vô vị. Mỗi khi ông cầm bút lên là vòng vo suy nghĩ đến nửa ngày, mà cũng chẳng viết được một chữ nào. Thảng hoặc, đôi khi có linh cảm cũng viết ra được một hai câu nhưng lời lẽ cũng rất khô khan, nội dung cứng nhắc, chẳng câu nào ra hồn cả.
Người ta truyền rằng, có một lần Giang Yêm đến neo thuyền bên bờ sông chùa Thuyền Linh, đêm nằm mơ thấy một người tự xưng là Trương Cảnh Dương đến xin ông một tấm lụa, ông liền rút mấy thước lụa ở trên mình đưa cho ông ta. Nên từ đó, văn chương của ông không còn tuyệt vời như trước nữa.
Cũng có truyện kể rằng: Một hôm, Giang Yêm đang ngủ trưa ở ngôi đình hóng mát, thì nằm mơ thấy một người tự xưng là Quách Phát đến xin ông một cây bút, và còn nói là ông mượn cây bút này của ông ta đã quá lâu rồi. Giang Yêm bèn đem một cây bút năm màu trả lại cho ông ta, nên từ đó hứng cảm sáng tác thơ văn của Giang Yêm đã vơi cạn, không còn viết được bài nào hay như trước nữa.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ: “Giang lang tài tận” để ví với hứng cảm sáng tác văn thơ đã thoái giảm.
咬牙切齿
giảo nha thiết xỉ
nghiến răng nghiến lợi/ cực kỳ phẫn nộ/ cực kỳ giận dữ
狡兔三窟
Giảo thố tam quật
Thỏ khôn có ba hang
花枝乱颤
Hoa chi loạn chiến
Giải thích: Thành ngữ để hình dung trạng thái khi phụ nữ cười lớn, nhất là phụ nữ có chút phóng túng, phóng đãng.
Dịch: cười đến run rẩy cả người/cười đầy phóng túng/cười phá lên
狐朋狗友
Hồ bằng cẩu hữu
Mèo mả gà đồng
bạn bè chuyên cùng nhau làm chuyện càn quấy, xấu xa
灰飞烟灭
Hôi phi yên diệt
tan thành tro bụi
血浓于水
Huyết nùng vu thủy
Dịch: máu mủ tình thâm
Giải thích: thành ngữ chỉ tình thâm, lấy tích từ chuyện nhỏ máu nhận thân, máu người nhỏ vào trong nước, nếu có quan hệ với nhau thì máu sẽ tự vượt qua nước để tới hòa vào
胡作非为
Hồ tác phi vi
làm xằng làm bậy, làm ẩu làm càng
获手迈进
Hoạch thủ mại tiến
nắm tay tiến lên/nắm tay tiến bước/nắm tay rảo bước
好马不吃回头草兔子不吃窝边草
Hảo mã bất cật hồi đầu thảo thỏ tử bất cật oa biên thảo
đại ý: kua gái ko nên kua gần nhà, ăn trộm không trộm đồ láng giềng
现买现卖
Hiện mãi hiện mại
Tiền trao cháo múc
患得患失
Hoạn đắc hoạn thất
Lo được lo mất
好自为之
Hảo tự vi chi
Tự thu xếp/giải quyết cho tốt
休养生息
Hưu dưỡng sanh tức
nghỉ ngơi lấy lại sức/khôi phục nguyên khí
兴风作浪
Hưng phong tác lãng
làm mưa làm gió
有声有色
Hữu thanh hữu sắc
sinh động, bóng bảy
胸有成竹
Hung hữu thành trúc
định liệu trước/trong lòng đã tính/trong lòng đã có dự tính/đã tính trước mọi việc
Điển tích: Họa sĩ đời Tống, trước khi đặt bút vẽ cây trúc, đã phác thảo sẵn trong đầu
鹤立鸡群
Hạc lập kê quần
Hạc giữa bầy gà
活生生
Hoạt sanh sanh
rành rành; rõ ràng; rõ ràng như ban ngày; sờ sờ; trước mắt; sinh động
學而時習之,不亦說乎 !
Học nhi thời tập chi, bất diệc thuyết hồ!
Học đi với hành, không chỉ nói cho qua chuyện
學而不思則罔,思而不學則殆。
Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi.
Học mà không nghĩ thì mất hết, nghĩ mà không học thì mỏi mệt- Sư Tuệ Quang dịch
Học như con vẹt, chả tới đâu, nghĩ mà không học thì đâm ra nghi ngờ
后生可畏,焉知來者之不如今也 ㊣四十五十而無聞焉,廝亦不足畏也� �!
Hậu sinh khả uý, yên tri lai giả chi bất như kim dã chính tứ thập ngũ thập nhi vô văn yên, tư diệc bất túc uý dã dĩ!
Lớp trẻ là đáng sợ, biết đâu sau này không như ngày nay. Người bốn, năm mươi tuổi mà không có tiếng tăm gì, thì cũng không đáng sợ.
何以報德㊣以直報怨,以德報德 。
Hà dĩ báo đức chính dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức .
Hãy lấy lẽ phải để đáp trả lại sự oán thù, dùng nhân đức để đáp lại người hiền
Quan muốn giỏi, phải hiểu rõ tài năng của kẻ dưới cơ mình
Kê minh cẩu đạo
Ý của câu thành ngữ này là bắt chước tiếng gà gáy, rồi giả làm chó vào ăn trộm.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: “Sử ký - Truyện Mạnh Thường Quân”.
Theo lời mời của Tần Chiêu Vương, Mạnh Thường Quân người nước Tề đã cùng mấy môn khách lên đường sang thăm nước Tần, đồng thời còn đem theo một chiếc áo lông chồn trắng rất quý hiếm làm quà biếu vua Tần.
Về sau, vua Tần cảm thấy Mạnh Thường Quân là một quý tộc nước Tề, không thể trọng dụng, nhưng lại cảm thấy ông ta thật quá am hiểu về tình hình nước Tần, nên không muốn để ông về nước, bèn giam lỏng ông ở nước Tần.
Người em trai của vua Tần là Kinh Tương Quân mới đem chuyện này mách với Mạnh Thường Quân, và dặn ông đến tìm Yến phi - người được vua Tần cưng chiều nhất nói giúp. Nhưng không ngờ, Yến phi đã đưa ra điều kiện nan giải là phải tặng cho nàng chiếc áo lông chồn trắng quý giá đó, thì nàng mới xin với vua Tần.
Mạnh Thường Quân sốt ruột không biết xử trí ra sao, mới bàn với mấy người bạn cùng đi theo. Về sau, có một người ngồi ở cuối hàng nói: “Tôi sẽ lẻn vào trong cung ăn trộm chiếc áo lông chồn trắng, mà chúng ta đã tặng cho vua Tần”.
Mạnh Thường Quân nghe vậy vội hỏi lại: “Anh sẽ trộm bằng cách nào?”
Người đó đáp: “Tôi sẽ giả làm con chó lẻn vào ăn trộm”.
Quả nhiên, người này đã không phụ lòng mong muốn của mọi người, ngay đêm đó quả nhiên lấy được chiếc áo lông chồn đem tặng cho Yến phi. Trước lời cầu xin của nàng, vua Tần bèn đồng ý tha cho Mạnh Thường Quân.
Mạnh Thường Quân sợ vua Tân nuốt lời, bèn lập tức rời khỏi nước Tần. Nhưng khi đến Hàm Cốc Quan thì gà còn chưa gáy sáng, nên cửa thành chưa mở. Giữa lúc này, có một môn khách bắt chước tiếng gà gáy, lập tức gà ở xung quanh cũng vỗ cánh gáy theo. Cửa thành liền mở ra, cả đám người chạy thoát ra ngoài thành.
Vua Tần quả nhiên hối lại, nhưng bấy giờ đã muộn.
Hiện nay, Người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Kê minh cẩu đạo” để ví với kỹ năng hoặc hành vi thấp hèn.
Khánh trúc nan thư
Chữ “Khánh” ở đây có nghĩa là hết, sách. Còn chữ “Trúc” là chỉ thẻ tre trúc dùng để viết chữ trong thời cổ. Câu thành ngữ này có nghĩa là dù chặt sạch hết tre để làm thẻ tre thì cũng không thể nào viết hết. Nó dùng để ví về tội ác quá nhiều hoặc căn bệnh phổ biến của xã hội, không thế nào miêu tả hết được.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Cựu Đường Thư – Truyện Lý Mật”.
Vào những năm cuối triều nhà Tùy, Tùy Thang Đế Dương Quảng ngang ngược tàn bạo và hoang dâm vô độ, ông bỏ nhiều tiền của vào việc xây dựng cung điện, lại liên tiếp phát động chiến tranh với các nước, nhân dân phải gánh vác quá nặng nề, không thể nào chịu đựng được nữa đã tới tấp đứng lên khởi nghĩa. Quân Ngõa Cương do Trác Nhượng lãnh đạo là một đạo quân nổi tiếng nhất trong nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân. Họ anh dũng thiện chiến, gan dạ mưu trí, đội ngũ đã nhanh chóng phát triển đến hơn 10 vạn người. Sau khi Việt Quốc Công-Dương Huyền đem quân sang đánh nhà Tùy bị thất bại, thủ hạ của ông là Lý Mật trốn sang nương nhờ quân Ngõa Cương, với tài trí thông minh của mình, Lý Mật đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của Trác Nhượng, và cuối cùng giành được quyền lãnh đạo quân Ngõa Cương.
Sau khi lên nắm quyền, Lý Mật đã ban bố một đạo hịch thảo phạt Tùy Thang Vương, mong qua đó để liên hợp các đạo nghĩa quân, thu hút các quan văn võ của triều nhà Tùy. Bài hịch sau khi vạch tội Tùy Thang Vương, cuối cùng viết: “Dù có chặt hết tre ở Nam sơn để làm thẻ tre, thì cũng không thể nào viết hết mọi tội lỗi của Dương Quảng, dù rốc cạn biểm Đông cũng không thể nào rửa hết tội ác của hắn”. Bài hịch kêu gọi các nơi vùng lên khởi nghĩa, lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Tùy, đã gây ảnh hưởng rất lớn lúc bấy giờ, các nơi hưởng ứng đã tới tấp đứng lên khởi nghĩa chống lại triều nhà Tùy.
Đại nghiệp năm thứ 14, Tùy Thang Vương bị tướng lĩnh cấm quân Vũ Văn Hóa Cập giết chết tại Giang Đô, cuối cùng ách trống trị của triều nhà Tùy bị lật đổ.
Khẩu mật phúc kiếm
Chữ “Khẩu mật” là chỉ mồm miệng ngọt như mật. Còn chữ “Phúc kiếm” là chỉ bụng dạ đầy dao kiếm.
Ý của câu thành ngữ này chỉ, người bề ngoài miệng nói rất hay, nhưng bên trong thì rất hiểm độc.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: “Tư trị thông giám- Đường kỷ - Huyền Tông thiên bảo nguyên niên”.
Lý Lâm Phổ là Binh bộ thượng thư kiêm Trung thư lang thời Đường Huyền Tông, ông là người có kiến thức uyên bác, rất có tài về mặt thư họa, nhưng ông cũng là người phẩm hạnh rất kém, lòng dạ rất hẹp hòi và đố kỵ. Phàm những người có tài năng và danh vọng quyền quý hơn ông, là ông sẽ trăm phương nghìn kế và không từ mọi thủ đoạn để bôi nhọ, bài xích. Nhưng riêng đối với vua Đường Huyền Tông thì ông lại khúm núm, nịnh hót, hết lòng chiều theo ý của nhà vua. Mặt khác, ông cũng trăm phương nghìn kế lấy lòng quý phi sủng ái và thái giám tâm phúc của nhà vua, khiến họ vui vẻ và ủng hộ mình, củng cố thêm địa vị của mình.
Lý Lâm Phổ trong khi tiếp xúc với mọi người, ông đều luôn luôn tỏ ra rất hòa nhã và đáng mến, lời lẽ rất hay, nhưng trong lòng lại tìm cách hại người. Có một lần, ông giả vờ thành khẩn nói với bạn đồng liêu của mình là Lý Thức Chi rằng: “Hoa Sơn là nơi sản xuất khá nhiều vàng, nếu được khai thác thì nhà nước sẽ nhanh chóng trở nên giàu mạnh, nhưng đáng tiếc là nhà vua còn chưa biết việc này”. Lý Thức Chi cho là thật mới đến tâu với vua Huyền Tông nên nhanh chóng khai thác. Vua nghe vậy trong lòng mừng lắm, mới gọi Lý Lâm Phổ đến bàn về việc này, Lý Lâm Phổ tâu rằng: “Thần đã biết về việc này. Nhưng vì Hoa Sơn là nơi phong thủy bảo địa của vua chúa các triều đại, ta làm sao lại có thể tùy tiện khai thác, đây có thể là một dụng ý xấu”.
Vua Đường Huyền Tông lại lần nữa bị Lý Lâm Phổ bưng bít, còn cho ông la bậc trung thần và dần dần xa lánh Lý Thức Chi.
Hiện nay, người ta vẫn dùng câu thành ngữ này để chỉ người ngoài miệng thì nói rất hay, nhưng trong bụng lại rất hiểm độc.
Khéo thủ hào đoạt
“Khéo thủ” có nghĩa là dùng đủ mọi thủ đoạn lừa gạt; Còn “Hào đoạt” là dùng sức mạnh để đoạt lấy.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Thanh Ba tạp chí” của Chu Huy.
Mễ Phế là một danh họa triều nhà Tống, ông là người rất say mê sưu tầm và cất giữ thư họa của danh nhân các triều đại. Thậm trí không trừ giở thủ đoạn lừa gạt để đoạt được các bức thư họa. Chỉ cần nghe nói nhà nào có cất giữ thư họa của danh nhân, là ông tìm đủ mọi cách mượn cho bằng được, miệng nói là đem về nhà thưởng thức, nhưng thực ra là để đối chiếu vẽ lại, cho mãi tới khi không ai có thể nào phân biệt rõ hư thực. Sau đó mới đem bức thư họa giả trả lại cho người ta, còn mình giữ lại bức thư họa thật. Cũng có khi ông đem cả hai bức thư họa ra cho chủ nhân tự lựa chọn, nhưng chủ nhân vẫn bị mắc lừa, thường chọn phải bức tranh giả.
Một hôm, Mễ Phế tình cờ gặp Sái Du ngồi cùng thuyền. Bấy giờ Sái Du có đem theo một bức chân tích của nhà thư pháp nổi tiếng triều nhà Tấn Vương Hi Chi, bèm đem ra để Mễ Phế cùng thưởng thức. Mễ Phế vô cùng ưa thích, cứ ngắm nhìn mãi không chịu buông tay, cứ khăng khăng đòi dùng một bức thư pháp khác để đổi lấy, nhưng Sái Du không chịu. Mễ Phế cứ bám lấy Sái Du nằn nì mãi, thậm chí còn hăm dọa rằng nếu không đổi được thì mình sẽ nhảy xuống sông tự tử. Sái Du chẳng còn cách nào khác đành phải nhận lời. Mễ Phế bấy giờ mừng như điên dại.
Những việc làm tương tự của Mễ Phế còn khá nhiều. Nên người thời bấy giờ mới gọi những thủ đoạn này của ông là “Khéo thủ hào đoạt”.
Khoáng nhật trì cửu
Ý của câu thành ngữ này là dây dưa, kéo dài thời gian.
Thành ngữ này có xuất xứ từ “Chiến quốc sách – Triệu Sách Tứ”.
Thời Chiến quốc, vua nước Yến phong Vinh Phân làm Cao Dương Quân, rồi ra lệnh cho ông dẫn quân sang đánh nước Triệu, Vinh Phân là một vị tướng dũng cảm, thiện chiến. Vua nước Triệu biết được tin này vô cùng lo sợ, bèn lập tức triệu tập quần thần để bàn cách đối phó. Tướng quốc Triệu Thắng cho rằng, nước Tề có một vị tướng trí dũng song toàn tên là Điền Đơn, nếu nước Triệu chịu cắt nhường ba thành trì cho nước Tề, để nước Tề cử Điền Đơn sang giúp nước Triệu tác chiến, thì nhất định sẽ đánh bại được Vinh Phân, giữ vững được nước Triệu.
Nhưng đại tướng Triệu Xa rất phản đối ý kiến này, ông nói: “Lẽ nào nước Triệu ta không có một vị tướng nào có thể cầm quân ra trận sao? Nay trận đánh còn chưa mở màn mà đã muốn cắt nhường ba ngôi thành trì cho nước Tề, thì còn ra thể thống gì? Tôi biết rất rõ tình hình quân đội nước Yến, vậy tại sao lại không cử tôi cầm quân ra trận?”
Triệu Xa giải thích thêm rằng: “Dù Điền Đơn được cử đến chỉ huy quân đội nước Triệu, thì chưa chắc ông ta đã giành được phần thắng. Hơn nữa, Điền Đơn tuy có tài cán thì đã chắc gì ông ta chịu rốc sức vì nước Triệu. Mặt khác, Điền Đơn được mời đến, thì thế nào ông ta cũng sẽ dàn quân cầm cự dây dưa trên chiến trường, kéo dài thời gian, thế thì chẳng mấy năm nước ta ắt bị thất bại, hậu quả thật là khó lường”.
Nhưng đáng tiếc là vua Triệu không nghe theo ý kiến của Triệu Xa, vẫn một mực mời Điền Đơn đến thống lĩnh quân đội. Quả nhiên thật đúng như lời của Triệu Xa, ông ta đã đưa nước Triệu vào một cuộc chiến tranh tiêu hao dai dẳng, rồi cuối cùng bị thất bại thảm hại.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về hiện tượng dây dưa, kéo dài thời gian.
Khởi tử hồi sinh
Ý của câu thành ngữ này là chỉ người có y thuật cao siêu, đã cứu sống được người sắp chết.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Biển Thước xương công liệt truyện”.
Thời Chiến Quốc có một danh y tên là Tần Việt Nhân, vì ông từng cứu sống được khá nhiều người sắp chết, nên người ta đều coi ông như thần y Biển Thước thời Hoàng Đế trong truyền thuyết.
Một hôm, trong lúc hành y tại nước Quắc, khi ông đi ngang qua Hoàng cung thì nghe tin Thái tử đã mất vào lúc sáng sớm do chứng bệnh huyết khí bất hợp. Sau khi hỏi rõ bệnh tình, ông cho rằng vẫn còn hy vọng cứu sống, nên bèn đi thẳng vào cung.
Vị đại thần quản sự trong cung sau khi tâu với nhà vua, liền nhanh chóng đưa ông đến trước giường của Thái tử. Ông khom người quan sát một hồi lâu, thấy Thái tử vẫn còn hơi thở thoi thóp, hai vế đùi bên trong của Thái tử vẫn còn chút hơi ấm, bắt mạch vẫn còn đập rất yếu ớt. Ông bèn quay lại nói: “Thái tử mới chỉ ngất đi thôi, tôi sẽ cấp cứu ngay, may ra còn có thể cứu sống được Thái tử”.
Ông nói xong bèn sai đồ đệ đưa kim châm cứu bằng vàng ra, châm cứu lên trên đầu, trên ngực và chân tay của Thái tử. Một lát sau, Thái tử quả nhiên thở hắt ra. Ông lại gọi đồ đệ chườm nước nóng dưới nách của Thái tử thì Thái tử dần dần tỉnh lại. Quốc vương và các đại thần nước Quắc thấy vậy đều vô cùng mừng rỡ, liên tiếp bày tỏ lời cảm ơn.
Tần Việt Nhân nói: “Để Thái tử sớm bình phục, tôi sẽ kê một đơn thuốc cho Thái tử uống liền trong 20 ngày thì sẽ khỏi hẳn”.
Quả nhiên, sau 20 ngày dùng thuốc, Thái tử đã khỏi hẳn bệnh. Quốc vương lại lần nữa bày tỏ cảm ơn thì Tần Việt Nhân nói: “Không phải tôi có thể khởi tử hồi sinh, mà là Thái tử vẫn chưa chết, nên tôi mới cứu được Thái tử”.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với hiện tượng cứu vãn được sự việc đã mất hết hy vọng.
Không trung lầu các
Ý của câu thành ngữ này là chỉ “Đình đài lầu các treo lơ lửng trên không trung”. Về sau người ta hay dùng nó để ví với sự mơ tưởng hão huyền, hoặc những điều hư cấu thoát ly thực tế. Nhưng cũng có thể dùng để ví với sự cao minh thông đạt.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Bách Dụ Kinh - Tam trùng lầu dụ”.
Ngày xưa, có một tay phú nông rất giàu có, nhưng lại cũng rất đần độn, nên ông thường bị người ta chê cười.
Một hôm, khi ông đến thăm một nhà giàu khác tại địa phương, thấy nhà này vừa mới xây một ngôi lầu ba tầng vừa cao vừa sáng sủa, thì máu tị nạnh của ông lại nổi lên, nghĩ bụng: “Ta và hắn đều là người có tiền, làm sao hắn lại có một ngôi lầu xinh đẹp như vậy mà mình không có, đây thật không còn ra thể thống gì nữa, mình cũng phải có một ngôi lầu như vậy”.
Hôm sau, ông mời thợ mộc đến nhà rồi hỏi rằng: “Các anh có biết ngôi lầu ở làng bên do ai dựng không?”.
Đám thợ mộc đều nói là do họ dựng. Phú nông này nghe vậy thì mừng quýnh nói: “Tốt lắm, tốt lắm, bây giờ các anh cũng dựng cho tôi một ngôi lầu ba tầng y hệt như vậy”.
Sau đó, đám thợ mộc đã làm theo ý ông bắt đầu dựng nhà.
Mấy hôm sau, phú ông đến xem họ dựng nhà, ông ta ngó ngang, ngó dọc đến nửa ngày, trong lòng cảm thấy rất khó hiểu mới hỏi đám thợ mộc rằng: “Các anh đang làm gì thế này?”
Đám thợ trả lời: “Chúng tôi đang dựng ngôi lầu ba tầng theo như ý ông dặn”.
Phú nông nghe vậy thì cuống lên nói: “Không đúng, không đúng, tôi mời các anh làm là làm tầng thứ ba, chỉ làm tầng trên cùng thôi, còn hai từng dưới thì khỏi phải làm, các anh hãy mau mau dỡ đi”.
Đám thợ mộc nghe vậy đều cười phá lên: “Chỉ dựng tầng trên cùng thôi thì chúng tôi chịu, không thể làm được, ông tự dựng lấy vậy”.
Hiên này, người ta vẫn thường dùng câu “Không trung lầu các” để ví với sự mơ tưởng hão huyền hoặc sự vật hư cấu thoát ly thực tế. Cũng có thể dùng để ví với sự cao minh thông đạt, nhưng điều này hơi hiếm thấy.
Khuynh thành khuynh quốc
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hán thư – Truyện ngoại thích”.
Thời Tây Hán, quan thự chuyên quản về ca nhạc trong các yến tiệc và trên đường du hành của triều đình là Nhạc Phủ. Nhạc Phủ lúc bấy giờ có quy mô rất lớn, nó đồng thời còn sưu tập thơ ca và nhạc khúc trong dân gian. Lý Diên Niên là một nhạc sư trong Nhạc Phủ. Em gái ông là một ca kỹ. Hán Võ Đế rất hâm mộ tài năng của Lý Diên Niên và thường xuyên triệu ông vào cung ca hát.
Có một lần lý Diên Niên hát rằng: “Bắc phương có giai nhân, Tuyệt thế mà độc lập, Nhất cố khuynh nhân thành, Tái cố khuynh quốc nhân. Ninh bất chi khuynh thành dữ khuynh quốc, Giai nhân nan tái đắc”. Lời bài hát này có nghĩa là: Ở miền Bắc có một vị tuyệt sắc giai nhân, người trong thành trong nước sau khi nhìn thấy sắc đẹp của nàng, đều bị khuynh đảo và tấm tắc khen ngợi. Giai nhân xinh đẹp như vậy quả là hiếm thấy.
Hán Võ Đế nghe xong vô cùng mừng rỡ, bèn hỏi Lý Diên Niên phải chăng trên đời này cũng có một phụ nữ xinh đẹp như vậy? Bấy giờ, chị của vua là Công chúa Bình Dương mới nói với Hán Võ Đế rằng: “Người phụ nữ xinh đẹp đó chính là cô em gái của Lý Diên Niên”.
Hán Võ Đế nghe vậy lập tức chuyền lệnh triệu nàng vào cung, thì thấy nhan sắc của nàng quả thật là trên đời này không có người phụ nữ nào có thể sánh kịp.
Tức thì, Hán Võ Đế để nàng ở lại trong cung và tôn nàng làm Lý phu nhân. Lý phu nhân không những xinh đẹp, mà còn giỏi về ca múa, nên càng được Hán Võ Đế sủng ái. Nhưng ít lâu sau, Lý phu nhân bị bệnh qua đời. Hán Võ Đế vô cùng đau đớn, bèn ra lệnh vẽ chân dung nàng đem treo ở trong cung, để bày tỏ nỗi niềm thương tiếc của mình.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ.
Kiêm thính tắc minh
Ý của câu thành ngữ này là lắng nghe ý kiến của các bên thì mới phân biệt được phải trái.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: “Tư trị thông giám”.
Thời vua Đường Thái Tông có một nhà chính trị rất nổi tiếng tên là Ngụy Chinh, ông giỏi về mặt khuyên răn vua mà lừng danh thiên hạ. Một hôm, vua Đường Thái Tông hỏi ông rằng: “Là vua của một nước, làm sao mới khỏi hồ đồ, làm sao mới có thể nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng và chính xác? Ngược lại, nguyên nhân nào đã dẫn đến phạm sai lầm?”
Ngụy Chinh suy nghĩ một lát rồi trả lời rằng: “Bệ hạ nên lắng nghe ý kiến của các bên, qua đó sẽ rút ra được kết luận chính xác. Nếu chỉ thiên về ý kiến của một bên thôi là lối làm phiến diện, rất dễ làm hỏng việc”. Sau đó, Ngụy Chinh đã nêu ra nhiều bài học lịch sử và vạch rõ, nếu vua chỉ tin nghe theo một phía, thì sẽ dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Ông đã lấy chuyện vua Tần đời thứ hai làm thí dụ. Ông nói: “Do vua Tần II quá tin Triệu Cao mới dẫn tới vạ Vọng Di. Do Lương Vũ Đế cả tin lời Chu Dị, mà chuốc nỗi nhục ở Đài Thành. Do Tùy Thang Đế quá tin vào Đậu Thế Cơ, mới xảy ra sự biến ở Bành Thành Các. Ngược lại, nếu như họ đi sâu tìm hiểu sự việc, lắng nghe ý kiến của các bên, thì đều có thể tránh và ngăn chặn được những tai họa này”.
Đường Thái Tông nghe xong, cảm thấy ông nói rất có lý, vua gật đầu lia lịa: “Tốt, tốt lắm”.
Hiện nay, người ta vẫn dùng câu thành ngữ: “Kiêm thính tắc minh” để ví về việc lắng nghe ý kiến của các bên thì mới phân biệt rõ thị phi.
Kiệt trạch nhi ngư
Hai chữ “Kiệt trạch” ở đây là chỉ: Tát cạn nước trong ao. Còn “Ngư” là bắt cá. Vậy ý của câu thành ngữ này là: Tát cạn nước trong ao để bắt cá.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Lã Thị Xuân Thu – Nghĩa thưởng”.
Năm 636 công nguyên, Tấn công tử Trọng Nhĩ về nước Tấn kế ngôi vua, đặt hiệu là Tấn Văn Công. Bấy giờ các nước chư hầu như Tào, Vệ, Trần v v đều tới tấp quy thuận nước Sở, duy chỉ có nước Tống là không thân với nước Sở mà ngả theo nước Tấn. Sở Uy Vương thấy vậy nổi giận bèn ra lệnh cho đại tướng Tử Ngọc thống lĩnh ba quân bao vây chặt Thương Khưu thủ đô nước Tống.
Tống Thành Vương thấy tình thế nguy ngập bèn hỏa tốc cầu cứu với Tấn Văn Công. Tấn Văn Công sau khi nhận được thư cấp báo liền triệu gặp cậu mình là Hồ Yển đến thương nghị. Hồ Yển cho rằng, cứu nguy cho nước Tống có thể nêu cao được danh vọng của nước Tấn, rồi ông bày tỏ ủng hộ sách lược này. Tấn Văn Công nghe vậy lo ngại hỏi: “Binh lực của ta không thể nào sánh bằng binh lực nước Sở, vậy làm cách nào mới giành được thắng lợi?”
Hồ Yển đáp rằng: “Thần nghe nói, những người trọng về lễ tiết thì không ngại điều rắc rối, kẻ giỏi đánh trận thì không nề hà kế lừa dối. Đại Vương nên dùng phương pháp lừa dối”.
Tấn Văn Công vẫn rất lo ngại đối với lối làm này của Hồ Yển, mới triệu gặp đại thần Ung Quý đến thương nghị, hỏi ông có ý kiến gì về việc này. Ung Quý nghe xong tỏ ý không tán thành kiến nghị của Hồ Yển, ông đã đưa ra thí dụ như sau: “Có một người muốn bắt cá, nên đã tát cạn hết nước trong ao, đương nhiên là anh ta bắt được rất nhiều cá, nhưng đến sang năm thì không còn cá để bắt nữa. Có một người vì muốn bắt thú rừng, mà đốt hết rừng cây trên núi, tuy bắt được rất nhiều thú rừng, nhưng sang năm cũng chẳng còn con thú để bắt nữa, nay nếu dùng phương pháp lừa dối thì chỉ có thể thành công một lần đầu thôi, nếu dùng mãi thì sẽ không nhạy nữa”.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu “Kiệt trạch nhi ngư” để ví về việc chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, chứ không nghĩ về lâu về dài.
Kim ngọc kỳ ngoại, bại tự kỳ trung
Ý của câu thành ngữ này là chỉ: Bề ngoài trông rất đẹp, nhưng bên trong thì rữa nát.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: “Người bán cam nói” của Lưu Cơ triều nhà Minh.
Lưu Cơ tự Bá Ôn, là người đã giúp Chu Nguyên Chương lập nên triều nhà Minh, sau đó ông được cử giữ chức Ngự sử trung thừa. Ông từng viết một bài văn nhan đề: “Người bán cam nói”, kể về một sự việc từng trải của mình.
Vào một ngày mùa hè, Lưu Cơ thấy một người bầy bán những quả cam trông rất tươi mọng, vỏ vàng óng, bèn mua mấy quả đem về. Nhưng sau khi về đến nhà mới phát hiện những quả cam này đều rữa nát như sơ bông cũ, ông tức giận bèn đi tìm người bán cam bày lý lẽ, trách móc anh ta lừa bịp người khác.
Nhưng thật không ngờ, người bán cam điềm nhiên mỉm cười trả lời rằng: “Tôi làm nghề buôn cam đã nhiều năm, nhưng chẳng thấy người nào như ông cả”.
Anh ta ngừng lại một lát rồi nói tiếp: “Trên đời này đầy rẫy chuyện người lừa dối người, nào có riêng gì tôi? Tôi xin hỏi ông, Những võ tướng bề ngoài trông oai phong lẫm liệt kia, chúng ăn mặc còn sang trọng hơn cả Tôn Tử và Ngô Khởi, nhưng họ có hiểu chút gì về binh pháp đâu? Còn những văn quan mũ cao đạo mạo, nghênh ngang trong bộ triều phục kia, họ có thật sự có tài năng trị nước yên dân không? Nay trộm cướp như rươi, mà họ không trị nổi; Dân chúng cực khổ, họ không thể cứu giúp; Tham quan vô lại, họ không thể nghiêm trị; Kỷ cương pháp luật nhà nước đồi bại, họ cũng không thể chỉnh đốn được. Họ ngồi bệ vệ trên cao, nhà cửa khang trang, ăn toàn những món sơn hào hải vị, uống đặc loại rượu quý, đi đâu cũng cưỡi con ngựa cao to, người nào người nấy mặt mũi trang nghiêm, thật là trịnh trọng, đứng đắn, nhưng có đứa nào mà chẳng giống những quả cam tôi đang bán đây, bề ngoài thì vàng mọng hết chê, nhưng bên trong thì rữa nát như sơ bông cũ”.
Lưu Cơ nghe xong chỉ ngẩn người ra, không biết nói gì hơn.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ đồ hàng mã, ngoài đẹp trong xấu.
Ký nhân ly hạ
Nguyên ý của câu thành ngữ này là sống dựa vào bờ giậu của người khác. Tức sống dưới mái hiên của người khác.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Nam Tề thư – Truyện Trương Dung”.
Triều Nam Tề có một thư sinh tên là Trương Dung, tính tình quái đản, mà hành vi cừ chỉ cũng rất kỳ lạ. Chàng vóc người thấp lùn, mặt mũi xấu xí, nhưng tinh thần rất quắc thước, đi đâu cũng ưỡn ngực ngẩng cao đầu, coi trời bằng vung.
Khi Tiêu Đạo Thành còn chưa lên làm vua cũng rất khâm phục tài năng và phẩm cách của Trương Dung, hai người kết bạn với nhau. Ông cho rằng Trương Dung là một nhân tài hiếm có. Về sau, Tiêu Đạo Thành lập nên chính quyền Nam Tề, nhưng vẫn thường xuyên cùng Trương Dung thảo luận về mặt văn học nghệ thuật.
Một hôm, khi hai người đang thảo luận về mặt thư pháp. Tiêu Đạo Thành nói: “Tuy thư pháp của ông rất có cốt cách, nhưng vẫn kém pháp độ của Nhị Vương (Nhị Vương là chỉ hai cha con Vương Hi Chi và Vương Hiến Chi, hai nhà thư pháp triều nhà Tấn)”. Trương Dung không chịu phục trước lối so sánh này. Ông nói: “Bệ hạ nói tôi thiếu pháp độ của Nhị Vương, chi bằng nói Nhị Vương thiếu pháp độ của tôi”.
Trương Dung chủ chương viết văn thì phải có tính sáng tạo riêng và phong cách riêng của mình. Trong một bài văn của ông có viết rằng: “Là đấng mày râu đại trượng phu, đã viết văn chương thì phải viết ra “Thi”, “Thư”, đặt ra “Lễ”, “Nhạc” như Khổng Tử, phát huy tính sáng tạo của mình, không dập khuôn của kẻ khác, như con chim sẻ sống nhờ dưới mái hiên của người ta”.
Do đó, nguyên ý của “Ký nhân ly hạ” là chỉ sáng tác văn học dập khuôn của người khác, không có cách điệu riêng của mình.
Kỳ hóa khả cư
Hai chữ “Kỳ hóa” ở đây là chỉ hàng hóa quý hiếm. Còn “Khả cư” là chỉ cất giữ hoặc tích trữ. Câu thành ngữ này có nghĩa là tích trữ những hàng hóa quý hiếm, đợi tới khi được giá cao thì bán ra.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Lã Bất Vi liệt truyện”.
Đại thương gia nước Vệ là Lã Bất Vi đến Hàm Đan thủ đô nước Triệu làm buôn bán. Tại đây, ông đã gặp công tử nước Tần là Dị Nhân lúc đó đang làm con tin tại nước Triệu. Lã Bất Vi suy tính nếu mua chuộc được Dị Nhân làm tiền vốn đầu cơ chính trị, thì mình sau này tất công thành danh toại. Nên sau khi về nhà, ông mới hỏi cha mình rằng: “Người nông dân làm ruộng, thì sau một năm được lợi gấp mấy lần?”.
Người cha đáp: “Gấp mười lần”.
Lã Bất Vi lại hỏi: “Nếu buôn bán vàng bạc đá quý thi lợi gấp bao nhiêu?”
Người cha đáp: “Lợi gấp mấy chục lần”.
Lã Bất Vi lại hỏi tiếp: “Thế nếu giúp dựng lên một nhà vua thì lời lãi gấp bao nhiêu lần?”
Người cha đáp: “Thế thì thật là to lớn không có cách nào tính toán được”.
Do đó, Lã Bất Vi liền nghĩ ngay đến việc lợi dụng công tử Dị Nhân để làm một chuyến buôn bán một vốn mười lãi. Dị Nhân nguyên là cháu của Tần Chiêu Vương, con của Thái tử An Quốc Quân. Trước tiên, Lã Bất Vi đến nói với Dị Nhân là mình sẽ rốc hết sức để đưa công tử về nước, như vậy một khi Tần Chiêu Vương qua đời, An Quốc Quân tất lên ngôi kế vị thì công tử sẽ trở thành Thái tử. Dị Nhân vô cùng cảm ơn và hứa rằng, nếu sau này mình được lên ngôi thì sẽ chia một nửa nước Tần cho Lã Bất Vi. Sau đó, Lã Bất Vi đem theo một khoản tiền lớn sang nước Tần mua chuộc người thiếp yêu của An Quốc Quân là Hoa Âm phu nhân, khuyên bà nhận Dị Nhân làm con, và yêu cầu An Quốc Quân sai người sang đón Dị Nhân về nước, đổi tên là Tử Sở. Mấy năm sau, Tần Chiêu Vương tạ thế, An Quốc Quân lên nối ngôi, xưng hiệu là Hiếu Văn Vương. Một năm sau, Hiếu Văn Vương mất, Sở Tử lên kế vị, Lã Bất Vi trở thành đại công thần bậc nhất.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ hiện tượng tích trữ, lũng đoạn, giữ lấy một đồ vật hay công nghệ nào đó, để sau này thu được lời lãi càng to lớn hơn.
Kỷ nhân ưu thiên
Ý của câu thành ngữ này là chỉ ở nước Kỷ có người lo trời sụp xuống.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Truyện Vô đoan của Khổng Tử”.
Ngày xưa, ở nước Kỷ có một người rất nhát gan và gàn dở, anh ta thường hay nặn ra những sự việc hết sức kỳ cục, quái gở. Một hôm, khi ăn cơm tối xong, anh ta cầm quạt đang ngồi hóng mát trước sân nhà, miệng tự lẩm bẩm: “Nếu một ngày nào đó ông trời bỗng dưng sụp xuống, đè mình chết tươi thì làm thế nào?” Từ đó về sau, anh ta ngày nào cũng suy ngẫm mãi về việc này, nhưng anh càng nghĩ càng lo, càng nghĩ lại càng cảm thấy thật là nguy hiểm. Cứ thế thời gian lâu rồi, anh ta trở nên ăn không ngon, ngủ không yên, khuôn mặt ngày một võ vàng, mình gầy như xác ve.
Bạn bè thấy anh suốt ngày nghĩ ngợi, tinh thần hoảng hốt như vậy đều lo thay cho anh. Nhưng sau khi họ được biết vì anh ta quá lo ông trời sụp xuống nên mới như vậy, bèn khuyên anh rằng: “Này ông anh ơi, hà tất phải phiền muộn như vậy, từ xưa đến nay làm gì có truyện ông trời sụp xuống. Mà dù cho trời có sụp xuống đi nữa thì anh lo nghĩ phỏng được tích sự gì? Tội gì lại phải chuốc lấy sự phiền não này?”. Nhưng dù ai khuyên thế nào, anh ta cũng tỉnh bơ không.
Cứ thế năm tháng chôi qua, bầu trời cũng chẳng thấy sụp xuống, còn anh ta vẫn cứ suốt ngày chìm đắm trong ý nghĩ hoang đường của mình, nghe nói cho mãi đến khi nhắm mắt xuôi tay, anh ta vẫn còn rất lo lắng về việc này.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với người cứ ngẫm nghĩ những việc không đâu hoặc tự chuốc vạ vào thân.
Kỵ hổ nan hạ
Năm Hàm Hòa thứ 3 Tấn Thành Đế, tức năm 328 công nguyên, tướng giữ thành Lịch Dương là Tô Tuấn và tướng giữ thành Thọ Xuân là Tổ Ước, cùng hợp binh nổi loạn đánh vào kinh thành Kiến Khang với danh nghĩa trị kẻ có tội là trung thư lệnh Dũ Tín đang phò tá Tấn Thành Đế.
Trong lúc nguy cấp, thứ sử Giang Châu là Ôn Kiều đã đứng ra liên hợp với Dũ Tín lúc đó đang lánh nạn tại Giang Châu, cùng đề cử thứ sử Kinh Châu là trinh tây đại tướng quân Đào Khản làm thủ lĩnh để dẹp quân phiến loạn. Nhưng do quân phiến loạn thế mạnh người đông, Đào Khản liên tiếp bị thua mấy trận liền, tình hình lương thảo lại gặp khó khăn. Nên nảy sinh tâm trạng lo sợ mới trách hỏi Ôn Kiều rằng: “Ban đầu khi khởi binh, ông nói ông có nhiều binh lắm tướng, lương thảo sung túc, chỉ cần tôi ra làm Bang chủ là được. Nhưng hiện nay tướng ở đâu? Lương thảo ở đâu? Nếu không có lương thảo thì tôi chỉ còn cách rút quân về, đợi khi nào có đủ lương thảo hãy đánh”.
Ôn Kiều nghe xong điềm nhiên đáp: “Ông nghĩ như vậy là lầm to, muốn thắng kẻ địch thì điều chủ yếu là phải có tinh thần đoàn kết, Lưu Tú và Tào Tháo trước kia sở dĩ có thể lấy ít thắng nhiều là bởi lẽ họ là đội quân chính nghĩa. Còn Tô Tuấn và Tổ Ước là hạng người hữu dũng vô mưu, mượn danh lừa người, chúng ta nhất định sẽ đánh bại chúng. Hiện nay nhà vua đang gặp nạn, nước nhà đang trong cơn nguy khốn, chúng ta không thể nửa chừng bỏ dở. Ông hiện như đang cưỡi trên lưng thú, không đánh chết nó thì làm sao mà xuống được? Nếu bây giờ ông rút quân về thì tất ảnh hưởng tới dũng khí của quân lính”. Đào Khảm nghe xong đành phải làm theo kiến nghị này và cuối cùng đã giành được thắng lợi.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về hiện tượng đang làm việc thì gặp khó khăn, do tình thế bức bách mà việc không thể không làm.
鸡飞狗跳
Kê phi cẩu khiêu
gà bay chó sủa
đại ý: gây hỗn loạn
金玉其外,败絮其中
Kim ngọc kì ngoại, bại nhứ kì trung
bên ngoài tô vàng nạm ngọc, bên trong thối rữa
豁然开朗
Khoát nhiên khai lãng
sáng tỏ thông suốt
豁然开朗
Khoát nhiên khai lãng
sáng tỏ thông suốt
Khúc nghê thường.
Theo truyền thuyết (sách "Dị văn lục") thì khúc vũ này do Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát.
Nguyên một đêm Trung Thu, niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường (713-741), vua Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), người có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện.
Trong điện bấy giờ sáng rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi, lộng lẫy, uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt, bay lượn bên hoa.
Đường Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê, quên cả trời gần sáng, nếu không có La Công Viễn nhắc thì quên trở về.
Nhờ ghi nhớ cách điệu nên khi trở về triều, Đường Minh Hoàng chế thành khúc "Nghê Thường vũ y" để tập cung nữ múa hát. Rồi cứ đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh Hoàng cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ xiêm y rực rỡ, uyển chuyển múa khúc Nghê Thường để tưởng như sống trong cung Quảng Hàn, điện Nguyệt.
Truyền thuyết này có tính cách thần thoại.
"Đường thư" chép: Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây Thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương, đem khúc hát Bà La Môn đến biếu, Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê Thường vũ y".
Tài liệu này có phần thực tế.
"Nghê" là cầu vồng. Tiếng miền Nam gọi là cái mống, do ánh nắng xuyên qua hơi nước trong mây nên phân thành bảy màu. Sách Tàu ngày xưa chỉ nhận có năm màu.
"Thường" là xiêm, để che phần hạ thân của người. "Nghê Thường" có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu.
"Vũ y" là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cách chim.
"Nghê Thường vũ y", ta có thể cho đó là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ sắc.
Những nhà sử học và khảo cổ học đã cho biết: đời Đường (và trước đời Đường), người Tàu đã có một khái niệm rõ rệt về địa dư vùng Tân Cương mà họ thường đến để mua bán và... chinh tây. Mặc dù người Tàu chưa từng chinh phục Ấn Độ nhưng sự bang giao về thương mại và chính trị đã có từ đời Hán (206-196 trước D.L.). Ấn Độ là nơi mà đạo Bà La Môn rất phồn thịnh. Lắm khi người Tàu và người Tân Cương lúc bấy giờ gọi phần đất Ấn Độ là Bà La Môn quốc. Bằng cớ là vào năm 629, lúc nhà sư Trần Huyền Trang (thường gọi là Đường Tam Tạng) đi thỉnh kinh ở Ấn Độ, ghé nước Cao Xương. Vua nước này có viết một bức thư cho vị Khả Hãn Tây Đột Quyết, yêu cầu Khả Hãn hết sức ủng hộ Huyền Trang đi dễ dàng đến "Bà La Môn quốc".
Vậy, ta có thể cho khúc "Nghê thường vũ y" là hình thức biến chuyển của khúc hát "Bà La Môn" đã có trước tiên ở phần đất Ấn Độ ngày xưa. Nó truyền sang Tàu ở đất Tây Lương do Tiết độ sứ Trương Kính Thuật đem dâng cho Đường Minh Hoàng.
Đất Tây Lương chính là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc ngày nay của nước Tàu. Trước đời nhà Đường, Đôn Hoàng đóng một vai trò quan trọng về phương diện văn hóa và thương mại.
Về mặt văn hóa, Đôn Hoàng chính là nơi các pháp sư Ấn Độ đến nghỉ ngơi, giảng đạo trước khi đi sâu vào đất Tàu. Về mặt thương mại, Đôn Hoàng là đầu cầu nối liền đường chở tơ lụa từ Tàu sang Ấn Độ, Ba Tư đến Địa Trung Hải. Ở đây là nơi tập trung các đoàn thương gia quốc tế chuyên chở hàng hóa trên lưng lạc đà tấp nập để trao đổi sản phẩm. Các nhà sử học gọi là "Đường tơ lụa" (Route de la soie).
Con đường dài xa thẳm ấy phải trải qua nhiều nước nhỏ với những vùng nông nghiệp rải rác phì nhiêu. Những nước nhỏ này nay đã bị diệt vong. Nhưng từ đầu công nguyên, những nước này có một nền văn hóa khá cao, chịu ảnh hưởng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Hoa. Nước đáng chú ý nhứt là nước Qui Tư. Nước này giỏi về âm nhạc và vũ khúc. Nhạc công đội khăn đen, mặc y phục bằng lụa đỏ, tay áo thêu. Bản nhạc của họ có nhiều tên thơi mộng "Trò chơi giấu kim thoa", "Người ngọc chuyền ly rượu", v.v... Khi hòa tấu, có bốn người biểu diễn ca vũ. Ở vùng núi nước Qui Tư có những ngọn suối đàn. Nước nhỏ xuống đá từng giọt phát âm bổng trầm. Mỗi năm một lần các nhạc sĩ đến lắng nghe để phổ thành nhạc.
Phụ nữ nước Qui Tư rất đẹp. Gương mặt tròn, đều đặn. Y phục đặc biệt là nhiều kiểu, nhiều màu, thêu thùa khéo léo. Đàn ông mặc áo trắng viền xanh hoặc xanh viền trắng. Đàn bà mặc hai kiểu áo: tay rộng và tay chật. Áo trắng bâu xanh. Áo đen có thêu hình màu xanh trắng. Áo dài xanh viền vàng hoặc có sọc vàng. Phải chăng đó là những màu "nghê thường"?
Vậy, căn cứ vào khoa khảo cổ và sử học, ta có thể cho khúc "Nghê Thường vũ y" là một ca vũ khúc Ấn Độ truyền sang. Trên con đường phiêu lưu bằng "con đường tơ lụa" trước khi truyền sang Trung Hoa, khúc ca vũ này đã bị các sắc tộc dọc đường biến cải ít nhiều. Và khi đến Trung Hoa thì nó được chấn chỉnh lại cho hợp với dân tộc tính Trung Hoa do một nhà vua phong lưu tài tử, ăn chơi rất mực.
Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:
Dẫu mà tay múa, miệng xang,
Thiên tiên cũng ngoảnh Nghê Thường trong trăng.
Trong "Bích Câu kỳ ngộ" cũng có câu:
Đong đưa khoe thắm, đưa vàng,
Vũ y thấp thoáng, Nghê Thường thiết tha.
克己复禮,為仁。
Khắc kỷ phúc lễ, vi nhân .
(Cạnh tranh bất chính để đạt được cái mình muốn gọi là lòng ích kỷ)
己所不慾,勿施于人;在邦無怨 ,在傢無怨。
Kỷ sở bất dục, vật thi vu (ư) nhân; tại bang vô oán, tại gia vô oán .
(Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác; Nơi quê hương, gia đình mình thì tránh gây thù chuốc oán)
其身正,不令而行;其身不正, 雖令不從。
Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành; kỳ thân bất chính, tuy lệnh nhi bất tùng.
(Bản thân là điều phải, không ra lệnh người cũng nghe; không đúng thì có ra lệnh người cũng không nghe)
見得思義。
Kiến đắc tư nghĩa.
(Chỉ biết điều phải. 士見危致命,見得思義 : Trong Luận ngữ có nguyên một câu như trên dịch ra là "kẻ sĩ thấy nguy hiểm lao vào cứu mạng chỉ nghĩ tới điều nghĩa chứ không tới nghĩ tới điều lợi"-ST )
满地找牙
Mãn địa hoa nha
răng rơi đầy đất
没完没了
Một hoàn một liễu.
Dịch: Liên tu bất tận
Giải thích: Chỉ việc không có ý định kết thúc/dừng lại.
漫天盖地
Mạn thiên cái địa
Dịch: Long trời lở đất
漫不经心
Mạn bất kinh tâm
thờ ơ, không để ý, không đếm xỉa tới
没大没小
Một đại một tiểu
không biết lớn nhỏ/xấc láo
毛骨悚然
Mao cốt tủng nhiên
rợn tóc gáy, sởn gai ốc
莫名其妙
目不斜视
Mục bất tà thị
Nhìn không chớp mắt, nhìn chăm chú.
Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn, thị vị chi “văn ”dã.
(Thông minh và hiếu học thì không thẹn hỏi kẻ dưới mình, Vậy mới thật gọi là có trình độ)
人無遠慮,必有近憂。
Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu.
(Người không biết nhận thức sâu xa, ắt có ngày sẽ gặp phiền phức-âu lo)
年四十而見惡焉,其終也已!
Niên tứ thập nhi kiến ác yên, kỳ chung dã dĩ!
(Phàm người ta sống đến Bốn mươi tuổi đã chứng kiến nhiều điều xấu xa, coi cái chết nhẹ như không!
Chú thích: Người xưa tuổi thọ kém hơn ngày nay. Sống đến 40 đã là đủ, 60 là thọ lắm rồi!)
Lang tử dã tâm
Ý của câu thành ngữ này là chỉ sói con tuy nhỏ, nhưng tính nết hùng tàn của nó thật khó mà thay đổi.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ cuốn “Tả truyện – Tuyên Công tứ niên”.
Tử Văn lệnh doãn nước Sở là một người ngay thẳng liêm chính, em trai ông là Tử Lương làm tư mã nước Sở mới có được đứa con đặt tên là Việt Thúc. Khi con được đầy tháng, trong phủ Tư Mã đã đặt tiệc linh đình mời khác, Tử Văn cũng đến chúc mừng. Nhưng khi Tử Văn nhìn thấy cháu thì bỗng giật mình sửng sốt, liền vội vàng nói với Tử Lương rằng: “Thằng cháu này thật không thể nào nuôi được, nghe tiếng khóc của nó như tiếng sói gào, sau này lớn lên tất sẽ đem tai họa cho chúng ta. Ngạn ngữ có câu: “Sói con tuy nhỏ, tính vốn hung ác”. Đây là một con chó sói, em không thể nuôi mối họa này, hãy mau chóng diệt trừ nó đi”.
Tử Lương nghe nói vậy thật không tin vào tai mình nữa, ông run bắn người rồi lắp bắp nói: “Tôi... Tôi là cha nó, thì làm sao lại có thể nhẫn tâm giết chết nó?”.
Thế rồi, mặc cho Tử Văn nằn nì khuyên can, nhưng Tử Lương vẫn không chịu nghe.
Tử Văn vô cùng buồn bã vì việc này, cho đến lúc chết mà lòng vẫn không nguôi. Trước khi nhắm mắt, ông cho gọi các thân tín của mình đến và dặn rằng: “Chớ có để Việt Thúc nắm quyền, nếu nó đắc thế, thì các ngươi hãy mau mau trốn đi, bằng không thì hậu quả thật khó lường”.
Sau khi Tử Văn mất, con trai ông là Đấu Ban lên làm lệnh doãn thay ông, còn Việt Thúc thì cũng được làm Tư Mã. Năm 626 trước công nguyên, Việt Thúc tìm đủ mọi cách nịnh hót Sở Mục Vương, rồi bịa đặt nói xấu Đấu Ban, đoạt lấy chức lệnh doãn. Sau khi Sở Mục Vương mất, Việt Thúc liền thừa cơ nổi loạn, sau khi lên nắm quyền liền giết hại Đấu Ban và các thân tín của Tử Văn trước đây. “Lang tử dã tâm” của Việt Thúc đã được phơi trần.
Hiên nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Lang tử dã tâm” để ví với người lòng dạ độc ác.
Lao khổ công cao
Ý của câu thành ngữ này là chỉ người vất vả lập nên công trạng.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Hạng Vũ bản kỷ”.
Vào cuối triều nhà Tần, sau khi Lưu Bang dẫn quân đánh chiến Hàm Dương, đô thành của nhà Tần được ít lâu, thì Hạng Vũ đem quân đến Hàm Cốc Quan trấn giữ ở Hồng Môn, chuẩn bị cùng Lưu Bang quyết một trận sống mái. Bấy giờ, lực lượng của phía Hạng Vũ vượt trội hơn phía Lưu Bang. Lưu Bang rơi vào thế rất bất lợi. Hạng Bá, chú Hạng Vũ là bạn thân của Trương Lương, một mưu sĩ tài giỏi của Lưu Bang nhận lời thay Lưu Bang sang điều đình với Hạng Vũ.
Hôm sau, Lưu Bang dẫn hơn 100 tùy tùng đến Hồng Môn để tạ tội với Hạng Vũ. Trong khi dự tiệc, có một mưu sĩ Hạng Vũ đã mật sai Hạng Trang ra biểu diễn kiếm thuật để thừa cơ hạ sát Lưu Bang. Hạng Bá thấy vậy cũng rút kiếm ra múa theo và dùng thân mình che chở cho Lưu Bang. Trương Lương thấy tình hình căng thẳng bèn lén ra ngoài trại tìm Phàn Khoái, một tướng lĩnh cùng đi với Lưu Bang. Phàm Khoái biết tin bèn cầm kiếm và xông thẳng vào trại, ông bực tức đến tóc dựng đứng, trừng mắt đến rách cả đuôi mắt nhìn thẳng vào Hạng Vũ. Hạng Vũ sau khi biết rõ được thân phận của Phàn Khoái bèn thưởng cho ông ta rượu và đùi lợn. Phàn Khoái nói: “Tôi có vài lời khuyên đại vương rằng: Ban đầu, Sở Hoài Vương đã giao hẹn với các tướng lĩnh khởi nghĩa là: Ai chiếm được Hàm Dương trước thì phong kẻ đó làm vương. Nay Bái Công, tức Lưu Bang đã phá được quân Tần và tiến vào Hàm Dương, không mảy may sai sót gì và chờ đợi đai vương tới. Bái Công lao khổ công cao, không những không được ban thưởng phong hầu, ngược lại, đại vương đã nghe theo lời gièm pha, toan giết chết Bái Công, như vậy là muốn đi vết xe đổ của nước Tần, việc này thật không hay ho chút nào”. Hạng Vũ nghe vậy chẳng biết ăn nói ra sao. Còn Lưu Bang thì mượn cớ ra ngoài rồi đi thẳng, không một lời từ biệt.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Lao khổ công cao” để ví với người đã vất vả lập nên công trạng.
Lao nhi vô công
Câu thành ngữ này xuất xứ từ “Trang Tử - Thiên Vận”, có nghĩa là bỏ ra nhiều sức lực, nhưng chẳng được công cán gì.
Cuối thời Xuân Thu là thời kỳ quá độ từ xã hội nô lệ sang chế độ phong kiến, giữa các nước chư hầu nhiều năm liên tục xảy ra hỗn chiến, mâu thuẫn xã hội vô cùng gay gắt.
Khổng Tử - nhà giáo dục và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng thời bấy giờ, cực lực chủ trương lấy nhân nghĩa đạo đức để trị vì nhà nước, ông cho rằng chỉ cần khôi phục lại chế độ của triều nhà Chu trước đây thì thiên hạ sẽ trở nên thái bình. Cho nên, để thực hiện chủ trương chính trị này, ông đã đi du thuyết các nước chư hầu áp dụng kiến nghị của mình, nhưng đều bị các nước từ chối, đi đến đâu cũng chẳng có kết quả gì.
Một hôm, Khổng Tử đang chuẩn bị đưa học trò của mình là Ngạn Hồi sang du thuyết nước Vệ. Ngạn Hồi mới hỏi ý kiến của một viên quan lại nước Lỗ tên là Thái Sư Kim rằng: “Thầy tôi đi khắp nơi tuyên truyền chủ trương chính trị của mình, nhưng đều không thu được kết quả gì. Vậy lần này sang nước Vệ thì sẽ ra sao?”.
Thái Sư Kim lắc đầu nói: “Tôi thấy vẫn không ổn, hiện nay vua các nước đang nhân cơ loạn lạc, chém giết lẫn nhau để chiếm địa bàn, cơ bản không có hứng thú đối với thuyết “Nhân nghĩa đạo đức” không hợp thời của thầy anh, hai nước Sái, Trần là một thí dụ. Nếu thầy trò anh đi du thuyết nước Vệ thì nhất định không có kết quả gì. Vì điều này chẳng khác nào lấy thuyền đi trở hàng trên cạn, thật là phí hơi sức, lao nhi vô công, mà còn có thể chuốc phải tai vạ. Chẳng lẽ anh đã quên mất lần đi nước Trần bị người ta không tiếp, bảy ngày không có lấy một miếng ăn rồi sao?”.
Ngạn Hồi nhớ lại chuyến đi nước Trần hồi đó, thật cảm thấy vô cùng lo lắng, anh bèn đem lời Thái Sư Kim nói lại với thầy mình, Khổng Tử tuy biết thế, nhưng vẫn một mực đi sang nước Vệ, rút cuộc vẫn chẳng được việc gì, đành phải quay về.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu “Lao nhi vô công” để ví với hiện tượng bỏ ra nhiều công sức, nhưng chẳng được công cán gì.
Lão mã thức đồ
Ý của câu thành ngữ này là chỉ con ngựa già nhận biết lối về.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: “Hàn Phi Tử - Thuyết Lâm Thượng”.
Năm 663 công nguyên, nhận lời thỉnh cầu của vua nước Yến, Tề Hằng Công đã đem theo tướng quốc Quản Trọng và đại phu Thấp Bằng cùng xuất binh xâm lấn Sơn Nhung của nước Yến. Khi quân Tề đến nước Yến mới biết quân Sơn Nhung đã vơ vét hết của cải trốn sang nước Cô Trúc. Quản Trọng kiến nghị với Tề Hằng Công nên thừa thế đuổi theo diệt luôn cả nước Cô Trúc, để giữ vững an toàn cho phương Bắc. Tề Hằng Công nghe theo bèn dẫn quân đuổi gấp. Nhưng không ngờ sau khi đuổi đến nơi mới phát hiện vua nước Sơn Nhung và Cô Trúc đều đã hoảng hốt bỏ chạy. Quân nước Tề vẫn tiếp tục đuổi theo và cuối cùng đã giành được thắng lợi.
Nước Tề xuất binh là vào mùa xuân, nhưng khi thắng lợi quay trở về đã là mùa đông. Khi đại quân đi qua một thung lũng trên đèo Sùng Sơn thì bị lạc lối, không tìm được đường ra khỏi thung lũng. Thời gian thấm thoát trôi qua, lương ăn của quân lính ngày một cạn dần, nếu cứ thế kéo dài thì cả đoàn quân tất bị chết đói trong thung lũng. Đứng trước tình hình này, Quản Trọng đã vắt óc suy nghĩ, cuối cùng đã tìm ra một cách là: Những con ngựa trong quân đội, mà nhất là những con ngựa già rất có thể có bản lĩnh như chó nhận biết lối về. Sau khi được sự đồng ý của Tề Hằng Công, Quản Trọng bèn lập tức chọn mấy con ngựa già, tháo hết dây cương, thả cho chúng tự do đi trước đại quân. Kết quả là những con ngựa già này đều đi về cùng một hướng, dẫn cả đoàn quân ra khỏi thung lũng, tìm đến đường cái lớn trở về nước Tề.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ: “Lão mã thức đồ”, để ví với những người hiểu biết, có kinh nghiệm phong phú, đi đầu dẫn dắt mọi người.
Lão sinh thường đàm
Ý của câu thành ngữ này là chỉ những lời nói cửa miệng của các ông đồ, chẳng có ý nghĩa gì mới mẻ.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tam quốc chí - Ngụy chí - Truyện Quản Lộ”.
Thời Tam quốc, có một người tên là Quản Lộ rất thông minh, tháo vát. Ông từ nhỏ say mê thiên văn, năm 15 tuổi đã học thuộc làu “Châu dị”, giỏi nghề bói toán và khá có tiếng tăm. Tin này cũng đã truyền đến tai Lịch bộ thượng thư Hà Yên và Thị trung thượng thư Đặng Dương, hai người đều là tay chân đắc lực của Tào Sảng, cháu của Tào Tháo, chúng ỷ thế làm càn, tiếng đồn đại rất xấu. Quản Lộ cũng đã nghe biết việc này.
Hôm đó là ngày 28 tháng 12 âm lịch, hai vị quan tai to mặt lớn này sau khi cơm no rượu say, nhân lúc nhàn nhã bèn gọi Quản Lộ đến bói một quẻ. Quản Lộ cũng muốn nhân dịp này để trị cho hai vị này một trận nên đã nhận lời. Khi Hà Yên thấy Quản Lộ đến bèn nói bô bô nói rằng: “Ta nghe nói ngươi bói rất linh nghiệm, vậy hãy mau mau bói cho ta một quẻ, xem ta có được thăng quan, giàu có hay không. Ngoài ra, ta mấy đêm nay đều nằm mơ thấy một con ruồi đậu trên mũi mình, vậy là điềm gì?”
Quản Lộ nghe xong, suy nghĩ hồi lâu rồi nói: “Chu Công ngày xưa là một người trung hậu, chính trực. Ông ta đã giúp Chu Thành Vương gây dựng nên nghiệp đế vương, khiến nhân chúng được an cư lạc nghiệp. Chức vụ của ngài hiện còn cao hơn Chu Công, nhưng người được hưởng ân huệ của ngài thì rất ít, còn người sợ ngài lại nhiều vô kể. Hơn nữa xét từ giấc mơ của ngài thì đây là một điềm dữ. Nếu ngài muốn biến dữ thành lành, thì hãy bắt chước các bậc thánh nhân như Chu Công chẳng hạn, tu thân tích đức và làm việc thiện”.
Đặng Dương nghe xong, chẳng coi ra làm sao nói: “Đây là những lời nói cửa miệng của các ông đồ, chẳng có ý nghĩa gì hết”.
Quản Lộ cười to nói: “Tuy đây là lời nói của ông đồ, nhưng chớ nên coi nhẹ”.
Thế rồi, bước sang năm mới thì có tin về việc Hà Yên, Đặng Dương và Tào Sảng bị hạ sát do mưu làm phản. Quản Lộ nghe được tin này bèn than rằng: “Do không coi lời ông đồ ra gì, nên mới đến nông nỗi này”.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ: “Lão sinh thường đàm” để ví với những lời nói có nội dung trùng lặp làm người ta chán ngán.
Lực bất tòng tâm
Ý của câu thành ngữ này là chỉ người sức lực yếu kém, không thể làm công việc mà mình mong muốn.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hậu Hán thư – Truyện Ban Siêu”.
Thời Đông Hán, Ban Siêu theo lệnh Minh Đế dẫn theo mấy chục người đi xứ sang Tây Vực, đã lập nên nhiều công trạng to lớn. Năm tháng trôi qua, bất giác Ban Siêu ở lại Tây Vực đã được 27 năm trời. Khi ông mới đến Tây Vực còn là tuổi tráng niên, còn bây giờ thì tuổi đã cao, sức khỏe ngày một suy yếu. Người đã già rồi rất mong muốn lá rụng về gốc, ông đã viết một bức thư bày tỏ lòng nhớ quê da diết của mình, rồi sai con trai đem về nhà Hán, dâng lên Hòa đế Lưu Triệu xin điều ông về kinh thành. Nhưng bức thư trình lên đã lâu mà nhà vua cũng chẳng để ý tới. Sau đó, em gái của Ban Siêu là Ban Chiêu lại viết một lá thư dâng lên nhà vua, nhấn mạnh niềm mong muốn của anh mình. Trong thư có mấy câu như sau: “Ban Siêu là người cao tuổi nhất trong số những người cùng đi Tây Vực, nay tuổi đã ngoài 60, sức yếu lắm bệnh, mái tóc bạc phơ, mắt mờ tai kém, chân tay bủn rủn, đi đâu cũng phải chống gậy, nếu chẳng may xảy ra bạo loạn, thì sức lực của Ban Siêu không thể nào chiều theo ý muốn của mình nữa. Như vậy, trên thì phương hại đến công trị vì lâu dài của nhà nước, dưới thì hủy hoại đến thành quả do các bậc trung thần không dễ mà giành được, thực là đau lòng lắm thay”.
Bức thư của Ban Chiếu đã có hiệu quả, Hòa Đế hết sức xúc động trước lời lẽ trong thư, bèn lập tức truyền chỉ điều Ban Siêu về nhà Hán. Ban Siêu về tới Lạc Dương chưa đầy một tháng thì bệnh tình nặng thêm rồi qua đời, hưởng thọ 71 tuổi.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Lực bất tòng tâm” để ví về hiện tượng sức yếu, không thể làm được những công việc mà mình mong muốn.
Lục lực đồng tâm
Ý của câu thành ngữ này là chỉ mọi người cùng đồng tâm hiệp sức, đoàn kết nhất trí.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Mạc Tử - Thường Hiền Trung”.
Vua Kiệt – nhà vua cuối cùng của triều nhà Hạ là một tên bạo chúa. Ông hoang dâm vô đạo, hung ác tàn bạo, khiến dân chúng sống cảnh cơ cực lầm than, tiếng oán trách dậy đất.
Nhà Thương là một nước chư hầu nhỏ nằm ở phía đông nhà Hạ. Vua Thang nước Thương là một vị vua thông minh, ông đã liên lạc và hợp sức với các nước chư hầu, chiêu nạp hiền sĩ để chuẩn bị lật đổ ách thống trị của vua Kiệt triều nhà Hạ.
Một hôm, có người mách với vua Thang nhà Thương là Y Doãn đang sống ẩn cư ở vùng ngoại ô nước Tân. Vua Thang nghe xong mừng như nhặt được của báu, bèn lập tực sai sứ giả đem them nhiều của cải châu báu đến mời Y Doãn. Sứ giả đi mời đã hai lần, nhưng đều bị Y Doãn từ chối. Vua Thang thấy vậy bèn tự mình đến mời. Y Doãn rất cảm động trước tấm lòng thành khẩn của ông, nên đã quyết định ra giúp ông lật đổ ách thống trị của triều nhà Hạ.
Dưới sư ̣giúp đỡ của Y Doãn, nhà Thương ngày càng trở nên lớn mạnh, khi thời cơ diệt trừ nhà Hạ đã chín muồi, vua Thanh nhà Thương khởi binh tiến đánh triều nhà Hạ. Trước khi xuất quân, vua Thang đã đọc một bài văn cáo trước toàn quân. Bài văn cáo viết: “Vua Kiệt nhà Hạ tội ác tày trời, trời đất không thể dung tha, nay trời đã sai khiến Y Doãn trợ giúp ta, bảo ta cùng đồng lòng hợp sức với ông để trị vì thiên hạ. Các tướng sĩ phải gắng sức chiến đấu, giúp ta hoàn thành sứ mệnh do trời pho thác”.
Sau khi hai bên giao chiến, quân sĩ nhà Thương tỏ ra rất anh dũng thiện chiến, khiến quân lính nhà Hạ không sao chống cự nổi, cuối cùng bị đánh tan tác phải bỏ chạy tháo thân. Do vua tôi nhà Thương và Y Doãn cùng chung sức chung lòng, nên cuối cùng đã lật đổ ách thống trị tàn bạo của triều nhà Hạ.
Hiện nay người ta vẫn dùng câu thành ngữ “Lục lực đồng tâm” để ví về hiện tượng nhiều bên hoặc nhiều người cùng chung sức chung lòng.
Lưỡng bại câu thương
Ý của câu thành ngữ này là chỉ trong cuộc giành giật, cả hai bên đều bị tổn thương, chẳng có bên nào được lợi cả.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Truyện Trương Nghi Liệt”.
Thời Chiến Quốc, hai nước Hàn Ngụy giao chiến với nhau đã được hơn một năm, mà vẫn chưa phân thắng bại. Tần Huệ Vương muốn xuất quân can thiệp việc này, mới triệu tập quần thần lại hỏi ý kiến. Các đại thần đều có ý kiến khác nhau, khiến Tần Huệ Vương chẳng biết quyết đoán ra sao. Bấy giờ có một người nước Sở tên là Trần Chẩn mới kể truyện Biện Trang Tử giết hổ cho vua nghe: “Một hôm, Trang Tử nhìn thấy hai con hổ ăn thịt một con trâu, ông đang định rút kiếm ra đâm chúng, thì người hầu bàn trong quán dịch vội ngăn ông lại nói: Hiện nay chúng đang mải ăn, nhưng đến lúc ăn ngon miệng rồi thì chúng tất tranh nhau, mà đã tranh giành nhau thì tất cắn xé nhau. Sau đó thì con hổ to hơn sẽ bị thương, con hổ nhỏ sẽ bị cắn chết. Đến lúc đó, ông ra tay đâm chết con hổ bị thương kia, há chẳng phải có tiếng tăm cùng lúc giết chết hai con hổ sao. Biện Trang Tử nghe lời nói này thật có lý, bèn dừng tay ngồi đợi xem, cuối cùng quả nhiên đúng như vậy, ông một lúc giết chết cả hai con hổ”.
Kỳ thực thì Trần Chẩn đã ví hai nước Hàn Ngụy là hai con hổ, khuyên nước Tần hãy đợi khi hai nước này đã thương vong nặng nề rồi mới xuất quân, thì sẽ chẳng khác gì Biện Trang Tử ngồi không mà được lợi.
Tần Huệ Vương nghe xong vô cùng mừng rỡ, bèn làm theo ý của Trần Chẩn, tạm thời không xuất quân để chờ đợi thời cơ.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ hai bên đều bị tổn thường trong tranh chấp, chẳng được ích lợi gì.
Lưu ngôn phi ngữ
Ý của câu thành này là chỉ những lời nói vô căn cứ được lưu truyền trong xã hội, mà phần lớn là những lời gièm pha vu vạ, gây xích mích đối với người khác.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Liệt truyện Ngụy Kỳ Võ An Hầu”.
Năm 154 trước công nguyên, người cháu của Đậu thái hậu triều nhà Hán là Đậu Anh, do có công nên được Hán Cảnh Đế phong làm Ngụy Kỳ Hầu. Còn người em cùng mẹ với Hoàng hậu Vương Thị là Điền Phân lúc này chỉ là chức Lang Quan. Về sau do Vương hoàng hậu thường xuyên khen ngợi Điền Phân trước mặt Hán Cảnh Đế, mới được nhà vua phong làm Võ An Hầu. Mấy năm sau Đậu thái hậu qua đời, Đậu Anh trở nên thất thế, còn Điền Phân thì được phong làm Thừa tướng. Bấy giờ các quý tộc trong triều đều quay sang nịnh hót Điền Phân, duy chỉ có tướng quân Quán Phu là vẫn giữ quan hệ mật thiết với Đậu Anh.
Năm 131 trước công nguyên, Điền Phân tổ chức lễ thành hôn với con gái của Yến Vương, các đại thần trong triều đều đến chúc mừng. Khi Điền Phân chúc rượu trong buổi tiệc, đám khách khứa đều tới tấp rời chỗ quỳ lạy dưới đất. Nhưng đến khi Đậu Anh đứng lên chúc rượu thì chỉ có mấy người rời chỗ, còn phần lớn tỉnh bơ như không. Tướng quân Quán Phu thấy vậy vô cùng tức giận, bèn chê trách hành vi này của các đại thần. Điền Phân thấy Quán Phu lăng nhục các vị khách của mình thì vô cùng giận dữ, liền bắt giam Quán Phu cùng gia tộc của ông.
Đậu Anh xin với Hán Cảnh Đế tha tội cho Quán Phu, nhưng Vương thái hậu biết được liền bức ép vua bênh vực Điền Phân, nhà vua đành phải bắt Đậu Anh giam vào ngục.
Sau đó, Quán Phu bị xử tội chém cả họ. Đậu Anh biết được tin này muốn tuyệt thực tự sát. Nhưng sau đó có tin đồn rằng vua không muốn giết ông, nên lại ăn uống trở lại. Nhưng lúc này có khá nhiều tin đồn nhảm vu khống Đậu Anh truyền vào trong cung. Hán Cảnh Đế nổi giận tin là thực liền chém chết Đậu Anh.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Lưu ngôn phi ngữ” để chỉ lời gièm pha sau lưng người.
力竭身疲
Lực kiệt thân bì
thân mỏi lực kiệt
乐不思蜀
Lạc bất tư Thục
Vui đến quên cả nước Thục (không biết từ điển tích nào)
Vui đến quên cả trời đất (quên cả ngày mai/quên cả nhà cửa)
懒洋洋
Lại dương dương
bộ dạng uể oải
Mãn thành phong vũ
Ý của câu thành ngữ này là chỉ cảnh sắc mùa thu hoặc đêm xuân trong mưa gió.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Lãnh trai dạ thoại” của Huệ Hồng triều nhà Tống.
Tạ Dật và Phan Đại Lâm người triều nhà Tống là hai người bạn tri kỷ. Tuy hoàn cảnh gia đình họ neo đơn, bần hàn, nhưng đều là thi sĩ rất nổi tiếng trong làng thơ lúc bấy giờ. Mặc dù nhà họ cách xa nhau, nhưng lại rất hợp ý nhau và thân như anh em một nhà, họ vẫn thường xuyên thư từ qua lại thăm viếng và trao đổi vể nghệ thuật thơ phú.
Một hôm, Tạ Dật quá nhớ bạn mới viết một lá thư sang hỏi thăm và mong Phan Đại Lâm gửi cho mấy bài thơ mà ông mới sáng tác gần đây. Sau khi nhận được thư bạn, Phan Đại Lâm mừng lắm bèn lập tức hồi thư viết: “Dạo này đang là mùa thu khí trời mát mẻ, phong cảnh đẹp say đắm lòng người, đã khơi dậy trong tôi biết bao cảm hứng. Nhưng khốn nỗi lại bị những chuyện vụn vặt không đâu làm cụt hứng.
Tối hôm qua, tôi nằm trên giường nghe tiếng gió lùa bên song, rừng thu xào xạc trong mưa đêm, máu thơ bốc lên, bèn vội vàng trở dậy lấy bút viết ngay trên tường câu: “Mãn thành phong vũ cận trùng dương”. Nhưng không ngờ giữa lúc này bỗng có một viên quan lại thu thuế sộc vào trong nhà, làm tôi mất hết cả hứng thơ. Cho nên tôi chỉ có mỗi câu này gửi tặng anh thôi”.
Do câu thơ này đã miêu tả được cảnh sắc mùa thu và cảnh rừng hoang quạnh quẽ rất thật và cũng vô cùng sinh động. Nên mặc dù nó còn chưa thành bài thơ, nhưng vẫn được người ta ưa thích.
Về sau, “Mãn thành phong vũ cận trùng dương” dần dần diễn biết thành câu thành ngữ “Mãn thành phong vũ”, nhưng nó không còn miêu tả về cảnh sắc mùa thu nữa, mà để ví về tin tức một khi chuyền ra sẽ lan đi nhanh chóng, khiến mọi người bán tán xôn xao. Câu thành ngữ này thường chỉ dùng để chê bai.
Mao Toại tự tiến
“Mao Toại tự tiến”. Tức Mao Toại tự tiến cử mình.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Bình Nguyên Quân liệt truyện”.
Năm 251 công nguyên, Hàm Đan thủ đô nước Triệu bị đại quân nước Tần bao vây. Vua Triệu vội cử Thừa tướng Bình Nguyên Quân đi sứ nước Sở, khuyên nước Sở cùng hợp sức với nước Triệu đánh lại quân Tần. Bình Nguyên Quân phụng chỉ bèn tuyển chọn 20 người có mưu trí cùng đi theo, nhưng qua tuyển chọn chỉ được có 19 người, ngoài ra chẳng còn người nào xứng đáng cả. Bấy giờ có một người tên là Mao Toại tự tiến cử rằng: “Ngài hãy để tôi đi theo cho đủ số”.
Bình Nguyên Quân hầu như không hề quen biết Mao Toại, và cũng chưa hề nghe ai nhắc đến người này, cho là anh ta không có tài cán gì, nên ngần ngại không dám nhận lời. Mao Toại thấy vậy mạnh dạn nói: “Nếu như ngài sớm để ý đến tôi, thì chắc chắn là tôi đã trở thành chiếc dùi nhọn trong túi vải đâm lòi ra ngoài. Bây giờ ngài hãy bỏ tôi vào trong túi có được không?”. Bình Nguyên Quân nghe vậy bèn đồng ý để Mao Toại đi theo.
Nhưng không ngờ, vua nước Sở không đồng ý cùng nước Triệu hợp sức đánh Tần, Mao Toại thấy Bình Nguyên Quân không còn biết ăn nói ra sao, vội bước lên khuyên vua Sở, thì bị vua Sở mắng cho một trận rồi đuổi ra ngoài. Mao Toại nổi giận cầm kiếm xấn đến gần vua Sở thét rằng: “Tôi đứng gần đại vương chỉ trong gang tấc, dù nước Sở có mạnh đến mấy cũng chẳng thể cứu được đại vương, tính mạng của đại vương hiện đang nằm trong tay tôi”.
Mao Toại thấy vua Sở kinh hãi đứng đực người ra, bèn phân tích rõ mối lợi hại của việc hai nước hợp sức đánh nước Tần, lý lẽ thật rõ ràng thấu triệt. Cuối cùng, vua Sở đã bị thuyết phục trước lời lẽ và lòng dũng cảm của Mao Toại, cùng Bình Nguyên Quân trích máu ăn thề liên hợp đánh nước Tần.
Hiên nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Mao Toại tự tiến” để ví với hiện tượng tự mình tiến cử mình đi làm một công việc nào đó.
Mê đồ tri phản
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Quy khứ lai hề tự” của Đào Uyên Minh.
Đào Uyên Minh nhà thơ triều nhà Tấn là một người rất nổi tiếng trong lịch sử văn học TQ. Tuy ông là dòng dõi nhà làm quan, nhưng khi ông lên tám tuổi thì cha mất, đến năm ông mười hai tuổi thì mẹ mất, cảnh nhà nghèo xơ xác. Đào Uyên Minh tuy nhà nghèo nhưng lại là người có trí lớn, học hành rất chăm chỉ. Về sau, do được người chú tiến cử, ông được làm huyện lệnh Bành Trạch (thuộc tỉnh Giang Tây ngày nay).
Nhưng Đào Uyên Minh vốn tính rất say mê thiên nhiên, ông mới làm huyện lệnh được có mấy ngày mà đã nhớ nhà nhớ quê toan thôi chức trở về. Ông cảm thấy mình ra làm quan là để kiếm miếng cơm manh áo, nhưng sau khi có ăn có mặc rồi lại đi làm những công việc ngược với ý mình, nên lòng đau khổ vô hạn. Ít lâu sau, Đào Uyên Minh được tim em gái đã mất tại Võ Xương (tức Ngạc Thành tỉnh Hà Bắc ngày nay). Ông muốn lập tức đi ngay để phúng viếng, nên đã tự động từ chức. Vậy là Đào Uyên Minh sau khi làm quan được hơn 80 ngày, lại trở về sống ở nơi đồng quê dân dã.
Theo sử sách ghi chép thì do Đào Uyên Minh không chịu khúm núm trước một tên đốc bưu do quận cử đến địa phương thị sát, nên mới bỏ quan về quê sinh sống.
Sau khi Đào Uyên Minh về sống ẩn cư, trong bài “Quy khứ lai hề tự” của ông, đã tổng kết về chặng đường sinh sống mà mình đã đi qua, ông nhận thấy tuy quá khứ không thể nào vãn hồi, nhưng tương lai còn có đủ thời gian để bù đắp. Ý nói việc mình ra làm quan là một sai lầm, hiện nay quy ẩn vẫn còn kịp. Mình đích thực đã đi lầm đường lạc l̀́ối, ̣điều may mắn là tuy đi lầm đướng nhưng biết quay trở lại. Có khá nhiều bài thơ đồng quê của ông chính là được sáng tác trong thời gian sau này.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Mê đồ tri phản” để ví với hiện tượng biết sai thì sửa.
Minh châu ám đầu
Ý của câu thành ngữ này thường dùng để ví về báu vật quý hiếm nằm trên tay người không biết về giá trị của nó.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Lỗ Trọng Liên Châu Dương liệt truyện”.
Thời vua Hán Cảnh Đế tại vị, do không lập tức lập ngôi Thái tử, nên người em trai của vua là Lương Hiếu Vương rất mong sau này mình sẽ kế ngôi vua. Do đó, ông thường cùng các thân tính của mình như Dương Thắng, Công Tôn Ngụy v v mật bàn mưu sách để đoạt ngôi vua. Bấy giờ, Lương Hiếu Vương có một môn khách rất có tài đức tên là Châu Dương. Châu Dương sau khi biết được việc này liền khuyên Lương Hiếu Vương đừng có gây nên tai họa này. Dương Thắng và Công Tôn Ngụy rất lo sự việc bị bại lộ, bèn khuyên Lương Hiếu Vương bắt giam Châu Dương vào ngục.
Châu Dương ngồi trong ngục đã viết một bức thư cho Lương Hiếu Vương, trong thư đã dẫn chứng rất nhiều thí dụ về các trọng thần bị oan trái, mà ông là một người trong số họ. Trong thư viết: “Tôi nghe nói báu vật quý hiế́m trên đời này là Minh nguyệt châu và Dạ quang bích. Nhưng nếu ta lén vứt nó ở trên đường, thì người qua đường sẽ ngơ ngác nhìn lác mắt, mà không dám nhặt nó lên là cớ làm sao? Đó là vì họ không biết tại sao nó lại nằm ở đây”. Lương Hiếu Vương hiểu rất rõ hàm ý của câu nói này, bèn tha cho Châu Dương.
Ít lâu sau, trước lời khuyên của đại thần Ái Áng, Hán Cảnh Đế đã nhanh chóng lập ngôi Thái tử. Lương Hiếu Vương thấy vậy vô cùng căm tức, bèn mật sai người giết chết Ái Áng. Hán Cảnh Đế biết ngay là người của Lương Hiếu Vương gây ra vụ mưu sát này, nên bức hắn khai ra kẻ chủ mưu. Lương Hiếu Vương chẳng còn cách nào khác đành phải ra lệnh cho Dương Thắng và Công Tôn Ngụy tự sát. Nhưng Hán Cảnh Đế nào có chịu tha cho việc này. Cuối cùng, Lương Hiếu Vương đành phải mời Châu Dương sang đấu dịu vơi Hán Cảnh Đế, sự việc mới coi như kết thúc.
Hiện nay, có khi người ta vẫn thường dùng câu thảnh ngữ “Minh châu ám đầu” để ví với hiện tượng người tài giỏi những không được trọng dụng.
Như ngư đắc thủy
Đây có ý ví về người hoặc tình hình rất hợp với ý mình. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tam quốc chi - Ngô thư - Truyện Gia Cát Lượng”.
Cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, các hào kiệt tới tấp nổi dậy. Nhằm thực hiện chí lớn thống nhất thiên hạ, Lưu Bị đã đi khắp nơi tìm kiếm nhân tài. Trong thời gian ở thăm Lưu Biểu tại Kinh Châu, sau khi được biết về Gia Cát Lượng, ông bèn tìm đến núi Ngọa Long ở Long Trung thăm Gia Cát Lượng mời ông ra giúp nước. Nhưng Lưu Bị đến hai lần đều không gặp, lần thứ ba mới gặp được Gia Cát Lượng. Lưu Bị nói rõ ý định và lý tưởng cao xa của mình. Gia Cát Lượng nghe xong cũng rốc hết bầu tâm sư, nêu ra phương châm chiến lược đoạt lấy Ích Châu và Kinh Châu, phía Tây nam giao hảo với các dân tộc thiểu số, phía Đông liên hợp với Tôn Quyền, phía Bắc chống Tào Tháo. Đồng thời dự đoán sau này thiên hạ tất hình thành cục diện ba nước Thục, Ngụy, Ngô theo thế chân vạc. Lưu Bị nghe xong vô cùng mừng rỡ, bèn tôn Khổng Minh làm quân sư.
Không Minh dốc sức phù tá Lưu Bị, nên được Lưu Bị rất tin cậy và trọng dụng. Nhưng việc này lại khiến Quan Vũ và Trương Phi không vừa ý. Lưu Bị đã giải thích một cách rất hình tượng là ví mình như cá, còn Khổng Minh là nước. Còn nói tài chí của Khổng Minh là rất quan trọng trong việc giúp mình hoàn thành kế lớn tranh đoạt thiên hạ. Ông nói: “Ta được Khổng Minh khác nào như cá gặp nước, mong các chư tướng chớ có nói nhiều”.
Từ đó Khổng Minh trợ giúp Lưu Bị Bắ́c phạt, chiếm được Kinh Châu và Ích Châu, liên tiếp giành thắng lợi về mặt quân sự, cục diện quả nhiên hình thành ba nước thế chân vạc.
NHẤT NHÂN ĐƯƠNG THẬP.
Một chọi mười.
Binh sĩ của Sở Bá Vương Hạng Vũ đánh quân Tần, người nào cũng chiến đấu dũng cảm, một người có thể địch được mấy người (X. Sử kí: Hạng Vũ bản kí) sau này dùng điển cố này để nói một người rất dũng cảm có thể đối địch được nhiều người. "Nhất nhân đương bách" cũng có nghĩa này.
NHẤT NHÂN PHỤC SỞ.
Một mình khôi phục nước Sở.
Thời Xuân Thu. Ngũ Tử Tư mượn lực lượng của nước Ngô tiêu diệt Sở để báo thù cho cha. Quân nước Sở bị quân nước Ngô đánh bại. Thân Bao Tư, người nước Sở, muốn khôi phục lại nước Sở liền cầu viện nước Tần. Ông khóc 7 ngày 7 đêm ở triều đình nước Tần, cuối cùng vua Tần phái quân đi giúp đánh nước Ngô, bảo vệ được nước Sở. Do đấy, công lao khôi phục Sở nên quy vào một mình Thân Bao Tư. (X. Chiến quốc sách: Sở sách). Sau dùng thành chữ Nhất nhân phục Sở (một người khôi phục được nước Sở) để chỉ một người có công nhưng không kể công.
NHẤT NHÂN ĐẮC ĐẠO, KÊ KHUYỂN THĂNG THIÊN.
Một người làm quan cả họ được nhờ.
Trong "Thần tiên truyện". Có chép một truyền thuyết Hoài Nam Vương Lưu An đời Hán đắc đạo thành tiên như sau :
Một hôm Lưu An được lão ông chỉ bảo, bày cho cách luyện đơn tu đạo. Khi ông vừa luyện xong tiên đơn, có người tố cáo ông tham dự mưu phản, Hán Vũ Đế sai người đi bắt ông. Ông ta liền đến thỉnh giáo 8 lão ông xem nên thế nào, các lão ông khuyên ông nên nuốt đơn sẽ thành tiên. Thế là Lưu An mời bạn bè đến cùng ông hưởng tiên đơn, và cùng bay lên trời.
Do ở lò luyện đơn trong vườn còn vương vãi ít đơn dược, chó gà nhà ông ăn phải, cũng bay lên trời hết.
Người đời sau dùng thành ngữ này để châm biếm những người có quyền lực thì bạn bè thân thích họ cũng được thơm lây.
NHẤT CHI VỊ THÂM.
Một lần là quá lắm rồi.
Thời Xuân Thu, nước Tấn muốn đánh nước Quốc, mượn đường nước Ngu, đại phu nước Ngu là Cung Chi Kì khuyên vua Ngu không cho nước Tấn mượn đường, bởi vì trước đó đã một lần cho nước Tấn mượn đường đánh lấy đất Hạ Dương, lần ấy Cung Chi Kì cũng đã khuyên ngăn. Nước Tấn mượn lần thứ hai, Cung Chi Kì nói: “Một lần là quá lắm rồi không thể mượn lần thứ hai nữa” (X. Tả truyện: Hi Công ngũ niên).
Sau dùng để chỉ đối với một việc gì đó, chỉ làm một lần là quá đủ, không nên làm lần thứ hai.
NHẤT KỈ CHI TƯ
Vì lợi riêng mình.
Thời chiến quốc, Kinh Kha vâng mệnh thái tử Đan nước Yên chuẩn bị đi đâm vua Tần, nhưng sợ vua Tần không ra tiếp kiến mình, liền mang sẵn bản đồ vùng Đô Cang nước Yên theo, nhưng sau đó Kinh Kha nghĩ tốt nhất là mang theo thủ cấp của tướng quân Phàn Ô Kì, người mà vua Tần đang treo thưởng cho ai cắt được đầu ông ta. Lúc bấy giờ, Phàn Ô Kì, tướng Tần, phạm tội đang lánh nạn ở nước Yên. Thái tử Đan không đồng ý, nói: “Phàn tướng quân, tránh nạn chạy trốn sang ta, ta không nỡ lòng vì lợi ích riêng mình mà làm tổn thương đến lòng tín nhiệm của kẻ đức độ, mong tráng sĩ nghĩ lại”. Sau đó, Phàn Ô Kì biết tin, tự nguyện cắt đầu mình đưa cho Kinh Kha mang đi báo thù nhà. (X. Chiến quốc sách: Yên sách số 4).
Người đời sau biến lời nói của thái tử Đan thành thành ngữ, ý nói là lợi ích của riêng mình.
NHẤT PHI XUNG THIÊN
X. Nhất minh kinh nhân.
NHẤT TỊCH CỬU TỈ.
Một đêm di chuyển chín lần.
Tô Bất Vi, người Đông Hán, một buổi chiều đến nhà Lí Tung, giết chết vợ và con Lí Tung, Lí Tung rất sợ, một đêm ngủ, đổi chỗ mấy lần, đến người nhà cũng không biết anh ta ngủ ở đâu (X. Hậu Hán thư: Tô Bất Vi truyện).
Sau, thành ngữ chỉ chỗ ở không yên ổn, một ngày dọn nhà mấy lần.
NHẤT ĐẨU BÁCH THIÊN.
Một chén rượu trăm bài thơ.
Nhà thơ Lí Bạch đời Đường được mệnh danh là "thi tiên", tửu lượng rất lớn, thường uống rượu xong là vung bút như thần. Đỗ Phủ từng có bài thơ mô tả Lí Bạch : "Lí Bạch uống một chén rượu làm trăm bài thơ, ở Trường An vào quán rượu ngủ. Thiên tử vời vào cung, không sao xuống thuyền đi được, tự xưng thần là tiên rượu". (X. Ẩm trung bát tiên ca).
Người đời sau dùng "nhất đẩu bách thiên" để chỉ người có tửu lượng lớn, làm thơ được nhiều, rượu vào tứ thơ bay bổng.
NHẤT PHƯƠNG CHI CHỦ.
Bá chủ một phương.
Thời Tam quốc, Tào Tháo từng hỏi Bùi Tiềm: "Ông đã từng ở Kinh Châu với Lưu Bị, ông thấy tài năng Lưu Bị như thế nào?" Bùi Tiềm đáp: "Nếu để cho ông ta ở Trung Nguyên thì ông ta chỉ làm rối loạn nhân tâm, không thể cai trị được quốc gia. Còn nếu như ông ta đóng giữ ở một nơi hiểm yếu xa xôi, thì có thể trở thành chủ soái một phương". (X. Thế thuyết tân ngữ: Thức giám).
Sau thành ngữ này có nghĩa là ông vua bá chủ một phương.
NHẤT TÂM NHẤT ĐỨC
Một lòng một dạ.
Vua Trụ nhà thương tàn bạo, bất nhân, vua Vũ nhà Chu liên kết với chu hầu khắp nơi, chuẩn bị đánh vua Trụ. Họ mở hội tập hợp đại quân ở Mạnh tân (nay là huyện Mạnh tân, Hà Nam), vua Vũ thề rằng: "Vua Trụ tuy người đông, nhưng dung tục bất tài, lại không đồng tâm nhất trí với Trụ; chúng ta tuy ít người, nhưng giỏi trị nước và có tài, vả lại chúng ta đồng lòng một dạ. Cho nên chúng ta nhất định quyết một lòng đánh bại Trụ, xây nghiệp lập công để cho thiên hạ thái bình". (X. Thượng thư: Thái thệ trung).
Sau, từ lời thề này người ta rút ra 3 thành ngữ: "Nhất tâm nhất đức" biểu thị mọi người có cùng mục tiêu, cùng hành động, đồng tâm hiệp lực; "Đồng tâm đồng túc" đồng nghĩa với thành ngữ "Nhất tâm nhất đức"; "Li tâm li đức" là trái nghĩa với "Nhất tâm nhất đức".
NHẤT PHU ĐƯƠNG QUAN, VẠN PHU MẠC KHAI.
Một người giữ ải, muôn người khôn qua.
Trong bài thơ "Thục đạo nan" Lí Bạch mô tả địa hình Tứ Xuyên "Núi Kiếm Các chênh vênh cao ngất, một người giữ ải, muôn người khôn qua".
Sau thành ngữ này dùng để chỉ hình dung địa thế hiểm trở, dễ giữ khó đánh.
NHẤT VÔ SỞ QUÝ.
Không thẹn một chút nào.
Gia Cát Hoằng người đời Tấn không chịu nghiên cứu học hành gì cả. Một hôm, anh ta nói chuyện với Vương Di Phủ, một học giả nổi tiếng đương thời. Vương Di Phủ thấy anh ta rất thông minh, than mà rằng: "Trí lực anh siêu quần, nếu chịu khó nghiên cứu tìm tòi một chút thì chẳng có điều gì hổ thẹn cả". (X. Thế thuyết tân ngữ: Học vấn).
Người đời sau lấy câu nói của Vương làm thành ngữ để chỉ điều hổ thẹn, rất xứng đáng là chuyện gia nổi tiếng, có thành tích xuất sắc.
NHẤT BẤT TỐ NHỊ BẤT HƯU.
Không làm thì thôi, làm thì không nghỉ.
Ý là đối với việc gì đó, không làm thì thôi, đã làm thì làm đến cùng, không bỏ dở.
Ông Triệu Nguyên Nhất đời Đương trong "Phụng thiên lục" quyển 4 viết: "Truyền cho đời người sau, một là không làm, hai là đã làm không được nghỉ".
Người đời sau lọc thành thành ngữ "Không làm thì thôi, làm thì không nghỉ".
NHẤT KHUYỂN PHỆ HÌNH, BÁCH KHUYỂN PHỆ THANH.
A dua phụ họa.
Trong thiên “Hiền Nan” sách “Tiềm phu luận” của Vương Phủ đời Hán có ghi một câu ngạn ngữ như trên.
Ý là: Lúc đầu một con chó nhìn thấy cái bóng (của người, của vật) bèn sủa lên, những con chó khác thấy thế cũng sủa theo.
Sau dùng để chỉ sự a dua phụ họa, thấy người ta nói cũng nói theo.
NHẤT NHẬT TAM THU.
Một ngày ba thu.
Có một bài dân ca thời Tiên tần miêu tả người con trai nhớ nhung người con gái hái rau như sau: “Người ấy hái rau hào hè, một ngày không thấy mặt, dài tựa ba thu hề” (X. Kinh Thi: Vương phong: Thái Cát).
Người đời sau thu gọn lại thành “nhất nhật tam thu”, để chỉ tình cảm nhớ thương của trai gái, một ngày xa nhau như đã xa nhau 3 năm rồi.
NHẤT NHẬT THIÊN LÍ.
Một ngày nghìn dặm.
Thời Chiến quốc, nước Tần mang quân đi đánh nước Triệu, Ngụy, Yên, v.v … Khi quân Tần kéo đến gần biên cương nước Yên, vì nước Yên nhỏ thế yếu, quân dân trên dưới đều lo trước nạn mất nước, thái tử Yên càng lo lắng, về sau thày dạy cũ của thái tử tên là Cúc Vũ giới thiệu cho thái tử một người tên là Điền Quang, nói là có thể bàn bạc với ông ta để đối phó với quân Tần. Nhưng Điền Quang lại nói với thái tử: “Tôi nghe nói ngựa tốt trong thời kì sung sức có thể một ngày đi ngàn dặm, nhưng đến lúc về già thì không bằng con ngựa tồi. Bây giờ tôi già rồi, tôi xin tiến cử Kinh Kha chi thái tử”. (X. Sử kí: Thích khách biệt truyện).
Thành ngữ này cũng thấy trong “Tuân tử: Tu thân” và “Trang tử: Thu thủy”.
Sau người ta dùng để chỉ sự nghiệp phát triển mau lẹ hoặc sự tiến triển vượt bực của con người.
NHẤT KIẾN NHƯ CỐ.
Mới gặp đã quen; như gặp bạn cũ.
Câu thành ngữ này bắt nguồn từ câu ngạn ngữ thời Chiến quốc: “ Quen nhau đã lâu, nay đến bạc đầu vẫn như mới quen nhau: hai người ngồi hai xe, mới gặp nhau đã chuyện trò thân mật như đã quen từ lâu”.
Ý nói có những người từ nhỏ đã quen nhau, nay đến bạc đầu mà vẫn chưa hiểu như như mới quen lần đầu; hai xe của hai người giữa đường gặp nhau đã trò chuyện tâm đầu ý hợp như bạn cũ vậy. (X. Sử kí: Lỗ Trọng Liên, Trâu Vương biệt truyện).
Người ta lấy nửa sau của câu ngạn ngữ làm nên thành ngữ “Nhất kiến như cố”, hình dung hai người mới gặp lấn đầu đã như bạn cũ vậy, rất tâm đầu ý hợp.
NHẤT KIẾN CHUNG TÌNH.
Mới gặp đã yêu.
Đời Tấn có một người tên là Vương Nhung, con nhỏ anh ta chết, rất đau khổ. Bạn anh ta đến an ủi, thấy anh ta quá đau khổ, liền nói: “Nó còn nhỏ tuổi, hà tất phải đau khổ đến như vậy”. Vương Nhưng đáp: “Thánh nhân mới quên được tình cảm, phàm mọi sự đều không liên quan đến tình cảm. Còn việc chung tình, chính là của con người bình thường chúng ta”. (X. Thế thuyết tân ngự: Thương thệ). “Chung” là tập trung. “Chung tình” là tập trung tình cảm vào một người.
Sau thành ngữ nay chỉ ý một người vừa nhìn thấy ai hoặc sự vật nào đó thì có cảm tình ngay, và thường chỉ tình cảm giữa nam nữ.
NHẤT NHẬT BẤT ĐẠT
Không chịu mất một sợi lông.
Thời Chiến Quốc, Mặc Tử chủ trương "Kiêm Ái", phản đối chiến tranh. Có một người khác tên là Dương Chu chống lại "kiêm ái", đề xướng "vị ngã". Một hôm, người học trò của Mặc Tử là Cầm Hoạt Li, hỏi Dương Chu rằng: "Nhổ một sợi lông tơ trên người anh để làm cho thiên hạ tốt lành, anh có chịu không?" Dương Chu nói: "Một sợi lông tơ không giúp được gì cho thiên hạ đâu". Cầm Hoạt Li lại nói: "Tôi chỉ tỉ dụ thôi, nếu nhổ một sợi lông tơ mà an định được thiên hạ, anh có chịu không?" Dương Chu nghe, lặng thinh, không nói câu nào. (X. Mạnh Tử: Tận tâm thượng).
Người đời sau dùng điển cố này khái quát thành "Không chịu mất một sợi lông", dùng để chỉ một người rất tự tư keo kiệt, không chịu mất dù chỉ một vài cái móng tay.
NHẤT KHỨ BẤT PHỤC PHẢN.
Một đi không trở lại.
Thời Chiến Quốc, thái tử Đan nước Yên sai Kinh Kha đi giết Tần Thủy Hoàng. Hôm Kinh Kha đi, thái tử Đan và các quan khách đầu đội mũ trắng, mình mặc áo trắng đi đến sông Dịch Thủy tiễn đưa Kinh Kha. Trước khi đi, Kinh Kha cất cao khúc hát: "Gió vi vu hề Dịch Thủy lạnh tê, tráng sĩ một đi hề không trở về!" (X. Chiến Quốc sách: Yên sách, số 3).
Người đời sau đổi lời ca của Kinh Kha thành "Nhất khứ bất phục phản". Sau này thành ngữ dùng để ví sự vật đã phát triển thay đổi, không bao giờ trở lại nguyên dạng nữa.
NHẤT THẾ CHI HÙNG.
Anh hùng nhất thuở.
Hoàn Huyền từng gọi Lưu Dụ là "anh hùng một thời" (X. Tống thư: Vũ Văn đế kí thượng).
Về sau dùng để chỉ nhân vật xưng hùng một thời.
NHẤT MỤC THẬP HÀNG.
Đọc nhanh như gió.
Thời Bắc Tề, ở Hà Nam có một người tên gọi Vương Thiếu Liêm, rất thông minh hiếu học, nghe nói anh ta "đọc sách mười hàng một lúc" (X. Bắc Tề thư: Ha Nam Vương Thiếu Liêm truyện).
Đời sau gọi cách đọc của Vương Thiếu Liêm là "nhất mục thập hàng" (Liếc mắt một cái đọc được mười hàng), để chỉ cách đọc của người đó rất nhanh. Có khi cũng chỉ đọc sách không cần hiểu, chỉ cần nhanh.
Thành ngữ này cũng viết là "Thập hàng cụ hạ".
NHẤT ĐIỆP TRI THU.
Thấy lá rụng biết thu về.
"Hoài Nam tử: Thuyết sơn huấn" nói: "Nhìn thấy lá rụng biết trời đã chiều".
Người đời sau căn cứ vào đó tạo ra thành ngữ "Thấy lá rụng biết thu về", để chỉ qua triệu chứng nhỏ có thể đoán được xu thế và kết quả phát triển của sự vật.
NHẤT DIỆP CHƯƠNG MỤC,
BẤT BIẾN THÁI SƠN.
Chỉ thấy cây mà không thấy rừng;
Chỉ thấy cái nhỏ mà không thấy cái lớn.
Tương truyền, ở đất Sở thời xưa có một anh học trò nghèo, chẳng chịu đọc sách nghiêm chỉnh, suốt ngày chỉ muốn phát tài. Một hôm anh ta đọc một cuốn sách phương thuật, trong sách kể về lá cây mà con bọ ngựa dùng để che thân, cũng có tác dụng giúp người ta tàng hình, thế là anh ta đi tìm chiếc lá đó, đeo bên người, cho rằng người khác không nhìn thấy mình được nữa. Anh ta ra chợ, thấy cái gì thì lấy cái ấy, và bị người ta bắt giữ. Quan huyện hỏi anh ta tại sao giữa thanh thiên bạch nhật lại đi ăn cắp đồ của người ta, anh học trò bèn kể lại đầu đuôi, quan huyện vừa tức cười, vừa bực bội nói: “Mày rõ là chỉ thấy cái nhỏ mà không thấy cái lớn” (X. Tiếu lâm của Hàn Đan Thuần đời Tam Quốc).
Sau thành ngữ này dùng để ví một người bị cái nhỏ che lấp, mà không thấy được toàn bộ sự vật bản chất của vấn đề. “Nhất diệp chương mục” là một chiếc lá che mất mắt.
NHẤT PHÁT THIÊN QUÂN.
Ngàn cân treo sợi tóc.
Năm đầu thời Tây Hán, vua Ngô Lưu Tỉ rất bất mãn với chính sách cắt giảm đất phong cho chư hầu của chính quyền trung ương, liền liên kết với 6 nước chư hầu như Sở, Triệu V.v… để chống lại. Bấy giờ mai Thặng đang làm quan trong triều của Lưu Tỉ, ông ta chống lại việc phản loạn, khuyên vua Ngô rằng: “Bây giờ tình thế rất nguy kịch, như một sợi chỉ mành treo vật nặng 3 vạn quân vậy.” Mai Thặng mong Lưu Tỉ nghe lời khuyên, làm cho quốc gia chuyển nguy thành an. (X. Hán thư: Mai Thặng truyện).
Quân là đơn vị đo trọng lượng thời cổ, một quân bằng 30 cân (0,5 kg).
Về sau, người ta dùng thành ngữ này để chỉ tình thế nguy hiểm và nguy cấp.
NHẤT KHÂU CHI LẠC.
Cùng một duộc; Cùng loại mèo mả gà đồng.
Thời Hán Tuyên đế, có một ông quan tên là Dương Hồn, tính tình chính trực liêm khiết, dám gây sự với bọn quyền quý.
Một lần, ông được tin Thiên Vu (quốc vương) của Hung Nô bị ám sát, liền bình luận rằng: “Ông vua không biết nghe lời khuyên của tôi trung, thì sẽ rơi vào kết cục như vậy. Cũng như Tần Nhị Thế chỉ nghe lời nịnh hót của bọn gian thần, giết hại người trung lương, cuối cùng thân chết nước tan. Từ cổ đến kim, bọn đế vương đều cùng một giuộc cả.” (X. Hán thư: Dương Hồn truyện).
Người đời sau dùng thành ngữ “nhất khâu chỉ lạc” (cáo hồ ở cùng một núi). Để chỉ loại người có tính cách như vậy, với nghĩa châm biếm.
NHẤT Y ĐÁI THỦY.
Cách mặt nhưng không cách lòng.
Đầu đời Tùy, Tùy Văn đế đã có những chính sách tương đối tiến bộ. Lúc bấy giờ, Trung Quốc còn chưa thống nhất, nước Trần ở phía nam sông Trường Giang đối lập với triều Tùy ở phương Bắc. Trần hậu chủ, vua nước Trần, sống xa hoa dâm dật, phung phí tiền của của nhà nước, nhân dân khổ cực vô cùng. Tùy Văn đế xưa nay vẫn muốn tiêu diệt nước Trần, thống nhất nam bắc. Nhưng sau khi ông ta nghe tình hình nước Trần như vậy, nói: “Ta là cha mẹ của trăm họ, lẽ nào chỉ cách một con sông (Trường Giang) như giải áo mà không đi cứu trăm họ ở bên kia bờ nhỉ?” (X. Nam sử: Trần hậu chủ kí).
Về sau dùng câu thành ngữ “nhất y đái thủy” (dòng sông như giải áo) để chỉ hai dân tộc, hai quốc gia cách nhau rất gần, nên quan tâm đến nhau và sông hữu hảo, hòa mục với nhau.
NHẤT TỰ CHI SƯ.
Ông thầy chữa một chữ.
Nhà sư Tề Kỉ đời Đường thích làm thơ, khi viết chọn chữ rất cẩn thận.
Một lần, ông làm một bài thơ tên là “Mai sớm” theo thể ngũ ngôn, có câu: “Thông trước trong tuyết dày, đêm qua mấy cành nở”, ông cầm bài thơ đến thỉnh giáo người bạn tên là Trịnh Cốc. Trịnh Cốc xem đi xem lại mấy lần, rồi nói: “Mấy cành không đủ biểu hiện được cái ý “sớm”, tốt nhất là chữa thành “một cành”. Tề Kỉ nghe xong rất phục, bèn chụa thành “một cành”. Mọi người gọi Trịnh Cốc là “Ông thầy chữa một chữ” (X. Đương thi kí sự).
Trong lịch sử câu chuyện về “thầy một chữ” rất nhiều.
Về sau người ta dùng điển cố này để chỉ người nào chữa văn thơ cho người khác, tuy chỉ có một chữ, nhưng ý khác hẳn.
NHẤT TỰ THIÊN KIM.
Một chữ nghìn vàng.
Cuối đời Chiến quốc, tướng quốc nước Tần là Lã Bất Vi, nươi rất nhiều môn khách. Lã Bất Vi ra lệnh cho họ cùng viết sách “Lã thị xuân thu”, nội dung bao gồm thiên văn, địa lý cổ kim, tình hình thái bình loạn lạc các nơi. Viết xong ông lệnh treo sách trước cổng thành của đo thành Hàm Dương, và tuyên bố ai có thể tăng giảm hoặc thay đổi một chữ sẽ thưởng nghìn vàng. Nhưng vì họ Lã quyền thế hiển hách, nên không ai dám thay đổi chữ nào để được thưởng. (X. Sử kí: Lã Bất Vi liệt truyện).
Người đời sau dùng “một chữ nghìn vàng”, “vàng treo thành Tần” để chỉ văn chương tinh tế.
__________________
NHẤT QUYẾT THƯ HÙNG.
Quyết sống mái một phen' Quyết phân thắng bại.
Cuối đời Tần, Hạng Vũ và Lưu Bang tranh cướp thiên hạ, gây nên chiến tranh liên miên, trăm họ điêu linh, cuộc sống khổ cực vô cùng. Do đấy Hạng Vũ nói với Lưu Bang: "Bây giờ cả nước không được an ninh, chủ yếu do hai ta không ngừng gây ra chiến tranh. Tôi muốn thách thức ông, quyết một phen sống mái, chứ không để trăm họ chịu khổ vô ích mãi" (X. Sử kí: Hạng Vũ bản kí).
Người đời sau đổi câu "quyết nhất hạ thư hùng" của Hạng Vũ thành "nhất quyết thư hùng" để chỉ hai bên thông qua một việc để quyết định cao thấp, thắng bại.
NHẤT TRƯỜNG XUÂN MỘNG.
Giấc mộng tan tành, Mông đẹp vỡ tan.
Thời Bắc Tống, Tống Thần Tông giao cho Vương An Thạch thi hành tân pháp, Tô Thức phản đối, nên Tô Thức bị giáng chức . Thời Tống Triết Tông, vua dùng Tư Mã Quang, người từng phản đối tân pháp, làm tể tương, nên Tô thức mới được đề bạt làm hàn lâm học sĩ, nhưng sau đó những người thi hành tân pháp lại lên nắm chính quyền, Tô thức lại bị biếm đến Xương Hóa (nay là huyện Xương Giang) tỉnh Quảng Đông.
Một hôm, có một bà già đến chuyện trò với Tô Thức, sau cùng bà nói: "Khi ông làm hàn lâm học sĩ thì rất giàu có, bây giờ xem ra chỉ là giấc mộng mùa thu". Tô Thức rất tán đồng với ý kiến của bà. (X. Hầu tỉnh lục của Triệu Lệnh Trù (Tống).
Về sau người ta dùng "nhất trường xuân mộng" để chỉ mộng đẹp tan vỡ, hoặc toan tính khôn ngoan của kẻ xấu bị đổ vỡ.
Thành ngữ này cũng viết thành "Xuân mộng nhất trường".
NHẤT THÀNH BẤT BIẾN.
Nhất thành bất biến.
Sách "Lễ kí: Vương chế" viết: "Hình phạt đã xác lập, nhất thành bất biến, nên quân tử mới tận tâm".
Ý là hình pháp đã được chế định thì quân tử phải tận tâm tận lực bảo vệ.
Về sau người ta dùng "nhất thành bất biến" để chỉ phải giữ mực thước quy củ, không được thay đổi hoặc sự vật khách quan không có gì thay đổi.
NHẤT KHÚC THIÊN KIM.
Khúc hát nghìn vàng.
Trong bài "Cổ cầm ngâm" của Tô Thức, đời Tống viết: "Nhớ lúc đương thời, tiếng hát nhè nhẹ; như tiếng suối chảy, một khúc giá nghìn vàng".
Sau dùng "nhất khúc thiên kim" để chỉ giá trị ca khúc rất cao hoặc ví sự vật quí giá.
NHẤT ĐOÀN HÒA KHÍ.
Đoàn kết một chiều: dĩ hòa vi quí.
Sau khi nhà lí học Trình Hạo đời Tống chết, đồ đệ của ông là Tạ Hiển Thông, nói về tính cách của ông như sau: Ông ấy, “ngồi suốt ngày, như một pho tượng đất, nhưng khi tiếp đãi khách thì hòa khí nhất mực” (X. Doãn Lạc Uyên nguyên lục của Chu Hi đời Tống, dẫn lại trong “Thượng Thái ngữ lục”).
Người đời sau dùng thành ngữ “nhất đoàn hòa khí” để chỉ một người không muốn đắc tội với người khác, bất kể chuyện gì cũng giữ hòa khí, thiếu tính nguyên tắc, thị phi lẫn lộn.
NHẤT VÕNG ĐẢ TẬN.
Một lưới chụp gọn.
Đời Tống có một nhà thơ tên là Tô Thuấn Khâm, ông là một trong những thành viên của tập đoàn chính trị cách tân của Phan Trọng Yêm, bị những người phái bảo thủ căm ghét. Đương thời có một người tên là Lưu Nguyện Du vì muốn được lòng ngài thừa tướng thuộc phái bảo thủ, liền dâng thơ tố cáo Tô Thuấn Khâm, kết quả không những Tô Thuấn Khâm bị biếm chức mà còn có nhiều người liên lụy bị bãi quan. Thế lực phái cách tân trong triều cũng bị thanh trừ. Lưu Nguyên Du nói với thừa tướng: “Lần này họ bị ông một lưới chụp gọn”. (X. Đông thiên bút lục của Ngụy Thái Tống).
Đời sau dùng thành ngữ này để chỉ người của một tập đoàn nào đó bị bắt gọn hoặc một thế lực nào đó bị thanh trừ hết.
NHẤT TRUYỀN THẬP, THẬP TRUYỀN BÁCH.
Một truyền mười, mười truyền trăm.
Trong tác phẩm “Thanh dị lục: Tang táng nghĩa tật” của Đào Cốc người đời Tống viết: “Một truyền mười, mười truyền trăm, lan truyền khắp nơi, nên gọi là bệnh truyền nhiễm”.
Câu này nguyên nói về tình hình bệnh truyền nhiễm – Sau dùng để nói tin tức lan truyền đi rất nhanh.
NHẤT NGÔN VI TRỌNG.
Một lời làm trọng, lời nói như đinh đóng cột; Nói một là một, hai là hai.
Thời Chiến quốc, tướng quốc nước Tần là Thương Ưởng thi hành biến pháp, trước khi ban bố tân pháp, muốn để cho trăm họ tin lời mình nói là thật và quán triệt chấp hành tân pháp. Thương Ưởng cho chôn một cây cột dài 3 trượng ở cửa nam chợ ở đô thành, đoạn công bố: “Ai có thể chuyển cây cột này đến chôn ở cửa bắc chợ sẽ được thưởng 10 quan tiền”. Dân chúng rất nghi ngờ, không ai dám làm cả. Thương Ưởng thấy vậy, liền nâng tiền thưởng lên 15 quan. Bấy giờ có một người đến chuyển cây cột sang cửa bắc, và quả nhiên được thưởng 15 quan tiền thật. bấy giờ mọi người mới biết Thương Ưởng nói thật. (X. Thương Quân liệt truyện).
Vương An Thạch đời Tống viết một bài thơ ca ngợi Thương Ưởng: “Tự cổ dạy dân ở tín thành, một lời làm trọng vạn tiền khinh, người nay chưa thể bỏ Thương Ưởng,, biến pháp Thương ông được thi hành”. (X. Vương Lâm Xuyên tập: Thương Ưởng).
Đời sau lấy câu thơ “nhất ngôn vị trọng” của Vương An Thạch làm thành ngữ, để ví nói là làm, nói phải để người tin, làm phải có kết quả.
NHẤT NGÔN DĨ TẾ CHI.
Nói tóm lại một câu; khái quát một câu.
Khổng Tử nói: “Kinh Thi, 300 bài, một câu có thể khái quát là tư tưởng thuần xác”. (X. Kinh Thi: Vi chính).
Đời sau dùng thành ngữ này để chỉ một câu nói khái quát, nói rõ sự việc.
__________________
NHẤT NGÔN TỨC XUẤT, TỨ MÃ NAN TRUY.
Xảy chân thì đỡ, lỡ miệng thì chịu; Một lời nói ra khó mà kéo lại.
Ý nói lời đã nói ra không thu về được, cũng dùng để chỉ một người giữ lời hứa.
Thành ngữ này bắt nguồn từ câu “tứ bất cập thiệt” (xe bốn ngựa cũng không nhanh bằng cái lưỡi) trong “Luận ngữ”.
Sau này, người ta biến câu đó thành tục ngữ “nhất ngôn xuất khẩu, tứ mã nan truy” (lời nói đã nói ra khỏi miệng, thì bốn xe ngựa cũng không đuổi kịp).
NHẤT PHẨU HOÀNG THỔ.
Một nắm đất vàng; Nhỏ như hạt cát.
Thời Hán Vũ Đế, có người ăn trộm một chiếc chén ngọc trong miếu thờ Hán Cao Tổ, Văn Đế lệnh cho Trương Thích Chi thẩm tra án này, Trương kết án tên ăn trộm tử hình. Văn Đế cho rằng án nhẹ quá, mà muốn chém cả nhà, Trương Thích Chi thanh minh: “ Theo pháp luật, tử hình một mình hắn là đủ, đồ đạc ở trong miếu rất nhiều, hắn chỉ ăn cắp một phần vạn thôi. Nếu ăn cắp một vật mà chém cả nhà, như vậy “bọn ngu dân ăn trộm lăng mộ Trường Lăng thì bệ hạ dùng hình phạt gì? Ý là nếu có người ăn cắp ở lăng mộ hoàng đế thì định tội thế nào? Văn Đế đành phải đồng ý với cách định tội của Trương Thích Chi. (X. Sử ký: Trương Thích Chi, Phùng Đường liệt truyện).
Đời sau dùng “nhất phẩm hoàng thổ” để chỉ lăng mộ hoặc vật nhỏ bé.
NHẤT LAO VĨNH DẬT.
Khổ một lần, sướng muôn đời; Khổ một sướng mười.
Trong tác phẩm “Phong Yên Nhiên Sơn minh” của Ban Cố đời Hán viết: “Điều đó có thể nói khổ một sướng muôn, tiêu phí một ít mà an ninh suốt đời”.
Về sau viết thành “nhất lao vĩnh dật”, ý chỉ vất vả một chút mà an nhàn suốt đời.
NHẤT TRƯƠNG NHẤT THỈ.
Vừa căng vừa chùng.
Thời Xuân Thu, Tử Cống, học trò của Khổng Tử, có một lần đi xem cúng bái cuối năm, lúc bấy giờ dường như nhân dân toàn thành đều tham gia cả, khi về, Khổng Tử hỏi ông ta: “Những người ấy có vui vẻ không?” Tử Cống đáp: “Vui vẻ lắm”. Khổng Tử nói: “Nhân dân suốt cả năm lao động, có một ngày vui vẻ để họ xả hơi, đại lí ở đây chẳng rất rõ ràng là gì?” “Nhất trương nhất thỉ” là phương pháp cơ bản đề cai trị quốc gia của Chu Văn vương” (X. Lễ lí: tạp kí học).
Đời sau dùng thành ngữ này để chỉ làm việc, nghỉ ngơi sắp xếp hợp lí, có vất vả, có an nhàn, có căng có chùng.
NHẤT PHẠN THIÊN KIM.
Bát cơm nghìn vàng.
Hàn Tín thời nhỏ rất nghèo, thường phải xin cơm người để sống qua ngày. Một hôm, Hàn Tín đến câu cá ở bên sông Hoài Hà dưới chân thành Hoài Âm, gần đó có một số bà già giặt tơ lụa, một bà trong đó thấy Hàn Tín không có gì ăn, bèn sẻ cơm cho Hàn Tín ăn, suốt mấy chục ngày đều như vậy, Hàn Tín vô cùng cảm kích, ông bèn nói với bà già kia rằng: “Tôi sau này nhất định sẽ báo đáp lão”. Bà già nghe xong, tức giận, nói: “Ta thấy nhà anh đói thì ta thương chứ không mong chờ sự báo đáp của nhà anh”.
Về sau, Hàn Tín trở thành đại tướng của Lưu Bang, được phong làm Sở vương. Sau khi đến thành đô nước Sở, Hàn Tín tìm mời bà già cho cơm thuở trước, biếu bà nghìn vàng để báo đền ơn xưa. (X. Sử kí: Hoài Âm hầu liệt truyện).
Đời sau dùng điển cố này khái quát thành “Nhất phạn thiên kim”, để chỉ việc báo đáp hậu hĩ ân tình của người khác đã ban cho mình.
NHẤT THÂN LƯỠNG DỊCH.
Một thân hai chức; Một lúc hai việc.
Thời Nam Bắc triều có một người tên là Trương Sung, thích săn bắn. Một hôm anh ta tay dắt chó săn, vai vác chim ưng đi săn. Người bố thấy vậy bèn cười bảo: “Con một thân hai chức (một người làm một lúc hai việc) không cảm thấy mệt ư?” Trương Sung hiểu lời nói của cha có hàm ý, liền vội nói: “Xin cho phép con đến sang năm – tam thập nhị lập (tức 30 tuổi) – sẽ thay đổi”. Người bố nói: “Thay đổi được thì hay”. Năm sau quả nhiên Trương Sung không đi săn nữa, ra sức học tập, cuối cùng được làm quan. (X. Lương thư: Trương Sung truyện).
Đời sau dùng “nhất thân lưỡng dịch” để chỉ một người cùng một lúc làm hai việc hoặc thân kiêm hai chức.
NHẤT THÂN KHINH.
Nhẹ gánh nhẹ thân.
Tô Triệt (tự Tử Do) người đời Tống, khi ông có đứa cháu thứ tư, nhà thơ Tô Thức làm một bài thơ chúc mừng như sau: “Không quan một thân nhẹ, có cháu vạn sự đủ”. (X. Tô Thức: Thơ chúc mừng ông Tử Do có cháu thứ tư).
Sau này dùng “nhất thân khinh” để chỉ không làm quan, không phải gánh vác trách nhiệm gì, thân nhàn nhẹ.
NHẤT THÂN THỊ ĐẢM.
Một mình gan dạ.
Thời Tam Quốc, hai nước Ngụy, Thục đánh nhau tranh cướp hán Trung. Tướng Thục là Triệu Vân (tự Tử Long) và Hoàng Trung đi cướp trại quân Ngụy, quân Ngụy đã sớm đề phòng, quân Thục bị vây. Hoàng Trung và một số người khác bị vây hãm. Triệu Vân chọc thủng vòng vây cứu được. Tào Tháo lại đốc quân đến đánh, chư tướng khuyên Triệu Vân đóng trại phòng thủ, Triệu Vân không nghe, hạ lệnh mở toang cửa trại, “hạ cờ tắt trống”, quân Ngụy đến nơi thấy thế nghi có phục binh, không dám tiến đánh, thu quân trở về. Xong việc, Lưu Bị khen Triệu Vân: “Tử Long một mình gan dạ”. (X. Tam Quốc chí: Thục thư: Triệu Vân truyện).
Đời sau dùng “nhất thân thị đảm” để chỉ người dũng cảm không hề sợ sệt.
Và dùng “hạ cờ tắt trống” để chỉ quân đội ẩn giấu tung tích, không gây tiếng động, không lộ mục tiêu.
NHẤT BA TAM CHIẾT.
Khúc chiết sinh động: Trở ngại gập ghềnh.
Trong thời Tấn có nhà thư pháp tên là Vương Hi Chi, một lần bàn về thư pháp, viết: “Mỗi khi vẽ một nét mác, thì đầu ngọn bút thường phải chuyển hướng ba lần”. (X. Vương Hi Chi: Đề Vệ phu nhân bút trận đồ hậu).
Đời sau căn cứ vào câu đó tạo thành thành ngữ “nhất ba tam chiết”, dùng để ví sự việc phát triển quanh co khi lên khi xuống hoặc chỉ văn chương khúc chiết sinh động.
NHẤT KHẮC THIÊN KIM.
Một khắc ngàn vàng; Thời gian là vàng.
Trong bài “Xuân dạ” của Tô Thức đời Tống viết:
“Đêm xuân một khắc đáng nghìn vàng,
Bóng nguyệt êm đềm, hoa thoáng hương.
Trên gác đàn ca nghe văng vẳng,
Sân đu lặng lẽ suốt canh trường”.
Đời sau dùng “nhất khắc thiên kim” để nói thời gian qúy như vàng bạc.
__________________
NHẤT THỊ ĐỒNG NHÂN.
Đối xử bình đẳng.
Trong tác phẩm "Nguyên nhân" của Hàn Dũ đời Đường có viết: "Do đó thánh nhân đối xử như nhau, không phân biệt xa gần thân sơ". Ý nói thánh nhân đối xử với nhân dân đều bình đẳng như nhau, không phân biệt thân sơ, xa gần.
Sau dùng thành ngữ này để chỉ đối xử với mọi người bình đẳng, không phân biệt này nọ.
NHẤT SỰ VÔ THÀNH.
Chẳng việc gì thành.
Trong bài thơ "Trừ tịch kí vi chi" của Bạch Cư Dị đời Đường có viết: "Tóc mai bất giác dài trắng xóa, chẳng việc chi thành chịu được ru!".
Sau dùng để chỉ không làm được việc gì cả, hoặc đời người chẳng làm nên sự nghiệp gì cả.
NHẤT BÔI CANH.
Chia đôi xẻ nửa.
Hán Cao Tổ Lưu Bang mang quân tới Thành Hạ đánh Hạng Vũ, Hạng Vũ bắt được bố Lưu Bang, giải đến trước trận, bắt Lưu Bang khuất phục đầu hàng, nếu không sẽ bắt bố Lưu Bang bỏ vạc dầu, nhưng Lưu Bang không khuất phục, không sợ hãi. Ông nói: "Bố ta thì cũng là bố ngươi, nếu ngươi cứ nhất định nấu, khi nào nấu chín thì phân cho ta một chén thịt để ta cùng ăn". (X. Sử kí: Cao Tổ bản kí).
Sau dùng thành ngữ này để nói đối phương kiếm được chút lợi ích gí thì cũng nên chia cho mình.
NHẤT QUỐC TAM CÔNG.
Một nước ba chủ.
Thời Chiến Quốc, Tấn Hiến Tông lúc đầu lấy Khương Thị, sinh được 3 người con trai là: Thân Sinh, Trùng Nhĩ, Di Ngô. Thân Sinh được lập làm thái tử.
Sau, Tấn Hiến Tông lại lấy Li Cơ, Tấn Hiến Tông yêu dấu Li Cơ, liền lập Khê Tê, con đẻ của Li Cơ, làm thái tử.
Do đó, Thân Sinh phải chạy về Khúc Ốc, Trùng Nhĩ chạy về phố, Di Ngô chãy đến đất Khuất.
Tấn Hiến Tông liền phái Sĩ Vĩ, giúp Trùng Nhĩ và Di Ngô đắp thành lũy ở Phố và Khuất, nhưng do đắp thành không kiên cố nên Sĩ Vĩ bị Tấn Hiến Tông khiển trách.
Sau khi bãi chầu, Sị Ngụy rất lấy làm lo lắng cho cục diện này của nước Tấn. Cả ba người con trai của Tấn Hiến Tông đều muốn làm vua, ông thấy không biết đi theo ai. Do đấy, Sĩ Ngụy làm một bài thơ, trong đó có hai câu: "Một nước ba chủ, tôi biết theo ai". (X. Tả truyện: Hi Công ngũ niên).
Sau, người ta dùng thành ngữ này để chỉ quyền lực nhà nước không tập trung, để nhân dân không biết đi theo ai.
__________________
NHẤT MINH KINH NHÂN.
Một tiếng kinh người; Đã làm là thắng.
Thời Xuân Thu, Tề Uy Vương lúc đầu lên ngôi, ngày đêm chỉ ăn uống chơi bời, không lo chính sự, lòng người phân tán, quốc thế thoái suy, các đại thần nước Tề rất lo lắng, nhưng không dám can.
Có một người tên là Thuần Vu Khôn dùng một thí dụ rất hay để khuyên vua, nói: “Có một con chim lớn đậu ở trong cung đại Vương đã 3 năm rồi, nhưng chưa hề bay một lần, chưa hề kêu một tiếng, đó là con chim già?” Nhà vua biết câu nói đó là nói mình, liền cười nói: “Đấy không phải là con chim bình thường; nó “đã không bay thì thôi, nhưng đã bay thì bay vút trời cao; đã không kêu thì thôi, nhưng đã kêu thì kêu đến kinh người”. Từ đấy về sau, Tề Uy Vương liền phấn chấn trở lại, chăm lôgích chính sự, bộ mặt đất nước có thay đổi lớn. (X. Sử kí: hoạt kê liệt truyện).
Về sau dùng “nhất phi xung thiên” để chỉ cá nhân người nào đó vốn lặng lẽ không tiếng tăm, nhưng một khi nghiêm túc làm việc thì sẽ có thành tích kinh người.
NHẤT BẠI ĐỒ ĐỊA.
Thua liểng xiểng; bại trân tơi bời.
Cuối đời Tần, nhân dân rầm rộ khởi nghĩa chống lại nền thống trị tàn bạo của nhà Tần. Nhân dân huyện Bái cũng nổi dậy, giết chết huện lệnh, mở toang cửa thành đón đội quan khởi nghĩa của Lưu Bang vào thành, nhân dân bầu Lưu Bang làm thủ lĩnh nghĩa quân. Ông từ chối, nói: “Bây giờ thiên hạ đại lôgíchạn, các nơi đều đánh nhau, nếu như không chọn được thủ lĩnh giỏi, thì không thể đánh bại được quân Tần, mà còn khó tránh được bại trận tơi bời. Tôi e năng lực không đủ, không thể đảm nhiệm được trọng trách. Xin ba con, chọn người cao minh hơn”. Nhưng mọi người vẫn cứ chọn Lưu Bang (X. Sử kí: Cao Tổ bản kí).
Đời sau dùng câu nói “Nhất bại đồ địa” của Lưu Bang để tèo quân đội bại trận hoặc làm việc gì đó gặp thất bại nặng nề. “Đồ địa” có nghĩa là bại trận, bị tàn sát, gan ruột óc vãi đầy trên mặt đất.
NHẤT TRI BÁN GIẢI.
Hiểu nông cạn; biết nửa vời
Trong tác phẩm “Thương lãng thi thoại: Thi biện” của Nghiêm Vũ đời Tống viết: “Nhưng cái hiểu của con người có nông có sâu, có hạn độ, có thấu triệt và cũng có biết nửa vời”.
Về sau dùng “nhất tri bán giải” để chỉ hiểu sự vật không sâu, tri thức nông cạn.
NHẤT VÃNG TÌNH THÂM.
Đam mê thích thú.
Thời Đông Tấn, có một vị tướng quân tên là Hoàn Y rất thích thổi sáo, nghệ thuật siêu phàm, được mệnh danh là “Giảng tả đệ nhất”. Không những thích thổi sáo, Hoàn Y còn rất thích nghe người khác thổi sáo và ca hát. Mỗi lần nghe thấy tiếng hát trong trẻo, thích đến nỗi không kiềm chế được, nói: “Hay quá! Hay quá!”.
Tể tướng nước Đông Tấn là Tạ An nghe nói Hoàn Y rất thích âm nhạc như thế, liền nói: “Tử Dã (tự của Hoàn Y) đối với âm nhạc có thể nói là say mê thích thú”. (X. Thế thuyết tân ngữ: Nhiệm Đảm).
Đời sau biến câu “nhất vãng hữu thâm tình” thành thành ngữ “nhất vãng thâm tình”, để chỉ người nào đó đối với sự vật và con người có tình cảm sâu nặng và say mê quá mức.
NHẤT HỒ CHI DỊCH.
Quý hồ tinh (bất quí hồ đa); một cái tinh bằng vạn cái thô.
Thời Chiến quốc, Tần Hiếu Công giao trách nhiệm cho Thương Ưởng thi hành hiến pháp, đã thành công rực rỡ.
Một lần Thương Ưởng hội kiến Triệu Lương, vị ẩn sĩ uyên bác của nước Tần, ông nói với Triệu Lương rằng: “Nước Tần do ta ra sức cai trị, đã thoát được cảnh lạc hậu, đuổi kịp các nước tiên tiến ở Trung Nguyên rồi, ông xem ta cai trị nước Tần so với Bách Lý Hề (tể tướng đời Tần Mục Công) thì ai giỏi hơn?” Triệu Lương nói: “Một nghìn tấm da dê, không bằng một nhúm lông nách của con cáo, một nghìn người vâng dạ, không bằng một người có học thức nói thẳng. Vua Vũ Vương nhờ tiếp thu lời khuyên của bầy tôi nên thịnh vượng, vua Trụ nhà Ân vì cự tuyệt lời khuyên nên mất. Nếu người đồng ý với cách làm của vua Vũ Vương thì xin nghe lời tâm phúc của tôi”. (X. Sử kí: Thương quân liệt truyện).
Đời sau dùng câu nói “nhất hồ chi dịch” (một nhúm lông nách của con cáo) của Triệu Lương để ví với sự quý giá của sự vật.
__________________
__________________
NHẤT CỬ THÀNH DANH.
Vừa làm đã nổi tiếng.
Trong tác phẩm “Quốc tử tư nghiệp Dậu công mộ chí minh”, Hàn Dũ người đời Đường viết: “Ông Dậu Mâu mới làm đã thành công, nên mời khách”.
Sau dùng “nhất cử thành danh” để chỉ làm một việc gì đó đã nổi danh ngay.
NHẤT CỬ LƯỠNG ĐẮC.
Một công đôi việc; nhất cử lưỡng tiện.
Tác phẩm “Đông quan Hán kí: Cảnh Yểm Truyện” của Ban Cố v.v… đời Hán viết: “Ta được Lâm Tri, tức là vừa cô lập được Tây An vừa làm cho nó phải diệt vong, như vậy gọi là một công đôi việc”.
Ý chỉ làm một việc được những hai cái lợi.
NHẤT NGỘ TÁI NGỘ.
Hết lầm lại lỡ; hết sai lầm này đến sai lầm khác.
Tống Thái tổ Triệu Khuông Dận quyết định sau khi chết sẽ lần lượt truyền ngôi cho hai em trai, sau đó lại truyền cho con trai của mình. Triệu Đình Mĩ người em thứ hai rất ngang ngược tàn ác và tính chuyện âm mưu quỷ kế. Anh ta muốn mình sớm được kế vị, nên tìm cách thoán vị. Tể tướng Triệu Phổ sau khi biết được âm mưu của Triệu Đình Mĩ, liền ra sức đề phòng và giáng chức anh ta. Triệu Phổ cho rằng nhà Triệu muốn giữ được thiên hạ, thì không thể cho Triệu Đình Mĩ kế vị được.
Một hôm Triệu Quang Nghĩa mời Triệu Phổ đến nói rằng mình sắp sửa nhường ngôi hoàng đế cho em trai. Triệu Phổ ngăn, nói: “Triệu Đình Mĩ là người có nhiều âm mưu, từ lâu đã muốn đoạt quyền. Ngày xưa Thái Tổ nói sẽ nhường ngôi cho ông ấy là sai lầm rồi, bây giờ ngài lại mắc sai lầm một lần nữa sao?” Vì thế, Triệu Quang Nghĩa không nhường ngôi cho Triệu Đình Mĩ nữa. (X. Tống sử: Ngụy vương Đình Mĩ truyện).
Đời sau khái quát câu nói “nhất ngộ tái ngộ” của Triệu Phổ thành thành ngữ dùng để ví một người liên tục phạm sai lầm hoặc chỉ trong khi xử lí cùng một việc như nhau, nhưng những người khác nhau đều phạm những sai lầm tương tự. Sau này cũng dùng để chỉ đối với một sự việc nào đó cứ phạm sai lầm mãi.
NHẤT GIA CHI NGÔN.
Lí luận độc đáo; kiến giải độc đáo.
Tư Mã Thiên nói mục đích viết “Sử kí” là nghiên cứu địa lí và những sự kiện lớn xuất hiện trong đời sống, trình bày sự thay đổi lịch sử từ cổ đến nay, đặng trở thành kiến giải độc đáo của mình. (X. Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm An thư).
Sau dùng thành ngữ này để chỉ trước tác chuyên môn có kiến giải độc đáo của mình. Cũng viết là “nhất gia ngôn” hoặc “thành nhất gia ngôn”.
NHẤT HUY NHƯ TỰU.
Vung bút là thành; hạ bút là xong.
Đời Đường có một vị tài tử tên là Vương Lân, một hôm, ông ngồi trong vườn hoa làm thơ, một lúc viết được ba mươi bài. Nhưng không may là, thơ vừa viết xong liền bị một trận gió lớn thổi bay tất cả xuống vũng bùn. Bạn bè đều tiếc rẻ, nhưng ông ta không chút bận tâm, bảo thư đồng lại đem bút mực ra, chỉ nhoáng một cái viết xong hơn mười bài thơ. Mọi người thấy ông thông minh mẫn tiệp thế đều nói: “Vung bút mà thành, thật là giỏi tuyệt!” (X. Chính ngôn: Tiến cử bất tróc của Vương Định Bảo đời Ngũ đại).
Đời sau dùng “nhất huy như tựu” để chỉ người tài xuất chúng viết, vẽ rất nhanh, vung bút là thành.
NHẤT TƯƠNG TÌNH NGUYỆN.
Chỉ theo ý mình.
Trong “Bách dụ kinh”, một tác phẩm ngụ ngôn của nhà Phật, ghi chép một câu chuyện như sau: Thời xưa, có một chàng ngốc vào thành chơi, nhìn thấy con gái vua, muốn lấy làm vợ, kết quả là ốm tương tư. Bạn bè thân hữu thấy anh ta ốm không dậy được, đến khuyên nhủ, sau muốn anh ta từ bỏ hẳn ý nghĩ điên rồ kia, liền nói dối rằng: “Chúng tôi đi hỏi công chúa giùm anh, nhưng công chúa không đồng ý”. Ai ngờ, anh chàng ngốc nghe thế, liền nói: “Các người đi hỏi, công chúa đương nhiên là không đồng ý, tôi đi hỏi, thì công chúa đồng ý ngay”.
Đời sau, khái quát câu chuyện của anh chàng ngốc thành thành ngữ “nhất tương (sương) tình nguyện” (ý nguyện của một phía) để chỉ những ai làm gì cũng chỉ theo ý của mình, chứ không để ý đến thực tế khách quan.
NHẤT TỌA GIAI KINH.
Cử tọa giật mình.
Thời Hán Hiếu Vũ Đế, có một cụ già tên là Lý Thiếu Quân, không người nào biết thân thế và tuổi thật của cụ già ra sao cả, chỉ nghe cụ già biết điều chế thuốc chống già yếu.
Một hôm, cụ đến dự tiệc tại nhà Vũ Am Hầu. Trong bàn tiệc có một cụ già hơn 90 tuổi, cụ Thiếu Quân nói mình đã từng đi săn cùng bố cụ già ấy. Cụ già ấy thời nhỏ đã từng theo cha đến nơi đi săn, nên biết là cụ Thiếu Quân nói không sai, mọi người nghe nói tất cả đều giật mình. (X. Sử kí: Hiếu Vũ bản kí).
Đời sau, dùng “nhất tọa giai kinh” để chỉ khách đang ngồi đều thấy bất ngờ hoặc lời nói khiến cho người ta kinh ngạc.
NHẤT NẶC THIÊN KIM.
Lời hứa nghìn vàng; Xem trọng lời hứa.
Quý Bố là đại tướng của Hạng Vũ, ông rất cương trực, hay giúp người, hễ việc gì ông đã nhận giúp thì ông tìm mọi cách làm cho bằng được. Sau khi Hạng Vũ bại trận, cắt cổ tự vẫn, Lưu Bang treo thưởng để bắt Quý Bố, sau được Hạ Hầu Anh nói giúp, Lưu Bang mới thôi bắt Quý Bố và phong ông làm Trung lang. Bấy giờ có một người nước Sở tên là Tào Khâu Sinh, rất hay nịnh người quyền thế, liền tìm gặp Quý Bố và tâng bốc rằng: “Tôi nghe người nước Sở nói, được trăm cân vàng không bằng được Quý Bố hứa giúp”. (X. Sử kí: Quý Bố Loan Bố liệt truyện).
Đời sau rút gọn điển cố trên thành “nhất nặc thiên kim”, để chỉ một người nói và làm đi đôi với nhau, rất coi trọng lời hứa của mình.
NHẤT BÚT CÂU TIÊU.
Xóa sạch trơn; Xóa toẹt đi.
Khi Phạm Trọng Yêm đời Tống làm chức phó tướng, có ý định thanh trừ những tệ nạn ở trong cung đình, liền phế truất những vị quan không xứng đáng đi. Bạn đồng liêu của ông ta là Phú Bật biết chuyện đó, liền nói với Phạm Trọng Yêm: “Ông xóa sạch tên họ đi là xong việc, nhưng ông có biết cả nhà họ đều khóc không?” Phạm Trọng Yêm nói: “Người trong nhà khóc còn hơn là người ngoài đường khóc”. (X. Ngũ triều danh thần ngôn hành lục của Chu Hi, đời Tống).
Về sau người ta lấy sự việc Phạm Trọng Yêm “xóa toẹt đi” tạo thành thành ngữ “nhất bút câu tiêu”, ý chỉ xóa sạch toàn bộ sự việc trước kia.
NHẤT TIỀN BẤT TRỊ.
Không đáng một xu.
Ông Quán Phu đời Tây Hán tính tình cương trực, không sợ quyền quý. Một hôm thừa tướng Điền Phần lấy vợ. Trong tiệc cưới, Quán Phu uống quá say, đến chúc rượu Điền Phần, Điền Phần không uống. Ông ta lại đến chúc rượu Lâm nhữ hầu Quán Hiền, Quán Hiến đang trò chuyện to nhỏ với Trình Bất Thức, Quán Phu rất tức, chửi: “Thường ngày mày bảo Trình Bất Thức không đáng một xu, mà bây giờ mày lại học cái thói đàn bà thì thầm bên tai nó”. (X. Sử kí: Ngụy kì Vũ An hầu liệt truyện).
Đời sau dùng “bất trị nhất tiền” hoặc “nhất tiền bất trị” để nói sự khinh miệt đối với người khác, hoặc chỉ một vật không có giá trị.
NHẤT XƯỚNG TAM THÁN.
Du dương uyển chuyển.
Trong “Lễ kí: Nhạc kí” viết: “Đàn ở miếu Thanh, giấy hồng lưu loát, một người hát, ba người hát theo có dư âm lắm”.
“Nhất xướng tam thán” nguyên nghĩa là một người hát ba người hát theo, sau chỉ thơ văn, ca khúc lưu loát uyển chuyển, tình điệu du dương.
NHẤT XƯỚNG NHẤT HỌA.
Mẹ hát con khen; tiền hô hậu ủng.
Một người hát, người kia hát theo. Trong “Đỉnh Xuyên ngữ tiểu” (quyển hạ của Trần Thúc Phương đời Nam Tống viết: “Cú pháp có chính có kì, có hô có ứng, hô ứng là một người hát một người theo, âm luật tương chiếu mà thành văn”.
Dùng để ví khi viết văn ghép văn, thanh điệu phối hợp nhịp nhàng, tạo nên văn thơ âm điệu hài hòa.
Về sau thường dùng “nhất xướng nhất họa” để chỉ hai người đồng điệu với nhau, ngôn từ hô ứng với nhau.
NHẤT TRÍCH THIÊN KIM.
Ném tiền qua cửa số; tiêu tiền như rác.
Ý nói ăn tiêu phung phí.
Câu nói xuất phát từ bài thơ “Thiếu niên hành” của Ngô Tượng đời Đường: “Nhà không bốn vách, không biết túng, quăng vứt nghìn vàng vẫn lì gan”.
NHẤT LẠC THIÊN TRƯỢNG.
Rơi tuột vạn dặm; xấu đi rất nhanh.
Trong bài thơ “Thính Đỉnh sự đàn cầm” của Hàn Dũ, đời Đường có câu: “Lên cao phân tấc không trèo được, thất thế rơi ùm nghìn trượng xa”.
“Nhất lạc thiên trượng” vốn là chỉ tiếng đàn đột nhiên từ cao chuyển xuống thấp, sau dùng để chỉ địa vị hoặc tình hình sự vật xuống thấp, xấu đi rất nhanh.
NHẤT TRIÊU NHẤT TỊCH.
Một sớm một chiều.
Thời Chiến Quốc, có một người tên là Quý Lương, bị bệnh, con ông đi mời thầy thuốc cho ông. Thầy thuốc nói: “ Nguyên nhân chủ yếu bệnh của ông là tiên thiên bất túc, bệnh phát đến mức này là không phải một sớm một chiều đâu, mà là phát dần dần rồi thành đó”. (X. Liệt tử: Lực mệnh thiên).
Đời sau dùng câu “nhất chiêu nhất tịch” để chỉ thời gian ngắn ngủi.
NHẤT PHÓ CHÚNG HƯU.
Một người dạy, chín người ngăn; Mọi vật tương quan.
Mạnh Tử kể một câu chuyện như sau: Ở nước Sở có một vị đại phu mong cho con trai mình học nói được tiếng nước Tề, liền mời một người nước Tề đến dạy cho con mình, nhưng do đứa con ở nước Sở, “một người nước Tề dạy nó, thì hàng trăm người nước Sở lại ngăn cản nó”, mặc dù người cha luôn đánh con, bắt nó phải học tiếng Tề, nhưng nó vẫn không nói được. Nhưng nếu đưa nó sang nước Tề, cho ở mấy năm, thì tự nhiên nó sẽ học được. (X. Mạnh tử: Đằng văn công hạ).
Đời sau rút gọn câu nói của Mạnh Tử thành “nhất phó chúng hưu”, dùng để chỉ con người và hoàn cảnh có liên quan với nhau.
NHẤT Ý CÔ HÀNH.
Một mực làm theo ý mình.
Thời Tây hán, có một người tên là Triệu Vũ, viết văn rất hay, được Hán Vũ đế khen thưởng, lần lượt được làm chức ngự sử, trung đại phu và thiếu phủ v.v… Triệu Vũ tính tình cương trực, làm việc công minh, chí công vô tư. Do ông không bao giờ biếu xén, mời khách tiệc tùng, và cũng cự tuyệt ăn yến tiệc và nhận quà biếu, nên trong công việc lúc nào cũng có thể làm theo ý kiến riêng của mình, không bị ai xỏ mũi. (X. Sử kí: Khốc lại liệt truyện).
Đời sau khái quát hành động của Triệu Vũ thành thành ngữ “nhất ý cô hành”, nguyên nghĩa là làm việc theo ý riêng của mình.
Về sau, thành ngữ này mang nghĩa châm biếm, chỉ một người cứ ngoan cố làm theo ý chủ quan của mình, không chịu nghe theo ý kiến của ngưới khác, cũng không tính toán đến hoàn cảnh khách quan xem có làm được không.
NHẤT CỐ TÁC KHÍ.
Dốc sức làm xong; thi đua nước rút.
Thời Xuân Thu, nước Tề đánh nước Lỗ, quân hai bên cầm cự ở Trường Chước, hai bên đều bày trận xong, Lỗ Trang công liền muốn tấn công ngay, tùy quân Tào Quệ khuyên ông đợi đã. Bấy giờ quân Tề đánh một hồi trống tiến công, Tào Quệ nói không cần để ý, quân Tề đánh đến hồi trống thứ hai, thứ ba, quân Lỗ vẫn giữ vững không ra nghênh chiến, thấy thế quân Tề cảm thấy chán nản. Tào Quệ nhắm đúng thời cơ, nói: “Bây giờ đến lượt chúng ta tiến quân rồi”. Kết quả là đánh bại được quân Tề. Trang công hỏi Tào Quệ vì sao lại chỉ huy tác chiến như vậy, Tào Quệ nói: Lần thứ nhất đánh trống, dũng khí quân còn đang mạnh; lần thứ hai đánh trống, dũng khí đã kém rồi; lần thứ ba đánh trống, quân sĩ bắt đầu mệt mỏi, còn chúng ta mới đánh hồi trống thứ nhất, sĩ khí đang vượng, cho nên đánh bại được quân Tề. (X. Tả truyện: Trang công thập niên).
Sau dùng thành ngữ “nhất cổ tác khí” để chỉ làm việc gì cũng còn hăng hái tiến lên, nhân lúc hăng say nhất thì làm một mạch cho xong.
NHẤT BẠO THẬP HÀN.
Nóng lạnh thất thường.
Thời Chiến Quốc, vua Tề hồ đồ bất tài, có người trách Mạnh Tử rằng: sao ông thấy vua Tề không sáng suốt mà cũng không đi giúp đỡ ông ấy. Mạnh Tử đáp: “Vua Tề hồ đồ như thế có gì là lạ. Ví như cái cây dễ sống nhất ở trong thiên hạ, nếu như mang phơi nắng một ngày rồi lại để vào chỗ rét lạnh cho mười ngày, thì nó mọc tốt làm sao được. Hàng ngày tôi ít gặp vua Tề, khi tôi không có ở bên cạnh vua Tề thì nhà vua bị bọn xiểm ninh bao vây, chẳng khác gì cái cây bỏ ở nơi lạnh lâu ngày, như thế thì bảo tôi dùng cách gì làm cho ông ta thông minh lên được chứ!” (X. Mạnh Tử: Cáo Tử thượng)
Về sau câu “nhất bạo thập hàn” để ví một người làm việc lúc thì nóng vội lúc thì trễ nải, không có nghị lực và lòng kiên trì.
NHẤT TIỄN SONG ĐIÊU.
Một công đôi việc; một tên hai đích; nhất cử lưỡng tiện.
Thời Bắc Chu, võ tướng Trường Tôn Thạnh hộ tống công chúa sang Đột Quyết kết hôn cùng Khả Hãn (thủ lĩnh) Đột Quyết. Một hôm, Khả Hãn cùng Trường Tôn Thạnh đi săn, nhìn thấy trên trời có hai con đại bàng to đang tranh nhau miếng mồi, Khả Hãn muốn biết bản lĩnh của Trường Tôn Thạnh, liền rút ra hai mũi tên mời ông bắn hai con đại bàng kia. Trường Tôn Thạnh gương cung bằn một mũi tên trúng vào cả hai con đại bàng đang tranh ăn, Khả Hãn rất mừng rỡ, liền lệnh, cho anh em và các quan vái Trường Tôn Thạnh làm thầy và xin học bắn cung. (X. Tùy thư: Trường Tôn Thạnh).(*)
Đời sau dùng “nhất tiễn song điêu” để ví làm một việc nhưng lại thu được hai (hoặc nhiều) cái lợi.
----------
(*) Tích nầy, cũng chính là tích mà Kim Dung tiên sinh dựa theo để viết nên thiên... "Anh hùng xạ điêu" rất nổi tiếng...
1. Ngu Công di sơn (Ngu Công dời núi)
Chuyện này ghi chép trong “Liệt Tử thang vấn”, một cuốn sách do nhà triết học tên là Liệt Ngự Khấu viết vào khoảng thế ký IV, V trước công nguyên.
Chuyện kể rằng, có một ông lão, tên là Ngu Công, đã gần 90 tuổi rồi. Trước cửa nhà ông có hai ngọn núi lớn, một ngọn tên là Thái Hàng, một ngọn là Vương Ốc, mọi người ra vào rất bất tiện.
Một hôm, Ngu Công triệu tập tất cả người trong nhà lại nói: “Hai ngọn núi này đã ngăn cản trước cửa nhà ta, ta ra cửa phải đi nhiều đường vòng oan uổng. Chi bằng chúng ta cả nhà ra sức, di chuyển hai ngọn núi này, mọi người thấy thế nào ?”.
Các con, cháu Ngu Công nghe vậy đều nói: “Ông nói đúng, từ ngày mai chúng ta bắt tay vào làm”. Thế nhưng, vợ Ngu Công cảm thấy dọn hai ngọn núi này khó quá, nên phản đối: “Chúng ta đã sống nhiều năm tại đây, làm sao lại không thể tiếp tục sống như thế này ? Huống chi, hai ngọn núi lớn như vậy, cho dù có thể di dời từng tí một, nhưng nơi nào có thể đổ nhiều đất đá xuống như vậy ?”. Lời nói của vợ Ngu Công lập tức khiến mọi người bàn luận, đây quả thực là một vấn đề. Sau cùng họ quyết định: chuyển đất đá trên núi đổ xuống biển.
Ngày hôm sau, Ngu Công dẫn cả nhà bắt đầu dọn núi. Láng giềng của Ngu Công là một bà góa. Bà có một đứa con trai, mới 17, 18 tuổi, nghe nói dời núi cũng vui vẻ đến giúp. Nhưng công cụ di dời núi của nhà Ngu Công chỉ là cuốc và gùi địu trên lưng, hơn nữa giữa núi và biển cả cách nhau xa xôi, một người một ngày không đi được hai chuyến. Một tháng làm việc, ngọn núi xem ra chẳng khác gì ban đầu.
Có một ông lão tên là Trí Tẩu, ăn ở đối xử rất tinh ranh. Ông thấy cả nhà Ngu Công dọn núi thì cảm thấy nực cười. Có một hôm, ông nói với Ngu Công rằng: “Ông đã nhiều tuổi như vậy, đi lại đã không dễ dàng, làm sao có thể dọn được hai ngọn núi này?”.
Ngu Công trả lời rằng: “Tên ông là Trí Tẩu, nhưng tôi thấy ông còn không giỏi bằng con nít. Tôi tuy đã sắp chết, nhưng tôi còn có con trai, con trai tôi chết, còn có cháu, con cháu đời đời truyền cho nhau, vô cùng vô tận. Đất đá trên núi dọn đi chút nào thì ít đi chút ấy, không thể mọc thêm được. Chúng tôi ngày nào, tháng nào, năm nào cũng dọn, làm sao không thể dọn nổi ngọn núi ?”. Trí Tẩu tự cho là thông minh nghe Ngu Công nói vậy cũng không nói thêm được lời nào.
Ngu Công dẫn cả nhà, bất kể mùa hè nóng nực hay là mùa đông giá lạnh, hàng ngày đi sớm về tối, không ngừng đào núi. Việc làm của họ cuối cùng đã cảm động Thượng Đế. Thượng Đế đã cử hai vị thần tiên xuống trần gian, dọn hai ngọn núi này. Từ đó, đường đi không còn bị trở ngại, mọi người chẳng phải đi vòng nữa.
Chuyện "Ngu Công dời núi" lưu truyền đến nay. Nó nói với mọi người rằng: bất kể gặp phải việc khó khăn ra sao, miễn là có quyết tâm, có nghị lực làm thì có thể thành công.
2. Ngọa tân thường đảm (Nằm gai nếm mật)
Đời Xuân Thu (722-479 trước công nguyên), hai nước Ngô và Việt đánh nhau. Sau trận đại bại tại Cối Kê, vua Việt là Câu Tiễn phải mình trần sang lạy vua Ngô là Phù Sai xin hàng. Ngô vương bắt vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin, có quan Tướng Quốc là Phạm Lãi theo hầu. Cả ba đều bị giam trong ngục đá.
Hằng ngày vợ chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi phải cắt cỏ, hốt phân ngựa, gánh nước rửa dọn chuồng ngựa, kiếm củi nấu cơm... Suốt thời gian ba năm, chúa tôi sống một cách vô cùng vất vả cực nhọc, những vẫn bền chí đợi thời.
Một hôm vua Ngô ốm, Câu Tiễn nghe theo lời của Phạm Lãi là chịu nếm phân của vua Ngô để ngự y chẩn bệnh nên được vua Ngô tin kẻ hàng giữ dạ trung thành. Nhờ đó mà cả ba được phóng thích về nước.
Được trở về cố quốc, nhớ đến nỗi thất bại nhục nhã và bị giam cầm làm nô lệ, Câu Tiễn vô cùng căm uất, lòng canh cánh mưu toan báo thù. Tướng quốc Phạm Lãi khuyên: "Chúa công chớ lúc nào quên cái nhục ở ngục đá thì mới có cơ báo thù được nước Ngô". Câu Tiễn đáp: "Xin vâng lời dạy bảo!".
Bấy giờ giao quốc chính cho Văn Chủng, giao quân chính cho Phạm Lãi, nhà vua tôn hiền đãi sĩ, kính người già, thương kẻ nghèo, đối xử trăm họ như anh em nên được mọi người mến phục.
Đến mùa làm ruộng, Câu Tiễn cũng vác cày đi càỵ Vương phi Câu Tiễn cũng chăm việc dệt cửi. Cùng đám dân chia sự lao khổ, ăn mặc rất tiết kiệm.
Muốn gấp báo thù, Câu Tiễn cố sức chăm chỉ làm việc suốt ngày đêm. Khi nào buồn ngủ thì lấy cỏ lục (rau răm) xoa vào mắt cho cay làm mắt phải mở. Chân lạnh muốn co thì dầm nước lạnh. Mùa đông lạnh thì ôm giá. Mùa hè nóng nực thì ngồi bên lửa. Bỏ cả giường nệm, lấy gai lấy củi lót nằm. Quả mật luôn luôn treo ở chỗ ngồi, chỗ nằm, thỉnh thoảng lại nếm một ít như để nhắc lại nỗi tủi nhục, khổ đau. Đêm nào cũng sùi sụt khóc. Khóc chán lại thở dài. Hai chữ "Cối Kê" lúc nào cũng lẩm nhẩm ở miệng.
Theo 7 kế phá Ngô của Văn Chủng, mới thi hành được 3 thì nước Việt hưng thịnh, nước Ngô suy. Cuối cùng nước Việt báo được thù, thôn tính nước Ngô, và vua Ngô tự tử.
"Nằm gai nếm mật" có ý nghĩa: chịu đựng những việc lao khổ để đạt mục đích cho kỳ được.
弱肉强食
Nhược nhục cường thực
Mạnh được yếu thua/luật rừng
五十步笑百步
Ngũ thập bộ tiếu bách bộ
Dịch: Chó chê mèo lắm lông/Lươn ngắn lại chê trạch dài.Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm
Ý: Mình cũng không ra gì lại còn chê bai người khác.
危如累卵
Nguy như luy noãn
Dịch: nguy như chồng trứng
Giải thích: nguy như chồng trứng sắp đổ/nguy như trứng chồng lên nhau
鸦雀无声
Nha tước vô thanh
lặng ngắt như tờ/không một tiếng quạ, tiếng sẻ
泥牛入海
Nê ngưu nhập hải
Trâu đất xuống biển, một đi không trở lại
拿人手短,吃人嘴软
Nã nhân thủ đoản, cật nhân chủy nhuyễn
bắt người tay ngắn,cắn người miệng mềm
Ý nghĩa: nã nhân thủ đoản có nghĩa là lấy thứ gì đó của người khác thì cũng rụt tay lại với người ta. Cật nhân chủy nhuyễn có nghĩa là ăn đồ của người khác thì nói chuyện với người ta cũng mềm mỏng hơn
年幼无知
Niên ấu vô tri
Trẻ người non dạ
日晒雨淋
Nhật sái vũ lâm
Dầm mưa dãi nắng
日出月没
Nhật xuất nguyệt một
ngày lên đêm xuống/mặt trời mọc rồi lại đến mặt trăng lặn
玩世不恭
Ngoạn thế bất cung
Thái độ sống đùa cợt thiếu nghiêm túc vì bất mãn với đời.
TV: Bất cần đời
猴年马月
Niên hầu mã nguyệt
Ngày tháng năm nào, chẳng biết khi nào
呆若木鸡
Ngốc nhược mộc kê
Ngây ra như phỗng
硬着头皮
Ngạnh trứ đầu bì
kiên trì; bất chấp khó khăn, kiên trì đến cùng
人而無信,不知其可也。
Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã.
(Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc)
溫故而知新,可以為師矣。
Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ.
(Ngẫm nghĩ việc xưa để hiểu việc nay, hành vi đáng làm thầy người khác)
温文尔雅
Ôn văn nhĩ nhã
tao nhã, lịch sự, ôn tồn lễ độ
扑天盖地
Phác thiên cái địa
Nghiêng trời lệch đất/xoay trời chuyển đất
Giải thích: Thành ngữ dùng chỉ khí thế mạnh mẽ, lớn lao
负心薄幸
Phụ tâm bạc hạnh
bạc tình, bạc hạnh, thay lòng đổi dạ
锋芒毕露
Phong mang tất lộ
bộc lộ tài năng, tài năng lộ rõ
放一马
Phóng nhất mã
bỏ qua một việc gì đó/tha cho một ai đó
拍马屁
Phách mã thí
vuốt mông ngựa/nịnh hót
风驰电掣
Phong trì điện xế
nhanh như chớp/nhanh như điện/nhanh như gió thổi chớp giật
怦然心动
Phanh nhiên tâm động
Tim đập thình thịch, trống ngực đánh liên hồi
浮想联翩
Phù tưởng phiên phiên
Suy nghĩ miên man
父母在,不遠游,游必有方。
Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương.
Cha Mẹ còn sống, con cái không nên đi xa, nếu đi phải cho cha mẹ biết nơi đến. Tương đương với câu "đi thưa về trình" trong tiếng Việt
非禮勿視,非禮勿听,非禮勿言 ,非禮勿動。
Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động .
(không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy
片言可以折獄者,其由也与!
Phiến ngôn khả dĩ chiết ngục giả, kỳ do dã dư!
(Nửa lời có thể xử xong vụ kiện, giống như trò Do-Tự điển Hán-Việt)
Phá kính trùng viên
Ý của câu thành ngữ này là chỉ “Gương vỡ lại lành”.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Bản sự thi – Tình cảm” của Mạnh Khởi triều nhà Đường.
Từ Đức Ngôn-môn khách của Thái tử nước Trần thời Nam Triều và Công chúa Lạc Xương là vợ chồng rất mực thương yêu nhau. Triều chính nước Trần lúc bấy giờ rất hủ bại, Từ Đức Ngôn đã đoán biết nước Trần đang ̣đứng trước thảm họa bị diệt vong, vợ chồng mình sẽ buộc phải chia lìa, nên ông mới dặn vợ rồi bẻ chiếc gương gẫy làm đôi, mỗi người giữa một nửa làm tin để sau này lại đoàn tụ với nhau.
Ít lâu sau, vua nước Tùy Dương Kiên diệt được nước Trần thống nhất miền Bắc. Dương Tố là người có công trong việc tiêu diệt nước Trần không những được phong làm Việt Quốc Công, mà còn được nhiều phong thưởng, trong đó có Công chúa Lạc Xương. Còn Từ Đức Ngôn thì đành phải chạy trốn. Tuy tình cảnh vợ chồng bị chia lìa, nhưng họ vẫn nhớ thương nhau da diết.
Ngày 15 tháng giêng năm đó, Từ Đức Ngôn đến một phiên chợ rất nhộn nhịp, thì thấy một cụ già đang ngồi bán một nửa mảnh gương đồng với giá rất đắt. Ông chăm chú nhìn kỹ thì nhân ra ngay đó là nửa mảnh gương của vợ mình. Thì ra bà già này là người đầy tớ trong Dương phủ được Công chúa Lạc Xương sai đem gương ra bán để tìm chồng mình. Từ Đức Ngôn liền viết một bài thơ nhờ bà cụ chuyển cho Công chúa. Trong thơ đại ý viết: Gương và người đều rời tôi mà đi, nhưng nay thấy gương mà chẳng thấy người. Công chúa Lạc Xương sau khi đọc thơ và thấy mảnh gương kia của chồng, ngày nào nàng cũng đầm đìa nước mắt. Dương Tố biết được việc này thì vô cùng cảm động, bèn cho phép hai vợ chồng họ đoàn tụ và còn biếu tặng nhiều của cải.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về việc sau khi vợ chồng lìa xa nhau hoặc tình cảm vợ chồng bị rạn nứt lại được đoàn tụ hòa hảo với nhau.
Phá phủ trầm châu
Phá phủ trầm châu (Chữ Phủ là chỉ nồi, còn chữ Châu là chỉ thuyền). Nguyên ý của thành ngữ này là đập vỡ nồi và đục thủng thuyền.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Hạng Vũ bản kỷ”.
Vào những năm cuối triều nhà Tần, nước Tần xuất binh tấn công nước Triệu. Nước Triệu bị thất bại bèn lui về cố thủ ở Cự Lộc (Tức phía Tây nam Bình Hương tỉnh Hà Bắc ngày nay) thì bị quân Tần bao vây chặt. Bấy giờ, Sở Hoài Vương của nước Sở bèn phong Tống Nghĩa làm thượng tướng, Hạng Vũ làm phó tướng cùng dẫn quân sang cứu viện nước Triệu.
Nhưng khi Tống Nghĩa đưa quân đến An Dương thì dừng lại không đi nữa và nán lại ở đó những 46 ngày. Hạng Vũ thấy vậy vô cùng sốt ruột, ông nhiều lần yêu cầu Tống Nghĩa đưa quân Bắc tiến cùng quân Triệu hợp sức, trong đánh ra, ngoài đánh vào thì quân Tần tất bị thất bại. Nhưng Tống Nghĩa lại muốn chờ cho tới khi hai bên Tần Triệu đánh nhau mệt rồi mới tiến đánh thì ngư ông được lợi, nên ra lệnh nghiêm cấm quân sĩ không ai được tùy ý hành động. Sau đó, Tống Nghĩa mở tiệc mời khách ăn uống no say, mặc cho đám quân lính chịu đói khát.
Hạng Vũ không thể nhịn được nữa, bèn bày mưu hạ sát Tống Nghĩa, các tướng sĩ liền bầu Hạng Vũ lên làm chủ tướng. Sau đó, Hạng Vũ lệnh cho hai vị tướng dẫn hai vạn quân vượt sông sang giải cứu Cự Lộc trước. Sau khi đánh thắng vài trận nhỏ, Hạng Vũ liền ra lệnh cho toàn quân vượt sông sang cứu viện nước Triệu.
Sau khi quân đội đã qua sông, Hạng Vũ đã áp dụng một loạt hành động quả quyết, đục thủng hết chiến thuyền, đập vỡ hết nồi nấu cơm, đốt hết doanh trại, chỉ đem theo ba ngày lương khô, nhằm tỏ lòng quyết tâm chiến đấu đến cùng, ngoài ra không còn lối thoát nào khác. Cho nên toàn quân sau khi đến ngoại vi Cự Lộc, liền nhanh chóng vây chặt quân Tần, qua 9 ngày kịch chiến đã đánh bại được quân Tần.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về lòng quyết tâm chiến đếu đến cùng, anh dũng tiến lên, quyết một trận tử chiến.
Phao chuyên dẫn ngọc
Chữ “Phao” ở đây là chỉ vứt hoặc tung ra. Ý của câu thành ngữ này là chỉ vứt gạch ra để đem lại ngọc báu.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Truyền đăng lục Cảnh Đức – Quyển mười” của Thích Đạo Nguyên đời nhà Tống.
Tương truyền, cao tăng triều nhà Đường - Tùng Thẩm thiền sư là người yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với các đồ đệ khi tham thiền, mỗi người đều phải tập trung sức chú ý, tĩnh tâm tọa thiền, gạt bỏ mọi sự quấy nhiễu, đạt tới mức thân tâm bất động.
Có một lần, trong khi đang tham thiền vào ban đêm, Tùng Thẩm thiền sư có ý muốn thử sự tâp trung chú ý của các đồ đệ mình, ông nói: “Đêm nay ta đặt ra câu hỏi, ai có lý giải gì về Phật pháp thì đứng ra”.
Bấy giờ các đồ đệ đều tập trung tinh lực tọa thiền, không hề nhúc nhích. Duy chỉ có một tiểu tăng đứng ra chắp tay lễ bái rồi trả lời thiền sư. Tùng Thẩm thiền sư nhìn chú tiểu tăng chỉ nói một câu rằng: “Ta vừa ném gạch ra để lấy ngọc về, những không ngờ lại chuốc về một cục đất còn kém hơn cả viên gạch”.
Về “Phao chuyên dẫn ngọc” còn có một truyện kể như sau: Một hôm, khi Triệu Hỗ nhà thơ triều nhà Đường đi du lịch tại Ngô Địa, có một nhà thơ bản xứ tên là Thường Kiến rất sùng bái ông, khi biết chắc Triệu Hỗ thế nào cũng đến viếng chùa Linh Nham, ông ta bèn đến chùa trước rồi viết trên tường hai câu thơ, những mong sau khi Triệu Hỗ nhìn thấy sẽ viết thêm vào cho trọn bài. Quả nhiêu khi nhìn thấy thơ của Thường Kiến, Triệu Kiên đã viết thêm vào hai câu, trở thành một bài thơ rất hay. Nhưng do ý thơ của Triệu Hỗ vượt trội hơn nhiều so với thơ của Thường Kiến, cho nên, người ta mới gọi lối làm lấy thơ kém để dẫn ra thơ hay này là “Phao chuyên dẫn ngọc”.
Hiện nay người ta vẫn dùng câu thành nhữ này để ví với việc dùng lý giải thô thiện hoặc văn tự không thành thục của mình để dẫn ra cao kiến và giai tác của người khác.
Phi kinh trảm cức
Chữ “Kinh” và chữ “Cức” ở đây là chỉ bụi gai. Còn chữ “Trảm” là chặt đứt. Vậy câu thành ngữ này có ý là chặt đứt bụi gai. Nói một cách nôm na là “Đạp bằng chông gai”.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hậu Hán Thư – truyện Phùng Dị”.
Lưu Tú - nhà vua dựng nước Đông Hán, khi mới khởi binh quân lính rất ít ỏi, điều kiện sinh hoạt cũng hết sức tồi tệ. Do đó có rất nhiều người không chịu nổi đều rời ông ra đi. Duy chỉ có chủ bộ Phùng Dị là vẫn một mực theo ông, không hề tỏ ra có chút giao động trước điều kiện sống kham khổ.
Có một lần, khi Lưu Tú dẫn quân đi qua Vu Ủy Đình ở Nhiêu Âm tỉnh Hà Bắc, do hành quân đường trường, lại vừa đói vừa rét, nhiều binh sĩ không tài nào chịu được. Phùng Dị bèn tìm cách nấu cháo đỗ cho mọi người ăn cho ấm người. Một lần khác, khi đại quân đến huyện Nam Cung thì trời nổi cơn mưa gió, đám binh sĩ ướt như chuột lột, rét run cầm cập. Cũng chính vào lúc khó khăn này, Phùng Dị đã tìm cách nhóm lửa lên, rồi nấu lúa mạch cho mọi người ăn. Lưu Tú có ấn tượng rất tốt đối với vị chủ bộ đã tận tụy giải quyết công việc khi mình gặp khó khăn này.
Năm 25 công nguyên, Phùng Dị lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bình định Quan Trung. Lúc này, có một số tiểu nhân viết thư khuyên Lưu Tú nên đề phong Phùng Dị. Lưu Tú không tin và đem bức thư cho Phùng Dị xem. Năm 30 công nguyên, khi Phùng Di đến triệu kiến vua Quang Vũ Lưu Tú, Lưu Tú mới nói với các đại thần rằng: “Phùng Di là chủ bộ khi ta mới khởi binh, ông ta đã loại trừ mọi trướng ngại, khắc phục nhiều khó khăn trên con đường đầy gai góc giúp trẫm lập nên nghiệp lớn, về sau lại vì trẫm bình định được Quan Trung”.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với việc loại trừ mọi chướng ngại và khắc phục muôn vàn khó khăn trên con đường tiến lên và lập nghiệp.
Phụ kinh thỉnh tội
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Truyện Liêm Pha và Lạn Tương Như”.
Truyện xảy ra tại nước Triệu thời Chiến quốc. Hai nhân vật trong truyện này là võ tướng Liêm Pha và văn quan Lạn Tương Như.
Do Lạn Tương Như có công trong việc giao thiệp với nước Tần, nên được Triệu Huệ Văn vương phong làm thượng khanh, là chức tước cao hơn chức của Liêm Pha. Liêm Pha rất bất mãn trước việc này, cho rằng mình có công lao hiển hách, còn Lạn Tương Như có công cán gì mà cũng ngồi trên đầu mình. Liêm Pha còn thề sẽ kiếm dịp sỉ nhục Lạn Tương Như.
Lạn Tương Như vốn biết việc này nhưng cũng chẳng ̣để bụng, mà làm việc gì cũng hết sức thận trọng và cố né tránh gặp mặt Liêm Pha, ngay đến việc ra chầu vua cũng thác bệnh không đến.
Một hôm, Lạn Tương Như đang trên đường đi làm việc thì thấy xe của Liêm Pha từ phía trước đi tới, bèn bảo các thủ hạ của mình hãy đứng dẹp sang một bên nhường lối cho xe của Liêm Pha đi. Những người này thấy vậy vô cùng tức giận, Lạn Tương Như mới giải thích rằng: “Sở dĩ nước Tần không dám động tới nước Triệu ta, là vì nước Triệu có tôi và tướng quân Liêm Pha. Nếu hai chúng tôi gây mâu thuẫn và lục đục với nhau, thì nước Tần ắt sẽ thừa cơ xâm lấn nước Triệu ngay”. Các thủ hạ nghe xong đều cảm động trước lời nói của Lạn Tương Như, họ chủ động xin lỗi những người theo hầu Liêm Pha, rồi đứng dẹp sang một bên nhường lối.
Liêm Pha biết được việc này rất xúc động trước tấm lòng vì nghĩa cả của Lạn Tương Như và cảm thấy rất hổ thẹn trước thái độ nhỏ nhen, tị nạnh của mình, bèn cởi trần rồi cài một cành mận gai sau lưng sang nhà Lạn Tương Như xin lỗi.
Quyển thổ trùng lai
Hai chữ “Quyển thổ” ở đây là chỉ có rất đông người cưỡi ngựa đang phi nước đại. Ý của câu thành ngữ này là chỉ, sau khi đã thất bại thì tập trung lực lượng đánh lại lần nữa.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: “Đề Ô Giang đình” của Đỗ Mục triều nhà Đường.
Sau khi triều nhà Tần bị diệt vong, Hạng Vũ và Lưu Bang tranh giành nhau làm bá chủ thiên hạ, mà sử sách gọi là “Cuộc giành dật giữa Sở Hán”. Bấy giờ, do Hạng Vũ và người chú tên là Hạng Lương đã tổ chức một toán quân rất tinh nhuệ và đáng tin cạy gồm hơn 8 nghìn đệ tử ở vùng Ngô Trung, tức Huyện Ngô, tỉnh Giang Tô ngày nay. Tám nghìn tinh binh này rất anh dũng thiện chiến, rồi dần dần phát triển thành một đội quân lớn mạnh.
Tình hình lúc bấy giờ rất có lợi cho Hạng Vũ, thế nhưng do Hạng Vũ quá chuyên quyền độc đoán, lại kiêu ngạo khinh địch, cuối cùng bị sa vào cạm bẫy của Hàn Tín đại tướng của Lưu Bang ở Cai Hạ, bị thất bại chỉ còn lại 8 nghìn lính Giang Đông. Hạng Vũ dẫn quân phá vây, chạy đến sông Ô Giang. Bấy giờ, phía trước có sông ngăn lối, đằng sau có quân địch đuổi theo, tình hình vô cùng nguy ngập. Người trưởng đình Ô Giang nói với Hạng Vũ rằng: “Giang Đông tuy hẹp, nhưng cũng là đất rộng nghìn dặm, vẫn có thể xưng chúa tại đây, bây giờ tôi dùng thuyền đưa ông qua sông, thì quân nhà Hán cũng chẳng có cách nào”..
Nhưng Hạng Vũ từ chối rằng: “Đây cũng là trời muốn giết tôi, tôi làm sao có thể qua sông chạy trốn. Hơn nữa, tôi dẫn 8 nghìn lính Giang Đông qua sông đánh sang phía tây, nay chỉ một mình tôi trở vê, thì còn mặt mũi nào nhìn các phụ lão Giang Đông”.
Hạng Vũ nói xong bèn tặng con ngựa Ô Truy của mình cho trưởng đình, sau khi chém chết mấy chục tên quân nhà Hán, rồi nhảy xuống sông tự tử, bấy giờ Hạng Vũ mới có 31 tuổi.
Về sau, khi nhà thơ Đỗ Mục triều nhà Đường đến bờ sông Ô Giang, ông tiếc thay cho Hạng Vũ, vì ông cho rằng, nếu Hạng Vũ chịu lên thuyền qua sông thì tất có ngày đánh trở lại. Ông đã đề một bài thơ trên đình Ô Giang trong có hai câu: Giang Đông tử đệ đa tài tuấn. Quyển thổ trùng lai vị khả tri.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu: “Quyển thổ trùng lai”, để chỉ hiện tượng làm lại sự việc mà lần trước đã bị thất bại.
君,君;臣,臣;父,父;子, 子。
Quân, quân; thần, thần; phụ, phụ; tử, tử .
(Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con-Wikipedia dịch)
群居終日,言不及義,好行小慧 ;難矣哉!
Quần cư chung nhật , ngôn bất cập nghĩa, hảo hành tiểu huệ; nan hĩ tai!
Tụ họp nhau cả ngày, nói năng tào lao, làm những điều nhỏ mọn, nguy lắm thay !
過而不改,是謂過矣!
Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ!
(Biết lỗi mà không sửa, đó chính là lỗi!)
生生世世
Sanh sanh thế thế
đời đời kiếp kiếp
趁火打劫
Sấn hỏa đả kiếp
Thừa nước đục thả câu
瘦死駱駝比馬大
Sấu tử lạc đà bỉ mã đại
瘦死的骆驼比马大
Sấu tử đích lạc đà bỉ mã đại
lạc đà gầy còn lớn hơn ngựa/méo mó có hơn không
数不胜数
Sổ bất thắng sổ
vô số kể; nhiều đếm không xuể
差之毫厘,谬以千里
Soa chi hào ly,mậu dĩ thiên lý
Sai một ly, đi một (ngàn) dặm
擦屁股
Sát thí cổ
Ám chỉ hậu quả do người khác gây ra mà mình phải xử lý.
生而知之者,上也;學而知之者 ,佽也;困而學之,又其佽也。困而� �學,民廝為下矣!
Sinh nhi tri chi giả, thượng dã; học nhi tri chi giả, thứ dã ;Khốn nhi học chi, hựu kỳ thứ dã. Khốn nhi bất học, dân tư vi hạ hĩ!
Sinh ra mà đã biết, là bậc tiên; học rồi mới biết, là bậc thứ; gặp cảnh khốn nạn rồi mới chịu học, lại còn thấp hơn nữa. Thấp nhất là gặp cảnh khốn nạn rồi mà vẫn không chịu học-Sưu tầm từ
vì dịch quá hay!
Sắc lệ nhi nội nhẫm, thí chư tiểu nhân, kì do xuyên du chi đạo dã dư!
(Những kẻ ngoài mặt oai lệ mà trong lòng nhu nhược, thì ta coi là hạng tiểu nhân, họ có khác nào bọn trộm trèo tường khoét vách đâu ?-Tự điển Hán Việt)
Tần Tấn chi hảo
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tả truyện – Hy Công năm 23”.
Thời Xuân Thu, nhằm tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với nước Tần, Tấn Hiến Công đã đem con gái của mình gả cho Tần Mục Công. Về sau, Tấn Hiến Công khi tuổi về già rất ân sủng Hoàng phi Ly Cơ, bức chết Thái tử Thân Sinh. Ly Cơ lại còn muốn bức hại hai vị công tử là Di Ngô và Trọng Nhĩ, khiến hai người đành phải trốn khỏi nước Tấn. Sau khi Tấn Hiến Công qua đời, con trai của Ly Cơ lên làm vua, nhưng ít lâu sau bị hai vị đại phu trung thành với công tử Di Ngô giết chết. Họ còn cử người đi đón công tử Di Ngô đang sống lưu vong ở nước Lương về làm vua.
Công tử Di Ngô được Tần Mục Công cử quân hộ tống trở về nước Tấn. Mấy năm sau, nước Tấn xảy ra nạn đói phải cầu cứu với nước Tần, được Tần Mục Công giúp cho khá nhiều lương thực. Nhưng mặc dù nước Tấn nhiều lần nuốt lời hứa và nói nước Tần những lời dị nghị, Tần Mục Công vẫn rất khoan dung độ lượng, giữ mối bang giao với nước Tấn.
Bấy giờ, công tử Trọng Nhĩ đang sống lưu vong tại các nước chư hầu, cuối cùng lưu lạc đến nước Tần. Tần Mục Công rất mến mộ và gả Công chúa Hoài Doanh cho chàng. Công chúa Hoài Doanh thấy Trọng Nhĩ rất coi thường mình liền nói: “Hai nước Tần Tấn địa vị ngang nhau, tại sao chàng lại khinh rẻ tôi?”. Trọng Nhĩ biết mình đã sai, bèn lập tức xin lỗi nàng.
Về sau, Tần Mục Công cử người hộ tống Trọng Nhĩ về nước. Cuối cùng Trọng Nhĩ trở thành vua nước Tấn, rồi cũng cho con trai mình lấy con gái vua nước Tần làm vợ. Hai cha con đều thông gia với nước Tần.
Câu thành ngữ này vốn nói về hai nước thông gia hữu hảo. Nhưng ngày nay người ta vẫn thường dùng nó để chỉ về hôn nhân nam nữ.
Thân thống thù khoái
Ý của câu thành ngữ này là chỉ việc làm khiến người thân đau lòng, kẻ thù địch hả hê.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hậu Hán thư – truyện Chu Phù”.
Vào những năm đầu triều Đông Hán, sau khi Quang Võ Đế Lưu Tú lên ngôi, đã ban thưởng cho các đại thần có công, duy chỉ có Bành Bàng tuy cũng là một đại thần có công nhưng không được nhà vua ban thưởng. Bành Bàng nguyên là thái thú Ngư Dương, từng xuất binh giúp Lưu Tú bình định được cuộc nổi loạn của Vương Lang. Nhưng sau khi Quang Võ Đế lên ngôi, Bành Bàng vẫn chỉ giữ nguyên chức vụ cũ, nên ông rất bất bình trước việc này.
Bấy giờ, Ngư Dương thuộc quyền cai quản của U Châu mục Chu Phù. Chu Phù từng ra lệnh trưng thu tiền nong và lương thực tại Ngư Dương, nhưng Bành Bàng cậy mình có công, nên đã từ chối yêu cầu này của Chu Phù, đồng thời còn nói ra nhiều lời oán trách. Chu Phù vô cùng tức giận, sự mâu thuẫn giữa hai người ngày càng trở nên gay gắt.
Ít lâu sau. Chu Phù đem việc này ngầm mách với Quang Võ Đế, nói Bành Bàng có mưu đồ bất chính và mưu làm phản. Nhà vua nghe vậy bèn triệu Bành Bàng vào kinh. Bành Bàng tỏ ra vô cùng lo ngại, chỉ sợ Quang Võ Đế trừng trị mình. Người vợ thấy vậy bèn khuyên ông không nên vào kinh, mà phải tự lập đối chọi với triều đình. Bành Bàng nghe theo, ông đã từ chối vào kinh và xuất 20 nghìn quân tiến đánh Chu Phù. Chu Phù viết thư khuyên ông rằng: “Nay nhà nước vừa mới tạm yên ổn, chúng ta đều đang rốc sức xây dựng cơ nghiệp, cớ sao ông lại tự mình làm những việc bạo ngược. Ông nên biết rằng, phàm việc gì cũng đừng nên khiến người thân đau lòng, khiến kẻ thù hả hê”. Nhưng Bành Bàng không nghe theo lời khuyên này, vẫn một mực xuất binh đánh chiếm được Kế Thành. Sau đó, Bành Bàng tự xưng là Yến Vương, quyền thế từng một thời trở nên lớn mạnh, nhưng do ông không được lòng người, cuối cùng đã bị thất bại, dẫn tới một kết cục bi thảm.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này đề ví với việc làm khiến bè bạn và người thân đau lòng, khiến kẻ thù vui mừng.
Thất phu chi dũng
Hai chữ “Thất phu” ở đây là chỉ người vô học thức và không có mưu trí. Ý của câu thành ngữ này là chỉ người kém mưu trí, chỉ biết dựa vào chút dũng khí của mình mà làm bừa.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Quốc ngữ - Việt ngữ thượng”.
Thời Xuân Thu, Việt vương Câu Tiễn bị Ngô vương Phu Sai đánh bạn, ông bị giam cầm trong ba năm trải qua nhiều trắc trở. Sau khi về nước, ông treo mật nếm vị đắng, nuôi trí lớn quyết tâm báo thù.
Nhiều năm sau, nước Việt ngày càng trở nên giàu có, binh cường tướng mạnh, các tướng sĩ nhiều lần thỉnh mệnh với Câu Tiễn rằng: “Tâu bệ hạ, dân nước Việt kính yêu vua có khác nào vua kính yêu cha mẹ mình. Hiện nay, đã đến lúc con trai báo thù cho cha mẹ, thần tử báo thù cho nhà vua. Xin bệ hạ hãy ra lệnh, chúng tôi nguyện một trận tử chiến với nước Ngô”.
Câu Tiễn nhận lời thỉnh cầu của các tướng sĩ, vua tập hợp quân lại rồi bày tỏ quyết tâm của mình trước các tướng sĩ rằng: “Ta nghe nói, những nhà vua tài giỏi xưa nay đều không hề tỏ ra nao núng khi mình có ít quân, họ chỉ lo các binh sĩ của mình thiếu tinh thần tự lập tự cường mà thôi. Ta không mong các ngươi kém mưu trí trong khi tác chiến, nếu chỉ dựa vào lòng dũng của cá nhân thì ắt bị thất bại. Ta chỉ mong các ngươi vận dụng mưu trí tác chiến, phối hợp nhịp nhàng với nhau, sát cánh bên nhau. Khi tiến lên thì hãy nghĩ mình sẽ được trọng thưởng, còn nếu rút lui thì sẽ bị xử phạt. Chỉ có như vậy thì mới có thể đánh bại kẻ thù và được phong thưởng. Tiến mà không nghe lệnh, lui mà không biết nhục thì tất bị trừng phạt”.
Khi xuất quân, ngưới nước Việt đều lấy lời nói của Việt vương để cổ vũ nhau. Toàn thể tướng sĩ với trí khí hiên ngang, cuối cùng đã đánh bại Ngô vương Phu Sai, diệt được nước Ngô.
Hiện nay người ta vẫn thường câu thành ngữ này để ví với người “hữu dũng vô mưu”.
Thanh vân trực thượng
Hai chữ “Thanh Vân” ở đây là chỉ bầu trời. Câu thành ngữ này là ví về người cực kỳ thuận lợi và nhanh chóng được thăng quyền cao chức trọng.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Phạm Thư Sái Trạch liệt truyện”.
Thời Chiến quốc, nước Ngụy có một người tài ba xuất chúng tên là Phạm Thư, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên ông đành phải làm người phục dịch cho trung đại phu Tuy Giả.
Một hôm, Tuy Giả theo lệnh vua Ngụy đi sứ nước Tề, cũng cho Phạm Thư cùng đi theo. Tề Tương Vương vô cùng khâm phục tài ăn nói của Phạm Thư, bèn ra lệnh thưởng vàng và ban rượu cho ông. Nhưng việc này lại khiến Tuy Giả lầm tưởng Phạm Thư làm điều gì mờ ám có hại cho nước Ngụy, nên mới đem việc này bẩm báo với Thừa tướng Ngụy Tề. Ngụy Tề vô cùng tức giận, đánh cho Phạm Thư một trận nhừ tử. Sau đó Phạm Thư giả chết mới trốn sang nước Tần và đổi tên là Trương Lộc.
Phạm Thư dựa vào sự tài ba xuất chúng của mình đã nhanh chóng gây được sự mến mộ của Tần Chiêu Vương, và đề bạt ông lên làm chức Thừa tướng nước Tần. Bấy giờ, nước Ngụy được tin nước Tần đang chuẩn bị tấn công hai nước Hàn và Ngụy, vua Ngụy liền cử Tuy Giả đi sứ nước Tần để cầu hòa. Sau khi biết được việc này, Phạm Thự ngầm quyết định sẽ báo thù Tuy Giả. Ông liền thay một bộ quần áo rách rưới đến gặp Tuy Giả. Tuy Giả thấy vậy rất thương ông và tặng cho ông một chiếc áo bào.
Ông bèn cố ý nói sẽ dẫn Tuy Giả đến gặp Thừa tướng Trương Lộc. Sau khi đến phủ Thừa tướng, Tuy Giả mới biết Thừa tướng Trương Lộc nắm vững quyền hành quan trọng của nước Tần lại chính là Phạm Thư. Tuy Giả vội vàng cúi đầu nhận lỗi và nói: “Tôi thật không ngờ ông lại “Thanh vân trực thượng” đến như vậy. Từ nay về sau, tôi thật không dám bàn luận sách thiên hạ, cũng không dám hỏi đến việc chính trị nữa. Tôi là kẻ có tội, xin ông hãy trừng phạt tôi”.
Phạm Thư nêu ra ba tội danh của Tuy Giả, nhưng lại nghĩ ông ta đã tặng mình chiếc áo bào, cũng còn là người có tình có nghĩa, nên cuối cùng đã tha thứ cho Tuy Gia.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với người được thăng chức nhanh chóng và thuận lợi.
Thiên quân nhất phát
Chữ “Quân” ở đây là một đơn vị trọng lượng thời cổ, một quân bằng 30 cân. Còn “Nhất phát” là chỉ sợi tóc. Ý của câu thành ngữ này tức là “Ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hán thư - Truyện Mai Thặng”.
Mai Thặng nhà văn nổi tiếng thời Tây Hán là một người rất có tài về văn chương và giỏi nghề viết lách. Khi ông làm Lang trung lệnh cho Ngô vương Lưu Bì, thì cũng chính là lúc Lưu Bì đang muốn khởi binh làm phản, Mai Thặng thấy vậy mới khuyên rằng: “Đây là việc khác nào vật nặng ngàn cân treo trên đầu sợi tóc, đằng trên thì treo rất cao nhìn không thấu, còn phía dưới là vực sâu không đáy. Cảnh ngộ này dẫu người đần độn đến mấy cũng biết là rất nguy hiểm. Nếu bên trên mà bị đứt, phía dưới lại không có gì hứng đỡ thì chẳng phải tan xương nát thịt sao? Nay ông muốn khởi binh làm phản, lật đổ ách thống trị của triều đình nhà Hán, thì có khác nào mối nguy hiểm như vật nặng ngàn cân treo trên đầu sợi tóc, chỉ trong chớp mắt là sẽ rơi xuống vực thẳm, suốt đời không thể nào ngóc đầu lên được, vậy xin chúa công hãy cân nhắc kỹ lưỡng, chớ nên tùy tiện làm bừa, mà chuốc lấy mối nguy hại cho tính mạng và tiền đồ của mình”. Nhưng Lưu Bì không nghe theo lời khuyên này, vẫn một mực ngấm ngầm chiêu binh mãi mã, chờ đợi thời cơ khởi binh làm phản.
Mai Thặng thấy Lưu Bì không chịu nghe theo lời khuyên của mình thì vô cùng chán nản, để tránh bị liên lụy nên ông vội rời khỏi nước Ngô, đến nước Lương làm môn khách cho Lương Hiếu Vương. Mãi tới thời Hán Cảnh Đế, Ngô vương Lưu Bì đã tụ tập được lực lượng của 6 nước chư hầu cùng khởi binh làm phản. Nhưng do việc làm của họ trái với lòng dân, không được nhân dân ủng hộ nên cuối cùng đã bị thất bại. Ngô vương Lưu Bì đành phải lánh nạn sang nước khác.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để miêu tả về tình hình hết sức nguy cấp.
Thiên tái nan phùng
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hàn Xương Lê toàn tập - Triều Châu Thứ Sử tạ thượng biểu”.
Hàn Dũ nhà văn đời nhà Đường từ nhỏ cha mẹ mất sớm, được người chị dâu nuôi dạy khôn lớn. Ông là người chịu khó học hành, từ thời trẻ đã là người hiểu nhiều biết rộng, có cơ sở vững chắc về văn học. Năm 30 tuổi ông đến kinh thành nhậm chức Thạc sĩ Quốc Tử Giám, sau đó lại làm Thị Lang bộ hình. Bấy giờ, Phật giáo phát triển rất thịnh hành, vua Đường Hiến Tông cũng là một tín đồ ngoan đạo. Khi vua nghe nói trong chùa có đặt xá lợi của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, bèn tổ chức một đội ngũ rầm rộ định rước xá lợi vào cung. Hàn Dũ rất bất bình trước việc này, mới viết một bài “Luận Phật cốt biểu” dâng lên khuyên nhà vua không nên tin tưởng vào Phật giáo, còn nói sau khi Phật giáo được truyền vào TQ, các đời vua nắm quyền đều không được dài lâu. Vua Đường Hiến Tông xem xong biểu liền nổi cơn lôi đình, cho rằng Hàn Dũ nói bóng nói rõ mình là người chết non, bèn ban ông tội chết. Nhưng may nhờ có Thừa tướng đứng ra bảo lãnh, nên Hà Dũ mới bảo toàn được tính mạng, chỉ bị giáng chức xuống Triều Châu. Đến thời kỳ cuối vua Đường Hiến Tông đã thực hiện một loạt cải cách. Nhằm vào tình hình này, Hàn Dũ lại viết “Triều Châu thứ sử tạ thượng biểu” dâng lên, hết lời ca tụng công đức của vua Đường Hiến Tông. Ông lại lần nữa được tín nhiệm và điều về kinh thành. Trong biểu ông kiến nghị vua Đường Thái Tông đến Thái Sơn tọa thiền. Nhưng trong thời cổ chỉ có các quân vương có công trạng to lớn như vua Tần, vua Hán mới tổ chứa hoạt động này. Hàn Dũ còn bày tỏ mong muốn được tham gia đại lễ phong thiền của nhà vua, cho rằng nếu không được tham gia lễ hội lớn ngàn năm có một này là một điều đáng tiếc.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ dịp may hiếm có.
Thỉnh quân nhập ung
Nguyên ý của “Thỉnh quân nhập ung” là mời chàng vào trong chum. Còn ý chính của câu thành ngữ này là chỉ: “Dùng biện pháp trị người của anh ta để trị lại anh ta”. Nó tương tự như “Gậy ông lại đập lưng”.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tư trị thông giám – Đường Kỷ”.
Võ Tắc Thiên thời nhà Đường là một vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử TQ. Nhằm giữ gìn ách thống trị của mình, bà đã giở thủ đoạn khủng bố mạnh mẽ và hậu thưởng cho người tố giác. Do đó, một số quan viên hà khắc của bà đã tìm đủ mọi cách để vu cáo cho người bất đồng chính kiến với mình, và không ngừng cải tiến dụng cụ tra tấn để tiến hành bức cung đối với phạm nhân. Trong đó, đại thần Chu Hưng và Lai Tuấn Thần là thối tha nhất.
Một hôm, có người mật báo với Võ Tắc Thiên là Chu Hưng mưu làm phản, Võ Tắc Thiên bèn cử Lai Tuấn Thần đi xử lý vụ án này và ra hạn phải giải quyết xong. Lai Tuấn Thần và Chu Hưng vốn quan hệ mật thiết với nhau, nên cảm thấy rất khó xử. Ông suy đi tính lại mãi, cuối cùng đã nghĩ ra một kế. Ông mời Chu Hưng đến phủ mình chơi, rồi hỏi Chu Hưng có cách nào hay nhất để bức cung phạm nhân.
Chu Hưng không hề hay biết ý đồ của Lai Tuấn Thần là nhằm vào mình, bèn đắc ý nói rằng, có thể đặt sẵn một cái chum, đốt lửa ở xung quanh rồi bỏ phạm nhân vào trong chum, như vậy phạm nhân không chịu được đành phải khai ra hết. Lai Tuấn Thần bèn sai người chuẩn bị mọi thứ như Chu Hưng đã nói, sau đó trở mặt nói với Chu Hưng rằng: “Nay có người cáo ông mưu làm phản, nhà vua cử tôi xét hỏi ông, bây giờ xin mời ông vào ngồi trong chum”. Chu Hưng sợ mất hồn vía, không biết nói thế nào cho phải, đành ngoan ngoãn nhận tội.
Hiện nay, người ta vẫn hay dùng câu thành ngữ này để chỉ hiện tượng dùng cách trị người của anh ta để trị lại anh ta.
Tiền công tận khí
Ý của câu thành ngữ này là nói những công lao trước đây sẽ bị mất hết, nói một cách nôm na là công cốc.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Chu bản kỷ”.
Để thực hiện trí lớn thống nhất thiên hạ, Tần Chiêu Vương rất trọng dụng đại tướng Bạch Khởi. Bạch Khởi đã lần lượi đánh bại được nước Hàn và nước Ngụy, tiêu diệt gần 240 nghìn quân của hai nước này. Mấy năm sau, quân nước Tần lại thường xuyên xuất hiện và tiến sâu vào lãnh thổ của nước Hàn và nước Ngụy, chiếm lĩnh nhiều thành trì của hai nước này.
Năm 281 công nguyên, Tần Chiêu Vương lại cử Bạch Khởi dẫn quân đánh vào đô thành Đại Lương của nước Ngụy (Tức Khai Phong tỉnh Hà Nam ngày nay). Bấy giờ, có một người tên là Tô Lệ biết được tin này mới nói với vua nước Chu là Chu Hà Vương rằng: “Nếu Quân Tần mà đánh chiếm được Đại Lương thì triều đình nhà Chu tất nguy to”.
Chu Hà Vương nghe xong vô cùng sửng sốt mới hỏi Tô Lệ nên xử trí ra sao. Tô Lệ nói là chỉ cần khuyên đại tướng Bạch Khởi khômg xuất binh là xong việc, Tô Lệ hiến kế rằng: “Bây giờ sai người sang nói với Bạch Khởi là, ông đã phá tan được quân đội của hai nước Hàn Ngụy, giết chết được đại tướng Sư Võ của nước Ngụy, lại cướp được rất nhiều ruộng đất ở vùng miền Bắc, chiến công vô cùng hiển hách. Hiện nay ông lại muốn đi qua nước Hàn để tiến công vào nước Ngụy, nhưng chẳng may có điều gì bất trắc thì những công trạng trước kia của ông sẽ chẳng còn nữa. Cho nên, ông hãy thác bệnh không ra trận là hơn”.
Sau khi nghe xong lời này, Bạch Khởi quả nhiên đã đình chỉ hành động quân sự tấn công vào nước Ngụy.
Về sau, do Bạch Khởi có ý kiến bất hòa với vua Tần và Thừa tướng Phạm Tuy nên buộc phải tự sát.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về công trạng và thành tích trước đây đều bị phế bỏ.
Tiền sự bất vong, hậu sự chi sư
Ý của câu thành ngữ này chỉ lấy việc trước làm gương cho việc sau.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Chiến quốc sách – Triệu Sách Nhất”
Đầu thời Chiến Quốc, nước Tấn có có một vị đại phu nắm việc chính trị và binh quyền nhà nước tên là Tri Bá, ông tự xưng là bá chủ, cưỡng bức ba nước Hàn, Triệu, Ngụy cắt nhường lãnh thổ, hai nước Hàn Ngụy do sợ Tri Bá nên đành phải cắt nhường đất đai, duy chỉ có Triệu Tương Tử là không chịu làm như vậy. Tri Bá tức giận bèn liên hợp với hai nước Hàn Ngụy xuất binh tiến đánh nước Triệu.
Triệu Tương Tử làm theo mưu kế của Trương Mạnh Đàm, ngấm ngầm liên lạc với hai nước Hàn Ngụy, bất ngờ đánh úp doanh trại quân nước Tấn, bắt sống được Tri Bá.
Trương Mạnh Đàm là người có công lớn với nước Triệu, nhưng sau đó ông lại viết đơn xin từ chức. Triệu Tương Tử cảm thấy lạ mới hỏi ông tại sao. Trương Mạnh Đàm trả lời rằng: “Tôi nghe nói, các bậc quân thần trước đây cùng nhau đánh dẹp thiên hạ, cuối cùng giành được thắng lợi là điều ta vẫn thường thấy, đây là một việc tốt đẹp. Nhưng sau khi thành công rồi, muốn khiến các bậc quân thần được bình đẳng về quyền lực, có một kết cục thỏa đáng thì làm gì có, sự việc trước kia đã như vậy, thì người đời sau nên lấy đó là gương”.
Triệu Tương Tử thấy Trương Mạnh Đàm đã nói như vậy, nên đành phải để ông ra đi.
Hiện nay, người ta vẫn trường dùng câu thành ngữ này để chỉ việc không quên bài học trước kia, có thể lấy đó làm gương cho việc sau.
Tiền vô cổ nhân
Ý của câu thành ngữ này có nghĩa là “Xưa nay chưa người nào làm được”.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Đăng U Châu Đài Ca của Trần Tử Ngang”.
Trần Tử Ngang là một nhà văn nổi tiếng triều nhà Đường, hai mươi tư tuổi thi đỗ tiến sĩ. Ông là người có kiến thức uyên bác và có hoài bão lớn lao, từng nhiều lần dâng thư cho triều đình luận bàn về chính sự, nên được Võ Tắc Thiên rất mến mộ và được bà cử giữ chức Lân Đài Chính Tự (tức quan Tư Đồ). Ít lâu sau lại được thăng chức Hữu Thập Di. Sau đó, Trần Tử Ngang cũng từng một thời tham gia quân đội.
Năm 696 công nguyên, Võ Tắc Thiên cử Kiến An Vương Võ Du Nghi dẫn quân sang thảo phạt Khi Tan (một dân tộc thời cổ TQ). Trần Tử Ngang lại lần nữa xin gia nhập quân đội và giữ chức tham mưu.
Kỳ thực thì Kiến An Vương không phải là người văn tài võ lược, nên nhiều lần giao chiến đều bị thất bại. Mặc dù Trần Tử Ngang đã nhiều lần bày mưu hiến kế, thậm trí xin lĩnh mười nghìn quân làm tiên phong, nhưng đều bị Võ Du Nghi gạt đi và giáng chức ông xuống làm quân tào.
Trần Tử Ngang có hoài bão nhưng không được tung hoành, trong lòng buồn bực khôn nguôi. Ông leo lên đài U Châu nước Yến, cảnh vật nơi đây khiến ông nhớ đến truyện lịch sử Yến Chiêu Vương trọng dụng đại tướng Nhạc Nghị, Yến Chiên Vương rất mến mộ Nhạc Nghị và phong ông làm đại tướng, và giết hết những tên nịnh thần đã vu oan giáng họa cho Nhạc Nghị. Trần Tử Ngang nghĩ lại việc xưa mà thương cho thân phận mình, trong bao nỗi thương cảm hỗn độn, ông đã ngân lên bài “Đăng U Châu Đài Ca” bất hủ để giãi bày tâm trạng u uất, bi thương của mình. “Tiền bất kiến cổ nhân, Hậu bất kiến lai giả. Niện thiên địa chi u u, Độc thương nhiên nhi thế hạ”.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này dẫn giải thành người và sự việc chưa từng xảy ra.
Tinh bì lực tận
Chữ “Bì” ở đây là chỉ mỏi mệt, còn chữ “Tận” là chỉ kiệt quệ.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ bài thơ “Trâu ốm” của Lý Cương.
Lý Cương, tự Bá Kỷ, người Thiệu Vũ (Tức Phúc Kiến ngày nay), ông là một đại thần của triều nhà Tống. Trong thời kỳ vua Tống Huy Tông tại vị, ông thi đỗ tiến sĩ, sau nhậm chức Thái thường thiếu khanh. Khi Cao Tông lên kế vị thì ông được phong làm Thừa tướng, nhưng chỉ làm được 70 ngày thì bị miễn chức. Lý Cương là người tính tình cương trực, một lòng trung thành với nhà nước. Năm Tĩnh Khang thứ nhất, Khai Phong bị giặc Kim bao vây, Lý Cương kiên quyết phản đối ý kiến của phe đầu hàng, chủ trương chống giặc Kim, một tấc đất ở biên cương cũng không nhường cho kẻ địch.
Khi giặc Kim công thành, Lý Cương đã thân chinh đốc chiến, nên tinh thần của binh sĩ càng thêm hăng hái, do quân dân kề vai sát cánh chiến đấu, nên giặc Kim đã buộc phải tháo chạy. Về sau, do phái đầu hàng xúi giục, mà nhà vua thì u mê nên đã nhiều lần giáng chức Lý Cương. Nhưng Lý Cương vẫn luôn luôn coi sự sống còn của nhà nước và dân tộc là nhiệm vụ của mình, không hề so đo được mất. Dù đang ở trong triều đình hay nơi thôn quê dân dã, ông đều trình thư lên nhà vua bàn về kế lớn chống giặc Kim, ý kiến này tuy không được nhà vua áp dụng, nhưng ông vẫn không tỏ ra chán nản. Ngay đến kẻ địch nghe được tin này cũng phải nể sợ trước khí tiết hiên ngang của ông.
Lý Cương đã viết một bài thơ nhan đề “Trâu ốm”. Thơ rằng: Canh lê ngàn mẫu thực ngàn sương. Lực tận cân bì thùy phúc thương? Đãn đắc chúng sinh giai đắc bão. Bất từ doanh bệnh ngọa tàn dương. Đại ý là: Con trâu chăm chỉ cày hàng trăm hàng nghìn mẫu ruộng cho chủ, chủ nhân được mùa thóc lúa đầy kho, nhưng có ai thương tình con trâu đã mệt đến không còn chút hơi sức nào? Chỉ cần dân chúng đều được no bụng, thì dù cho mệt đến không thể nào bò dậy được thì trâu cũng cam lòng. Thực ra là tác giả đã áp dụng thủ pháp ví von để nói lên hoài bão và nỗi lòng mình.
Hiện nay, người ta vẫn hay dùng câu thành ngữ: “Tinh bì lực tận” để ví về người mệt đến nỗi không còn chút hơi sức nào.
贼喊捉贼
Tặc hảm tróc tặc
Vừa ăn cướp vừa la làng
铢两悉称
Thù lượng tất xứng
Kẻ tám lạng người nửa cân
兔子不吃窝边草, 好漢不擾孤寡人
Thỏ/thố tử bất cật/ngật oa liên thảo, hảo hán bất nhiễu cô quả nhân
Thỏ không ăn cỏ gần hang, hảo hán không quấy nhiễu người cô thế
天翻地覆
Thiên phiên địa phúc
(Long trời lở đất / Trời long đất lở)
Ý: Chỉ tình trạng hỗn loạn, ầm ĩ
石破天惊
Thạch phá thiên kinh
Ý: Chỉ việc bất ngờ, mới lạ, gây kinh ngạc
才脱了阎王 又撞着小鬼
Tài thoát liễu diêm vương hựu chàng khán tiểu quỷ
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
贪得无厌
Tham đắc vô yểm
Lòng tham không đáy
Ý: Chỉ người tham lam, không thỏa mãn với những gì đã có.
前所未有
Tiền sở vị hữu
trước giờ chưa từng có, xưa chưa từng có
受宠若惊
Thụ sủng nhược kinh
được sủng ái mà lo sợ; được nhiều người yêu thương vừa mừng lại vừa lo
自言自语
Tự ngôn tự ngữ
lẩm bẩm, độc thoại, nói một mình
相依为命
Tương y vi mệnh
Dịch: sống dựa vào nhau, nương tựa lẫn nhau
左支右绌
Tả chi hữu truất
Dịch: đỡ trái hở phải/giật gấu vá vai/được đằng này hỏng đằng kia/được chỗ này hỏng chỗ khác
手忙脚乱
Thủ mang cước loạn
chân tay luống cuống, lúng ta lúng túng, lúng túng như thợ vụng mất kim
彻头彻尾
Triệt đầu triệt vĩ
từ đầu đến đuôi/từ chân đến đầu
始乱终弃
Thủy loạn chung khí
bạc tình bội nghĩa
自不量力
Tự bất lượng lực
không biết lượng sức
小肚鸡肠
Tiểu đỗ kê tràng
bụng dạ hẹp hòi, thiển cận
争风吃醋
Tranh phong cật thố
tranh giành tình nhân/ghen tuông
自顾不暇
Tự cố bất hà
ốc còn chưa mang nổi mình ốc/thân mình lo chưa xong
偷天换日
Thâu thiên hoán nhật
Dịch: thâu thiên hoán nhật/đổi trắng thay đen/đánh tráo/mượn danh việc tốt để làm bậy
Nghĩa: Thành ngữ ẩn dụ cho việc bí mật thay đổi chân tướng sự việc nhằm đạt được mục đích lừa bịp/dối trá
七零八落
Thất linh bát lạc
thất linh bát lạc/thất tan bát tác/tan tác
Nghĩa: Thành ngữ diễn tả sự lác đác, lơ thơ, rải rác, tan tác,...
张牙舞爪
Trương nha vũ trảo
nhe nanh múa vuốt
曾几何时
Tằng kỷ hà thì
chẳng bao lâu sau/chưa bao lâu/chẳng lâu sau
从长计议
Tòng trường kế nghị
Tính kế lâu dài
挑毛拣刺
Thiêu mao giản thứ
Bới lông tìm vết
雪中送炭
Tuyết trung tống thán
Dịch: Đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi.
Điển cố: Thời chíên quốc, phía đông nước Sở tuyết lớn. Sở Hoài Vương đốt lò sưởi, mặc áo dày còn cảm thấy lạnh. Liền hạ lệnh tặng cho bách tính bần khổ cùng du khách toàn quốc than đá để sưởi ấm.
Ý nghĩa: Sự giúp đỡ kịp thời trong lúc khó khăn.
Tiếng Việt: chưa nghĩ ra, bổ sung sau.
Gần nghĩa: Chết đuối vớ được cọc, ăn mày gặp chiếu manh.
死里逃生
Tử lí đào sinh
Thập tử nhất sinh, đại nạn không chết
三长两短
Tam trường lưỡng đoản
Chuyện không may,việc bất trắc
三生有幸
Tam sinh hữu hạnh
May mắn ba đời
三三两两
Tam tam lưỡng lưỡng
Túm năm tụm ba
心慈手软
Tâm từ thủ nhuyễn
Nhân từ nương tay
必恭必敬,规行矩步
Tất cung tất kính, quy hành củ bộ
vô cùng cung kính, theo đúng khuôn phép.
随身获带
Tùy thân hoạch đái
mang theo bên mình
痛心疾首
Thống tâm tật thủ
đau lòng nhức óc/vô cùng đau đớn
相宿相栖
Tương túc tương tê
ở cùng một chỗ/cùng nhau chung sống
澄明清彻
Trừng minh thanh triệt
sáng trong thông suốt
精诚所至, 金石为开
Tinh thành sở chí, kim thạch vi khai
Ý nghĩa: Người thành tâm thành ý có thể làm cho kim cương tan vỡ.
Tiếng Việt: Có công mài sắt có ngày nên kim.
水性扬花
Thuỷ tính dương hoa
Dịch: Hành vi tính tình thay đổi như nước, lung tung tựa phấn hoa.
Hàm nghĩa: Chỉ nữ tử không chuyên tình, tác phong thiếu đứng đắn.
Tiếng Việt: Lả lơi ong bướm.
从今以后
Tòng kim dĩ hậu
từ nay về sau
置若罔闻
Trí nhược võng văn
Ý chỉ không quan tâm đến vấn đề gì đó, không đáng để ý tới, làm như không nghe thấy.
Tiếng Việt: giả vờ điếc, bỏ ngoài tai, nhắm mắt làm ngơ, ngoảnh mặt làm ngơ/lặng thinh
神乎其神
Thần hồ kì thần
Vô cùng kì diệu
水到渠成
Thủy đáo cừ thành
Nước chảy thành sông
(Ý là khi thời cơ chín muồi mọi sự sẽ thành công)
前所未见
Tiền sở vị kiến
trước đây chưa từng gặp
听之任之
Thính chi nhâm chi
Dịch: Mặc cho sự việc tiến triển theo tự nhiên/mặc cho sự việc tự nó phát triển.
Ý nghĩa: Mặc cho sự vật tồn tại và phát triển mà không nên hỏi tới hay can thiệp vào.
Buông trôi phó mặc
深恶痛绝
Thâm ác thống tuyệt
Ghét cay ghét đắng, hận thấu xương
知之為知之,不知為不知,是知也�
敏而好學,不恥下問,是謂之“文”也。
Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã.
(Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết)
朝聞道,夕死可矣。
Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ.
(Sáng nghe đạo, tối chết cũng cam-Wiktionary dịch)
(Sáng nghe điều hay, tối chết cũng an lòng)
中人以上,可以語上也;中人以下��不可以語上也。
Trung nhân dĩ thượng, khả dĩ ngữ thượng dã; trung nhân dĩ hạ, bất khả dĩ ngữ thượng dã.
(Đối với những người có tư chất từ bậc trung trở lên thì mới có thể nói đến những điều cao xa; đối với những người có tư chất từ bậc trung trở xuống thì không thể nói những điều cao xa-Đàm Trung Pháp dịch. Tương đương với thành ngữ tiếng Anh "independent study, self-paced instruction, gifted and talented program, laureate program")
知者樂水,仁者樂山。知者動,仁��靜。知者樂,仁者壽。
Tri giả lạc thuỷ, nhân giả lạc sơn. Tri giả động, nhân giả tĩnh. Tri giả lạc, nhân giả thọ.
(Người biết cảm nhận và vui với vẻ đẹp sông nước, núi non. Cảm nhận sự động, tĩnh của sự vật. Biết vui thú, sẽ sống thọ)
知者不惑;仁者不憂;勇者不懼 。
Tri giả bất hoặc; nhân giả bất ưu; dũng giả bất cụ.
(Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhânthì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi)
听訟,吾猶人也。必也,使無訟 乎!
Thính tụng, ngô do nhân dã. Tất dã, sử vô tụng hồ!
(Việc xử kiện phải công bình. Khi xong, không có khiếu kiện!)
吾猶人也: ngô do nhân dã: là ai cũng như ai
性相近也,習相遠也。
Tính tương cận dã, tập tương viễn dã.
(Tương đương câu tục ngữ "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng")
知之者不如好之者,好之者不如 樂之者。
Tri chi giả bất như hiếu chi giả, hiếu chi giả bất như lạc chi giả.
(Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học. (Gs. Minh Chi dịch)
三軍可奪帥也,匹伕不可奪志也 。
Tam quân khả đoạt soái dã, thất phu bất khả đoạt chí dã.
(Ba đạo quân có thể cướp ngôi, nhưng không thể sai khiến ý chí của kẻ thất thế)
4. Văn kê khởi vũ
Chữ "Văn" ở đây là chỉ nghe thấy. Còn chữ "Vũ" là chỉ múa kiếm. Ý của câu thành ngữ này là chỉ nửa đêm nghe tiếng gà gáy thì dậy tập múa kiếm.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tấn thư - Truyện Tổ Địch".
Tổ Địch và Lưu Côn đều là danh tướng triều nhà Tấn, hai người thân nhau từ thuở nhỏ, đến tuổi thanh niên lại cùng nhau đến làm quan Bộ Tịch chuyên quản văn thư ở Tư Châu (Tức phía đông bắc Lạc Dương tỉnh Hà Nam ngày nay). Hai người rất tâm đầu ý hợp và đều mong muốn được cống hiến sức mình cho nhà nước. Họ ban ngày cùng làm việc với nhau, tối đến lại cùng ngủ một chỗ.
Bấy giờ, trong nội bộ tầng lớp thống trị của triều Tây Tấn xảy ra lục đục, thủ lĩnh các dân tộc thiểu số cũng nhân cơ hội này nổi loạn, khiến tình hình vương triều Tây Tấn hết sức nguy ngập. Tổ Địch và Lưu Côn đều rất lo lắng trước việc này.
Một hôm vào lúc nửa đêm, tiếng gà gáy từ xa vọng lại làm Tổ Địch thức giấc, anh tatrở dậy lay gọi Lưu Côn và hỏi có nghe thấy tiếng gà gáy không?
Lưu Côn lắng tai nghe một lúc rồi nói: "Đúng, đúng là tiếng gà gáy, nhưng gà gáy vào lúc nửa đêm là tiếng ác".
Tổ Địch nghe vậy liền bác lại rằng: "Đó không phải là tiếng ác, mà là tiếng thôi thúc chúng ta dậy rèn luyện, nào hãy dậy mau".
Lưu Côn cho là Tổ Địch nói đúng, bèn trở dậy mặc quần áo rồi cùng bước ra sân. Bấy giờ trên trời trăng sáng vằng vặc, hai người cùng rút kiếm múa với nhau cho tới khi trời sáng, quần áo đều ướt đẫm mồ hôi mới thu kiếm trở về phòng nghỉ.
Câu thành ngữ này dùng để nói về người có chí hướng tranh thủ thời gian rèn luyện để làm việc lớn.
無慾速;無見小利。慾速則不躂 ;見小利則大事不成。
Vô dục tốc; vô kiến tiểu lơi. Dục tốc tắc bất đạt; kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành .
(Không làm nhanh, không ham lợi nhỏ. Làm nhanh dễ hư chuyện; thấy lợi nhỏ mà ham thì không thể làm nên chuyện lớn)
為政以德,誓如北辰,居其所而眾��共之。
Vi chính dĩ đức, thệ như bắc thần, cư kỳ sở nhi chúng tinh cộng chi.
(Trị quốc lấy đức làm trọng, mệnh lệnh như sao Bắc đẩu, duy nhất rõ ràng để mọi người tuân theo)
无风不起浪
Vô phong bất khả lãng
Không có lửa làm sao có khói
Việc gì cũng có nguyên nhân của nó, không thể tự nhiên phát sinh.
无济于事
Vô tế vu sự
Dịch: chẳng thấm vào đâu, vô tích sự, chẳng ăn thua gì,không giải quyết được vấn đề
无坚不摧
Vô kiên bất thôi
Dịch: sức mạnh vô địch,vô địch,không có gì kiên cố mà không phá nổi,đánh đâu thắng đó
万无一失
Vạn vô nhất thất
không sơ hở/phải hết sức cấn thận/tuyệt đối không thể sai sót nhầm lẫn
永垂不朽
Vĩnh thùy bất hủ
vĩnh viễn lưu truyền
无伤大雅
Vô thương đại nhã
không sao; không can gì; không hại đến đại thể
无奇不有
Vô kỳ bất hữu
Không chuyện lạ gì không có
闻所未闻
Văn sở vị văn
mới nghe lần đầu; nghe thấy điều chưa từng nghe thấy
Xảo đoạt thiên công
Ý của câu thành ngữ này là chỉ việc làm của con người còn khéo léo và vượt trội hơn cả sức sáng tạo của thiên nhiên.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tặng phóng yên hỏa giả” của Triệu Mạnh Phủ triều nhà Nguyên.
Cuối thời Đông Hán, cô con gái út của Chân Dật- huyện lệnh huyện Thượng Sái là người phụ nữ có nhan sắc đẹp như tiên, theo lời thầy bói nói thì nàng sau này tất là người đại phú đại quý. Về sau, cậu công tử thứ hai của Viên Thiệu là Viên Hy rất mến mộ nhan sắc của Chân cô nương rồi cưới nàng làm vợ. Nhưng ít lâu sau, Viên Thiệu bị thất bại trong trận chiến Quan Lộ, Viên Hy cũng bị Tào Tháo giết chết. Bấy giờ, vợ Viên Thiệu và Chân cô nương đều ở trong Nghiệp Thành. Khi Tào Phi con trai của Tào Tháo chiếm được Nghiệp Thành đi vào Viên phủ, tỏ ra vô cùng mến mộ sắc đẹp của Chân cô nương, bèn sai một tốp binh sĩ canh giữ chặt Viên phủ. Ít lâu sau, Tào Phi mới nói rõ với Tào Tháo, rồi cưới nàng làm vợ.
Tào Phi vô cùng chiều chuộng Chân cô nương, nàng muốn sao được vậy. Về sau, Tào Phi phế bỏ Hán Hiến Đế, rồi tự mình kế ngôi vua, dựng nên nước Ngụy và lập Chân cô nương làm Hoàng Hậu. Bấy giờ nàng đã 40 tuổi, nhưng để khiến mình càng được Tào Phi cưng chiều, nàng đã phải bỏ ra khá nhiều thời gian vào việc trang điểm chải chuốt.
Tương truyền, trong sân cung cấm có một con rắn xanh rất xinh đẹp miệng ngậm ngọc, cứ mỗi lần Hoàng hậu trang điểm chải chuốt là con rắn này đều ra khoanh cuộn tạo thành nhiều hình dạng rất kỳ diệu trước mặt Hoàng hậu. Hoàng hậu như được con rắn mách bảo, nên mỗi ngày đều uốn tóc mô phỏng theo hình con rắn. Nên mái tóc của Hoàng hậu có một nét đẹp rất tự nhiên, rất khéo léo, lại biến hóa khôn lường, khiến ai nấy nhìn thấy cũng phải khen ngợi.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ công nghệ vô cù̉ng cao siêu và khéo léo.
Xuất nhân đầu địa
Ý của câu thành ngữ này là cao hơn người một đầu người, cao hơn người một bậc hoặc vượt lên trên người khác.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Tống sử - Truyện Tô Thức”, Tô Thức còn gọi là Tô Đông Pha, cùng Âu Dương Tu trong truyện này đều là nhà văn triều nhà Tống.
Khi Tô Thức lên 10 tuổi thì cha đi du học xa, ở nhà chỉ có một mình mẹ là Trình Thị dạy bảo cho Tô Thức biết đọc biết viết. Đến năm 20 tuổi, Tô Thức đã hiểu sâu biết rộng, thông cổ trí kim, mới đến kinh thành tham gia khoa cử.
Bấy giờ, hàn lâm tú tài Âu Dương Tu là quan chấm thi, trên văn đàn thời bấy giờ, người ta rất tôn sùng loại văn chương có phong cách quái gở và khó hiểu, Âu Dương Tu rất bất mãn trước việc này. Khi ông duyệt qua bài viết “Hình thưởng trung hậu luận” thì cảm thấy vô cùng phấn khởi và định chấm bài này đỗ bậc tú tài. Nhưng ông lại ngờ rằng bài này là của Tăng Củng học trò của ông, nên để tránh tai tiếng, ông đã phê bài này đỗ bảng nhãn.
Kỳ thực, bài văn này không phải là của Tăng Củng học trò ông, mà là của Tô Thức, tài năng xuất chúng của Tô Thức đã bắt đầu chớm nở trong cuộc thi lần này, về sau ông lại đỗ thi điện. Tô Thức rất khâm phục quan giám khảo Âu Dương Tu, sau đó đã mời ông phê duyệt hộ mấy bài viết của mình.
Âu Dương Tu sau khi biết tác giả của “Hình thưởng trung hậu luận” không phải là Tăng Củng mà là Tô Thức, một người chưa hề có tên tuổi trong văn đàn, nay ông đã chót phê để Tô Thức chỉ đỗ bàng nhãn, nên ông cảm thấy vô cùng áy náy trước sự oan uổng này của Tô Thức.
Về sau, Âu Dương Tu xem qua mấy bài viết của Tô Thức, thấy bài nào cũng tràn ngập tài năng, lại càng khen ngợi không ngớt. Âu Dương Tu đã viết thư cho Mai Nghiêu Thần một danh nhân trên văn đàn thời bấy giờ rằng: “Văn chương của Tô Thức quả là tuyệt vời, tôi muốn nhường lối để anh ta cao hơn tôi một đầu người”. Mọi người nghe vậy đều cho là Âu Dương Tu khen quá lời, nhưng sau khi họ xem qua các bài viết của Tô Thức, mới vui vẻ thành thật tin phục.
Về sau, Tô Thức được sự chỉ bảo của các nhà văn nổi tiếng trên văn đàn như Âu Dương Tu v.v, văn chương ngày càng tuyệt vời, quả nhiên “Xuất nhân đầu địa”, cao hơn người một đầu người.
Về sau, người ta dùng câu thành ngữ “Xuất nhân đầu địa” để ví về cao hơn người một bậc hoặc vượt cao hơn người khác.
春花秋月
Xuân hoa thu nguyệt
Dịch: xuân hoa thu nguyệt/hoa xuân trăng thu/mùa xuân thu/...
Giải thích: Bông hoa của trời xuân, ánh trăng của trời thu, ý chỉ vẻ đẹp của mùa xuân và mùa thu, có khi dùng để chỉ cả thời gian trôi đi nữa.
吹牛皮
Xuy ngưu bì
thổi da bò/thổi phồng/bốc phét
嗤之以鼻
Xuy chi dĩ tị
dè bỉu/xì mũi coi thường/khịt mũi khó chịu/khịt mũi khinh bỉ
赤手空拳
Xích thủ không quyền
bàn tay không/bàn tay trần
吹弹得破
Xuy đạn đắc phá
Dịch: vô cùng non mịn/cực kỳ non mịn (tả làn da)
Giải thích: gió thổi nhẹ, đạn lướt thoáng qua cũng rách
巧言亂德。小不忍,則亂大謀。
Xảo ngôn loạn đức. Tiểu bất nhẫn , tắc loạn đại mưu.
(Lời giả dối làm rồi loạn tâm thiện. Không nhịn được điều nhỏ nhặt, sẽ làm hư chuyện đại sự)
巧言令色,鮮矣仁!
Xảo ngôn lệnh sắc, tiên hĩ nhân!
(Người có lời nói xảo quyệt hoa hoè là người không có lòng tốt!
Tương đương với câu ca dao sau
"Bề ngoài thơn thớt nói cười
Bề trong nham hiểm giết người không dao")
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com