Chương 32: Thời điểm rối ren
Thời điểm rối ren
Hách Liên Bái hạ chỉ một cách sảng khoái, Cảnh Thất tiếp chỉ còn sảng khoái hơn, nhưng một già một trẻ như vậy lại khiến Hách Liên Kỳ không những âm thầm hả hê trong dạ mà bắt đầu cảm thấy còn hả hê hơn như thế nữa, bèn đưa mắt quan sát Cảnh Thất, có đôi phần suy nghĩ sâu xa. Gã không nắm rõ hết vị Nam Ninh vương vẫn còn tuổi thiếu niên này, nhất là khi biết Cảnh Thất dùng thủ đoạn gì mà bắt đầu thân thiết với Hách Liên Chiêu cả trong tối lẫn ngoài sáng, khiến cả Hách Liên Kỳ lẫn Lý đạo sĩ đều thấy sự tình cần phải đề phòng, lại chỉ sợ bản thân lo lắng không đâu - chẳng biết có là cơ duyên trùng hợp, hay do vị Nam Ninh vương có bộ thiếu niên này cân nhắc tính kế?
Có điều thân trong triều đình, bước nào cũng đầy cạm bẫy, nên từ trước đến nay Hách Liên Kỳ vẫn luôn hành sự theo nguyên tắc thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. Có ai ngờ được tình cảnh lúc này, tất cả những người đứng ở đây đều biết sự kiện Lưỡng Quảng có điều khuất tất, nói năng thận trọng, chỉ độc hoàng thượng và vị khâm sai tương lai kia vẫn giữ tâm thế lạc quan.
Rời khỏi chỗ Hách Liên Bái, Cảnh Thất lập tức chạy như bay khỏi hoàng cung, chỉ sợ Hách Liên Dực bắt được, vào phút cuối cùng, gương mặt của vị thái tử điện hạ trước nay giỏi kiềm chế, thận trọng vững vàng kia có thể là trở thành " đủ màu đủ sắc". Đáng tiếc chạy trời khỏi hết nắng. Hách Liên Dực còn nhanh chân hơn y, Cảnh Thất vừa ra tới cửa cung trông thấy cỗ kiệu chờ sẵn, hàng thị vệ dàn quân phía trước, bày ra trận thế chặn đường cướp của - Muốn đi qua nơi này, để lại tiền mãi lộ.
Cảnh Thất bật tiếng cười khan, không trốn tránh nữa, thẳng thắn bước chậm về phái trước, rồi dừng lại trước cỗ kiệu, cung kính rằng: " Xin thỉnh an thái tử điện hạ".
"Ngươi tới đây cho ta!"
Đến danh xưng " cô" đối phương cũng quên dùng, có thể thấy cơn tức của y không hề nhỏ chút nào. Cảnh Thất gãi mũi, ngoan ngoãn nhích tới trước cỗ kiệu, sau đó bị bàn tay vươn ra từ bên trong kéo giật vào.
Cảnh Thất lảo đảo cả người, may mà y giơ tay lên túm lấy cửa kiệu, nếu không thì tặng Hách Liên Dực một cái vái rạp mình xuống đất rồi. Cảnh Thất e dè ngước mắt lên nhìn khuôn mặt "gió lộng lầu cao mưa núi sắp về"(*) của thái tử điện hạ, sau đó bèn cho ra kết luận, trước mắt lựa chọn tốt nhất là giả thành thực, mắt trông coi mũi, mũi canh chừng mồm. Hách Liên Dực lạnh lùng trừng mắt nhìn y, ra lệnh: "Đông cung".
(*) Dùng để về khí căng thẳng trước khi chiến tranh bùng nổ.
Kiệu của thái tử điện hạ quả vừa lớn vừa êm lại đốt cả huân hương, thế nhưng vóc người Cảnh Thất dù đứng trước đám đông coi là hạc giữa bầy gà thì cũng phải được câu cao lớn. Đối với y mà nói, cái kiệu này còn hơi thấp chút, y phải hơi khom lưng xuống, cúi thấp đầu mới miễn cưỡng đứng được, chịu lát thì còn đỡ, nếu phải chờ lâu thì quả không dễ chịu gì. Y len lén đưa mắt liếc Hách Liên Dực, phát hiện ra thái tử điện hạ chẳng thèm nhìn mình lấy một lần, cứ như cố ý muốn y chịu tội vậy. Thế là Cảnh Thất chỉ còn cách thầm than tiếng khổ sở đứng đó, mong ngóng sao nhanh nhanh tới Đông cung. Đợi khi cỗ kiệu lắc lư chạm đích, Hách Liên Dực liền sải bước đi ngay, chẳng thèm nhìn y lấy một lần, dù chỉ là liếc mắt. Cảnh Thất vội vàng chui ra khỏi cái chốn dày vò bản thân kia, lóc cóc theo sau, nhân lúc thái tử điện hạ không chú ý, bèn lặng lẽ thả lỏng bả vai tê nhừ một phen.
Lục Thâm chờ sẵn ở thư phòng, thấy Hách Liên Dực xông vào, đùng đùng lửa giận, còn chưa kịp khuyên được lời nào thấy thái tử giận không nén nổi, gạt phăng tất cả bút, giấy, mực, nghiên trên bàn xuống đất, sau đó vơ lấy chén trà, chẳng thèm đưa mắt quăng ngay về phía cửa, mảnh vỡ cùng nước trà tưng tóe khắp nơi. Cảnh Thất thoáng dừng bước trước cửa, cúi đầu quét mắt nhìn vạt dưới bị ướt rìa ngoài của bộ quan phục, cười khổ đáp: "Thái tử muốn bắt thần đứng ngoài cửa nghe mắng hay sao?".
"Cút vào trong này!", Hách Liên Dực giận dữ quát.
=))))
Cảnh Thất ngoan ngoãn "cút" vào bên trong. Lục Thâm thầm than một tiếng, khóe mắt liếc thấy vẻ mặt muốn ăn tươi nuốt sống đối phương của Hách Liên Dực, liền rất sáng suốt nuốt toàn bộ mấy câu khuyên nhủ vô dụng như "bớt giận" xuống bụng. Hách Liên Dực chỉ tay vào Cảnh Thất, "ngươi ngươi ngươi" cả nửa ngày, tay cứ run lên mãi, rồi cuối cùng chỉ thở dài một tiếng, chán nản ngồi xuống ghế, thấp giọng hỏi: "Cảnh Bắc Uyên, ngươi muốn làm cô tức chết có đúng không ?".
(Tội =)) Không lỡ mắng)
Cảnh Thất cúi đầu, tỏ vẻ thừa nhận sai lầm.
Hách Liên Dực hỏi: "Ngươi có biết bạo động Lưỡng Quảng nổ ra là do đâu không ? Còn Liêu Chấn Đông kia là người thế nào nữa?".
Lục Thâm cũng cau mày : "Lần này quả thực vương gia lỗ mãng rồi".
Cảnh Thất : "Lưỡng Quảng vì sao bạo động thần biết, chẳng phải hoàng thượng mới sai thần đi tra xét việc đó sao? Có điều về Liêu Chấn Đông thần cũng có nghe ngóng được chút nội tình, ví như người này vốn là Thám Hoa sáu năm về trước, đương thời cũng được xem là môn sinh của Lục đại học sĩ, về sau lấy muội muội của Lan Đài Lệnh Ngô Tuấn Huy, sau đó đường làm quan đột nhiên rộng mở, làm đến chức tổng đốc Lưỡng Quảng như bây giờ".
Y thoáng dừng chút rồi mới nói thêm: "Ngô Tuấn Huy thì không có tài năng gì đặc biệt, còn là tên đoản mệnh, chết cũng sớm, có điều lại là cháu ngoại của Giản thượng thư Giản Tự Tông. Lưỡng Quảng là mảnh đất 'trời cao hoàng đế xa' bậc nhất, vận chuyển bằng đường thủy, đánh bắt, buôn muối, trồng trọt, việc gì sinh lợi, nó chính là... cây rụng tiền của vị gia kia".
"Bùng" một cái, lửa giận trong lòng Hách Liên Dực ngùn ngụt bốc cao, miễn cưỡng hạ giọng: "Ngươi còn biết chuyện này cơ đấy!".
Cảnh Thất cười hì hì, đón ý hùa theo: " Không có dùi thép tốt, sao dám ôm gốm 'sống'(*) vào người chứ?".
(*) Nguyên gốc: "役有金刚钴, 別揽 器 ","Gốm "sống", hay "Tử khí hoạt" dùng để chỉ những đố gốm đồ sứ bị hỏng. Thời cổ khi những thứ đồ này bị hỏng, người ta dùng chiếc dùi sắc khoét hai lỗ quanh chỗ bị hỏng, sau đó dùng dây đồng vá lại. Nhưng đục lỗ trên đồ gốm, đồ sứ là chuyện rất khó khăn, nếu phải là người có tay nghề thì làm được. Về sau người ta dùng cụm từ này để chỉ việc nếu không có khả năng thì đừng làm những chuyện ngoài tầm với.
"Hạng như ngươi thì dùi đục kiểu gì?! Cảnh Bắc Uyên, ngươi có còn biết trời cao đất dày nữa hay không ?! Hách Liên Dực nện chưởng xuống bàn, giận đến độ suýt nói không lên lời: "Ngươi còn biết nơi đó trời cao hoàng đế ở xa cơ đấy! Quan viên địa phương Lưỡng Quảng cấu kết bao che nhau, quan hệ như tơ vò khó gỡ, câu bất kính, nó như chiếc thùng sắt vậy, là quốc gia nhỏ trong cái đất nước này. Ngươi năm nay mới sống được bao nhiêu năm, mới trải được nhiều ít sự đời? Ngươi không sợ... ngươi không sợ giẫn lửa thiêu mình hay sao?".
Trong thoáng, Cảnh Thất sững người, nhìn Hách Liên Dực bộ dạng giận dữ, sắng giọng quát mắng, nhưng lại vì thực sự lo lắng cho bản thân mình mà có phần hoảng hốt, mãi lâu sau y mới buông tiếng thở dài: "Thái tử, ngài có biết số của cải đại điện hạ vơ vét chảy đi đâu ?".
Đương nhiên Hách Liên Dực biết trong lòng, từ sau khi Phùng Nguyên Cát qua đời, Hách Liên Chiêu ba lần bồn lượt nhúng tay vào quân đội, lại thêm lời đồn Hách Liên Chiêu gan to bằng trời, dám tự mình nuôi quân, mưu đồ bất chính sắp lộ đến nơi.
Cảnh Thất tiếp: "Nếu như... lúc này đại điện hạ vì tội danh mưu phản mà bị giam lỏng, thái tử cho rằng đối đầu với nhị điện hạ có bao nhiêu phần thắng?".
Hách Liên Dực sững người.
Lại nghe tiếng Cảnh Thất tiếp tục vang lên: "Nếu thần không đi, ai cho bách tính trong thiên hạ hai chữ công bằng? Mà nếu người đi là kẻ khác, dù cho thiên hạ bách tính lấy được công bằng, nhưng Hách Liên Chiêu có thoát được ?".
Mí mắt thiếu niên khẽ buông, thở dài, khóe mắt đầu mày đều vương nét gì trong veo mà lạnh lẽo, y nói, từng tiếng, từng tiếng thốt lên như tiếng thở dài: "Điện hạ, nước Ngu(*) tuy nhỏ nhưng là lá chắn, nếu giờ bị phá, tất ... môi mất răng cung đi đời nhà ma".
(*) Nước Ngu là nước chư hầu của nhà Tây Chu thời Xuân Thu Chiến Quốc. Thời Xuân Thu Tấn Hiến Công muốn mở rộng lãnh thổ, liền mượn cớ tấn công nước Quắc láng giềng. Thế nhưng giữa nước Tấn và nước Quắc lại cách dải đất hẹp của nước Ngu.Hai nước này là nước nhỏ , thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, nhưng muốn thảo phạt nước Quắc, tất phải đi qua nước Ngu. Đại phu Tuân Tức hiến kế cho Tấn Hiến Công, mang tặng vua nước Ngu vô số ngọc quý và ngựa tốt rồi mượn đường đánh Quắc. Vua nước Ngu thấy lễ vật hậu hĩ liền đống ý. Nhưng đại phu nước Ngu là Cung Chi Kỳ lên tiếng can ngăn: "Chuyện này không thể, nước Ngu và nước Quắc cận kề như răng với môi, dựa vào nhau cùng tồn tại, khi có chuyện xảy ra có thể giúp đỡ lẫn nhau, vạn nhất nước Quắc bị diệt rồi, nước Ngu tồn tại sao đây? Người xưa có câu 'Môi hở răng lạnh', nếu không có môi sao giữ nổi răng. Nhưng vua nước Ngu không nghe lời can gián, Cung Chi Kỳ biết vận nước Ngu không còn bao lâu, bèn dẫn theo già trẻ nhà rời khỏi nước Ngu. Quả nhiên, sau khi quân đội nước Tấn mượn đường tiêu diệt nước Quắc xong quay sang tiêu diệt nước Ngu.
Lục Thâm trầm mặc hồi, sau đó đột nhiên khom người vái Cảnh Thất vái: "Thần tầm nhìn hạn hẹp, khi trước không ít lần hiểu lầm vương gia".
Cảnh Thất xua tay không dám nhận. Hách Liên Dực lại vẫn đăm đăm nhìn y không chuyển, lúc lâu sau mới run giọng hỏi: "Ngươi làm vậy... là vì ta sao?".
>_<
Trong khoảnh khắc ấy, đột nhiên Hách Liên Dực muốn ghì lấy người trước mặt vào lòng, muốn dứt bỏ gánh nặng quốc gia thiên hạ trong lòng, còn mong ngóng, không dám thân thiết như xưa. Muốn "Về sau thế gian này gió cắt da, sương buốt thịt, có ta che chắn cho ngươi, đời này kiếp này chỉ biết người, chẳng sợ phải vứt bỏ cả dặm vương thổ nước biếc non xanh". Thế nhưng rốt cuộc Hách Liên Dực vẫn cứ là Hắc Liên Dực, nhàng khép mắt, lặng lặng ngồi yên trong chốc lát, cũng dằn được những suy nghĩ ấy xuống đáy lòng - những suy nghĩ bay bổng đẹp đẽ ấy chẳng qua chỉ là ước muốn quái gở của bản thân, không thể hủy hoại chính mình, càng không thể phá hỏng đời y.
"Càng là vì bách tính trong thiên hạ". Trên khuôn mặt của Cảnh Thất vẫn vẹn nguyên vẻ bình thản như không.
Tiếng phượng xuy như cách cung mây, chẳng biết này ai đứng tường ngoài(*). Có ai không mang mối bận lòng riêng, kẻ nào không có chấp nhất của riêng mình? Cảnh Bắc Uyên dốc lòng bày mưu, phải vì Hách Liên Dực, Hách Liên Dực chuyên tâm tính kế, cũng chẳng phải vì Cảnh Bắc Uyên. Tình cảm vương trong lòng quá mức mong manh, gió thổi qua liền tiêu tan chẳng còn gì. Tiếng phượng xuy kia nghe mê ly đấy, thế nhưng ngoài tường như cách tận trời cao, là nơi bất kể làm gì cũng không chạm tay tới được.
(*) "Tiếng phượng xuy như cách cung mây, chẳng biết này ai đứng tường ngoài" trích trong bài Thính lân gia xuy sanh của nhà thơ Lang Sĩ Nguyên đời Đường. Nguyên văn:
Phượng xuy thanh như cách thải hà, bất truy tường ngoại thụy thùy gia.
Trọng môn thâm tỏa vô tầm xứ, nghi hữu bất đào thiên thụ hoa.
"Phượng xuy" vốn là tên gọi hoa mĩ dành cho các nhạc cụ phát ra âm thanh tinh tế như khèn, như tiêu.
Khoảnh khắc ấy, Cảnh Thất nhìn thấy rất vẻ chán chường cùng mệt mỏi trên khuôn mặt Hách Liên Dực. Trong suốt ba trăm năm, kiếm đâu ra người thứ hai có thể hiểu người nam nhân này hơn y đây, chỉ có điều... Cảnh Thất tự trào mà nghĩ, nếu mỗi người đều có trói buộc của riêng mình, vậy từ trước đến nay y và Hách Liên Dực chưa bao giờ bị xiềng vào cùng một chiếc khóa.
Đêm hôm ấy định trước là dài đằng đẵng...
Cảnh Thất về phủ chưa được bao lâu, Hách Liên Chiêu đích thân ghé phủ, nhét vào phong bao số ngân phiếu lên đến mười vạn lượng, đưa cho y làm "lộ phí", lại vứt ra mấy cái tên, chỉ bảo đó là "bằng hữu cũ", có thể nể mặt mà giúp đỡ ít nhiều, trong thời gian tra xét ở Lưỡng Quảng nếu có gặp chuyện gì khó khăn cứ việc tìm bọn họ, vẻ kiêu căng ngạo mạn thường ngày trên gương mặt bay biến đi đâu, trông thấy Cảnh Thất liền nồng hậu thân tình, hệt như huynh đệ ruột thịt vậy.
Hách Liên Dực đơn độc xuất cung, cả đêm về, ngày hôm sau mới trở lại Đông cung. Sau khi đi rồi, Tô Thanh Loan ôm ghì lấy mấy đóa hồng mai điểm trên tấm trải giường trắng tinh khôi, nét cười như bắt rễ vào da thịt rốt cuộc bám trụ không nổi trên gương mặt yêu kiều, nghẹn ngào khóc nấc lên. Chỉ mấy ngày sau, Hách Liên Dực liền cho người âm thầm mua chỗ ở ngoài cung, thần không biết quỷ không hay đón Tô Thanh Loan đến đó. Từ độ ấy trở đi, người ta không còn thấy bóng Nguyệt Nương Thanh Loan khuynh quốc khuynh thành, từng cất vang khúc ca động lòng người bên bờ Vọng Nguyệt đêm Giao thừa năm ấy trong kinh thành nữa.
***
Ô Khê dẫn theo Nô A Cáp, mặc thường phục rời khỏi phủ, tâm tính phiền muộn rối như tơ vò. Lang thang trên phố, đột nhiên phát ra không có sự hiện diện của Cảnh Thất, kinh thành phồn hoa đô hội này cũng trở nên nhạt nhẽo. Cứ đi mãi, đi mãi, chân liền bước tới dưới lầu Phỉ Thúy. Là lầu Phỉ Thúy chứ không phải Lan Đường. Các cô nương ngân nga khúc ca trên kia tận tình khiêu khích, đến cả chút phong nhã văn chương tối thiểu cũng chẳng chịu giả vờ, tiếng vỗ tay tán thưởng của khách tìm vui dậy lên vang dội.
Nô A Cáp vừa trông đỏ bừng cả mặt, đường đường người nam nhân lưng hùm vai gấu, tay lại đi bấu chặt lấy vạt áo của Ô Khê, ngượng ngùng: "Vu, vu đồng, người tới đây làm gì thế ạ?".
Ô Khê lúc xuất thần, thình lình bị Nô A Cáp hỏi, còn chưa kịp hoàn hồn, bởi vậy mới buông một câu bẫng: "Ngươi xem... nếu như ta biết bản thân có thích người hay không thì phải làm thế nào?".
Nô A Cáp hỏi: "Chuyện này khó, thích người thì giây phút nào cũng nhớ đến nàng, nàng muốn gì ngài cũng đều muốn ra tay giúp nàng thỏa nguyện, lúc nào cũng muốn nàng được vui vẻ, mới gặp được lát thôi thấy nhớ nàng rồi...".
Ô Khê sững người, trái tim như đập hẫng mất một nhịp vậy. Trông bộ dạng Ô Khê như thế, lại thêm việc bọn họ đứng nói chuyện ở chỗ như thế này, rất không tự nhiên, Nô A Cáp hiểu lầm, liền ngẩn người trong chốc lát, sau mới hỏi dò: "Người vu đồng thích liệu có phải... mang thân phận không được thích hợp cho lắm?".
Ô Khê nghĩ, đại nam nhân, thân phận đương nhiên tương xứng rồi, bèn gật đầu. Nô A Cáp lại càng hiểu lầm nghiêm trọng hơn, gã và A Tâm Lai giống nhau, A Tâm Lai tuy rằng dũng mãnh chính trực, thế nhưng nếu đem ra so sánh thì có chút thành lỗ mãng, Nô A Cáp lại chính chắn đáng tin cậy hơn chút. Gã suy nghĩ hồi, sau mới thận trọng : "Vậy... nàng có đẹp không ạ? Tính tình có tốt không? Đối xử với vu đồng như thế nào ạ?".
Ô Khê nghĩ, y là nam tử, tất nhiên không "đẹp" kiểu dịu dàng mềm mại như nữ tử rồi, thế nhưng trông vô cùng ưng mắt. Tính tình đương nhiên cũng tốt rồi, lúc nào nụ cười cũng treo trên mặt, dù có chọc thế nào, người ấy cũng không nổi giận, thế là lại lẳng lặng gật đầu.
Nô A Cáp ngẩng đầu, đưa mắt nhìn tấm biển hiệu của lầu Phỉ Thúy cùng mấy cô nương tíu tít cười đón khách đến tiền khách đi, tự an ủi mình rằng: "Con người... không thể chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài được, có đôi khi chỉ nhìn ngoài mặt thấy nhân phẩm của đối phương cực kỳ tồi tệ, hành động làm việc cũng chẳng ra sao, thế nhưng nàng đối xử với ngài rất tốt, thật lòng thật dạ - A Cáp chẳng nói được lời nào bay bổng cả, nhưng chung quy vẫn là chân lý ấy thôi".
Ô Khê nghĩ, trong mắt hắn , có những lúc Cảnh Thất rất xấu, nhất là y cực thích dối lừa kẻ khác - cũng có thể đối với tên ấy mà cười , thuận miệng dối trá cùng trở mặt diễn tuồng như là ăn cơm uống nước vậy, thế nhưng quả thực y đối xử với bản thân rất tốt, tốt vô cùng. Hắn bèn gật đầu : "Có đôi khi ta thấy 'y' rất thích dối trá lừa người, thế nhưng 'y' không thích gạt ta, đối xử với ta cũng rất tốt".
Thế là Nô A Cáp liền gật: "Vu đồng, Nam Cương chúng ta không câu nệ thân phận hay dòng dõi, chỉ cần ngài thật lòng với nàng, nàng cũng thật lòng với ngài, ngài cứ đưa nàng về thôi, chúng huynh đệ ai cũng tôn trọng nàng".
Ô Khê đưa ánh mắt mông lung nhìn gã, đột nhiên thấy suy nghĩ của Nô A Cáp còn thoáng hơn cả bản thân mình nữa. Đúng lúc này, từ trên lầu vọng xuống giọng nữ mềm mại: "Chỉ mong trọn vẹn lòng chàng, dù đầu bạc trắng vẫn gần bên nhau..."(*).
(*) "Chỉ mong trọn vẹn lòng chàng, dù đầu bạc trắng vẫn gần bên nhau...". Nguyên văn: "Nguyện đắc nhất nhân tâm, bạch thủ bất tương ly..." trích trong khúc Bạch Đầu Ngâm nàng Trác Văn Quân chắp bút khi hay tin Tư Mã Tương Như muốn lấy thêm vợ lẽ.
Câu hát như búa tạ, giáng thẳng vào trái tim Ô Khê, cơ hồ ngây dại: "Chỉ mong trọn vẹn lòng chàng, dù đầu bạc trắng vẫn gần bên nhau".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com