Hôn nhân không có tiền thì khó khăn đến mức nào?
[+684 likes] Hôn nhân không có tiền thì khó khăn đến mức nào?
Tác giả: Dương Miết Miết
Nguồn: Dương Miết Miết
_______________
Group Weibo Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/weibovn
Fanpage: https://www.facebook.com/weibovietnam/
Dịch bởi: Tím Lịm
Blog của mình: https://www.facebook.com/Purple-Corner-364024227592582/
__________
01.
Bạn tôi vừa mấy tháng trước, ly hôn rồi.
Lý do li hôn rất đơn giản, không có sự xuất hiện của người thứ 3, không cờ bạc hút thuốc, chỉ là vì không có tiền.
Bạn tôi dự định mua nhà.
Bố mẹ hai bên cũng bỏ ra 1 khoản tiền, cả hai người cũng tích góp được một ít để trả trước.
Cô ấy làm việc không quản ngày đêm, ban ngày đi làm, ban đêm còn phải đi dạy thêm.
Hộp cơm mấy chục nghìn cũng không nỡ mua, có lúc bữa tối cũng chỉ làm chiếc bánh mì cho qua bữa.
Cứ như vậy kiếm từng chút từng chút tiền một, tiết kiệm từng li từng tí.
Nhưng chồng của cô ấy cứ như vậy, không hề nỗ lực làm việc.
Cô ấy có trách móc, nhưng cũng không thể thay đổi được đối phương.
Chi tiêu dè sẻn rất lâu, cuối cũng cũng tiết kiệm được một khoản tầm 350 triệu (VND), lúc chuẩn bị đi xem phòng, cô ấy bất ngờ phát hiện, tiền trong tài khoản tự nhiên bốc hơi, chỉ còn lại 70 triệu (VND).
Là chồng của cô ấy trộm lấy đi đầu tư vào dự án gì đó.
Những tưởng sẽ sớm có lãi, nhưng rồi cũng chỉ rổ tre đựng nước.
Mất hết.
Chồng cô ấy tưởng sau khi vợ phát hiện, cùng lắm thì cũng chỉ làm loạn mấy hôm.'
Nhưng lần này, cô ấy lại bình tĩnh ngoài cả dự đoán, bình tĩnh đề nghị li hôn, dọn dẹp hết đồ dùng hằng ngày, ôm con về nhà mẹ đẻ.
Lúc nhắc đến chuyện này, trên mặt bạn tôi cũng chẳng hề thể hiện sự bi thương gì lắm, cô ấy bảo, mấy năm nay, các khoản chi tiêu trong gia đình, tất cả dường như đè lên đôi vai cô ấy.
Chồng bạn tôi là kiểu nói như rồng leo làm như mèo mửa, công việc đổi lần này đến lượt khác. Cô ấy sớm đã thất vọng về con người này rồi.
Tình yêu là gì chứ? Cơm áo gạo tiền trong hôn nhân, khốn khổ quẫn bách bao lần, rồi biến thành oán giận của nhau.
Tại sao tôi lại nghèo như thế chứ? Tại sao cuộc sống của người khác ngày càng tốt, chỉ có tôi với anh là cứ giẫm chân tại chỗ, thậm chí là thụt lùi? Tại sao tôi đã cố gắng đến vậy rồi mà vẫn cứ khổ? Đều do anh đã làm liên lụy đến tôi.
Ý nghĩ này một khi đã nảy nở, thì sẽ có ngày phải bùng lên.
Mỗi lần phải đối mặt với kinh tế khó khăn, không can tâm và hờn trách, giống như sợi dây leo quấn vào tâm trí cô ấy.
Diệc Thư có một câu nói nhằm giải thích cho tình trạng này giữa các cặp vợ chồng:" Một người có thể chịu đói, hai người thì không, bởi vì sẽ có lúc nhịn không nổi nữa mà đổ hết lỗi lên đầu đối phương."
Một người khi bước vào một cuộc hôn nhân đều không thể phủ nhận 1 điều rằng, tiền trong hôn nhân chiếm trọng lượng rất lớn.
Lúc bé, năm mới hay các ngày lễ thì sẽ tặng đối phương 1 món quà nhỏ để tạo sự bất ngờ. Lúc lớn, trong việc đối nhân đối nhân xử thế, ít nhiều đều cần tiền để giải quyết.
Không có tiền sẽ không tránh khỏi việc đi so sánh với người khác, không tránh khỏi việc tự trách cứ bản thân.
Ở điểm này, trước khi bước vào hôn nhân có thể sẽ không có cảm nhận rõ ràng được.
Cùng anh ở trong căn phòng thuê chật chội chỉ mười mấy mét vuông, nghe tiếng mưa rơi tí tách trên mái hiên, bạn cảm thấy đó cũng là một kiểu của lãng mạn.
Cùng anh tính toán làm sao để ăn một bữa cơm no chỉ với mấy chục nghìn bạc, bạn cảm thấy đó là sự sáng suốt trong cuộc sống.
Nhưng trong hôn nhân, những điều này dần biến thành hiện thực bất lực.
Bạn sẽ không có kỳ vọng gì vào người kia nữa, theo bản năng mà hi vọng đời sau của mình có một cuộc sống tốt hơn.
Tình yêu chỉ cho con người ta dũng khí, nhưng nó không thể giải quyết được vấn đề trong hiện thực cuộc sống. "Vợ chồng bần tiện, trăm sự bi thương", câu nói này không phải chỉ nói cho hay đâu.
02.
Rất nhiều bạn trẻ đều cảm thấy tình yêu nên thuần khiết, không nên đặt nặng vấn đề tiền nong điều kiện vật chất, cảm giác có chút thô tục.
Như vậy không phải đang làm nhục chính tình yêu của chúng ta hay sao?
Nhưng với người đàn ông lớn tuổi kia, lúc nghèo nhất, thì lòng tự tôn lại mãnh liệt nhất.
Một khi đã nói đến tiền, anh ta có thể sẽ ngay lập tức nói những câu kiểu:" Em có phải chê anh nghèo không? Không ngờ em lại là người hám lợi như thế!". Rồi sau đó hứa rằng, một ngày trong tương lai anh nhất định sẽ cho em một cuộc sống tốt hơn.
Không phải là nghi hoặc sự thành tâm của anh tại thời khắc đó, cũng không phải nói đối phương lừa dối, chỉ là anh và em cần làm rõ một điểm này, cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng, quyết định sự hài hòa của một gia đình.
Đầu năm nay, tại một bệnh viện ở thành phố Nam Xương, một người đàn ông xông vào phòng chăm sóc đặc biệt, muốn rút bình thở oxi của 1 phụ nữ. May mắn là được nhân viên y tế ngăn lại, kịp thời báo cảnh sát.
Người phụ nữ này bị bệnh suy tim cấp và khí phế thũng, đã nằm viện một thời gian rồi.
Vì chữa bệnh cho vợ, người đàn ông đã dùng hết tiền của trong nhà tích góp được, thậm chí còn nợ nần chồng chất.
Nhưng bệnh của vợ tái phát nặng hơn, phải chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt, nhà giờ chỉ còn 4 bức tường trơ trọi, trước bệnh tình của vợ làm anh chồng này cảm thấy vô cùng chán nản.
Vào lúc bị kích động quá mức, anh ta đã xông vào phòng bệnh, muốn từ bỏ trị liệu.
Những người có quan điểm này đa phần là những người trẻ chưa từng kết hôn.
Nhưng cũng có một bộ phận bày tỏ sự thông cảm thậm chí là hiểu được hành động này của người đàn ông.
Đồng thời, chị S cũng ngưỡng mộ những thanh niên xem tình yêu như sự tối cao, nhưng về mặt đạo đức lại không thể phê phán hành động của người đàn ông.
Một căn bệnh nghiêm trọng đủ để làm đổ vỡ cả một gia đình, đủ để xóa sạch mọi sự dịu dàng.
Có một câu tục ngữ thế này:"Không có người con hiếu thảo trước giường bệnh lâu năm, không có người vợ đức hạnh trong gia đình nghèo khổ kinh niên."
Câu nói này, trên góc độ của nam hay nữ, đều phù hợp.
Nằm trong phòng ICU, mỗi ngày đều giống như đốt tiền vậy, khiến niềm hi vọng của mỗi gia đình, dần dần bị dập tắt.
Tiền dưỡng già của bố mẹ, tiền nuôi dạy con cái, thậm chí là phải bán nhà, tóm lại vẫn không tránh khỏi nợ nần.
Đến cuối cùng, bệnh chữa chưa khỏi, nhưng một ngôi nhà vì thế mà đã đổ vỡ rồi.
Dốc hết toàn lực của cả nhà, đi đánh một trận không biết thắng thua, còn phải chấp nhận lặng lẽ cam chịu, bảo vệ cả gia đình ư?
Tôi tin rằng 1 gia đình nghèo khổ và một gia đình có điều kiện sẽ có đáp án khác nhau.
Diễn đàn Mao Nhãn từng có 1 chủ đề "Vợ của tôi không có tiền chữa bệnh, chết rồi", xem khóc vô số người.
Một người dùng tên fdgga kể rằng, vợ tôi không có tiền chữa bệnh, cũng chết rồi.
Anh ta đã bán hết tất cả gia sản trong nhà, vẫn không đủ tiền làm phẫu thuật cho vợ.
Sau khi vợ qua đời, anh ấy bước vào những ngày tháng của vực sâu đau khổ, hận bản thân không có năng lực, hận bản thân quá bần cùng.
Trên bài viết của mình, anh ấy viết:
"Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của vợ tôi, cô ấy cười lên đẹp lắm.
Tôi thật không đáng mặt đàn ông, đến vợ của mình còn không bảo vệ được.
Cảm ơn mọi người đã có ý định quyên góp tiền, chỉ là tôi bây giờ không cần nữa rồi. Tôi rất muốn, muốn được đi gặp cô ấy."
Nói xong câu "tôi muốn đi gặp cô ấy" thì bài viết này chẳng bao giờ thấy update thêm gì nữa, fdgga cứ như vậy mà biến mất rồi.
Chúng ta thà muốn anh ấy có một cuộc đời mới còn hơn nhìn anh ấy vì không có tiền chữa bệnh cho vợ mà tự trách, chọn việc kết thúc một sinh mệnh.
Đối với một cặp vợ chồng bần hàn, bệnh nặng, giống như một chiếc búa đập lên đầu của họ.
Không có tiền, làm sao mà chữa bệnh, chỉ có thể đợi chết, cảm giác biết được kết cục của bản thân nhưng lực bất tòng tâm, đúng là điều tuyệt vọng nhất chốn nhân gian.
Có người nói, trên đời này cái nghèo nhất không phải là bần cùng mà là không có tình yêu.
Tôi cảm thấy điều này, có chút thiên vị.
Tình yêu tất nhiên là quan trọng rồi, nhưng chỉ khi đảm bảo được cơ sở kinh tế trước thì mới nuôi dưỡng được tình yêu, còn không, ngày này qua ngày khác đều nghèo đói như vậy, thì tình yêu cũng sẽ kiệt sức mà biến mất thôi.
_______________
Nguồn: https://www.weibo.com/ttarticle/p/show?id=2309404461827646947389#_0
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com