22. Dịch thuật
Hỏi: "Có ý kiến cho rằng, dù thế nào thì bản dịch vẫn phải trung thành với bản gốc, và đó mới là việc khó, chứ dịch trơn tru nhưng quá sai lệch thì thật ra lại rất dễ làm. Thậm chí có những bản dịch làm mất văn phong của tác giả. Ông bình luận sao về điều này?"
Trả lời: "Thế nào là "trung thành với bản gốc"?
Kinh Phật mà các cụ nhà mình vẫn tụng niệm chỉ là phiên âm từ bản chữ Phạn, rồi lại còn qua chữ Hán, đọc lên với tinh thần đó là âm thanh của lời thiêng liêng mà Phật truyền lại, chứ có ai hiểu gì đâu.
Kinh Thánh thiêng thế với người Công giáo, mà cũng có bao nhiêu phiên bản dịch ra các thứ tiếng, sửa đổi văn phong qua từng giai đoạn lịch sử để công chúng đương đại chấp nhận được.
Cụ Nguyễn Du biến "Đoạn trường tân thanh" từ một câu chuyện văn xuôi bình thường ở bên Tàu thành một áng thơ Việt bất hủ với người Việt, sẵn sàng thêm thắt, lược bỏ. "Truyện Kiều" là điển hình của một bản dịch trở thành một nguyên tác trong môi trường ngôn ngữ đích.
Cho nên khái niệm "trung thành với bản gốc" phải được xem xét từ chính gốc gác của việc dịch, ấy là "dịch để làm gì, cho ai đọc". Có mục đích rõ ràng thì mới có cách dịch thích hợp. Nói chữ như bây giờ thì là xác định mục tiêu dịch rồi mới có được chiến lược dịch. Từ đó mà có bản dịch đáp ứng đúng nhu cầu, và chất lượng của bản dịch cũng sẽ đo bằng mức độ đáp ứng cái nhu cầu ấy của nó."
• Hoạ sĩ, dịch giả Trịnh Lữ, 2014 •
_____________________
Mượn lời bác Trịnh Lữ để nói lên quan điểm của mình về vấn đề dịch thuật.
Hầu như cả mấy tháng nay mình đều bị xoay vòng với cái khúc mắc này, vì thế bản dịch trong mấy video gần đây của mình đều bị ảnh hưởng khá nhiều từ hàng tá luồng ý kiến.
Đến hôm nay cuối cùng mình cũng đã thông suốt rồi, hehe.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com