Tro choi tap the
1- Liên khúc: Tuổi Thơ
(bắc kim thang cả làng bí rợ….) Bắc kim thang
(Ba thương con vì con giống Mẹ…) Cả nhà thương nhau
(Cháu lên Ba cháu vô mẩu giáo….) Cháu lên Ba
(Ai hỏi cháu …) Trường của cháu là trường mầm non
(Một con Vịt xòe ra hai cái cánh…) Một con vịt
(Mẹ đi vắng, Mẹ đi vắng con sang ….) Mẹ đi vắng
(Gà chưa biết gáy là con Gà con…) Con Gà con
(Đi học về, là đi học về…) Đi học về
(Má trồng toàn những cây dễ thương…) Vườn cây của Ba
3- Bà Ba buồn Bà Bảy
* Mục đích: tạo vui nhộn
* Địa điểm: trong phòng
* Ban tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy.
Cách chơi: Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ
…) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia.
Thí dụ:
+ Bà ba buồn bà bảy
+ Bà bảy bắn bà ba
Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối
đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua
** Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói
4 - Tai đây - mũi này
* Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Số lượng: 50 người, không chia đội
* Thời gian: 20 phút
* Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước
Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người
quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay
phải giữ lấy tai trái** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi
mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để
bắt những người phạm lỗi để phạt
13. Ba – Má – Tôi
- Ba : Để tay lên đầu
- Má : Để 2 tay lên má
- Tôi : Khoanh tay chéo trước ngực
* Lưu ý: NĐK hô và làm bất cứ động tác nào NC phải làm theo. Chỉ làm theo lời
NĐK hô.NĐK có thể hô một đàng nhưng làm một nẻo.
4. ĐOÀN KẾT
Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự.
Luật chơi: QT: Đoàn kết, đoàn kết.
TC: Kết mấy, kết mấy.
QT: Kết 5 (Năm người tụm lại thành một nhóm)
Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi
khác.
Ong đốt, kiến cắn, đau bụng
a)Mục đích, ý nghĩa:
Bồi dưỡng cho các em khả năng tập trung tư tưởng, làm quen với phản xạ nhanh
nhẹn, linh hoạt b)Cách chơi:
Chọn vị trí để mọi người cùng nhìn thấy và quản trò đọc to các câu “Ong đốt - Kiến
cắn - Đau bụng”. Khi nói “Ong đốt” đồng thời lấy hai tay xoa lên trên đầu - “Kiến
cắn” đồng thời lấy lấy hai tay xoa lên mu bàn chân - “Đau bụng” đồng thời lấy hai tay
ôm bụng. Em nào ít chú ý sẽ làm nhầm, phải bước lên phía trước một bước hay đứng
ra ngoài bàn. Trò chơi tiếp tục đến khi kết thúc. Ai là người bước lên nhiều nhất là
người ít chú ý nhất trong cuộc chơi sẽ bị phạt.
c) Luật chơi:
- Tất cả người chơi phải nhìn lên người quản trò.
- Làm sai theo quy định hoặc làm chậm khi đến lượt thì phạm luật. 8. CHANH – CHUA, CUA - KẸP
Mỗi người tham dự đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay phải người
kế bên nhưng không đụng. Quản trò ra giữa vòng tròn hô to "Chanh" cả vòng tròn đáp
"Chua" và đột xuất Quản trò hô "Cua" thì vòng tròn đáp nhanh "Kẹp" cùng lúc tiếng
"kẹp" thì tay phải mỗi người phải nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho nắm được
bàn tay trái của người bên cạnh và đồng thời cũng thụt tay trái về không để bị kẹp.
Người nào chậm bị kẹp là bắt phạt.
Dàn nhạc giao hưởng
Mục đích: vui tươi, tn h cảm* Số lượng: mỗi đội (nhóm) có - 12 người, ít nhất là 2 -
3 đội (nhiều nhất đội)* Địa điểm: trong p ng rộng, sân băi tập trung, trong xe, …*
Ban tổ chức: 1 - 2 ngườiCách chơi: người điều khiển hát lên 1 bài hát tập thể (tất cả
đều thuộc), sau đó đặt tên các đội theo từng nốt nhạc (đồ – rê – mi – fa …). Tất cả hát
chung bài hát tập thể – khi người điều khiển chỉ tay vào đội nào th đội đó không được
hát b ng lời mà chỉ được hát b ng vần nốt nhạc của đội nh (cn tất cả im lặng)** êu
cầu: âm điệu bài hát phải được liên tục, đội nào khi có tay người điều khiển chỉ vào
mà hát sai – hát trật lỗi nhạc th phải chịu phạt. Tương tự có thể chuyển thành a âm
trống, kèn, đàn
Con muỗi
Mục đích: tạo không khí vui vẻ* Số lượng: 50 - 0 người* Địa điểm: trong p ng,
ngoài sân* Ban tổ chức: 1 quản t Cách chơi: người chơi đứng thành hàng dài, dọc,
ngang- Quản t (hô to): “Tay đâu” (2 lần)- Người chơi (hô to): “Tay đây” (2 lần)Quản
t bắt bài hát: “ nh dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều
tà tà tối bay ra nh m vào con mắt mà chích người ta” – và người chơi làm theo hành
động chích vào mắt người bên phải nh. Quản t tiếp tục đưa ngón tay lên và làm con
muỗi – người chơi cũng tiếp tục đưa ngón tay lên và cùng với quản t kêu “O …O” và
quản t la to “cắn vào má” và người chơi làm theo quản t lại hô to “đập” và người kế
bên “đập” thật mạnh vào con muỗi. Người chơi phải làm theo lời nói của quản t chứ
không làm theo hành động của quản t Ví dụ: quản t nói cắn vào miệng mà tay của
quản t cắn vào tai th người chơi không làm theo – nếu làm sai sẽ bị phạt
Tôi bảo
Mục đích: tạo không khí vui tươi
Số lượng: không hạn chế
Địa điểm: ngoài sân, trong p ng
Thời gian: 2 - 3 phút
Ban tổ chức: 1 quản t
Cách chơi: - Quản t ò hô: “Tôi bảo tôi bảo”Người chơi hỏi: “Bảo bảo ”- Quản t
nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”Người chơi: vỗ tay 2 lầnKhi quản t hô “tôi bảo” th
người chơi phải làm theo. Nếu như quản t không nói “tôi bảo” mà người chơi làm th
sẽ bị phạt.Tiếng Vọng
Số người chơi : Chơi cả đoàn hay cả đội.Cách chơi : Người điều khiển nói lên một
tiếng nào th mọi người phải đáp lại một tiếng ngược nghĩa. Thí dụ : người điều khiển
nói "lên" thì mọi người phải đáp lại “xuống”, "vui" thì "buồn" v.v.. Ai nói sai thì tự
động chạy một vòng xung quanh những người chơi
Cao - Thấp - Dài - Ngắn
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 - phút
Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người
chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu
Những trò chơi phạt vui, lý thú
1. Cao cẳng cùng cò
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phat:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm
chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt
đầu hát.
2. Múa đôi
Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau.
Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nh m hướng
dẫn họ dễ tìm ra nhau.
3. Gia đình nhà Gà
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn
gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa
nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong
sân có con gà, có con gà”…
4. Bữa tiệc bò
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc
lắc lúc lắc”.
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.
5. Vịt béo
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê,
xàng xê, xàng xê, xàng xê”
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt
cùng đi và làm động tác:
- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại
6. Vịt lạ kỳ
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài
hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo
lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh
và múa tiếp.
Chú ý:
- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.
7. Chú mèo đáng yêu
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo
rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa
mặt, liếm tay,…
8. Vịt đẻ trứng vàng
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te –
vịt nở, te te te – vịt bay”.
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp
cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.
- Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên
9. Âm vang Tây Nguyên
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm
cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)
Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đ ng trước, và làm động tác theo nhịp
điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát
dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc
nhích sẽ bị phạt trò khác.10. Chú ếch lông bông
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:
“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.
Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt
làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.
- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại
- Câu 2: nhảy về phía trước
- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com