truyen
Dù bạn là một con chiên ngoan đạo hay một kẻ ngoại đạo thì với bạn chắc chắn tặng quà vẫn là một trong những gì thú vị nhất của lễ Nô-en. Những món quà biểu lộ tình yêu của chúng ta với gia đình và bè bạn. Thậm chí với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc hơn nhiều. Ðó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa, món quà mà Thượng đế đã ban tặng cho con người.
Khi Chúa Jê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình với Chúa. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và chất nhựa thơm. Vàng tượng trưng cho vương quốc của ngài, trầm hương tượng trưng cho linh hồn của ngài và chất nhựa thơm biểu hiện hình ảnh ngài bị đóng đinh trên cây thánh giá.
Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa hài đồng. Những người chăn cừu tặng ngài hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.
Một câu chuyện kể rằng có một cậu bé nghèo đến mức không có gì cả ngoài một chiếc trống nhỏ. Mong muốn được gặp chúa Jê-su, cậu đã đến Bethlehem với chiếc trống của mình. Khi cậu nhìn thấy Chúa Hài đồng và tất cả những ánh sáng và sự vui vẻ bao quanh ngài, cậu bé nhỏ chợt nhận ra rằng cuối cùng mình cũng có một món quà. Cậu có thể chơi trống. Thế là cậu bé bắt đầu chơi một điệu nhạc êm dịu nghe giống như âm thanh của một cơn mưa mùa xuân, Chúa Hài đồng quay cái đầu bé nhỏ của ngài ra và mỉm cười với cậu bé. Món quà của cậu bé nhỏ không có giá trị vật chất nào cả nhưng lại được tạo ra từ tình yêu thiết tha đối với Chúa.
Giống như nhiều phong tục khác trong lễ Giáng sinh, tặng quà bắt nguồn từ truyền thống cổ xưa trước lễ Giáng sinh. Trong suốt những ngày hội thần Satuya, một lễ hội mùa dưới thời La Mã cổ, người ta thắp nên những ngọn nến nhỏ và đưa ra những hình vẽ tượng trưng. Vào lễ đón năm mới, người ta trao đổi với nhau những món quà tinh xảo hơn. Những người theo giáo hội La Mã tin rằng những món quà ngọt ngào sẽ đem đến một năm mới tốt đẹp, vì thế hoa quả, mật ong và bánh vẫn là những món quà được ưa chuộng. Những nhánh cây xanh bất tử được trao tặng như là một sự cầu chúc sức khoẻ. Những tín đồ La Mã giàu có tặng nhau những đồng tiền vàng để chúc nhau may mắn. Mọi người đều tặng quà, trẻ con tặng quà thầy giáo, nô lệ tặng quà cho ông chủ và dân chúng tặng quà cho hoàng đế của họ.
Dù ba vị vua và những người khác tặng quà cho Chúa hài đồng nhưng tặng quà vẫn chưa trở thành một phần của lễ Giáng Sinh mãi tới tận vài thế kỷ sau ngày sinh của Chúa. Bởi vì những người thiên chúa giáo đầu tiên không muốn tín ngưỡng của họ đi kèm với những lễ hội ngoại giáo.
Thời trung cổ, tặng quà đã trở thành một phần của truyền thống Thiên chúa giáo. Các vị quốc vương Anh, giống như những hoàng đế La Mã yêu cầu thần dân của mình phải dâng tặng cho họ những món quà vào dịp lễ Giáng Sinh. Những người dân thường cũng trao đổi quà, nhưng chỉ có những người giàu có mới tặng nhau những món quà tinh xảo. Dân nghèo tặng nhau những món trang sức rẻ tiền và đem đến niềm vui cho nhau bằng những câu hát, những bữa tiệc và những trò chơi. Ngày tặng quà của Anh (Boxing Day), 26/12 hàng năm, có nguồn gốc từ thời trung cổ khi mà các vị linh mục sử dụng toàn bộ tiền trong hòm quyên góp của nhà thờ để mua những món quà tặng cho dân nghèo. Những người giàu thưởng thức những bữa yến tiệc giáng sinh, sau đó họ gói những thức ăn thừa vào hộp và đem về cho những người hầu của mình. Ngày nay ở Anh, úc và Canada, ngày tặng quà vẫn là thời gian để tặng quà cho những thương nhân, người phục vụ và cho bạn bè.
Trên những đồn điền cổ của Nam Mỹ, một trò chơi có tên gọi "Quà Giáng sinh" trở nên phổ biến với những người nô lệ và nhanh chóng được yêu thích trên toàn bộ đồn điền. Khi hai người gặp nhau trong ngày lễ Giáng sinh, cả hai cùng kêu to "Quà Giáng sinh", người nào hô trước sẽ nhận được một món quà nhỏ từ người kia.
ở Châu Mỹ đương đại, người ta thường đặt những món quà dưới cây thông Nô-en và mở chúng vào ngày lễ Giáng sinh. Trẻ em treo những đôi tất của chúng gần lò sưởi để nhận quà. Tại những bữa tiệc Giáng sinh, đôi khi người ta có một cái túi lớn hoặc một cái giỏ đựng đầy quà. Mọi người nhận quà từ cái túi hoặc giỏ ấy mà không biết ai đã tặng mình món quà ấy.
ở những nước khác trên thế giới, có những phong tục tặng quà tương tự ngoài phong tục trao đổi quà truyền thống trong gia đình.
ở miền Bắc nước Ðức và các nước Scandinavi có một phong tục cổ xưa. Trong đêm Giáng sinh, cửa ra vào của ngôi nhà mở rộng, người ta ném vào nhà những món quà lớn được gói cầu kỳ, mỗi gói quà cho một thành viên trong gia đình. Khi một gói quà được mở ra, người ta sẽ thấy nó chứa một gói quà khác ở bên trong. Gói quà thứ hai nhỏ hơn là dành cho một thành viên khác của gia đình. Một người tiếp theo sẽ mở nó, cứ như vậy gói quà càng ngày càng nhỏ lại cho tới khi người được tặng cuối cùng nhận lấy món quà nhỏ bé đó
ở Thuỵ Ðiển, mỗi gói quà chỉ dành cho một người duy nhất. Nó thường là một món quà đắt và nhỏ được gói trong rất nhiều lớp giấy. Có những câu chuyện kể rằng một cô gái trẻ đã nhận được một gói quà khổng lồ chứa chàng trai đến cầu hôn cô. Những món quà luôn đem lại sự ngạc nhiên.
Người Hà Lan có rất nhiều trò chơi khác nhau liên quan đến việc tặng quà. Chẳng hạn như trò chơi có tên gọi "Cuộc săn". Một mẩu giấy được gắn vào trong một cái bắp cải và được gói lại như một món quà. Mâủ giấy này chứa những chỉ dẫn để tìm kiếm món quà thực sự được giấu ở một nơi nào đó trong ngôi nhà, nhà bếp chẳng hạn. Trong nhà bếp, một mẩu giấy khác chứa những chỉ dẫn tiếp theo, nó dẫn đến một mẩu giấy khác nữa, sau vài vòng lượn trong ngôi nhà, cuối cùng người tìm kiếm cũng sẽ tìm ra được món quà của họ. Một phong tục được ưa chuộng ở Hà Lan là mỗi thành viên trong gia đình sẽ nhận được một chữ cái bằng Sô cô la, chữ cái này chính là chữ cái đầu tiên trong tên của họ. Những chiếc bánh nướng là những món quà phổ biến ở bất cứ nơi nào diễn ra lễ Giáng sinh. ở nhiều nước, người ta có phong tục nướng một chiếc bánh Giáng sinh có chứa một món quà hoặc một phần thưởng nhỏ. Chẳng hạn ở Peru, một chiếc bánh đặc biệt sẽ được nướng cho lễ Giáng sinh, mỗi lát bánh chứa một món quà rất nhỏ. nhiều nước, người ta có phong tục nướng một chiếc bánh Giáng sinh có chứa một món quà hoặc một phần thưởng nhỏ. Chẳng hạn ở Peru, một chiếc bánh đặc biệt sẽ được nướng cho lễ Giáng sinh, mỗi lát bánh chứa một món quà rất nhỏ. ở Hy Lạp, một đồng xu sẽ được đặt vào trong chiếc bánh Giáng sinh, người ta nói rằng bất cứ ai nhận được đồng xu này sẽ may mắn trong cả năm. Một phong tục cổ của người Canada gốc Pháp là nướng một cái bánh có chứa một hạt đậu. Người nhận được sẽ trở thành vua hoặc nữ hoàng của bữa tiệc đêm đó. Những tấm thiệp Giáng sinh là những món quà đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, đem đến những lời chúc tốt đẹp từ bạn bè và người thân.
Một câu chuyện kể lại rằng ngày xửa ngày xưa, khi mà thánh Nicholas còn sống, có một nhà quý tộc. Ông có một bà vợ xinh đẹp và ba cô con gái nhỏ đáng yêu, tiền của trong gia đình ông chẳng bao giờ cạn. Một ngày kia, người mẹ của gia đình, người đàn bà dịu dàng với đôi mắt nâu bị bệnh hiểm nghèo. Nhà quý tộc gần như phát điên. Ông cho gọi lang y của thị trấn, một người đàn bà rất già và rất thông thái, người biết tất cả những loại thảo mộc và những phép thuật. Bà đã dùng mọi phương thuốc, đọc mọi lời cầu nguyện, mọi câu thần chú mà bà biết nhưng bà không thể làm gì để cứu lấy tính mạng của vợ nhà quý tộc. Cuối cùng ông mời các linh mục đến nhưng lúc đó người vợ tội nghiệp của ông đã vĩnh viễn ra đi. Người đàn ông rơi vào nỗi tuyệt vọng. Ông đã mất hết lý trí. Ông ném tất cả tiền vào những dự án ngu xuẩn và những phát minh vô dụng. Ông nhanh chóng rơi vào cảnh nghèo đói, phải rời khỏi lâu đài và đưa các con đến sống trong một túp lều tranh. Cùng với thời gian, những cô con gái của ông đã trưởng thành, cái nghèo vẫn đeo đuổi họ nhưng họ vẫn luôn vui vẻ và khoẻ mạnh. Họ học cách tự nấu nướng, lau nhà, gieo hạt và chăm sóc lẫn nhau. Cả ba cô gái đều rất xinh đẹp. Lần lượt họ đều yêu và muốn lấy chồng. Nhưng họ không thể cưới vì cha họ quá nghèo. Ông không có của hồi môn để tặng cho gia đình chồng của các con gái. Ông hoàn toàn chẳng có gì để cho con gái làm của hồi môn. Ông cảm thấy mình có lỗi với những đứa con và trở nên u sầu hơn. Khi đó, thánh Nicholas tình cờ sống ở cùng thị trấn với họ. Vị thánh tốt bụng này đã dành cả cuộc đời mình để làm việc thiện và luôn luôn đi tìm những người cần sự giúp đỡ của ngài. Một đêm nọ, ngài cưỡi con ngựa trắng quanh thị trấn và ghé vào ngôi nhà của người đàn ông nọ và ba cô con gái của ông. Ngài cưỡi ngựa đến túp lều tranh và nhìn vào nhà qua một khe hở trên tường. Cũng đêm đó, các cô con gái của người đàn ông vắt quần áo của họ bằng tay và phơi chúng trước lò sưởi. Có ba đôi tất được phơi ở ngay dưới ống khói. Lòng thương cảm dậy lên trong thánh Nicholas. Ngài lấy ra ba túi quà nhỏ chứa những đồng tiền vàng từ trong cái bao nhỏ của mình. Lần lượt ngài ném những chiếc túi xuống qua ống khói và chúng rơi vào trong những chiếc tất của ba cô gái. Người đàn ông lo lắng về tương lai của những cô con gái ngủ thiếp đi và vẫn bị đánh thức. Ông nghe thấy tiếng khua lục cục của con ngựa trắng khi vị thánh rời đi. Ông cất tiếng gọi ngài nhưng vị thánh đã biến mất trong màn đêm tối. Khi những cô gái thức dậy vào buổi sáng, họ phát hiện ra trong tất của mình chứa đầy những đồng tiền vàng và khi họ đi đến hỏi cha mình, họ thấy ông đang ngủ thật an bình với một nụ cười trên khuôn mặt. Thánh Nicholas đã xua đi tất cả những nỗi ưu phiền trong ông và nhờ lòng tốt của ngài, ba cô con gái đã có thể lấy được những chàng trai mà họ yêu và người đàn ông hạnh phúc vì được trở thành ông ngoại.
Ngày nay trẻ em trên thế giới đều treo tất hoặc đặt những đôi giầy của chúng để ông già Nô-en hay một người nào đó đặt quà vào đấy. Truyền thống này có ở nhiều nước như Anh, Canada, New Zealand, ú úc và Mỹ.
ở nhiều nước châu Âu cũng vậy, trẻ em treo tất của chúng nhưng ghim chặt chúng vào đêm 5/12, đêm trước ngày lễ Nô-en. Trẻ em Pháp đặt những đôi giầy của chúng trước lò sưởi, một truyền thống quay lại những ngày mà trẻ em Pháp đi những đôi giầy của nông dân làm bằng gỗ gọi là "Sabot". Mặc dù chẳng còn mấy người đi giầy đế gỗ nhưng các cửa hàng bán đường và bột vẫn tạo ra những chiếc "Sabot" từ sô cô la và đặt đường phèn vào đó. ở Hà Lan, trẻ em nhét đầy cỏ khô và một củ cà rốt vào giầy của chúng để tặng cho chú ngựa trắng của ông già Nô-en. Trong đêm Giáng sinh, ông già Nô-en sẽ trượt xuống qua ống khói, lấy cỏ cho ngựa ăn và đặt vào mỗi chiếc giầy của bọn trẻ một món quà. Trẻ con Hungari còn cẩn thận đánh bóng giầy của chúng trước khi đặt chúng gần ngưỡng cửa ra vào hoặc cửa sổ để chờ ông già Nô-en đến tặng quà. Bọn trẻ sẽ nhận được quà vào sáng hôm sau. Thậm chí có những đứa trẻ còn nhận được một bó cành cây như là một sự nhắc nhở về cách cư xử của chúng trong năm tới. Các nước khác cũng có những truyền thống tương tự. Trẻ con đặt những đôi giầy của chúng vào 5/1, đêm trước ngày lễ Giáng sinh. Trẻ em ý đặt những đôi giầy của chúng cho Befana, một bà phủ thuỷ tốt bụng. ở Porta Rico, trẻ em thu gom cỏ xanh và hoa vào ngày này của tháng 1. Trước khi đi ngủ, chúng sẽ đặt cỏ và hoa vào những cái hộp nhỏ đặt ở dưới giường để đêm đó, ba ông vua sẽ nhét đầy quà vào những cái hộp và những con lạc đà của họ sẽ có một cái gì đó để ăn. Khi bọn trẻ thức dậy vào buổi sáng những chiếc hộp đã đầy ắp quà tặng.
Dù xuất hiện dưới hình thức nào thì ông già Nô-en vẫn mang đến hoa quả, đường và những món đồ chơi nhỏ cho trẻ em trên toàn thế giới.
Khi những vòng hoa được treo từ cửa của các cửa hàng, các ngôi nhà, khi những chồi nhựa ruồi non làm duyên cho những bức tường và cửa sổ, và khi những cây trạng nguyên làm sáng bừng cả công sở, chúng ta biết mùa Giáng Sinh đã đến thật rồi.
Những vòng hoa tạo nên những món đồ trang trí tuyệt vời và những món quà đáng yêu. Chúng rất dễ để kết hợp với nhau và bằng trí tưởng tượng của mình bạn có thể sử dụng bất cứ nguyên liệu nào để tạo nên chúng. Theo truyền thống thì những vòng hoa mãi xanh tươi được làm từ cây vân sam, cây độc cần, lông thú cầm máu, cây thuỷ tùng, cây tuyết tùng và thông. Một số vòng hoa độc đáo hơn được làm từ tương ớt đỏ sấy khô, lúa mì, cỏ dại, rêu và địa y thiên nhiên, trái cây tươi, hoa, thảo mộc, gia vị và thậm chí cả những đồ dùng thiết yếu trong gia đình như giấy màu hoặc những mảnh vải vụn.
Vòng hoa và cây cỏ là một phần quan trọng trong các lễ hội Giáng sinh, với vô số những nguyên liệu sẵn có, chúng ta có thể tạo ra hàng trăm mẫu vòng hoa khác nhau. Nhưng dù hàng nghìn năm đã trôi qua thì vòng hoa và cây cỏ mùa đông vẫn mang một ý nghĩa đặc biệt.
Một vòng hoa rất đặc biệt đó là vòng hoa Giáng sinh của Bắc Âu được làm từ những nhánh cây xanh tươi. Nó cắm bốn cây nến, mỗi cây tượng trưng cho một ngày chủ nhật của lễ Giáng sinh. Những cành cây mãi xanh tươi được trang trí bằng những quả thông, ruy băng, chồi nhựa ruồi non, cành tầm gửi và tuyết nhân tạo. Nhiều gia đình Thuỵ Sĩ có những giá cắm nến Giáng sinh truyền thống bằng đồng thau, năm nào chúng cũng được đặt trên vòng hoa. Một vòng hoa Giáng sinh với những ngọn nến được thắp lên sẽ tạo nên một thứ ánh sáng tuyệt đẹp khi nó được treo phía trên những chiếc bàn của đêm hội. Mãi đến bây giờ người ta cũng chưa tìm ra được nguồn gốc thực sự của vòng hoa Giáng sinh nhưng một số người tin rằng nó bắt nguồn từ vương viện ánh sáng mà các cô gái trẻ Thuỵ Ðiển đội trong ngày lễ thánh Saint Lucia. Trong chuyện thần thoại, Saint Lucia là một cô gái trẻ, một tín đồ thiên chúa giáo thời kỳ trước khi đạo Cơ đốc được chấp nhận rộng rãi, cô đã dành trọn tài sản của mình để tặng cho người nghèo. Nơi nào có nạn nghèo đói là cô có ở đó với một túi đầy thực phẩm để cứu đói. Chẳng bao lâu sau, cô đã bị hành hình bởi niềm tin Cơ đốc giáo của mình. Vương miện ánh sáng đã trở thành biểu tượng cho vầng hào quang của cô. Theo truyền thống, vương miện Saint Lucia được làm từ những nhánh cây xanh bất tử và cắm trên đó bốn ngọn nến giống như vòng hoa Giáng sinh.
Về cây cỏ Giáng sinh, có một điều gì đó khá lạ kỳ về những cây cối luôn sum xuê và xanh tốt trong suốt mùa đông lạnh giá. Ngày nay, người ta vẫn trang trí ngôi nhà của mình với những chồi nhựa ruồi, những nhánh cây thường xuân và cây tầm gửi. Những người châu Âu cổ đại coi tâm gửi là một loại cây linh thiêng. Các linh mục Druid dùng nó làm vật tế trời. Người Celtic tin rằng nó có khả năng chữa bệnh kỳ diệu. Trên thực tế cái tên "Tầm gửi" theo ngôn ngữ Celtic có nghĩa là "Có khả năng chữa bách bệnh". Tầm gửi có thể chữa bệnh, làm vô hiệu hoá thuốc độc, làm cho con người và động vật sinh sôi, bảo vệ các ngôi nhà khỏi những bóng ma và mang đến những điều tốt lành.
Vào thế kỷ 18, Tầm gửi rất được tôn thờ ở Anh, không phải bởi khả năng chữa bệnh mà bởi một điều thần diệu khác. Nó được đặt trên một quả "Bóng hôn" (kissing ball), một vật trang trí đặc biệt trong các bữa tiệc Giáng sinh. Quả bóng này có hình tròn và được trang trí bằng những nhánh cây xanh bất tử, ruy băng và những đồ trang trí khác. Những lá số tử vi nhỏ xíu sẽ được đặt ở bên trong. Một nhánh tầm gửi được gắn chặt vào điểm thấp nhất của quả bóng. Quả bóng được treo trên trần nhà và những người dự tiệc sẽ lần lượt hôn vào bên dưới quả bóng. Một cái hôn vào nhánh tầm gửi có thể mang ý nghĩa của một sự lãng mạn hay một tình bạn bên vững và lòng thánh thiện.
Anh em họ Điền
Tác giả: Thế Sự
Ngày xưa, có giòng họ Điền, anh em ăn ở với nhau từ đời nọ sang đời kia rất là hòa thuận. Về sau, họ này chỉ còn lại có ba anh em. Ba người vẫn chung sống với nhau vui vẻ tử tế, cho đến khi người thứ hai lấy vợ. Người vợ tính tình ích kỷ, lại hay sinh sự, lắm lời, nên không khí trong gia đình không còn được như xưa. Rồi một hôm người vợ nhất quyết đòi chia gia tài của ba anh em và bắt ép chồng đi ở riêng. Người chồng ban đầu nghĩ tình anh em bấy lâu sum họp mà không nỡ chia lìa, song rồi vì người vợ ngày đêm cằn nhằn khó chịu, kiếm chuyện gây gỗ trong nhà, nên rồi cũng đành phải nghe theo vợ, nói với anh em đi ở riêng. Người anh cả khuyên can không được cũng đành phải chia của cải cha mẹ để lại ra làm ba phần đều nhau. Chỉ còn một cây cổ thụ trước nhà, cành lá sum sê xanh tốt, chưa biết làm cách nào để chia cho đều. Ba anh em cùng nghĩ ngợi, rồi sau cùng quyết định gọi thợ về hạ cây xuống, cưa xẻ thành ván để chia làm ba phần.
Đến hôm định hạ cây xuống, buổi sáng ba anh em ra vườn thì thấy cây cổ thụ đã khô héo tự bao giờ. Người anh cả bèn ôm lấy cây mà khóc nức nở. Hai người em thấy vậy mới bảo anh:
"Một thân cây khô héo, giá phỏng là bao mà anh phải thương tiếc như thế"?
Người anh cả đáp lại rằng: "Có phải anh khóc vì tiếc cây đâu. Song nghĩ vì loài cây cỏ vô tri nghe thấy sắp phải chia lìa mà còn biết buồn phiền khô héo đi, huống gì chúng ta đây là người cùng ruột thịt. Anh thấy cây mà suy đến cảnh ba anh em chúng ta, anh mới phải khóc".
Nghe anh nói, hai người em hiểu ý, đưa mắt nhìn nhau rồi cùng òa khóc. Người vợ xúi chồng đi ở riêng nghe thấy vậy, cũng rơm rớm nước mắt, đâm ra hối hận, cúi đầu xin lỗi hai anh em và thề không bao giờ còn tính đến việc chia lìa nhau nữa.
Từ hôm đó, ba anh em ở lại với nhau êm ấm, vui vẻ như trước.
Cây cổ thụ nọ đã khô héo cũng trở lại xanh tươi như cũ.
Hết
Ông Dài Ông Cộc - Nguyễn Dữ
--------------------------------------------------------------------------------
Ông Dài Ông Cộc
Thuật giả: Nguyễn Dữ
Ngày xưa, ở vùng sông Tranh thuộc về tỉnh Đông có hai vợ chồng một nhà nọ, gia tư cũng vào hạng khá, nhưng tuổi già mà chưa có con. Thường ngày họ cầu trời có một đứa con cho vui tuổi già. Một hôm trong khi ra đồng phát ruộng, người chồng nhặt được hai quả trứng to bằng nắm tay, bèn đưa cho vợ xem. Xem xong, chồng định vứt đi, nhưng người vợ ngăn lại: - "Đừng vứt, cứ để cho nó nở xem thử con gì". Bèn đưa vè bỏ vào vò đặt bên cạnh bếp. Chỉ trong mấy ngày, trứng nở thành một cặp rắn nhỏ trên đầu có mào đỏ rất xinh. Thấy vậy, người chồng định đánh chết, nhưng vợ ngăn lại: - "Đừng đánh tội nghiệp. Cứ để mặc tôi, tôi nuôi chúng làm con". Hai con rắn rất khôn, từ đó quấn quít với người, đi đâu cũng đi theo. Chúng chóng lớn, mới bằng chiếc đũa, chẳng bao lâu đã to bằng ngón tay. Một hôm người chồng cuốc vườn, cặp rắn bò theo sát nút để kiếm cái ăn trong đất mới lật. Vô tình một nhát cuốc bổ xuống làm đứt đuôi một con. Con rắn quằn quại. Người vợ kêu lên: - "Chà, tội nghiệp! Mày cứ quẩn bên chân ông lão làm gì cho khổ thân thế này!". Từ đó con rắn bị đứt đuôi ngày một trở nên hung dữ hơn con kia.
Hai con càng lớn càng ăn khỏe. Chúng thường bò vào chuồng gà các nhà lân cận tìm bắt gà con. Bị xóm giềng chửi bới luôn canh, một hôm chồng bảo vợ: - "Thôi! Ta đem thả chúng xuống sông cho chúng kiếm ăn, kẻo để lại có ngày mang họa". Hai vợ chồng bèn mang cặp rắn đến bờ sông thả xuống và nói:
- Bớ các con! Các con hãy ở đây tự kiếm lấy cái nuôi thân, đừng có trở về, bố mẹ không đủ sức nuôi các con nữa!
Cặp rắn vừa thả xuống nước, lập tức sóng gió nổi lên ầm âm, các loài thủy tộc ở các nơi về tụ hội bơi lượn đông đảo. Hai vợ chồng rất kinh ngạc. Đêm lại, chúng về báo mộng cho họ biết là chúng đã được vua Thủy cho cai quản khu vực sông Tranh.
Từ đó hai con rắn làm oai làm phúc suốt cả một khúc sông rộng. Người ta lập đền thờ chúng bên sông, gọi chúng là Đức ông tuần Tranh, cũng gọi là Ông Dài, ông Cộc. Tuy mọi thứ cần dùng đã có bộ hạ cung đốn đầy đủ, nhưng chúng vẫn thỉnh thoảng bắt súc vật và người qua lại trên sông. Duy ông Cộc bản tính dữ tợn, ngày một trở nên ngang ngược, lại tỏ ra hiếu sắc. Thuyền bè đi qua đó, nó thường xoáy nước nổi sống dữ dội làm cho bị đắm để bắt người lấy của. Mỗi lần nghe tin có xảy ra tai nạn, hai vợ chồng bố mẹ nuôi ông Dài ông Cộc vẫn thường ra bờ sông hết lời van vái con, để mong chúng đỡ phá phách. Chúng cũng có nghe, nhưng rồi chứng nào vẫn tật ấy.
* * *
Một hôm, có hai vợ chồng một người họ Trịnh có việc đi thuyền qua đấy đỗ lại. Người vợ là Dương thị vốn người xinh đẹp làm cho ông Cộc mê mẩn. Đêm lại, bỗng dưng từ dưới nước có hai người con gái bước lên thuyền, mỗi người đầu đội một mâm lễ vật. Chúng đặt mâm xuống trước mặt anh học trò và nói: - "Đây là lễ vật của ông Cộc. Đức ông chẳng bao giờ hạ mình làm những việc như thế này, nhưng chỉ muốn nhà thầy vui lòng nhường lại chỗ cho người vợ". Người học trò chưa bao giờ nghe có chuyện trắng trợn thế ấy, bèn quát: - "Về báo với đức ông chúng mày hãy mau mau bỏ thói ngang ngược. Ta là người đọc sách thánh hiền, không bao giờ ta lại sợ loài quỷ quái". Chưa dứt lời đã không thấy hai người con gái đâu nữa. Người học trò tuy nói cứng, nhưng vốn từng nghe những câu chuyện về ông Dài, ông Cộc nên cũng có ý sợ. Bèn bảo vợ cầm lấy tay nải rồi cả hai từ giã chủ thuyền bước lên bờ. Nhưng không kịp nữa rồi. Ông Cộc đã nói là làm. Thấy con mồi đã lên bộ, ông bèn đuổi theo, hóa làm một trận mưa bão kinh khủng làm cho họ không thể tiếp tục đi được. Người học trò đành đưa vợ vào trú ở một ngôi đền gần đó. Mưa bão kéo dài suốt đêm. Sáng dậy bão tạnh, người học trò tỉnh dậy đã thấy vợ mình biến đi đâu mất. Anh theo dấu đến bờ sông chỉ còn thấy quần áo của vợ trút bỏ lại đó.
Đau xót vì mất người vợ yêu, anh chàng học Trịnh bèn đi lang thang khắp nơi tìm cách trả thù. Trải qua bao nhiêu ngày tháng. Một hôm qua một cái chợ, anh bỗng gặp một ông thầy bói hình dung cổ quái đang ngồi đón khách. Anh ngồi xuống xin một quẻ về gia sự. Thầy bói gieo quẻ, nói: - "Nhà ngươi đang có sự lo buồn". Anh đáp lời: - "Xin thầy cứ cho biết". - "Vợ nhà ngươi bị một kẻ có quyền cướp mất". - "Chịu thầy. Xin cho biết vợ tôi hiện nay ở đâu?" và có cách gì cứu được vợ tôi không? " - "Không giấu gì nhà ngươi, ta vốn là Bạch Long hầu vốn có phận sự làm mưa ở vùng này. Thấy việc tác quái, ta muốn giúp nhà ngươi trả được mối thù. Ta đợi nhà ngươi ở đây đã lâu. Kẻ kia tuy quyền thế nhưng không thể làm loạn chính pháp. Vậy nhà ngươi hãy theo ta. Trước hết hãy dò tìm tung tích vợ ngươi để nắm được chứng cớ đầy đủ".
Người học trò tưởng không còn gì mừng hơn thế nữa, bèn sụp lạy Bạch Long hầu, rồi bước theo bén gót. Đến bờ biển, Bạch Long hầu bảo anh nhắm mắt, đoạn rẽ nước đưa anh đi mãi, đi mãi đến một hòn đảo xa tít ngoài biển Đông. Sáng hôm sau, ông hỏi: - "Ngươi có mang theo vật gì của vợ để nàng làm tin không?" Người học trò đáp: - "Có". Nói rồi đưa ra một cành thoa của vợ. Bạch Long hầu cầm lấy đi ngay. Chỉ hai hôm sau, ông đã về kể cho chàng nghe tất cả mọi việc và nói:
- Vợ người vẫn một lòng một dạ với người. Đó là một người thủy chung. Vậy mai đây ta sẽ đưa nhà ngươi đến triều đình đánh trống "đăng văn", khi đưa nàng ra đối chất, tự nàng sẽ tố cáo kẻ thù. Nhưng ngươi cũng phải viết sẵn một lá đơn kiện mới được.
Chưa đầy ba ngày, vụ kiện của người học trò đã xử xong. Ông Cộc không ngờ Dương thị lại vạch tội hắn trước tòa án vua Thủy, tuy rằng nàng đã sinh với hắn một đứa con. Vua Thủy khi thấy chứng cớ sờ sờ về hành động gian ác của bộ hạ mình thì đùng đùng nổi giận. Vua thét: - "Hãy bắt nó đày đi thật xa cho đến tận cùng của đất nước!". Dương thị được đưa trở về cõi trần với họ Trịnh, hai vợ chồng lại đoàn tụ. Còn đứa bé do Dương thị đẻ ra với ông Cộc thì giao cho ông Cộc nuôi.
Ngày ông Cộc đi đày, tôm cá rắn rết náo động cả một khúc sông Tranh. Quân lính áp giải ông Cộc ra biển rồi đi ngược lên phía bắc. Trải đã nhiều ngày, một hôm họ đến một vùng nhìn vào thấy rừng cây mịt mù, không hề có khói lửa. Ông Cộc hỏi một số người địa phương: - "Đây là đâủ" Họ đáp: - "Nơi đây đã sắp đến địa phận nước Việt rồi. Đi qua nữa là sang nước khác". Ông Cộc bảo quân lính áp giải: - "Vậy là đã đến chốn kỳ cùng rồi đó. Theo lệnh nhà vua, ta sẽ ở đây". Cả đoàn bấy giờ rẽ sóng kéo vào cửa sông. Nhưng ở khúc sông này từ lâu vốn có một con thuồng luồng trấn trị. Hắn rất không muốn chia sẻ quyền hành với kẻ mới đến. Cho nên khi thấy ông Cộc tới, lập tức một cuộc giao phong diễn ra dữ dội từ cửa sông vào cho đến thượng nguồn. Nước bắn tung tóe, tôm cá chết như rạ. Hai bên bờ lở sụp, sinh mệnh tài sản của dân ven sông bị thiệt hại rất nhiều. Hai bên đánh nhau mấy ngày không phân thua được. Ông Cộc bị thương tích đầy người, nhưng thần thuồng luồng cũng bị toạc da chảy máu và bị đứt mất một bên tai. Thấy thế, những quân lính áp giải vội chạy về báo cho vua Thủy biết. Cuối cùng việc lại đưa đến tòa án cho vua Thủy. Vua bắt hai bên phải chia đôi khu vực, định lại ranh giới rõ ràng, và từ nay về sau không được xâm lấn của nhau. Ông Cộc bèn cho đưa một tảng đá lớn như hình một cái đầu đặt ở ven sông. Bên phía thuồng luồng cũng làm phép hiện ra một cái chuông úp ở bờ bên này làm giới hạn.
Nhưng thần thuồng luồng vẫn chưa hết giận, vì cho rằng bỗng tự dưng vô cớ bị chia sẻ quyền hành là do ông Cộc mà ra. Bởi vậy thuồng luồng ta thỉnh thoảng lại gây sự đánh nhau với ông Cộc. Dân chúng hai bên bờ sông mỗi lần nghe tiếng chuông, tiếng nước sôi động ầm ầm thì biết rằng sẽ có cuộc giao tranh kịch liệt. Về sau vua Thủy giận thuồng luồng "bất tuân thượng lệnh", bèn sai quân kéo tới bắt sống, xích lại, giao cho thần Núi địa phương canh giữ, còn ông Cộc từ đấy được cai quản cả hai khu vực.
Ngày nay, bên bờ nam sông Kỳ Cùng, chỗ chân cầu tỉnh lỵ Lạng Sơn còn có một hòn đá lớn như hình cái đầu. Còn bờ bên kia, trong một ngôi chùa cổ còn có cái chuông bị xích, nhưng đã đứt mất một bên tai. Người ta nói cái đầu bằng đá là do ông Cộc đặt làm mốc, còn cái chuông là hiện thân của thuồng luồng bị thần Núi xích tại đây. Cái tên sông Kỳ Cùng cũng xuất phát từ cuộc đày ải ông Cộc mà có.
Nguyễn Dữ
Bà Chúa Ngọc
Tác giả: Cổ Tích Việt Nam
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cáị Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưạ Năm ấy, đến độ dưa chín, sáng nào ra ruộng thăm, ông bà cũng thấy dưa bị hái trộm. Lạ một điều, chỉ có một quả dưa lớn nhất đẹp nhất là bị hái, nhưng kẻ trộm không ăn mà cũng chẳng mang đị Quả dưa còn nằm ở một chỗ trống, nhưng bưng lên đã thấy bị nẫụ
Thấy sự lạ, hai ông bà bèn bàn nhau cất công để ý rình. Rồi một đêm trăng sáng, họ đến nấp vào một bụi cây cạnh ruộng. Gần đến nửa đêm, bỗng đâu có cô gái trạc độ mười ba mười bốn tuổi tự nhiên hiện ra ở giữa ruộng dưạ Cô gái rón rén đi, nhìn ngắm từng quả dưa một, rồi sau đó, hình như đã chọn được quả ưng ý nhất thì cúi xuống hái lên. Cô ngắm đi ngắm lại mãi, rồi tìm ra một chỗ trống, tung quả dưa từ tay bên này sang tay bên kia, và cứ như thế, một lúc lâu, sau lại ôm lấy quả dưa mà ngắm nghía mãi không biết chán ...
Đúng lúc ấy, từ chỗ nấp, hai ông bà chạy ùa cả ra, nắm ngay lấy tay cô gáị Còn cô gái, tuy không chạy trốn kịp nhưng cũng chẳng tỏ ra có chút gì sợ hãị Cô trả cho họ quả dưa, và khi được hỏi thì cô lễ phép trả lời: Cô là con nhà nghèo không còn cả cha lẫn mẹ, nhà cô ở cách đây rất xa và cô cũng chẳng nhớ được quê mình ở đâu nữa ...
Thấy cô gái dễ thương, lại nghĩ mình không có con cái, nên ông bà bàn nhau nhận cô về làm con nuôi, rồi cả hai cùng nói với cô gái ...
Còn cô gái, thấy cử chỉ, lời lẽ của hai ông bà đều chân thành thì cô im lặng lắng nghe và suy nghĩ, rồi sau đó nhận lờị
Cô theo họ về nhà. Sáng hôm sau, hai ông bà sửa lễ gia tiên, rồi hai bên chính thức nhận nhau là bố mẹ và con cáị Từ đấy trong ngôi nhà của họ, không khí vui vẻ đầm ấm hẳn lên. Hai ông bà hết lòng yêu thương chăm sóc cô, còn cô thì cũng rất mực yêu thương kính trọng bố mẹ.
Một hôm trời đổ cơn mưa lớn, nước lũ ở thượng nguồn tràn về mênh mang, khiến mọi người đều ở trong nhà không ai đi làm được cả. Bố mẹ cô, lẽ dĩ nhiên là rất lo lắng, mong sao cho nước mau cạn để cây cối khỏi bị chết úng, thì cô, do tính tình còn trẻ dại, lại thích nô đùạ Rồi cô xuống bên mé nước cậy đá lên, xếp chúng thành một hòn núi giả, lại đi tìm những cành lá gẫy cắm vào xung quanh, để chơi ...
Thấy vậy, ông bà bực quá, nghĩ rằng con cái chẳng hiểu được lòng bố mẹ, bèn lên tiếng trách cứ rồi la mắng. Nào ngờ, cô gái thấy tủi thân quá, bèn lủi ra đầu hồi nhà, đứng khóc một mình. Một lúc lâu sau, nhân lúc bố mẹ không ai để ý, cô lại lén ra khỏi nhà, rồi men theo những dải đất cao, đi ra phía bờ biển. Cũng lúc ấy, dập dềnh bên mé nước có một cây gỗ kỳ nam, không biết trôi từ đâu đến. Cô gái còn khóc hồi nữa, rồi nhìn quanh nhìn quẩn, thấy mình hoàn toàn lẻ loi, cô đơn, cô bèn nhảy luôn lên cây gỗ, và một điều kỳ lạ xảy ra: Cô gái đã nhập thân vào cây gỗ. Cây gỗ dập dềnh ở đấy một lúc nữa, như có điều gì còn ghi nhớ và lưu luyến, rồi sau đó, theo sóng biển, trôi mãi lên phương Bắc ...
Ông bà bố mẹ nuôi cô gái đang bận việc chẻ củi và may vá trong nhà, tưởng con khóc rồi chơi ở ngoài đầu hồi, nên cũng không để ý. Đến mãi sau, khi lên tiếng gọi thì chẳng thấy con đâu! Hai ông bà bèn nháo nhào đi tìm nhưng khắp chốn cùng nơi, cũng vẫn tuyệt âm vô tín. Nước lụt mênh mang như thế, lại đang cuộn chảy mãi ra biển, họ cho là con gái xảy chân đã trôi ra biển mất rồị Thế là ông bà gào thét, khóc than thảm thiết, sau đó làm lễ cúng chay cho con, và từ đấy trở đi, sống âm thầm, rầu rĩ cho đến cuối đời ...
Còn cây gỗ kỳ nam, sau một hồi dập dềnh rồi trôi lên phương Bắc, và cứ thế trôi mãi ... trôi mãi ... Đến khi sóng lặng gió yên thì đã trôi được cả ngàn dặm đường và dạt vào bờ ...
Một buổi sáng dân địa phương nọ ra bờ biển, vô cùng ngạc nhiên thấy có cây gỗ lạ rất đẹp trôi từ đâu đến. Họ bảo nhau mang thừng chão ra buộc vào rồi cùng kéo lên bờ, nhưng hàng trăm người xúm vào mà cây vẫn không nhúc nhích. Họ bèn đóng cọc ghim lại để tìm kế sách khác, và cũng từ đấy, dường như ngay tức khắc, tiếng đồn về cây gỗ kỳ lạ đã lan ra khắp cả vùng.
Hoàng tử ở phương Bắc bấy giờ vào tuổi kén vợ, đang đi chu du khắp chốn cùng nơi để tìm cho ra một người ưng ý. Khi đến vùng này, nghe chuyện cây gỗ kỳ lạ, chàng cũng tò mò tìm đến. Thấy cây gỗ đẹp thì có đẹp nhưng cũng không lớn lắm mà sao cả trăm người kéo không được thì chàng lấy làm lạ lắm. Cũng vẫn là tò mò, chàng xắn tay áo lên, bảo mọi người cho mình kéo thử một cái xem saọ
Chiều ý Hoàng tử, mọi người lui cả rạ Nhưng thật vô cùng bất ngờ, khi hoàng tử vừa cầm thừng co tay lại thì cây gỗ cũng lập tức chuyển động, rồi dần dần, theo sức kéo mà tiến vào bờ. Đến khi chạm đất, Hoàng tử kéo mạnh một cái nữa thì cây hoàn toàn đã nằm trên bãi biển.
Mọi người vô cùng phấn khởi, vỗ tay reo hò không ngớt. Xong xuôi, sau khi hỏi ý kiến dân làng, Hoàng tử cho quân lính đem cây gỗ về Kinh đô.
Về phía dân làng, tuy cũng có người còn tiếc rẻ, nhưng đa phần cho rằng, đưa cây gỗ về kinh là hợp lý hơn cả vì như vậy tất cả bàn dân thiên hạ sẽ đều được chiêm ngưỡng. Còn về phía Hoàng tử thì cũng chẳng có vui mừng nào hơn, chàng cho là có duyên cớ, bèn không tiếp tục đi tìm vợ nữa, mà cùng quân lính trở về kinh, cùng với cây gỗ.
Khỏi phải nói, khi về đến Kinh đô thì mọi người, mọi nơi nghe tiếng, nao nức tìm đến xem đông như thế nàọ Nhưng rồi sự kiện ấy cũng mau chóng qua đi bởi lẽ mọi người nhìn mãi rồi cũng chán, vì cây đẹp thì có đẹp nhưng chẳng thấy có biểu hiện gì là lạ lùng cả. Mà dân chúng cần là cần sự lạ lùng, xưa nay chưa từng có, chứ không phải là một cái cây đẹp.
Chỉ riêng có Hoàng tử, do chính tay mình đã chứng kiến và thực hiện được một điều kỳ diệu, nên còn giữ mãi trong lòng sự vui mừng và niềm mong đợị Khi mọi người đã xem chán xem chê, đến mức không còn ai thiết xem nữa, thì Hoàng tử mới sai quân lính đem cây về trước Đông cung để hàng ngày được nhìn ngắm và gần gũi với câỵ
Cây quả là đã có tình ý với Hoàng tử thật. Từ đó trở đi, mỗi đêm trăng sáng, Hoàng tử bỗng thấy trong thân gỗ bước ra một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, và cùng lúc, là mùi hương thơm ngào ngạt tỏa ra theo mỗi bước chân của nàng.
Mê mẩn trước người đẹp, Hoàng tử vội vàng chạy tới, nhưng lần nào cũng vậy, hễ cứ giáp mặt, là người con gái lại biến ngay vào trong thân gỗ.
Sau vài lần như thế, Hoàng tử đã nghĩ ra được một cách, cũng khá đơn giản chứ chẳng có gì ghê gớm lắm.Chàng cho mấy người lính hầu đứng nấp ở xung quanh, còn tự mình cũng nấp saÜn ở gần đấỵ Khi cô gái vừa xuất hiện thì Hoàng tử đã bước ra nắm chặt lấy tay nàng, và mấy người lính cũng lập tức khiêng cây gỗ đem dấu biến đị Hoàng tử bảo cô gái hãy vui lòng vì chàng mà ở lạị Cô gái e lệ cúi đầụ Thế rồi, ngay lúc đó chàng dẫn nàng đến trình với đức vua cha và hoàng hậu, kể lại hết đầu đuôi ngọn ngành, và xin cha mẹ hãy tác thành cho họ.
Nhà vua lắng nghe, rồi nói: "Được. Để xem", xong cho gọi thị nữ đưa nàng về phòng riêng, còn Hoàng tử thì trở về Đông cung.
Sáng hôm sau thiết triều, nhà vua cho triệu quan Thái bốc lại để bói xem điều lành điều gở thế nàọ Sau khi nghe tấu trình là quẻ đại phúc, nhà vua cả mừng rồi ngay sau đó, cho cử đại lễ để hoàng tử sánh duyên cùng cô gáị
Từ đó, cuộc sum vầy của đôi trai gái diễn ra thật vô cùng êm ả, hạnh phúc. Ba năm sau, họ sinh được một gái và một traị
Tưởng rằng cuộc tình duyên ấy sẽ mặn nồng mãi mãi đến lúc đầu bạc răng long. Nào ngờ Hoàng tử cũng là kẻ bạc tình, chỉ chung thủy được có mấy năm đầụ Khi vợ đã có con thì chàng ta đâm ra hay chơi bời chứ chẳng quan tâm được như trước. Nay rượu, mai cờ bạc, rồi đi dong duổi khắp nơi, không chú ý gì đến việc dạy dỗ con cáị Nàng đã nhiều lần khuyên can nhưng chàng vẫn chứng nào tật ấy, làm nàng rất chán nản. Vì vậy, ở trong hoàng cung, sống giữa nhung lụa, kẻ hầu người hạ không thiếu, mà nàng cảm thấy bơ vơ, rồi buồn tủi xót xa, chỉ muốn tìm cách bỏ đi, không chút luyến tiếc. Bởi vì con người ta vốn là vậy, nên dẫu là thần thánh, thì khi tình yêu đã hết, tất cả sẽ chỉ là vô nghĩạ
Thế rồi một hôm, nhân khi Hoàng tử bỏ đi chơi lâu ngày, nàng tìm thấy cây kỳ nam mà khi trước bọn lính đã đem dấu biệt. Nàng gọi hai con đến rồi đọc một câu thần chú, thế là cả ba mẹ con cùng nhập vào cây kỳ nam. Cây kỳ nam tự chuyển động rời khỏi hoàng cung rồi lăn xuống sông. Từ sông, kỳ nam dòng nước trôi ra biển. Biển lúc ấy bỗng nhiên nổi luồng gió tráị Và theo chiều gió, cây kỳ nam trôi mãi, trôi mãi ... Cuối cùng trở lại biển phương Nam.
Đến đúng trước cù lao Huân thì gió lặng và cây kỳ nam dừng lạị Cây trôi vào sát mép nước. Từ thân cây, cả ba mẹ con bỗng chốc hiện ra, bước lên bờ, rồi trở về nhà cũ. Cả hai ông bà cha mẹ nuôi lúc ấy đều đã mất. Nhà vắng vẻ tiêu điềụ Ba mẹ con bắt tay ngay vào việc dọn dẹp sửa sang cửa nhà, lập bàn thờ cha mẹ, ông bà tổ tiên, rồi cùng làm ăn sinh sống với dân làng. Từ đấy trở đi, quê hương, vùng cù lao Huân mỗi ngày một thêm ấm no, trù phú. Thế rồi đến một hôm, giữa lúc trời quang mây tạnh, trước sự chứng kiến và ngạc nhiên của mọi người, cả ba mẹ con cùng bay vút lên trời ...
Ở phương Bắc, Hoàng tử đi chơi về thấy vợ con mất tích. Tìm cây kỳ nam ngày trước thì cũng chẳng thấy đâụ Chàng hối hận vô cùng, lòng tự nhủ lòng sẽ tìm ra bằng được ba mẹ con, dẫu có phải đi xuống tận địa ngục.
Khi xưa, lúc ở bờ biển chàng có nghe dân chúng nói cây gỗ này trôi từ biển phương Nam lạị Thế là Hoàng tử vào từ biệt vua cha và hoàng hậu, rồi cùng một số gia nhân, binh lính và thủy thủ xuống thuyền, dong buồm vượt biển hướng về phương Nam.
Khi thuyền vừa đúng đến cửa Đại An thì bỗng đâu một trận cuồng phong dữ dội nổi lên. Thuyền đắm, cả Hoàng tử cùng gia nhân thủy thủ đều chìm sâu xuống đáy nước. Nhưng khi cơn bão tan thì tự nhiên biển ở chỗ ấy cũng nổi lên một mô đá nhỏ, vượt cao khỏi mặt nước. Trên mặt mô đá có những hình thù ngoằn ngoèo tựa như những hàng chữ nổị Từ bao đời nay, đã có nhiều người hay chữ và kiến thức uyên bác đi thuyền tới đó, nhưng chưa ai đọc được đấy là những chữ gì. Và có lẽ như thế nên có thể cho rằng, những điều bí mật của thiên cơ, chắc còn lâu người ở dưới trần gian mới có thể hiểu thấu được hết.
Ba mẹ con nàng tiên đã về trời, nhưng từ đó đến nay vẫn thường hiển linh ở các nơi gần xa quanh vùng cửa Đại An, vùng cù lao Huân, cù lao Yến. Vì vậy dân đi biển, đi đánh cá, đi tìm tổ yến vẫn thường bày lễ vật, thắp hương rồi hướng mặt lên trời cao cầu xin sự che chở, phù hộ độ trì của nàng tiên, mà từ đó trở đi được kính cẩn tôn xưng là bà chúa Ngọc.
Bà chúa Ngọc còn được gọi là bà chúa tiên hay Thánh mẫu Thiên Ya na, theo cách gọi của người Chăm pa, một dân tộc đã định cư lâu dài ở vùng đất nàỵ Từ Huế đến Nha Trang ở đâu cũng có điện thờ bà chúa Ngọc. Triều Nguyễn có sắc thượng phong cho bà là "Hồng Nhân phổ tế linh ứng Thượng đẳng thần".
Tại Nha Trang có tháp lớn cao sáu trượng để thờ bà chúa Ngọc. Lại có cả những tháp nhỏ xung quanh để thờ Hoàng tử, hai người con và hai ông bà bố mẹ nuôị Bia đặt trong tháp lớn do chính tay quan đại thần Phan Thanh Giản thời Tự Đức soạn.
Trước kia, hàng năm triều Nguyễn đều ủy thác cho bộ Bãi Ông Nam - Nguyễn Đổng Chi
--------------------------------------------------------------------------------
Bãi Ông Nam
Thuật giả: Nguyễn Đổng Chi
Ngày ấy, những người dân chài vùng biển Nam nước Việt ta trong khi ra khơi làm ăn thường bị nạn bão tố. Mỗi lần bão tố thình lình xảy ra, nếu trên đất liền chỉ đổ cửa đổ nhà thì trên mặt biển khơi có thể chết hàng trăm hàng nghìn mạng người. Không những thế, nó còn chôn vùi xuống đáy biển biết bao nhiêu là chài lưới thuyền mảng, những của cải mồ hôi nước mắt tích góp không phải chỉ một ngày. Vì vậy, những dân chài vùng biển Nam luôn luôn kêu gào oán trời trách đất độc ác phũ phàng, làm cho con mất cha, vợ lìa chồng, táng gia bại sản. Cuối cùng lời kêu gào của họ cũng động đến tòa sen.
Một hôm, đức Bồ tát ngự trên tòa sen nghe tiếng than khóc, bèn cúi nhìn xuống toàn cõi biển Nam. Nhận thấy muôn nghìn sinh linh bỏ mạng đều là những con người nghèo khổ, lương thiện, chất phác, thì động lòng thương, bèn cởi ngay chiếc pháp y mình đang mặc, xé thành từng mảnh ném xuống mặt biển rồi niệm chú cho mỗi mảnh hóa thành một con vật để chúng làm công việc cứu giúp dân chài. Những con vật ấy một khi xuất hiện ở biển Nam, bèn bơi lội khắp nơi, cố gắng làm những việc được giao, nhưng tiếc thay, thân tuy dài nhưng không lớn mấy, không thể chống chọi với những cơn bão tố, chẳng đủ sức che chở cho ghe thuyền, nên cuối cùng kết quả không được là bao. Bởi vậy, một hôm chúng họp lại trình lên tòa sen để Bồ tát biết sự bất lực của chúng.
Thấy vậy, Bồ tát bèn lại mượn mấy bộ xương voi ném xuống biển, biến những con vật nhỏ bé trước thành những con vật vừa dài vừa có vóc dạc khổng lồ. Bồ tát dặn:
- Ta đã làm cho thân thể các ngươi đủ sức đương đầu với bão tố. Từ nay ta giao cho các ngươi chuyên một nhiệm vụ cứu nguy trên vùng biển Nam. Các ngươi hãy cố gắng làm tròn bổn phận. Để giúp đỡ các ngươi, ta sẽ cho một số quân đi theo hầu hạ, đồng thời nhắc nhở các ngươi không được lơ là với phận sự.
Nghe lời truyền phán, những con vật mới vui lòng chia nhau bơi đi các nơi làm chức trách của mình. Bọn quân hầu cũng chia nhau đi theo hết lòng giúp đỡ.
Nhưng rồi Bồ tát vẫn chưa vừa ý. Nhận thấy mấy con vật mới sáng tạo vì quá to xác nên không được hoạt bát nhanh nhẹn, Bồ tát lại ban cho chúng phép thần thông để có thể sớm phát hiện ra tiếng kêu cứu dù xa hàng nghìn dặm. Đối với bọn quân hầu của chúng, Bồ tát cũng cho một tên dùng mực để chỉ đường vạch lối cho chủ chúng đi được nhanh, một tên thì cầm một ngọn đao luôn luôn hộ vệ tả hữu. Như vậy là Bồ tát đã tạo nên cá voi, cá mực và cá đao.
Nhờ thế, dân chài vùng biển Nam cũng được an ủi đôi phần. Từ đó họ gọi cá voi bằng cái tên Ông Nam hay cá Ông(1).
* * *
Bấy giờ ở một cửa biển Nam có một vàm sông (2) quen gọi là vàm Ông Đốc, có một cá Ông làm trấn thủ tại đây. Cá Ông làm việc tận tụy, ít khi xa rời vùng mình cai quản. Nhưng một hôm nó có ý muốn được ngao du một chuyến ra khỏi cõi bờ để ngắm xem cho thỏa thích. Bèn ngỏ ý ấy với những kẻ tùy tòng. Cá mực và cá đao đều trả lời: - "Hiện nay chưa phải là mùa dông bão, ngài có đi xa cũng chẳng sao. Chỉ mong ngài phải nhớ trở về sớm, đừng có la cà mà hối không kịp. Hơn nữa cũng cần phải bảo vệ tấm thân vì ngài đang kỳ thai nghén".
Được lời, cá Ông bèn quyết chí xuất hành cùng với cá mực và cá đao. Chương trình đã định là sẽ vòng theo mũi biển, cứ như bây giờ gọi là mũi Cà Mau, lần lượt tiến dần về phía đông bắc đi thăm các vàm khác, ở đó sẽ gặp một số bạn bè và người thân thuộc, cuối cùng lại vòng theo mũi biển trở về chỗ cũ. Nhằm một buổi tối trời, cả đoàn kéo nhau ra đi. Vừa qua khỏi mũi đất, họ tiến vào vàm sông Bồ Đề. Đối với cá Ông, cuộc ngao du trở nên ngày một thú vị khi được gặp lại những người quen thuộc và được thấy những cảnh đẹp ở vùng Biển Đông. Cho nên cả đàn lưu lại nhiều ngày ở vàm sông Bồ Đề để xem cho thỏa thích trước khi rời lên phía bắc.
Nhưng một đêm nọ, bỗng nhiên khí lạnh làm rởn da mọi người, báo hiệu một cơn sóng gió hãi hùng sắp nổ ra. Không ngờ bão tố lại xuất hiện bất thường như vậy, cả đoàn hết sức hoảng hốt. - "Trời nổi bão rồi! Chúng ta phải mau mau trở về đi thôi, vì thế nào cũng có người bị nạn". Tiếng chủ tướng kêu lên. Và nó ra lệnh cho cả đoàn tập hợp đông đủ để chuẩn bị trở về.
Nhưng khi quay về, vì có phép thần nên cá Ông đã biết tin có một chiếc ghe đang vô tình tiến xa ra khơi thuộc vàm sông Ông Đốc. Cá Ông than thở: - "Ôi! vẫn còn có một chiếc ghe đang vật vờ ngoài vàm. Bây giờ mà trở về vùng ấy nhanh nhất cũng phải mất một ngày. Biết làm sao bây giờ?"
Thấy cá đao thỉnh thoảng lại thúc bên hông, cá Ông hết sức lo lắng. - "Bây giờ về đường biển thì e không kịp vì phải đi quanh. Chỉ có cách là chúng ta chịu liều đi tắt vào vàm sông Bồ Đề, tuy có nguy hiểm nhưng may ra có thể cứu kịp".
Nói sao làm vậy. Cả đoàn lại tiến phát. Nhưng khi lọt vào vàm thì bão đã nổi lên mỗi lúc một mạnh. Hơn nữa, sông Bồ Đề thì nước cạn mà thân của Ông Nam thì lại quá vĩ đại. Tuy vậy, theo dấu cá mực, nó vẫn cố trườn, có lúc phải trườn trên bãi đầy cây tràm và cây đước xây xát cả mình mẩy. Hồi này nó đang mang thai. Vì phải cố gắng dùng hết sức lực nên cái thai bị sảo. Cá bé ra đời đáng lý có thể sống được, nhưng vì nước cạn nên chẳng mấy chốc thì tắt thở. Tuy lòng đau như cắt và mệt hết sức, Ông Nam vẫn không bịn rịn, vẫn cố xuyên qua dòng nước để về cho kịp vàm sông Ông Đốc, nơi mình có trách nhiệm với dân chài.
Chẳng mấy chốc cả đoàn cũng về được đến nơi. Bão khi ấy đang tung hoành dữ dội hết mức. Cá Ông vùng ngay ra khơi, chỉ một nhoáng nó đã đội được chiếc ghe sắp bị chìm lên lưng đưa vào bờ. Dọc đường nó còn cứu được năm chiếc khác đang vật vờ trong sóng biển.
Vì mất sức khỏe, nên chuyến ấy Ông Nam cũng bị đau trong mấy tuần. Biết được mọi việc xảy ra, Bồ tát cũng vui lòng xá tội.
Từ đó, dân chài vàm sông Bồ Đề lập miếu thờ đứa con vô tội của cá Ông đẻ rơi trong khi làm nhiệm vụ. Hiện nay cái miếu ấy vẫn còn, người ta quen gọi là miếu Ông Nam. Cả cái dòng nước mà ông vượt qua ngày nay đã bồi thành bãi, người ta cũng gọi là bãi Ông Nam (3).
Nguyễn Đổng Chi
(kể)
Ghi chú:
(1) Đoạn này theo Toan Ánh: Nếp cũ hội hè đình đám, quyển hạ; và Văn hóa tập san số 3 (1973).
(2) Vàm sông: tức cửa sông hoặc cửa biển, chỗ sông đổ ra biển.
(3) Theo Sơn Nam: Truyện xưa tích cũ tập I.
Người dân chài ở vùng Côn Lôn cho rằng mỗi lần cá voi đi đâu thì ở phía trước có cặp cá đao rất lớn, kế đó là một cặp cá mực rất to, nhưng là để kiếm mồi cho cá voi. Cá đao phải dùng cái gươm của mình để lùa các loài cá nhỏ vào cái miệng khổng lồ của chủ tướng, còn cá mực thì phun chất mực đen trong nước biển khiến cho các loại cá nhỏ không thấy đường mà đi phải chạy vào miệng chủ tướng. Khi miệng đã đầy cá, cá Ông bèn ngậm lại, ăn một cách ngon lành, lại còn xịt nước lên cao thành vòi để cảm ơn những kẻ tùy tòng đã giúp cho mình ngon miệng. Còn ở một số vùng khác thì cho rằng cá Ông đi đâu, tiền đội thường có cá mực cầm cờ dẫn đường, lại phun chất mực như để đánh dấu cho chủ tướng biết đường mà đi, còn hai bên sườn thì có cá đao đi hộ vệ.
Cây Huyết Dụ - Nguyễn Đổng Chi
--------------------------------------------------------------------------------
Cây Huyết Dụ
Thuật giả: Nguyễn Đổng Chi
Ngày xưa có một người chuyên mua lợn về giết thịt để mang bán ở chợ. Nhà bác ta ở bên cạnh một ngôi chùa làng. Hàng ngày, vào lúc mờ sáng là lúc sư cụ bên chùa theo lệ thường thức dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường, chú tiểu dậy gõ một hồi chuông mai. Bấy giờ cũng là lúc bác sửa soạn giết lợn, cho nên bác ta quen lấy tiếng chuông làm chừng thức dậy làm việc hằng ngày. Cứ như thế, ngày nào cũng như ngày ấy không bao giờ sai lạc.
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà: - "A Di Đà Phật! Cứu mạng là cứu thế nào? Bần tăng phải làm gì đây?". Người mẹ có bộ điệu hãi hùng ấy trả lời: - "Ngày mai xin hòa thượng hãy đánh chuông chậm lại. Như vậy mẹ con chúng thiếp rất đội ơn". Nhà sư tỉnh dậy không hiểu thế nào cả. Nhưng tờ mờ sáng hôm đó, vâng theo lời báo mộng, sư cụ chỉ lâm râm đọc kinh cầu nguyện mà không đánh thức chú tiểu dậy thỉnh chuông.
Lại nói chuyện hôm ấy bác đồ tể ngủ một giấc li bì. Mãi đến lúc mặt trời lên chừng một cây sào, tiếng chuông chùa mới bắt đầu vang rền làm cho bác giật mình choàng dậy. Thấy trời đã quá trưa, bác không dám giết lợn như thường lệ, vì nếu làm thịt thì khi đưa ra đến chợ, chợ đã vãn người rồi. Tức mình vì lỡ mất một buổi chợ, bác ta lật đật sang chùa trách sư cụ. Sư cụ bèn đem câu chuyện nằm mộng đêm qua để phân trần với ông hàng xóm không phải lỗi tại mình.
Nhưng lúc bước chân về chuồng lợn của nhà thì bác đồ tể ngạc nhiên thấy con lợn cái mua ngày hôm qua toan giết thịt sáng đó, đã đẻ được năm con lợn con. Vừa mừng vừa sợ, bác ta kể cho mọi người biết sự lạ lùng: - "Đúng là linh hồn người đàn bà ẩn trong con lợn cái đã tìm cách cứu bầy con của mình khỏi chết".
Tự nhiên bác đồ tể đâm ra suy nghĩ. Bác thấy bàn tay của mình đã từng vấy máu biết bao nhiêu là sinh mạng. Trong một lúc hối hận đến cực điểm, bác ta cầm cả con dao bầu chạy sang chùa bộc bạch nỗi lòng với sư cụ. Bác ta quả quyết cắm con dao của mình trước sân chùa, thề trước Phật đài từ nay xin giải nghệ.
Không rõ bác đồ tể rồi sau đó thế nào, nhưng con dao của bác tự nhiên hóa thành một loại cây có lá đỏ như máu và nhọn như lưỡi dao bầu, người ta vẫn gọi là cây huyết dụ.
Công Chúa Hoa Hồng
--------------------------------------------------------------------------------
Công Chúa Hoa Hồng
Đời xưa, một ông vua và một bà hoàng hậu có ba cô con gái. Họ yêu thương hai cô con gái lớn sinh đôi tên Cam Vàng và Hoe Đỏ. Hai cô này đẹp, tài trí nhưng không tốt. Họ giống hệt cha mẹ về tánh nết. Cô gái út tên gọi Hồng Hoa xinh xắn, dễ thương, tử tế, cô được bà tiên Quyền Năng đỡ đầu. Đieu này làm hai chị ganh tị vì họ không đuoc tiên đỡ đầu. Vài ngày sau khi sinh Hoa Hồng, vua và hoàng hậu goi Hoa Hồng về quê cho một bà nông dân tốt bụng chăm sóc. Cô sống nơi đồng quê rất hạnh phúc trong mười lăm năm trời, không một lần vua cha và hoàng hậu đến thăm. Mỗi năm họ gởi đến người nông dân một số tiền nhỏ để trang trải cho tổn phí nuôi nấng Hoa Hồng, hỏi thăm sức khoẻ, cuosáu.c sống của cô, nhưng chẳng bao giờ cho vời cô tới cũng như không chăm lo gì về việc giáo dục cho cô. Nếu bà mẹ đỡ đầu không gửi đến cho cô thầy dạy học, viết, đếm, làm việc, chắc chắn cô đã là người nốt nát, thiếu văn hoá.
Nhờ được học, cô biết nói nhiều thứ tiếng, biết vẽ, chơi nhạc giỏi, múa hay... Hoa HỒng trở nên một cô gái xinh đẹp nhất, duyên dáng nhất, dễ thương nhất trên đời. Không bao giờ cô cãi lời bà vú và mẹ đỡ đầu, do vậy cô không hề bị rầy la. Cô không được biết gì đến cha mẹ, cô sống mãi trong nông trại mà cô đã lớn lên
Một ngày nọ cô đang ngồi trên một chiếc ghế dài trước nhà, cô chợt thấy một người đàn ông áo mũ chỉnh tề đến gần cô hỏi rằng ông ta có thể nói chuyện với công chúa Hoa Hông
- Được chứ, thưa ông, chính tôi là công chúa Hoa Hồng đây
- Thưa công nương- người đàn ông giở mũ - xin người nhận cho bức thư vua cha gui cho công nương
Hoa Hồng lấy thư mở ra đọc
- Hoa Hồng con, các chị con đã đuoc muoi tám tuoi, đã đến tuoi lập gia đình, cha mời toàn thể các hoàng tu, công chúa trên thế gian này đến dự lễ kén chồng cho các chị con. Con đã được muoi lăm tuổi, con đã đến tuoi dự lễ. Con về dự lễ ba ngày. Cha không gui tiên để con sắm sửa vì cha dùng tiền để lo cho hai chị con. Vả lại không ai chú ý đến con đâu, con mặc thế nào cũng được'.
Hoa Hồng chạy nhanh về đưa thư cho vú nuôi.
- Con có thích đi dự lễ không?
- Thưa vâng, thưa vú, con rất thích, con sẽ biết mặt cha mẹ, các chị và sau đó con trở về với vú
- Nhưng con sẽ an mặc như thế nào đẩy, đứa con nghèo khổ của vú ?
- Con sẽ mặc chiếc áo trắng giành cho ngày lễ của con
- Con khốn khổ ạ, áo đó chỉ phù hợp với đồng quê thôi, còn đến gặp mặt các hoàng tử, công chúa, nó nghèo nàn vô cùng!
- Vú ơi. Cha nói chẳng ai nhìn con đâu. Điều đó khiến con dễ chịu, con sẽ trông thấy tất cả và không ai trông thấy con, để ý con.
Bà vú thở dài, không nói một lời, bà lấy áo của Hoa Hồng vá lại, giặt trắng, và ủi ngay thẳng. Buổi trước ngày người ta đến đón cô đi, bà vú kêu cô lại và nói
- Đây áo của con dành cho ngày lễ hoàng gia, ráng giữ gìn vì con không còn cái áo nào khác. Vú không có ở đó để giặt ủi cho con.
- Cảm ơn vú thân yêu, vú yên tâm, con sẽ rất cẩ n thận
Bà vú sắp xếp chiếc áo dài, cái váy trắng, vớ vải, đồi giày bằng da đen và một cái kẹp cài lên tóc có dạng một nhánh hoa vào một cái hòm nhỏ. Lúc bà đang đinh đóng nắm hòm, bà tiên Quyền Năng buoc vào
- Con định đến triều đình gặp vua và hoàng hậu phải không?
- Thua mẹ vâng ạ, con dự lề trong ba ngày - Hoa Hông trả lời
- Và y phục con chuẩn bị ra sao cho ngày đó
- Thua mẹ đây
Cô chỉ cho mẹ đỡ đầu chiếc hòm còn đang mở. Bà tiên mĩm cười, lấy từ trong túi ra một cái lọ và nói
- Ta muốn cho con gái HoaHong của ta gây xúc động về quần áo của nó, cái này không xứng với con
Bà mở lọ và đổ một giọt nước vào áo dài, lập tức áo dài trở nên vàng úa, tơi tả giống như một nùi giẻ. Một giọt khác lên đôi vớ làm vớ trở thành đống chỉ vụn màu xanh, rồi tiếp đó đồi giày trở thành đôi giày vải thô kệch, kẹp hoa trở thành cánh gà
- Thế đấy, bà nói với giọng ân cần, ta muốn Hoa Hồng của ta xuất hiện như vậy đấy. Con hãy mặc tất cả cái đó. Còn đồ trang sức của con ta cũng có đây
Bà lôi ra một sợi dây chuyền bằng hạt dẻ, một kẹp tóc bằng trái sơn trà tử và vòng đeo tay bằng đậu khô
Bà hôn lên tóc của Hoa Hồng và biến mất
Hoa Hồng và bà vú nhìn nhau sững sờ. Sau đó bà vú nức nơ?
- Troi ơi tôi đã bỏ công biết bao nhiêu để lo cho chiếc áo dài nghèo khổ, bây giờ thì như tấm giẻ rách. HoaHồng con, con đừng đi dự lễ nữa, con hãy giả tảng rằng con bệnh
- Không thưa vú, làm vậy con sẽ trái lời mẹ đỡ đầu của con, con tin chắc điều Nguoi làm là vì con, vì Người luôn khôn ngoan hơn con. Con sẽ đi và sẽ mặc tất cả những gì mẹ đỡ đầu cho con.
Và Hoa Hồng không quan tâm gì đến y trang nưa. Cô đi ngủ một giấc ngon lành
Ngày hôm sau, cô vừa chải đầu và mặc quần áo xong, xe tứ mã của nhà vua đã đến đón cộ Cô ôm chầm lấy vú giã từ, để chiếc hòm nhỏ vào xe và ra đi.
Đường đi chỉ hai giờ vì thủ đô hoàng triều chỉ cách nông trại của Hoa Hồng sáu dặm. Khi Hoa Hồng đến, cô kinh ngặc khi thấy người ta cho cô xuống trong một cái sân nhỏ dơ bẩn. Một tên thị đồng ra đón cô
- Thưa công chúa, tôi được lệnh đưa công chúa về chỗ nghỉ ngơi. Mời theo tôi.
-Tôi không được gặp hoàng hậu sao? Hoa Hồng e dè hỏi
- Công chúa sẽ gặp Người trong hai giờ nữa khi mọi người tụ hội để ăn, trong khi chờ đợi, công chúa có thể tắm rửa
Hoa Hồng theo thị đồng. Y dẫn cô đi dọc một hàng lang dài, đầu hành lang có một thang lầu, cô le lên, leo lên hồi lâu trước khi đến một hành lang khác nơi đó có căn phòng giành cho cộ Đấy là một căn phòng nhỏ nơi gầm thượng, bàn ghế hầu như không có, hoàng hậu giành cho cô ở trong một căn phòng tôi tớ. Tên thị đồng đặt chiếc hòm của cô vào một góc roi nói vẻ bối rối:
- Xin công chúa tha lỗi cho tôi vì đã đưa công chúa đến một căn phòng không xứng với địa vị của công chúa. Hoàng hậu đã giành tất cả phòng cho vua chúa, các hoàng tử khách mời...
- Được được, Hoa Hồng mĩm cười thông cảm, tôi khong giận anh vì chỗ ở của tôi đâu, tôi thấy nơi này rất tốt
- Tôi sẽ đến tìm công chúa để đưa công chúa ra mắt vua và hoàng hậu khi đến giờ
- Tôi sẽ sẵn sàng, Hoa Hồng nói, chào tạm biệt, anh thị đồng
Hoa Hồng mở hòm ra, lòng cô hơi trĩu nặng, cô vừa thở dài vừa lôi ra chiếc áo dài như giẻ rách và mọi trang phục tồi tàn khác. Cô bắt đầu chải tóc trước một tấm gương vỡ mà cô tìm thấy trong góc phòng. Cô rất khéo léo, cô chái mái tóc vàng óng của cô rất đep. Cô cũng dùng lược cài và kẹp tóc bà tiên chọ CháI tóc xong cô trở nên xinh đẹp gấp mười lần. Khi cô mặc áo và mang giày vào, cô vô cùng kinh ngạc vì áo dài của cô trở thành áo dài bằng gấm dát ngọc lóng lánh. Đôi giày vải thô kệch trở thành đôi giày sa tanh trắng mà nút cài là một viên ngọc lý tưởng, vớ của cô bằng lụa chƯa bao giờ ai có được, sợi dây chuyền là nhỮng viên kim cương. Cô chạy lại nhìn vào kiếng, lược cài và kẹp tóc đều biến thành những vật trang sức quý báu mà người ta chưa hề thấy.
HoaHồng vui sướng, cảm ơn không ngớt bà mẹ đỡ đầu đã thử thách cô về sự vâng lời và đã tưởng thưởng cô xứng đáng
Thị đồng gõ cửa bước vào và lùi lại mấy bước trưỚc sắc đẹp của Hoa Hồng và trang phục của cộ Cô đi theo thị đồng. Họ đi qua nhiều thang lầu, nhiều phòng ốc, sau đó đi vào một dãy phòng khách lộng lẫy tấp nập vua chúa, hoàng tử và công chúa khách quý. Mọi người đều dừng việc riêng để quay nhìn Hoa Hồng. Cô e thẹn vì mọi nguoi nhìn mình nên không ngẫng đầu lên. Bỗng thị đồng dừng lại và nói:
- Thưa công chúa, đây là đức vua và hoàng hậu
Cô nhìn lên và thấy trước mặt cô là vua và hoàng hậu, ca hai nhìn cô với một vẻ sửng sốt đến nực cười:
- Thưa bà - vua kính cẩn nói - xin bà cho biết quý danh. Bà có lẽ là một đại hoàng hậu hoặc một bà tiên mà sự có mặt là một vinh hạnh và hạnh phúc cho chúng tôi
- Thưa đức vua - Hoa Hồng quỳ một gối xuống đất và nói - con chẳng phải là tiên, cũng chẳng phải là một đại hoàng hậu, con là Hoa Hồng đây, cha cho gọi con về dự hội
- Hoa Hồng! - Hoàng hậu bật kêu to- Hoa Hồng ăn mặc sang hơn cả ta từ trước đến nay! Vậy thì ai cho cô tất cả những y trang đẹp đẽ đó
- Thưa mẹ, chính mẹ đỡ đầu của con, cô trả lời hoàng hậu, xin mẹ cho con được hôn tay và cho con được làm quen với các chị con.
Hoàng hậu lạnh lùng chìa bày tay ra.
- Còn đây là các công chúa chị cộ Bà chỉ các cô Cam Vàng và Hoe Đỏ đứng cạnh bà
Cô gái Hoa Hồng khốn khổ tủi thân vì sự đón tiếp lạnh nhạt của mẹ cha, quay lại cách chị và muốn đến ôm hôn, nhưng họ lại lùi lại vì sợ Hoa Hồng làm hoen phấn son trên mặt họ Cam Vàng đánh phấn trắng để che bớt màu vàng của da, còn Hoe Đỏ đánh nhiều phấn hồng để che dấu tàn nhang của mình
Hoa Hồng bị các chị quay mặt làm lơ, lại nhanh chóng được các vị khách quý nam cũng như nữ quây quần. Do cô biết nhiều loại ngoại ngữ, an nói lễ độ, duyên dáng nên cô được lòng tất cả mọi người. Cam Vàng, Hoe Đỏ tức điên người, vua và hoàng hậu cũng gian vì cô thu hút mọi sự chú ý, không một ai quan tâm gì đến hai cô chị. Đến giờ ăn, vị vua trẻ duyên dáng, chủ nhân một vương quốc đẹp và rộng nhất đươc Cam Vàng chấm lại đến ngồi bên cạnh Hoa Hồng chăm sóc cho cô suốt buổI ăn. Sau bữa ăn, để mọi người chú ý đến mình, Cam Vàng và Hoe Đỏ đề nghị được hát, họ hát khá hay, vừa hát vừa gảy thụ cầm
Công Chúa Hoa Hồng tánh tình đôn hậu và muốn được các chị yêu thương, nhiệt tình vỗ tay khen ngợi tài năng của hai chị. Cam Vàng thay vì cảm động vì tình cảm tốt làh đó lại muốn chơi xấu Hoa Hồng bằng cách ép cô ca đáp lại. Hoa Hồng khiêm tốn từ chối, các chị cô tưởng cô không biết hát càng ép buộc mạnh. Hoàng hậu cũng muốn làm bỉ mặt Hoa Hồng nên về hùa với hai cô chị, ra lệnh buộc Hoa Hồng phải hát. Hoa Hồng đành phải vâng lời
- Con xin vâng lệnh - và rồi cầm lấy thụ cầm, cách cầm đàn đúng điệu nghệ làm hai chị ngạc nhiên. Khi cô dạo khúc mở đầu, họ rất muốn bảo cô dừng lại vì cả hai cô đều thấy tài nghệ của Hoa Hồng trên họ rất xạ Rồi Hoa Hồng hát, hát với một giọng ca êm ái tuyệt vời, cô hát một khúc nhạc trữ tình do cô sáng tác với đề tai sự hạnh phúc khi người ta tử tế và được gia đình yêu quí. Mọi người đã xúc động lắng nghe, thiếu điều hai cô chị bất tỉnh vì ghen tức. Vua Duyên Dáng dường như ngây ngất, chàng đến bên Hoa Hồng, mắt long lanh ướt
- Công chúa dễ thương và dịu dàng ơi, chưa bao giờ tôi xúc động như hôm nay, tôi rất mong muốn được nghe cô hát mãi
Hoàng Hậu nổi giận vì sự thành công của Hoa Hồng, đã cho chấm dứt sớm buổi lễ, mọi người trở về phòng mình
Về đến phòng, Hoa Hồng cởI trang phục cho vào hòm. Trang phục của cô trở lại tình trạng tồi tàn như cũ nhưng cô không e ngại gì vì cô tin mẹ đỡ đầu sẽ giúp đỡ cộ Cô hơi buồn vì sự lạnh nhạt của cha mẹ và hai chị, nhưng do cô cũng không sống với họ nhiều nên tình cảm khó chịu đó bị tình cảm của vua trẻ Duyên Dáng tử tế dễ thương xoá nhoà nhanh chóng.
Trong lúc Hoa Hồng ngủ yên lành, vua, hoàng hau và hai cô con gái tức nghẹn thở, bèn hội họp nhau tại phòng hoàng hậu
- Thật khủng khiếp - hai cô công chúa phát biểu - cha đã gọi con bé đó tới dự lễ, nó có đồ nữ trang tuyệt vời khiến bọn con trai trố mắt nhìn nó. Có phải cha định làm nhục chúng con không?
- Cha xin lỗi, các con xinh đẹp của cha - vua trả lời - Cha định gọi nó để làm nổi bật sắc đẹp của các con, nào ngờ nó đẹp thế
- Đẹp thế! - các công chúa kêu lên - nó mà đẹp à ? Nó xấu và ngụ Chỉ nhờ y phục, nữ trang thôi. Tại sao cha mẹ không cho chúng con nữ trang và y phục đẹp nhất. Chúng con giống như giẻ rách bên cạnh con bé kiêu ngạo đó
- Cha mẹ làm gì có những tài sản quý như thế. Chính mẹ đỡ đầu của nó cho nó đấy chứ
- Sao mẹ không gọi một bà tiên đỡ đầu cho chúng con mà con Hoa Hồng lại được tiên đỡ đầu ?
- Có ai cho gọi mụ ấy đâu, tự nhiên mụ đến đấy chứ. Ngày xưa có ông thầy phù thuỷ bảo con bé ấy nó làm hại cha mẹ nên cha mẹ tống nó đi xa cho rảnh
- Thôi đừng tranh cãi nữa - vua nói - bây giờ phải tìm cách tống khứ con Hoa Hồng và ngăn vua Duyên Dáng gặp nó
- Dễ thôi, hoàng hậu có ý kiến, ngày mai ta bắt nó lột quần áo trang phục ra, cho người đưa nó về nông trại, giữ không cho nó ra khỏi nông trại là xong.
Hoàng hậu vừa dứt lời, bà tiên Quyền Năng đột nhiên xuất hiện, vẻ nghiêm khắc bảo:
- Các ngươi vì tin tưởng nhảm nhí bỏ bê con bé! Ta bảo cho biết, nếu các ngươi đụng đến Hoa Hồng các ngươi sẽ bị trừng phát. Hoàng hậu và vua sẽ biến thành cóc và các cô gái kia sẽ biến thành rắn độc
Nói xong bà biến mất
Vua, hoàng hậu, hai công chúa quá sợ hãi chia tay nhau chẳng dám nói thêm một lời. Đêm đó họ mất ngủ. Mặt mũi càng hốc hác, dữ tợn, họ phải dùng nhiều phấn hồng, phấn trắng để che dấu nét nhăn
Một nữ tỳ to béo mang đến cho Hoa Hồng sữa, bánh mì và đang đứng chờ thay quần áo cho cô. Hoa Hồng không muốn người nữ tỳ thấy sự biến đổi huyền diệu về trang phục nên cô vợi nói cô có thói quen chải tóc và thay quần áo một mình
Cô tắm rửa, chải tóc xong, cô mặc lại bồ quần áo giẻ rách và trang điểm bằng bộ nữ trang nghèo khổ. Khi cô nhìn vào gương, cô cũng kinh ngạc khi thấy mình mặc một bộ trang phục kỵ mã sang trọng và lộng lẫy. Áo dài thành áo đi ngựa bằng nhung màu xanh da trời, với những cúc áo bằng hạt trai to bằng trái hạnh đào, đôi vớ thành đôi ủng quấn quanh bằng hại trai. Cô đội một cái mũ xếp nếp màu xanh, đính một chiếc lông màu trắng tinh và một vien ngọc to lớn đẹp vô cùng. Ủng của cô cũng bằng nhung xanh, viền bằng hại trai và vàng. Vòn đeo tay và dây chuyền bằng những viên kim cương quý báu, chỉ một viên thôi giá đúng một lâu đai. Khi cô sắp sửa đi ra, cô nghe có tiếng ai gọi bên tai:
- Hoa Hồng, chỉ nên đi lên ngựa do vua Duyên Dáng đưa tới
Cô quay lại, không thấy ai, nhưng cô biết đó là lời dặn của mẹ đỡ đầu
- Thưa mẹ, vâng a.
Thị đồng lại dần cô đi vào phòng khách, nơi đây cô lại cũng được mọi người chú ý hơn với dáng vẻ hiền lành, tử tế, gương mặt tươi vui và tự nhiên duyên dáng, áo quần tuyệt diệu, mọi cặp mắt đều hướng cả về cộ Vua Duyên Dáng đến đón cô, cặp tay cô và đưa cô đến chỗ vua và hoàng hậu, hai người còn lạnh nhạt hơn cả hôm quạ Cam Vàng và Hoe Đỏ thiếu điều độn thổ khi thấy bộ y phục kỵ mã của Hoa Hồng. Hai cô khong chào hỏi một tiếng
Hoa Hồng hơi bối rối về sự tiếp đón ấy, vua Duyên Dáng nhận thấy thế tiến đến gần cô và xin được đưa cô đi săn ở trong rừng
- Thua ngài, đó là một điều hân hạnh cho tôi - Hoa Hồng biết được lòng tốt của chàng nên nhận lời
- Xin công chúa cho phép tôi cận kề bên công chúa và bảo vệ công chúa chống lại những ai muốn hại công chúa - chàng khẽ bảo
Mặc cho sự giận dữ và ý định của hai cô công chúa chị muốn cuốn hút chàng trai về mình, nhà vua trẻ không rời xa Hoa Hồng
Sau bữa ăn, người ta xuống sân để lên ngựa. Một thị đồng dẫn đến cho Hoa Hồng một con ngựa ô đẹp nhưng hung dữ và khó tính. Ngựa phải cần đến hai người kèm giữ
- Công chúa không nên cưỡi con ngựa đó, ông hoàng Duyên Dáng nói, nó sẽ giết chết cô mất. Hãy đưa đến con khác
- Nhà vua có lệnh cho công chúa cưỡi con ngựa này, không còn con nào khác - Thị đồng trả lời
- Vậy thì công chúa hày chờ tôi đưa đến cho công chúa một con ngựa xứng đáng với công chúa
- Thua ngài vâng - Cô trả lời, mĩm cười duyên dáng
Một lát sau, chính tay ông hoàng trẻ dẫn đến một con ngựa bạch, trắng như tuyết, đẹp đẽ vô cùng. Yên ngựa bằng nhung xanh, hàm thiếc bằng vàng kết hạt trai. Khi Hoa Hồng muốn lên ngựa, ngựa quỳ chân xuống, khi cô lên ngựa xong mới đứng lên. Vua Duyên Dáng phóng mình lên một con ngựa màu hồng và thúc ngựa đi song song cùng Hoa Hồng
Vua, hoàng hậu và hai cô gái trong thấy tất cả, tái xanh vì giận dữ nhưng không dám làm gì vì sợ bà tiên Quyền Năng.
Nhà vua ra lệnh khởi hành. Mỗi phụ nữ đều có một kỵ sĩ kề bên. Cam Vàng và Hoe Đỏ đành nhận hai hoàng tử tầm thường kề cạnh, các cô mặt mày quạu quọ, cả hai ông hoàng đều nguyện sẽ không bao giờ cưới các cô công chúa khó thương như thế
Thay vì đi săn, ông hoàng Duyên Dáng và Hoa Hồng dong ngựa đi dọc các đường mòn xinh đẹp trong rừng. Họ kể cho nhau nghe cuộc đời của mình. Vua Duyên Dáng rất cảm động khi nghe Hoa Hồng kể lại cược sống bị ruồng bỏ của cô, chành thuật lại cho cô nghe chàng mồ côi từ lúc bảy tuổi, nhờ có bà tiên Cẩn Trọng dạy dỗ. Bà khuyên chàng đi dự lễ hội này sẽ tìm gặp một người vợ tài sắc vẹn toàn
Chàng nói:
- Tôi tin rằng, công chúa Hoa Hồng ạ, tôi đã tìm được người vợ vẹn toàn đó ở nơi cô. Xin cô nhận lời cùng tôi chung sống, tôi sẽ xin phép cha mẹ cô nếu cô đồng ý
- Thưa đức vua, tôi phải được sự đồng ý của mẹ đỡ đầu nữa, nhưng người cũng hiểu cho rằng tôi rất sung sướng được cùng ngài chung sống
Buổi sáng đi săn chấm dứt với sự vui sương ngập lòng của đôi tình nhân
Buổi chiều, Hoa Hồng cũng chải tóc và mặc bộ đồ rách rưới vào. Cô nhìn vào gương, co lại ngạc nhiên. Chiều nay, áo dài của cô như bằng the hoa giống như những cánh bướm, nhè nhàng, rực rỡ, tươi mát, đính kim cương lấp lánh, trên đầu cô, một vương miện kết toàn bằng châu báu, có hai viên trị giá bằng cả một vương quốc. Dây chuyền, vòng đeo tay đều bằng kim cương rực rờ, ai nhìn lâu cũng bị choá mắt. Hoa Hồng cám ơn mẹ đỡ đầu rất nhiều. Nàng đi theo thị đồng đến phòng khách, ông hoàng đến đón cô tận cửa
Cả hai lại thấy những cái nhìn giận dữ, liếc xiên xéo vào Hoa Hồng của vua cha, hoàng hậu, và hai cô chị. Khi thay Hoa Hồng buồn tủi vì bi gia đình thù ghét, chàng tìm cách an ủi nàng
Sau bữa an nhà vua ra lệnh cho buổI dạ vũ bắt đầu. Cam Vàng và Hoe Đỏ đã học vũ mười năm, vũ rất hay nhưng thiếu duyên dáng, họ biết Hoa Hồng chưa bao giờ có dịp học vũ nên họ lớn tiếng yêu cầu với vẻ nhạo báng rằng tới phiền Hoa Hồng biểu diễn. Hoa Hồng khiêm tốn từ chối vì tính cô không thích phô mình ra trước mọi người. Hai co chị tưởng đắc thắng lại càng làm già, để chấm dứt sự giằng co, hoàng hậu ra lệnh Hoa Hồng phải ra sân cùng mọi người khiêu vũ
Ông hoàng Duyên Dáng thấy cô bối rối bèn bảo:
- Tôi sẽ cùng cô biểu diễn, khi nào cô không biết bước ra sao, cô cứ để tôi dìu cô đi
- Cám ơn đức vua, tôi hân hạnh cùng ngài khiêu vũ, tôi mong rằng sẽ không làm ngài hổ thẹn
Chàng và nàng bước vào sân, chưa bao giờ người ta thấy một cặp múa đôi đẹp, linh động, nhẹ nhành đến thế. Mọi người trầm trồ nhìn không chớp mắt. Rõ ràng vượt xa cả hai cô chị họ tức giận, cuồng điên muốn nhào vào cấu xé Hoa Hồng cho đã giận. Nhưng vua cha và hoàng hậu đã lừ mắt cản họ, có ý nhắc lời đe doa. của bà tiên Quyền Năng
Khi chàng và nàng chấm dứt, tiếng vỗ tay không dứt, mọi người đòi họ phải ra biểu diễn trở lại. Đáp lại lời yêu cầu của mọi người, hai ngưòi lại ra sân khiêu vũ, lần này la một điệu vũ mới, nhẹ nhàng hơn, duyên dáng hơn cả điệu trước. Cam Vàng và Hoe Đỏ không chịu được nữa, hai cô như nghẹn thở, ngã lăn ra bất tỉnh. Gương mặt họ trở nên xấu xí vì sự ghen tức, giận dữ, không một ai thương xót cho họ bởI vì mọi người đều thấy sự giận dữ và sự ghen tị vô lối của họ. Về đến phòng, Hoa Hồng lẩm bẩm:
- Mẹ yêu dấu, con nên trả lời sao với ông hoàng Duyên Dáng huh mẹ ? Mẹ giúp con đi mẹ, con sẽ vâng lời me.
- Con Hoa Hồng thân yêu, con sẽ nói rằng con đồng ý - giọng nói dịu dàng của bà tiên vắng đến tai cô - chính mẹ sắp xếp việc hôn nhân này
Hoa Hồng cảm ơn mẹ đỡ đầu và ngủ thiếp đi sau khi nghe trên đôi má cô cái hôn thân yêu của bà tiên.
Trong lúc Hoa Hồng đang ngủ yên lành, nhà vua, hoàng hậu, hai cô chị gái thét lên vì giận dữ, cãi vã nhau, đổ lỗi cho nhau về sự thành công của Hoa Hồng và sự sỉ nhục của họ. Chỉ còn một hy vọng cuối cùng, ngày mai là ngày đua xe. Xe do tuấn mã kéo, người casáùm cương là phụ nữ. Họ sắp xếp cho Hoa Hồng một chiếc xe cao, dễ đổ, bắt vào xe là hai con ngựa hung dừ, chưa thuần. Họ cũng tin chắc rằng ông hoàng Duyên Dáng không có sẵn xe và ngựa để thay thế cho Hoa Hồng như sáng nay.
Ý nghĩ Hoa Hồng có thể chết đi họac bị thương nặng hoặc bị thương tật làm cho họ vui lên phần nào. Họ đi ngủ, suy nghĩ thêm có cách nào hại Hoa Hồng nếu âm mưu trong cuộc đua xe thất bại. Cam Vàng và Hoe Đỏ ngủ ít, tỉnh dậy nom càng xấu xí và dị dạng hơn sáng qua.
Còn Hoa Hồng, lương tam thanh thản, yên ngủ suốt cả đêm. Khi cô thức dậy, sau khi tắm rửa xong, cô hầu gái mang đến cho cô một tách sữa và một khúc bánh mì loại thường. Đó là lệnh của hoàng hậu, muốn đối xử với cô như một con hầu. Hoa Hồng quen sống kham khổ nên cô ăn hết khúc bánh mì và uống cạn tách sữa ngon lành. Cô lại mặc bộ quần áo nghèo nàn và khi soi gương, cô thấy cô đang mặc một bộ y phục kỵ mã bằng sa tanh trắng. Mũ nhung trắng cắm lông chim quý đủ màu, đính một viên ngọc lam to bằng quả trứng. Cô đeo một dây chuyền bằng đá quý, cuối dây là một cái đồng hồ bằng hột xoàn, đồng hồ chạy mãi không hư và không cần lên giây.
Khi vào đến phòng khách, cô thấy ông hoàng trẻ đang nóng ruột chờ cộ Chàng bước vội đến cô, vội hỏi:
- Công chúa, mẹ đỡ đầu đã nói gì rôi? Công chúa trả lời ra sao?
- Thua đức vua, em nói theo tiếng nói của trái tim. Em sẽ dâng hiến cho chàng cuộc đời của em cũng như chàng dâng hiến cuộc đời chàng cho em.
- Ngàn lần cảm tạ nàng, Hoa Hồng yêu dấu. Bao giờ tôi sẽ nói với cha nàng?
- Sau chuyến đua xe trở về, thưa đức vua.
- Em cho phép anh xin cưới em ngay ngày hôm nay, vì anh muốn đưa em thoát khỏi cảnh bất công, đối xử tàn tệ của gia đình đối với em.
Hoa Hồng đang ngần ngại thì nghe tiếng nói của mẹ đỡ đầu bên tai cô: 'Con hãy nhận lờí Và tiếng nói tiếp tục cho ong hoàng Duyên Dáng nghe 'hãy làm hôn lễ nhanh lên. Cuộc sống của Hoa Hồng đang bị đe doa.. Ta không thể theo bảo vệ Hoa Hồng lâu mãi được' Hai người đều đồng ý, vâng lời bà tiên Quyền Năng
Sau bữa ăn, mọi người xuống sân để ra xe. Đàn ông cưỡi ngựa, phụ nữ điều khiển xe. Người ta đưa đến cho Hoa Hồng chiếc xe do hoàng hậu chọn lựa. Ông hoàng Duyên Dáng giữ Hoa Hồng lại khi nàng định lên xe:
- Hoa Hồng, em không nên lên xe đó, trông kìa
Hoa Hồng nhìn lên, mỗi con ngựa của xe có cần tới bốn người giữ, chúng cắn, chúng đá một cách giận dữ. Bỗng lúc đó có một chú nài nhỏ, mặc một bộ đồ bằng sa tanh trắng thắt nơ xanh, la lên giọng lanh lảnh:
- Đây là xe của công chúa Hoa Hồng!
Và người ta thấy chạy đến một chiếc xe nhỏ bằng xà cừ và hạt trai, xe do một đôi ngựa bạch thật đẹp kéo, dây cương bằng nhung sác vàng cản ngọc saphine
Ông Hoàng không biết có nên để Hoa Hồng đi xe đó không thì nghe có tiếng bà tiên nói:
- Đây là quà tặng của tạ Hãy để Hoa Hồng lên, ngươi hãy theo sát bên nàng. Ta chỉ còn vài giờ nữa để bảo vệ Hoa Hồng. Cố gắng đưa nàng về vương quốc nhà vua trước chiều nay.
Ông hoàng Duyên Dáng đỡ Hoa Hồng lên xe. Đoàn xe khởi hành và chàng trai không rời khỏi xe Hoa Hồng một bước. Chỉ trong giây lát sau, hai chiếc xe do hai phụ nữ che mặt cầm cương tìm cách vượt qua xe của Hoa Hồng. Một xe tìm cách húc mạnh vào xe cô, xe có lẽ sẽ tan nát nếu đó không phải xe của tiên, ngược lại chiếc xe chăc' chắn và nặng nề kia lại vỡ tan. Người phụ nữ che mặt bị ngã đập xuống đá, nằm không động đậy. Trong lúc Hoa Hồng nhận ra đó là Cam Vàng, cô định dừng xe lại thì chiếc thứ hai lao tới húc mạnh vào xe của cộ Chiếc xe này cũng chịu cùng chung số phận như xe thứ nhất; xe tan nát và phụ nũ che mặt lại ngã đập xuống đá. Hoa Hồng định nhảy xuống đỡ hai chị thì lại nghe tiếng của mẹ đỡ đầu:
- Hai con nên đi ngaỵ Nhà vua đang đưa quân đến, ý dữ nhiều hơn lòng lành, mặt trời sẽ lặn trong vài giờ nữa, ta chỉ con đủ thời giờ để cứu các con. Duyên Dáng hãy bỏ ngựa lên xe đi chung voi Hoa Hồng
Ông hoàng Duyên Dáng vâng lời, vội nhảy lên xe ngồi bên Hoa Hồng. Ngựa kéo xe chạy như baỵ Đám kỵ sĩ của nhà vua đuổi theo ráo riết nhưng không là sao đuổi kịp chiếc xe nhỏ nhắn ấy. Xe chạy ròng rã sáu tiếng mới đến lâu đài của vua Duyên Dáng
Cả lâu đài rực rỡ ánh đèn, toàn bộ triều thần mặc lễ phục đón họ dưới thềm đại sảnh. Nhà vua và Hoa Hồng ngạc nhiên không hiểu tại sao lại có cuộc đón tiếp bất ngờ thế này. Họ không ngạc nhiên lâu vì thấy bà tiên Quyền Năng bước đến trước ho.
- Chào các con, tất cả đã sẵn sàng để làm lễ thành hôn cho hai con. Hãy đưa Hoa Hồng vào phòng riêng để tắm rửa, thay quần áo. Kẻ xấu đã bị trừng phạt. Cam Vàng và Hoe Đỏ không chết, nhưng mặt mày bị thẹo gớm ghiếc sẽ không có hoàng tử nào ưng chúng nó cả. Chúng phải lấy hai tên chăn ngựa hung bạo sẽ thường xuyên đánh chúng cho đến bao giờ tánh tình của chúng thay đổi mới thôi. Còn vua và hoàng hâu tin lời nhảm nhí của bọn phù thuỷ đối xử 'con trọng con khinh' nên bị trừng phạt sè đau khổi mãi mãi là không có đứa con nào ở bên cạnh. Ta còn ở với các con một tiếng nữa thôi rồi sau đó ta phải vắng mặt một thời gian. Các con nhanh lên để làm lễ cưới
Dĩ nhiên bà tiên tặng cho đôi vợ chồng trẻ hai bộ đồ cưới quý báu, vô giá không bút mực nào tả xiết. Khi Hoa Hồng xuất hiện, Duyên Dáng sững sờ cả người vì sắc đẹp của cộ Chàng đưa tay cho Hoa Hồng nắm. Bà tiên làm lễ thành hôn cho họ rồi biến mất. Trước khi đi, bà tiên cũng chuyển về vương quốc vua Duyên Dáng cả nông trại mà Hoa Hồng đã sống từ bé. Nông trại nằm trong một góc vườn của lâu đài nên mỗi ngày Hoa Hồng có thể đi thăm bà vú nuôi. Hoa Hồng và Duyen Dáng sống cùng nhau hạnh phúc, họ yêu thương nhau mãi mãi...
HẾT
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com