van hoc 12
Tuần 1, tiết 1-2
Ngày soạn: 20/7/2009
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMTT 1945
ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu cần đạt: giúp hs
- nắm được một số nét về các chặng đường phát triển, những thành tựu của văn học vn qua các giai đọan, những đặc điểm của văn học vn 1945-1975.
- Thấy được những đổi mới bước đầu của VHVN giai đọan từ 1975 đặc biệt à từ 1986 đến hết thế kỉ XX.
II. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở sọan của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
- Trong giai đọan từ 1945-1975 ls, xh, vh VN có đặc điểm gì? Dựa vào SGK và hiểu biết của mình em hãy trình bày rõ?
Từ đó em hãy nêu khái quát yêu cầu của cuộc sồng đặt ra với văn nghệ ?
( - Những yêu cầu của cuộc sồng đặt ra với văn nghệ:
+ Văn chương không được nói nhiều chuyện buồn đau, chuyên tiêu cực, phản ánh tổn thất trong chiến đấu là văn chương lac điệu không lành mạnh.
+ Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ, chuyện hạnh phúc cá nhân. đề tài tình yêu cũng hạn chế. Nếu có nêu, có viết về tình yêu phải gắn với nhiệm vụ chiến đấu.
+ Văn chương phải phản ánh nhận thức con người, phân biệt rạch ròi giữa địch và ta, bạn và thù.
+ Văn chương thể hiện sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Nhân vật trung tâm của vh phải là công nông binh.)
- theo em thì 2 cuộc chiến tranh đã tác động ntn đến đời sống vc, tt của dân tộc?
- Kinh tế và văn hóa tác động ntn đến VH?
- từ 1945 đến 1975 VH phát triển qua mấy chặng đường? Đặc điểm, tình hình phát triển và thành tựu qua các giai đọan?
Đây là giai đoạn đất nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Văn học có hai nhiệm vụ cụ thể: Phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất miền Nam...
Cho ví dụ minh học sự phong phú về đề tài của VH giai đọan này?
VD: Cái sân gạch của ĐVũ:truyện xoay quanh nhân vật lão Am- con người cũ- đấu tranh, thay đổi nhận thức, chấp nhận CNXH và lớp thanh niên mới- tiêu biểu là Trọng, Chấm- con lão Am tha thiết với CNXh
VD: Mùa lạc, Sông Đà... Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
VD Thơ CLV:
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn,
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc.
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...
Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn"
Gv minh họa thêm :
Tình cảm đẹp nhất là tình yêu tổ quốc:
Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng
Ôi! Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dòng sông
+ Con người đẹp nhất, yêu thương nhất là anh bộ đội: Người em yêu thương là chú bộ đội - Trần Đăng Khoa; Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Hoan hô anh giải phóng quân, Kính chào anh con người đẹp nhất (Tố Hữu).
+ Đề tài tình yêu rất hạn chế. Nếu có nói phải gắn liền với chiến đấu: "Em! Anh ôm chặt em và cả khẩu súng trường trên vai em" - Nguyễn Đình Thi
Thế nào là nề VH hướng về đại chúng?
Cho ví dụ CM nền VH hướng về đậi chúng?
VD: "Có nững phút làm nên lịch sử..."
"Em là ai cô gái hay nàng tiên"
" Tuổi 14 thật ước ao
Buổi đầu cầm súng biết bao là mừng..."
" Giọt giọt mồ hôi rơi/ trên má anh vàng nghệ/ anh về quốc quân ơi...
"Em là con gái Bắc giang/ rét thì mặc rét nước làng em lo..."" Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô"
"Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ"
"Đất nước của những người mẹ mặc áo vá vai
Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con đánh giặc"
"Mẹ vẫn đào hầm trong tầm đại bác"
(Chứng minh bằng những điển hình văn học như cụ già Mết, Tnú, Đinh Núp trong tác phẩm của Nguyên Ngọc...cũng có thể chứng minh bằng thể loại như thơ lục bát, ca dao chống Pháp và chống Mỹ).
Ra trận là con đường đẹp nhất, con đường vui: Những buổi vui sao cả nước lên đường/ xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục - Chính Hữu
" Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước/ mà long phơi phới dậy tương lai".
"Đường ra trận mùa này đẹp lắm"
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về giai đoạn văn học sau 1975- hết thế kỉ XX.
-Nêu câu hỏi 4 SGK: Hãy giải thích vì sao VHVN từ sau 1975 phải đổi mới ?
- Nêu câu hỏi gợi mở cho hS trả lời , nhận xét và chốt lại ý chính.
-Hãy nêu những chuyển biến và thành tựu ban đầu của nền văn học?
Lưu ý HS theo dõi sự chuyển biến qua từng giai đoạn cụ thể và nêu thành tựu tiêu biểu.
- Diễn giảng thêm về một vài tác phẩm nêu trong SGK
- Qua tìm hiểu em hãy rút ra những đánh giá chung về VH sau 1975, giải thích nguyên nhân m tích cực và hạn chế của VH?
Gv chốt lại đánh giá chung về VH sau 1975 cho HS ghi vào vở.
* Củng cố tổng hợp kiến thức bài học.
- Gọi HS đọc phần kết luận, gạch chân các ý chính trong SGK, ghi phần Ghi nhớ vào vở I. Khái quát VHVN từ CMTT 1945 đến 1975:
1. Vài nét khái quát về hòan cảnh lịch sử xã hội và văn hóa:
- Đường lối văn nghệ, sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền VH thống nhất trên đất nước ta.
- Hai cuộc kháng chiến chống P, M kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của tòan dân tộc trong đó có văn học nghệ thuật, tạo cho Vh giai đọan này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền Vh hình thành và phát triển trong hòan cảnh chiến tranh kéo dài và vô cùng ác liệt.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Về văn hóa, từ 45-75 điều kiện giao lưu còn hanh chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước XHCN.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu nổi bật:
a. Chặng đường từ 1945 đến 1954:
- - Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vưi sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập( Ngọn Quốc kì, Hội nghị non sông...).
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến ; tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến chống Pháp . Những tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới Thủ của Trần Đăng, Đôi mắt và rừng nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân...Từ 1950, đã xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc...
- Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến.
Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của HCầm, Tây Tiến của QD, Đất nước của Nguyễn Đình Thi...đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
- Kịch: một số vở kịch xuất hiện gây sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi
- Lí luận, phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng như bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh, bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi.
b. Chặng đường từ 1955 đến 1964:
- Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng CNXH với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan tin tưởng. Nhiều tác phẩm đã thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam và nỗi đau chia cắt, ý chí thống nhất đất nước.
- Văn xuôi mở rộng đề tài trên nhiều lĩnh vực cuộc sống: sự đổi đời của con người, sự biến đổi số phận trong môi trường mới, thể hiện khát vọng hạnh phúc cá nhân; Đề tài chống Pháp vẫn tiếp tục được khai thác. Hiện thực trước cách mạng tháng Tám vẫn được khai thác với cách nhìn mới. Đề tài HT hóa nông nghiệp, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được khai thác nhiều ... Các tác phẩm tiêu biểu (SGK)
- Thơ ca có một mùa bội thu. Tập trung thể hiện cảm hứng: sự hoà hợp giữa cái riêng với cái chung, ca ngợi chủ nghĩa xã hội, cuộc sống mới, con người mới, nỗi đau chia cắt, nỗi nhớ thương với miền Nam ruột thịt...Các tác phẩm tiêu biểu Gió lộng - Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Riêng chung - Xuân Diệu...
- Kich cũng có những thành tựu mới với các tác phẩm Một đảng viên - Học Phi, Quẫn - Lộng Chương, Chị Nhàn, Nổi gió - Đào Hồng Cẩm....
c) Giai đoạn (1965-1975):
- Văn học giai đoạn này tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi chặng đường này phản ánh cuộc sống, chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất ở cả hai miền Nam - Bắc...Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Hòn đất - Anh Đức ...; Kí - Nguyễn Tuân, Vùng trời - Hữu Mai, Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu ...
- Thơ ca chống Mĩ đạt tới thành tựu xuất sắc, đánh dấu bước tiến mới của nền thơ hiện đại Việt Nam thể hiện không khí, khí thế, lí tưởng của toàn thể dân tộc, đề cập tới sứ mạng lịch sử và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ ...Thơ đào sâu chất hiện thực bên cạnh đó là sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Các tác giả tác phẩm chính (SGK).
- Kich sân khấu có nhiều thành tựu mới...
- Về lí luận phê bình tập trung ở một số tác giả Vũ Ngọc Phan, đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên..
-Văn học trong vùng tạm chiếm có sự phát triển, tuy nhiên cũng không có điều kiện gọt rũa đê đạt tới một sự thành công lớn...
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN 1945-1975
a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước:
Văn nghệ trở thành vũ khí sắc bén phục vụ kịp thời cho sự nghiệpCM, hiện thực cách mạng khơi nguồn cảm hứng sang tạo cho VH. VH gắn bó sâu sắc và ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước... Tổ quốc, CNXH đã trở thành một nguồn cảm hứng trở thành đề tài lớn của văn học
b) Nền văn học hướng về đại chúng:
- Nhân dân là là đối tượng phản ánh, thưởng thức, nguồn bổ sung lực lượng sang tác cho văn học...Chính nhân dân trở thành cảm hứng chủ đạo, trở thành đề tài cho các tác phẩm...
- Nội dung: Phản ánh uộc sống, khát vọng, phẩm chất anh hùng, vẻ đẹp tâm hồn, khả năng và con đường tất yếu đi đến với cách mạng của nhân dân
- Hình thức: tác phẩm ngắn gọn, sử dụng các thể loại truyền thống, ngôn ngữ trong sáng giản dị dễ hiểu.
VD: "Thằng tây chớ cậy sức dài
Chúng tao dù nhỏ nhưng dai hơn mày
Thằng Tây chớ cậy béo quay
Mày thức hai buổi thì mày bở hơi
Chúng tao thức bốn đêm rồi
Ăn cháo ba bữa chạy mười chín cây
Bây giờ mới gặp mày đây
Sức tao còn đủ bắt mày hàng tao"
"Chị em phụ nữ Thái Bình
Ca nô đội lệch vừa xinh, vừa giòn
Người ta nhắc chuyện chồng con
lắc đầu nguây nguẩy em còn đánh Tây"
c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Khuynh hướng sử thi: Văn học đã tái hiện những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc (chống Pháp, chống Mĩ, xây dựng chủ nghĩa xã hội), những nhân vật đại diện tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc, gắn bó số phận với cả cộng đồng dân tộc, con người chủ yếu được khám phá ở nghĩa vụ, trách nhiệm công dân , lời văn mang giọng điệu ngợi ca ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn: khẳng định cái tôi đây tình cảm cảm xúc, hướng tói lí tưởngca ngợi cuộc sống mới con người mới, tin vào tương lai tất thắng của cách mạng,
II. Khái quát VHVN từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX:
1.Hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa:
- Sau chiến thắng 1975, lịch sử mửo ra một kỉ nguyên mới- độc lập tự chủ, thống nhất. từ sau 1975 - 1985 đất nược gặp nhiều khó khăn
- sau 1986 với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng lãnh đạo nền kinh tế từng bước chuyển sang kinh tế thị trườngvăn hòa có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều nước. ĐN đổi mới phát triển thúc đẩy văn học đổi mới.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu:
- Từ sau 1975, thơ chưa tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như các giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm ít nhiều gây chú ý cho người đọc ( Trong đó có cả nhưng cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ và những cây bút thuộc thế hệ nhà thơ sau 1975).
- Từ sau 1975 văn xuôi có nhiều thành tựu hơn so với thơ ca. Nhất là từ đầu những năm 80. Xu thế đổi mới trong cách viết cách tiếp cận hiện thực ngày càng rõ nét với nhiều tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma văn Kháng, Nguyễn Khải.
- Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào thời kì đổi mới : Gắn bó với đời sống, cập nhật những vấn đề của đời sống hàng ngày. Các thể loại phóng sự, truyện ngắn, bút kí, hồi kí... đều có những thành tựu tiêu biểu.
- Thể loại kịch từ sau 1975 phát triển mạnh mẽ ( Lưu Quang Vũ, Xuân Trình...)
=>Nhìn chung về văn học sau 1975
- Văn học đã từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới và vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.
- Vh cũng phát triển đa dạng hơn về đề tài, phong phú, mới mẻ hơn về bút pháp,cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy .
- Nét mới của VH giai đoạn này là tính hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn đến số phận con người trong những hoàn cảnh phức tạp của đời sống.
- Tuy nhiên VH giai đoạn này cũng có những hạn chế: đó là những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh hoặc nảy sinh khuynh hướng tiêu cực, nói nhiều tới các mặt trái của xã hội...
III/ Kết luận: ( Ghi nhớ- SGK)
- VHVN từ CM tháng Tám 1945-1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, trải qua 3 chặng, mỗi chặng có những thành tựu riêng, có 3 đăc điểm cơ bản...
- Từ sau 1975, nhất là từ năm 1986, VHVN bước vào thời kì đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống đời thường, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật.
4. Củng cố, dặn dò:
* Kiểm tra đánh giá : Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp nhận bài học qua các câu hỏi:
- Các chặng đường phát triển của văn học VN từ 1945- 1975, thành tựu chủ yếu của các thể loại?
- Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945-1975? Hãy làm rõ những đặc điểm đó qua các thể loại?
- Hãy trình bày những thành tựu bước đầu của VhVN từ sau 1975- hết thế kỉ XX?
* Bài tập luyện tập: Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta."
Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
- Gợi ý: NĐT đề cập đến mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến:
. Một mặt: Văn nghệ phụng sự kháng chiến. Đó là mục đích của nền văn nghệ mới trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh - Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
. Mặt khác, chính hiện thực phong phú , sinh động của cách mạng, kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào cho văn nghệ.
* Bài tập nâng cao: Hãy phân tích đặc điểm của khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong VH giai đoạn 1945-1975 qua các tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa( Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà đã học ở chương trình ngữ văn lớp 9
Tuần 1, tiết 3.
Ngày soạn 21/7/2009
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs
- Nắm được cách viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý.
- Có ý thức và khả năngtiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan điểm sai lầm về đạo lí
II. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày những đặc điểm của VHVN từ 1945- hết thế kỉ XX, qua đó nhận xét về mối quan hệ gữa văn học và hiện thực đời sống?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
-Hướng dẫn HS luyện tập để biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- GV dựa vào đề bài trong SGK và những câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận hình thành lí thuyết.
HS làm việc theo nhóm 4 : Đọc kĩ đề bài và câu hỏi, trao đổi thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập (ý khái quát, ngắn gọn) và đại diện nhóm trình bày (3-5 phút)
(Gợi ý-Câu thơ Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
-Thế nào là lối sống đẹp?
-Để sống đẹp cần rèn luyện những phẩm chất nào?
-Những thao tác lập luận cần được sử dụng trong đề bài trên?
- Tư liệu làm dẫn chứng thuộc lĩnh vực nào trong đời sống?)
-HS cần tập trung thảo luận và nêu được thế nào là "sống đẹp"( Gợi ý: Sống đẹp là sống có lí tưởng mục đích, có tình cảm nhân hậu, lành mạnh, có trí tuệ sáng suốt, hiểu biết rộng, có hành động tích cực=> có ích cho cộng đồng xã hội...); ngược lại là lối sống: ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi, vô trách nhiệm, thiếu ý chí nghị lực
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày, ghi bảng tổng hợp, nhận xét...
- Hướng dẫn HS sơ kết, nêu hiểu biết về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
-Hs nêu phương pháp làm bài qua phần luyện tập lập dàn ý
- Nắm kĩ lí thuyết trong phần Ghi nhớ SGK (Học thuộc)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập củng cố kiến thức
-Yêu cầu HS đọc kĩ 2 bài tập trong SGK và thực hành theo các câu hỏi,
Bài tập 1:
HS làm việc cá nhân và trình bày ngắn gọn, lớp theo dõi, nhận xét bổ sung
Bài tập 2: Hs về nhà làm dựa theo gợi ý SGK ( Lập dàn ý hoặc viết bài)
- Hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua phần ghi nhớ trong SGK.
2. Bài 2/ SGK/22:
a.Dàn ý:
- Mở bài:
+ Vai trò lí tưởng trong đời sống con người.
+ Có thể trích dẫn nguyên văn câu nói của Lep Tônxtôi
- Thân bài:
+ Giải thích: lí tưởng là gì?
+ Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: Ngọn đèn chỉ đường, dẫn lối cho con người.
Dẫn chứng: lí tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh.
+ Bình luận: Vì sao sống cần có lí tưởng?
+ Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó, lựa chọn và phấn đấu cho lí tưởng sống.
- Kết bài:
+ Lí tưởng là thước đo đánh giá con người.
+ Nhắc nhở thế hệ trẻ biết sống vì lí tưởng.
b. Viết văn bản:
HS làm ở nhà I. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:.
* Đề bài: Anh ( chi) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi ! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
1.Tìm hiểu đề:
* Vấn đề NL: lối sống đẹp của con người.
-Sống đẹp: sống tích cực, có lí tưởng, có tâm hồn, có trí tuệ
-Để sống đẹp, cần:
+ lí tưởng đúng đắn
+ tâm hồn lành mạnh
+ trí tuệ sáng suốt
+ hành động hướng thiện
* Thao tác lập luận
+ giải thích (sống đẹp là gì?)
+ phân tích (các khía cạnh sống đẹp)
+ chứng minh (nêu tấm gương người tốt)
+ bình luận (bàn về cách sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ, nhỏ nhen....)
- Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế và 1 số dẫn chứng thơ văn.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Nêu luận đề.
(Có thể viết đoạn văn theo cách lập luận: Diễn dịch, quy nạp hoặc phản đề.
Cần trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu.)
b. Thân bài:
- Giải thích: Thế nào là "Sống đẹp"
- Phân tích các khía cạnh "Sống đẹp".
- Chứng minh , bình luận: Nêu những tấm gương "Sống đẹp", bàn luận cách thức để "Sống đẹp", phê phán lối sống không đẹp...
- Xác định phương hướng, biện pháp phấn đấu để có lối sống đẹp
c. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa cách sống đẹp ( Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ Tố Hữu có tính chất gợi mở, nhắc nhở chung đối với tất cả mọi người nhất là thanh niên)
- Thế hệ trẻ cần phấn đấu rèn luyện, nâng cao nhân cách.
* Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Chú ý:
. Đề tài nghị luận về tư tưởng đạo lí rất phong phú gồm: nhận thức ( lí tưởng mục đích sống); về tâm hồn, tình cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung; tính trung thực, dũng cảm...); về quan hệ xã hội, gia đình; về cách ứng xử trong cuộc sống...
. Các thao tác lập luận được sử dụng ở kiểu bài này là: Thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.
*Dàn bài chung:Thường gồm 3 phần
Mở bài: giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn
Thân bài:
+ Giải thích tư tưởng đạo lí đó
+ Phân tích, bàn luận mặt đúng, bác bỏ mặt sai
+ Phương hướng phấn đấu
Kết bài:
+ Ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí trong đời sống.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
- Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1/SGK/21-22
a.VĐNL: phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người.
- Tên văn bản: Con người có văn hoá, "Thế nào là con người có văn hoá?" Hay " Một trí tuệ có văn hoá"
b.TTLL:
- Giải thích: văn hoá là gì? (đoạn 1)
- Phân tích: các khía cạnh văn hoá (đoạn 2)
- Bình luận: sự cần thiết phải có văn hoá (đoạn3)
c.Cách diễn đạt trong văn bản rất sinh động, lôi cuốn:
- Để giải thích, tác giả sử dụng một loạt câu hỏi tu từ gây chú ý cho người đọc.
- Để phân tích và bình luận, tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc, tạo quan hệ gần gũi, thẳng thắn.
- Kết thúc văn bản, tác giả viện dẫn thơ Hi Lạp, vừa tóm lượt được các luận điểm, vừa tạo ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ.
4. Củng cố, dặn dò:
* Củng cố :- Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí ( Tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt, vận dụng các thao tác lập luận để khẳng định hoặc bác bỏ
- Cần chú ý tiếp thu những quan niệm tích cực, tiến bộ và biết phê phán, bác bỏ những quan niệm sai trái, lệch lạc.
* Dặn dò: Chuẩn bị bài học Đọc- hiểu tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh . Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài của SGK.
...............................................................................................................
Tuần 2, tiết 4,
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
( Hồ Chí Minh )
Phần 1: Tác giả Hồ Chí Minh
( dạy tại phòng máy chiếu, cho học sinh xem phim tư liệu
"HCM chân dung một con người" )
I Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác, những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
- Thấy được ý nghĩa to lớn, giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp tư tưởng tâm hồn tác giả.
II. Tiến trình giờ học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về tác giả.
Vào tiết GV cho HS xem đọan băng khoảng 7 phút về cuộc đời HCM sau đó HS khái quát gạch chân SGK để nắm ý.
GV minh họa thêm thơ văn:
" Có nhớ chăng hỡ gió rét thành Balê
Một viên gạch hồng Bác chống cả một mùa băng giá.."
" Luận cương đến BH và người đã khóc
Lệ BH rơi trên chữ Lê Nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/Tưởng bên ngoài ĐN đợi mong tin
Bác reo lên như nói cùng dân tộc
Hạnh phúc là đây! Cơm áo đây rồi...
Phút khóc đầu tiên là phút BH cười"
" Ôi sang xuân nay xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về ...im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ"
" Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa...
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non song mọi kiếp người"
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về sự nghiệp văn chương của HCM.
- Nêu câu hỏi 1(SGK )Yêu cầu HS thảo luận trả lời.
- HS trao đổi nhóm và trả lời dựa theo mục a,b,c ( SGK)
- Lớp trao đổi , bổ sung .
- GV nhận xét bổ sung và khắc sâu kiến thức, cho hS ghi nội dung ngắn gọn. Có thể phân tích thêm 1 vài dẫn chứng, thuyết giảng giúp HS khắc sâu kiến thức.
VD:" Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong".
VD: Tác phẩm Vi Hành, xuất phát từ mục đích vạch trần bộ mặt xảo trá của thực dân pháp và chân dung Khải Định trên chính đất pháp cho người P biết nên HCM đã chọn hình thức, bút pháp viết tác phẩm.
- Hãy nêu những nét khái quát về di sản văn học của HCM? Hãy giải thích vì sao di sản VH của Người rất phong phú đa dạng? Chứng minh sự phong phú đa dạng ấy?
- Thuyết giảng minh hoạ thêm một số tác phẩm tiêu biểu giúp HS hiểu rõ giá trị sáng tác của Người
Cho học sinh nghe đọan đầu trong TNĐL, một đọan trong "Không có gì quý hơn độc lập tự do" Yc các em nhận xét về giọng văn Cl?
Yêu cầu HS thảo luận về những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật HCM
HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả, lớp theo dõi SGK nhận xét bổ sung hình thành kiến thức
Nhắc HS chú ý các nhận định:
-" Văn tiếng Pháp của NAQ có đặc điểm nổi bật là dí dỏm, là hài hước. Điều đó không ngăn Người đã viết nên những lời thắm thiết trữ tình xúc động" I. Vài nét về tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890- 1969)
- Tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung Nguyễn Tất Thành Nguyễn Ái Quốc
- Quê quán: Làng Kim Liên ( Làng Sen), xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Xuất thân: Gia đình nhà nho yêu nước(Cha là cụ phó bảng NSSắc, mẹ là Hòang Thị Loan)
*Qúa trình hoạt động cách mạng.
-Năm 1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước.
- 1/1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng tự do đến hội nghị Vec xay với tên Ngyễn Ái Quốc.
- 1920 tham gia ĐH thành lập ĐCS Pháp, đọc được luận cương của Lê Nin về các vđ dân tộc và thuộc địa xác định được con đường giải phóng dân tộc.
- 1925- 1930: tham gia thành lập nhiều tổ chức Cm: VNTNCMĐCH, ĐCSVN...
- 1941 về nước lãnh đạo CM trong nước giành thắng lợi 1945
- Từ 6/1/1946 được bầu làm chủ tịch nước đến khi từ trần 2/9/1969
-Năm 1990: nhân dịp kỉ niệm 100 ngày sinh của Người, tổ chức Giáo dục Khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc đã ghi nhận và suy tôn Bác là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác:
- HCM coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
- HCM luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi viết cho ai? " viết đề làm gì?' rồi mới quyết định " viết cái gì?" và
" viết như thế nào?"
Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc về tư tưởng , thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật.
2. Di sản văn học:
a. Văn chính luận: Phong phú, đa dạng
- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)
- Những áng văn chính luận của Người được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước của một trái tim vĩ đại, lời văn chặt chẽ, súc tích, sinh động của một tài năng nghệ thuật bậc thầy.
b. Truyện và kí:
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Đây là những tác phẩm được viết trong thời gian Bác hoạt động ở Pháp, nhằm mục đích tố cáo thực dân, phong kiến đề cao những tấm gương yêu nước- CM; bút pháp linh hoạt sáng tạo, hiện đại, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sắc sảo, tnh thần yêu nước, tự hào dân tộc của HCM.
c. Thơ ca :
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, tấm gương nghị lực phi thường, nhân cách cao đẹp của HCM. Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần CM thời đại.
3. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, hấp dẫn
- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chắng thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp.
- Truyện và kí: Bút pháp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, văn phong đa dạng, dí dỏm, hài hước...
- Thơ ca:
+ Thơ tuyên truyền: mộc mạc, giản dị, mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc dễ nhớ.
+Thơ nghệ thuật: Có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc.
III/ Kết luận: ( SGK)
4. Củng cố, dặn dò:
• Củng cố : Nhấn mạnh trọng tâm bài học cần nắm là: Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM, chú ý vận dụng những kiến thức đã học vào việc phân tích những tác phẩm văn học của Người.
• Bài tập luyện tập
1. Phân tích bài thơ Chiều tối ( Mộ- NKTT) để làm rõ sự hoà hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ HCM.
Gợi ý :
+ Bút pháp cổ điển: Ngôn ngữ hàm súc uyên thâm, miêu tả chấm phá, gợi hơn là tả, nhân vật trữ tình ung dung tự tại...
+ Bút pháp hiện đại: Tư tưởng và hình tượng thơ luôn vận động hướng ra ánh sáng, sự sống, tương lai. Nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ, luôn ở tư thế làm chủ thiên nhiên hoàn cảnh. Chi tiết hình ảnh gần gũi, tự nhiên, sống động...
2. Những bài học sâu sắc thấm thía rút ra từ tác phẩm NKTT: Tình cảm yêu nước, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người; tinh thần lạc quan, ung dung, bản lĩnh nghị lực phi thường.
.............................................................................................................
Tuần 2- 3, tiết 5, tiết 9:
Ngày sọan: 22/7/2009
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta.Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
- Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông; có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biết phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt
II Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
- Hs làm việc với SGK
- Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản
(?) Sự trong sáng của tiếng việt được thể hiện qua những phương diện nào?
- Hs dựa vào sgk trình bày
- Gv nhận xét tổng hợp kiến thức
Ví dụ : Các câu sau đúng hay sai ? sai chỗ nào ? vì sao sai ? sửa lại cho đúng ?
+ Nó tuy nhỏ lại khôn sai quan hệ từ
+ Thần đêm đã thả tấm màn đen trùm lên mọi vật, chỉ còn nàng trăng vằng vặc giữa trời ? Sai logic
Trong câu ca dao:
"Ước gì sông ngắn một gang
Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi"
Làm gì có sông rộng một gang và giải yếm đào làm sao bắc cầu được.
Cách sử dụng tu từ ẩn dụ trong việc tỏ tình đầy nữ tính này của cô gái hàng bao đời nay vẫn chấp nhận. Cách diễn đạt vẫn trong sáng
- Gv hướng dẫn hs phân tích ví dụ sgk
- Gv lấy thêm dẫn chứng từ thực tế sử dụng ngôn ngữ lai căng của hs để phân tích
+ Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu lộ sự trong sáng của tiếng Việt
+ Ngược lại nói năng thô tục mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của tiếng Việt. Ca dao có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
+ Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai, khi nói nhầm
+ Phải biết cám ơn người khác
+ Phải biết giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí, tuổi tác, đúng chỗ
- Hs đọc đoạn văn của Nam Cao/ sgk/ tr 33
Hoạt động 2
- Hướng dẫn hs luyện tập
- Hs chia nhóm nhỏ thảo luận, trao đổi
- Gv gợi ý định hướng
(?) Yêu cầu của bài tập 1 là gì?
(?) Làm thế nào để chứng minh được tính chuẩn xác của từ ngữ mà các nhà văn đã sử dụng?
- Hs liệt kê những từ ngữ trong mục đích chỉ ra những nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách của nhân vật trong truyện Kiều
- Gv gợi ý để hs nhớ lại những chi tiết tiêu biểu gắn với từng nhân vật trong truyện Kiều
- Hs làm việc cá nhân, lần lượt trình bày
- Gv tổng hợp chuẩn kién thức
- Hs chia nhóm nhỏ thảo luận, trao đổi
- Gv gợi ý định hướng
Tiết 2
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
GV hướng dẫn HS đọc và giải các bài tập trong SGK
GV hướng dẫn HS tìm các phương án thích hợp để đảm bảo tính trong sáng cho đoạn văn
GV giúp HS thay thế các từ ngữ lạm dụng
GV hướng dẫn HS chọn và phân tích câu văn
HS tự giải các bài tập và lên bảng trình bày
HS tự tìm và trình bày phương án mà mình chọn
HS thực hành và trình bày bài tập trên bảng I- Sự trong sáng của tiếng Việt
1- Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết biểu hiện ở hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc chung đó
* Ví dụ : sgk/ tr 31( gv cùng hs phân tích - câu a không rõ nghĩa)
*Ví dụ: Viết đúng chính tả các từ sau:
Xáng lạn Sáng lạng
Giòng giống Dòng giống
Gián giấy Dán giấy
Dày dép Giày dép
Giằn vặc dằn vặt
Màng trời màn trời
Sác suất xác suất
*Ví dụ: Dùng từ đúng nghĩa và tình huống sử dụng:
+Cách đánh trong từng trận: Chiến thuật/ chiến lược.
+ Chỉ có một mình, không có bạn bè trò chuyện chung sống: Cô độc / cô đơn
+ Văn hóa đạt đến một trình độ nhất định với những đặc trưng tiêu biểu cho một cộng đồng một thời đại: văn minh / văn hiến
+ Điều quy định dùng làm cơ sở để đánh giá: tiêu chuẩn / tiêu chí
+ Điểm sơ xuất nhỏ, điểm yếu kém: Nhược điểm / Khuyết điểm.
- Chuẩn mực không phủ nhận những sự chuyển đổi linh hoạt và sáng tạo, không phủ nhận cái mới, miễn là cái sáng tạo, cái mới phù hợp với những quy tắc chung
* Ví dụ : sgk/ tr 31(gv cùng hs phân tích )
Ví dụ: Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Không thể bắt bẻ Tố Hữu dùng không trong sáng vì nhà thơ đã dựa vào chuẩn mực về tu từ từ vựng để so sánh 2 sự vật khác loại "Hồn tôi và vườn hoa lá".
2- Sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện ở sự không pha tạp, lai căng, nghĩa là không cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết của những yếu tố ngôn ngữ khác ( loại trừ trường hợp vay mượn những yếu tố cần thiết mà tiếng Việt không có để biểu hiện)
Tiếng Việt không cho phép pha tạp lai căng một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác.
- Tiếng Việt có vay mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa học từ tiếng Hán, tiếng Pháp như: Chính trị, Cách mạng, Dân chủ độc lập, Du kích, Nhân đạo, Ô xi, Các bon, ê líp, Von...
- Song không vì vay mượn mà dùng quá lạm dụng là làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Ví dụ
+ Không nói xe cứu thươnng mà nói Xe hồng thập tự
+ Không nói Xe lửa mà nói Hoả xa
+ Không nói Máy bay lên thắng mà nói Trực thăng vận.
Bác Hồ dặn: "Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải vay mượn tiếng nước khác nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng có mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta".
3- Sự trong sáng của tiếng Việt còn thể hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói. Nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng vốn có của nó
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quí tiếng Việt, coi đó là "Thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu của dân tộc".
Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc lựa lời khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.
+ Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, đặc điểm phong cách. Muốn vậy bản thân phải luôn trau dồi học hỏi.
- Loại bỏ những lới nói thô tục, kệch cỡm, pha tạp, lai căng không đúng lúc.
- Biết tiếp nhận những từ ngữ của tiếng nước ngoài
- Biết làm cho tiếng Việt phát triển giàu có thêm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự hoà nhập giao lưu quốc tế hiện nay.
III. Kết luận
Tham khảo phần ghi nhớ (SGK)
IV- Luyện tập:
1-Bài tâp 1
- Bài tập yêu cầu phân tích sự trong sáng của tiếng Việt thông qua tính chuẩn xác của ngôn ngữ mà Hoài Thanh và Nguyễn Du sử dụng
- Muốn thấy được tính chuẩn xác, cần đặt các từ trong mục đích chỉ ra những nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách của nhân vật trong truyện Kiều, đồng thời so sánh đối chiếu với các từ gần nghĩa, đồng nghĩa cùng biểu hiện tính cách đó mà hai nhà văn đã không dùng
- Các từ ngữ nói về các nhân vật mà hai nhà văn đã dùng:
+ Kim Trọng: Rất mực chung tình
+ Thúy Vân: Cô em gái ngoan
+ Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
+ Thúc Sinh: Sợ vợ
+ Từ Hải: Chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
+ Tú bà: Màu da nhờn nhợt
+ Mã Giám Sinh: Mày râu nhẵn nhụi
+ Sở Khanh: Chải chuốt dịu dàng
+ Bạc Bà, Bạc Hạnh: Miệng thề xoen xoét
2- Bài tập 2:
" Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận- dọc đường đi của mình- những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy- một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại"( Chế Lan Viên)
3- Bài tập 3:
- Từ Microsoft là tên một công ti nên cần dùng
- Từ file có thể dịch thành Tệp tin...
- Từ Hacker nên chuyển dịch là kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính
- Từ cocoruder là danh từ tự xưng nên có thể giữ nguyên
Bài tập 4 - 1(tr 44)
- Câu a : không trong sáng do lẫn lộn giữa trạng ngữ với chủ ngữ
- Câu b,c,d: là những câu trong sáng: thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp và các quan hệ ý nghĩa trong câu
4. Củng cố, dặn dò:
- Hs đọc ghi nhớ sgk
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: " viết bài làm văn số 1: nghị luận xã hội"
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
.............................................................................................................
Tuần 2, tiết 6
Ngày sọan: 25/7/ 2009
BÀI VIẾT SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I . Mục tiêu bài học: Giúp Hs
-Viết được bài văn nghị luận bàn về một tư tưởng đạo lí, trước hét là của tuổi trẻ học đường ngày nay.
- Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng đạo đức để không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình.
II. Tiến trình giờ học:
1. Ổn điịnh lớp:
2. Giáo viên chép đề lên bảng, hướng dẫn nhanh, HS làm bài trong 45 phút.
Các đề bài:
1. "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động" ý kiến của MXi- xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
2. Tình thương là hạnh phúc của con người.
3. Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học đề biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định".
* Hướng dẫn cách làm bài:
1. Xác định nội dung bài viết.
-Ba đề tập trung vào vấn đề tư tưởngđạo lí, đặc biệt là đối với thanh niên học sinh trong giai đoạn hiện nay của nước ta.
2. Xác định cách thức làm bài:
- Thao tác lập luận: Phối hợp các thao tác giải thích chứng minh phân tích bác bỏ bình luận.
- Lựa chọn dẫn chứng: Chủ yếu dùng dẫn chứng thực tế cuộc sống. Có thể dẫn một số thơ văn để bài viết thêm sinh động nhưng cần vừa mức, tránh lan man lạc sang nghị luận văn học.
- Diễn đạt cần chuẩn xác mạch lạc: có thể sử dụng một số yếu tố biểu cảm nhất là ở phần liên hệ và trình bày những suy nghĩ riêng
* Gợi ý đề 1: Thân bài cần đảm bảo những ý sau:
- Giải thích: + Đức hạnh: phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tâm hồn
+ Hành động: Những việc làm cụ thể biểu hiện trí tuệ, đạo đức.
Đức hạnh và hành động có mqh qua lại : đức hanh là cội nguồn của hành động, hành động là biểu hiện cu thể của đức hạnh.
- Bình: Khẳng định đó là ý kiến đúng. Lí giải, đưa dẫn chứng làm sang tỏ vì sao đúng?
+ Đức hạnh là cội nguồn...: trí tuệ kém, tâm hồn không trong sang thì hành động tiêu cực
+ Hành động là biểu hiện của đức hạnh, qua hành động có thể nhận biết được con người: Hành động tốt nhiều là người tốt và ngược lại..
- Luận: tuy nhiên không nên vội vàng kết luận về người nào đó khi mới chỉ thấy một vài hành động của họ mà phải quan sát nhiều lần
- Bài học: phải tu dưỡng tâm hồn trí tuệtrong sáng cao đẹp, phải có nhiều hành động tốt
góp phần xd ĐN....
3. Biểu điểm:
- Điểm 9 ,10: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên cả về kĩ năng và kiến thức.
- Điểm 7, 8: Đáp ứng được khoảng 2/3 các yêu cầu trên , có một vài sai sót nhỏ trong diễn đạt và chính tả.
- Điểm 5, 6: Đáp ứng được khoảng 1/2 các yêu cầu trên, mắc một số lỗi về diễn đạt và chính tả
- Điểm 3, 4: Đáp ứng được khoảng 1/3 các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả
- Điểm 1, 2: Bài viết lan man, mắc nhiều lỗi về chính tả và chữ viết
- Điểm 0: Để giấy trắng
*các đề còn lại xem thêm gợi ý trong SBT
..............................................................................................................
Tuần 3, tiết 7,8
Ngày sọan: 25/7/2009
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
( Hồ Chí Minh )
Phần 2: Tác phẩm.
( dạy tại phòng máy chiếu giáo án điện tử 50%)
I Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác, những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
- Thấy được ý nghĩa to lớn, giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp tư tưởng tâm hồn tác giả.-
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống dân tộc, rèn cho HS cách diễn đạt trong văn NL
II. Tiến trình giờ học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
"Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Bác đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con nhỏ, vẫy đôi tay
Cao cao vầng trán, ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!"
Đọc những vần thơ ấy trong bài Theo chân Bác của Tố Hữu ta không thể không nhác tới Bản tuyên ngôn lịch sử mà Bác Hồ đã trịnh trọng tuyên bố trước hàng vạn đồng bào thủ đô Hà Nội và chính khách nước ngoài, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
4.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Cho Hs Xem Phim Tư Liệu Về CMTT, Nhà 48 Hàng Ngang, quang cảnh ngày 2/9tại quảng trường Ba Đình khái quát tp ra đời trong hòan cảnh như thế nào?.
Theo em mục đích viết tuyên ngôn của HCM là gì, đối tượng bản TN hướng đến là ai?
TNĐ có những giá trị gì?
Đọc và xác định bố cục tác phẩm?
Học sinh nghe lại phần mở đầu từ máy
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
-Tổ chức cho Hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi của SGK
- Theo dõi kết quả, nhận xét bổ sung và chốt lại kiến thức.
- Cho HS thảo luận câu hỏi 1(SGK)
-HS thảo luận theo nhóm 4->8, ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện nhóm trả lời
- Lớp trao đổi, thống nhất nội dung. Chú ý nhấn mạnh ý nghĩa của luận điểm mở đầu bản TN
-Dẫn lời một nhà nghiên cứu nước ngoài " Cống hiến nổi tiếng của cụ HCM là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình"
Bản tuyên ngôn đã lật tẩy bản chất đen tối, xảo quyệt của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử nào?
Như vậy thực chất chiêu bài "Khai hoá" của thực dân pháp là gì?
Tiếp theo bản "Tuyên ngôn" đã đưa ra luận điểm gì để tiếp tục lật tẩy các chiêu bài của Pháp
Luận điểm này có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
Đây là hệ thống lí lẽ bác bỏ luận điệu của bọn đế quốc thực dân.
- Nêu vấn đề : Phân tích giá trị đoạn văn kết thức bản TNĐL để thấy tính lôgich chặt chẽ trong hệ thống luận điểm của văn bản? I. Tiểu dẫn.
1. Hoàn cảnh ra đời.
- Ngày 19/8/1945 nhân dân ta giành chính quyền ở thủ đô .
- Ngày 25/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu VB về tới HN. Ngày 26/8/1945 tại nhà số 48 phố Hàng Ngang HN Người soạn thảo bản TNĐL. Ngày 2/9/1945 Người đọc bản TNĐL ở Quảng trường Ba Đình HN trước 50 vạn dân thủ đô và các vùng lân cận khai sinh ra nước VN mới.
- Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và đang âm mưu xâm lược nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp đang tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương...
2. Đối tượng và mục đích viết:
- Đối tượng : Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả nước!) và thế giới đặc biệt là Anh Pháp Mĩ.
- Mục đích : Tuyên bố nền độc lập của nước ta. Tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của Thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược VN của các nước đế quốc.
3. Thể loại: Văn chính luận.
4. Giá trị cơ bản của bản Tuyên Ngôn:
-Giá trị lịch sử: Tuyên Ngôn Độc Lập là văn kiện lịch sử vô giá chính thức tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, chấm dứt mqh thuộc địa với P, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta với thế giới.
-Giá trị tư tưởng: tác phẩm là kết tinh những tư tưởng cao đẹp của nhân loại : lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do.
-Giá trị văn học: Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính luận mẫu mực lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
5. Bố cục : 3 đoạn ( 3 luận điểm)
- Đoạn 1: ( Từ đầu đến không ai chối cãi được) Nêu nguyên lí chung của bản TNĐL.
- Đoạn 2: (Tiếp theo đến ...phải được độc lập): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Vn Dân Chủ Cộng hoà.
- Đoạn 3: (Còn lại ) Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc VN.
II/ Đọc- hiểu :
1. Phần mở đầu: Nêu nguyên lí chung làm cơ sở pháp lí cho bản TNĐL( Cơ sở lí luận)
* Nguyên lí căn bản: Quyền bình đẳng dân tộc trên thế giới.
-*Cách lập luận:
- Mở đầu bản "TNĐL" HCM đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Pháp, người Mĩ đã ghi trong 2 bản "TNĐL" và "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền".( Cả hai bản tuyên ngôn đều đề cập đến vấn đề quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người)
- Đây chính là nghệ thuật "lấy gậy ông đập lưng ông". Cách lập luận như vậy vừa khéo léo, sắc sảo vừa kiên quyết.
+ Khéo léo vì tỏ ra trân trọng những lời bất hủ của người Pháp, người Mĩ. HCM gọi những bản tuyên ngôn ấy là lời bất hủ", "lẽ phải" thể hiện rõ thái độ trân trọng những tư tưởng lớn trong hai bản tuyên ngôn: độc lập tự do bình đẳng là thành tựu lớn của tư tưởng và là lí tưởng cao dẹp của nhân loại.
+ Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng phản bội tổ tiên mình, đừng có vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc CM vĩ đại của nước Pháp nước Mĩ nếu chúng nhất định xâm lược VN.
- Cách mở đầu hàm chứa nhiều ý nghĩa:
Đặt 3 cuộc CM ngang hàng nhau, 3 nền độc lập ngang hàng nhau, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau. Hơn thế nữa CMVN còn là sự hợp nhất hai cuộc Cm của P, M vì nó không chỉ đánh đổ chế độ PK, mà còn đánh đổ ách xâm lược của thực dân để giành độc lập
Từ đó khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc.
- Ý kiến "suy rộng ra..." từ bản "TNĐL" của nước Mĩ là một đóng góp đầy ý nghĩa của HCM đối với phong trào CM của mọi dân tộc trên thế giới. (Từ quyền con người suy rộng ra quyền độc lập, tự do của các dân tộc
tất cả các dân tộc đều có quyền quyết định lấy vận mệnh của mình.)
Đây là phát sung lệnh khởi đầu cho bão táp CM ở các nước thuộc địa.
2. Phần tiếp theo: Chứng minh nguyên lí- cơ sở thực tế của bản TNĐL. (Thực chất là tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá - khai hóa bảo hộ của bọn thực dân )
a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
- Bản "Tuyên ngôn" vạch trần luận điệu
" Khai hóa", những hành động "trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa" của chúng trong những năm thống trị nước ta.
+ Tội ác chính trị: thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, chia rẽ 3 kì, tắm máu các phong trào yêu nước, cách mạng.
+ Văn hoá: thi hành chính sách ngu dân, đầu độc bằng thuốc phiện, rượu cồn.
+ Kinh tế: bóc lột vơ vét đến tận xương tuỷ, gây ra nạn đói khiến hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói.
Cách tố cáo tội ác xúc tích, chứng cứ hung hồn, xác đáng, đầy đủ ở các mặt chính trị, văn hoá, kinh tế đã phản bác mạnh mẽ luận điệu xảo trá của Pháp và kết tội thực dân đã hành động vô nhân đạo
- Thực dân Pháp muốn kể công "Bảo hộ Đông Dương" nhưng bản tuyên ngôn đã chỉ rõ : Mùa thu 1940, Nhật đến xâm lăng Đông Dương... thì Pháp quỳ gối đầu hàng mở cửa nước ta rước Nhật. Ngày 9/3 Nhật tước khí giới của quân đội Pháp, Pháp đã bỏ chạy hoặc đầu hang, trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Trước ngày 9/3, biết bao lần Việt minh kêu gọi Pháp lien minh chống Nhật nhưng Pháp không đáp ứng mà còn thẳng tay khủng bố VM.
Sự thật là pháp không bảo hộ mà còn bỏ rơi một cách vô nhân đạo. lập luận phản bác trên xác đáng hùng hồn. Tố cáo tội ác của thực dân là một biểu hiện của lòng yêu nước.
- Nếu Pháp cho rằng Đông Dương là thuộc địa của chúng thì lập luận trên đã chỉ rõ cúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật, nhân dân ta đã lấy lại nước VN từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
=> Luận điểm này đứng về phía ý nghĩa pháp lí cực kì quan trọng. Nó sẽ dẫn tới tuyên bố tiếp theo của bản "Tuyên ngôn". "Thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá hết những hiệp ước đã kí về VN, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước VN".
b. Về phía ta:
- Bản tuyên ngôn đã đưa ra những lí lẽ để khẳng định:
+ Ta đối xử khoan hồng và nhân đạo với Pháp Ta giữ vững lập trường nhân đạo.
+ Dân ta lấy lại nước ta từ tay Nhât VN đủ tư cách làm chủ.
+ Dân ta đấu tranh chóng thực dân xâm lược, đánh đổ chế độ quân chủ để lập nên chế độ DCCH như hai cuộc CM của P, M.
+ Nhân dân ta tham gia cùng Đồng minh chống phát xít nên được tôn trọng nguyên tắc đân tộc bình đẳng do các nước đồng minh đưa ra ở các hội ngHị Tê hê răng và Cựu Kim Sơn do đó các nước phải công nhận quyền độc lập của VN.
Đó là những cơ sở chăc chắn để HCM tuyên bố độc lập.
3. Kết thúc: Lời tuyên ngôn độc lập
- Tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc VN trên 2 mặt: Lí luận và thực tiễn "Nước VN có quyền...Sự thật là..."
- Khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc và định hướng cho CMVN "Toàn thể dân tộc VN quyết đem tinh thần và lực lượng... độc lập ấy"
4. Nghệ thuật của bản tuyên ngôn
- Lập luận ngắn gọn chắc chắn, sắc bén hùng hồn.
- Cách dung từ đặt câu chuyển đọan chính xác.
- Giọng điệu trịnh trọng hào hùng, chắc khỏe; diễn đạt mạch lạc gãy gọn trong sang khúc chiết sắc sảo.
- Bố cục chặt chẽ ngắn gọn, tinh túy, giàu cảm xúc.
III/ Kết luận : TNĐL là một văn kiện lịch sử vô giá đồng thời vừa là một tác phẩm văn học lớn, một áng văn chính luận mẫu mực trong lịch sử VHVN
4. Củng cố, dặn dò:
• Củng cố : Giá trị to lớn về mặt lịch sử, tư tưởng và giá trị văn chương của tác phẩm.
• Luyện tập: Lí giải vì sao bản TNĐL từ khi ra đời cho đến nay luôn là một áng văn chính luận có sức lay động lòng người sâu sắc ?
Gợi ý: Vì ngoài giá trị lịch sử lớn lao, bản TNĐL còn chứa đựng một tình cảm yêu nước thương dân nồng nàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình cảm đó được bộc lộ qua các phương diện:
- Về lập luận: Mọi cố gắng trong lập luận của tác giả đều chủ yếu dựa trên lập trườngquyền lợi tối cao của các dân tộc nói chung của dân tộc ta nói riêng.
- Về lí lẽ: Sức mạnh của lí lẽ trong bản TN xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, và trên hết là dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc ta.
- Về bằng chứng:Những bằng chứng xác thực hùng hồn không thể chối cãi được cho thấy một sự quan tâm sâu sắc của Người đến vận mệnh dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
- Về ngôn ngữ: Cách sử dụng từ ngữ chan chứa tình cảm yêu thương đối với nhân dân đất nước: ngay từ câu đầu tiên "Hỡi đồng bào cả nước!"; nhiều từ ngữ xưng hô gần gũi thân thiết "đất nước ta", "nhân dân ta", "nước nhà của ta", "Những người yêu nước thương nòi của ta"...
* Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau: bài học Tiếng Việt Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
Tuần 4, tiết 10, 11
Ngày soạn: 28/7/2009
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG
VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
(Phạm Văn Đồng)
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp hs
- Tiếp thu được cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc và mới mẻ của PVĐ về con người và thơ văn NĐC thấy rõ: NĐC đúng là vì sao " càng nhìn thì càng thấy sáng" trong bầu trời văn nghệ của dân tộc
- Thấy được sức thuyết phục, lôi cuốn của bài văn: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng giàu hình ảnh; sự kết hợp lí lẽ- tình cảm, trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống với những vấn đề trọng đại của thời đại
II. Tiến trình giờ học:
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung về tg, tp
- Gọi hs đọc tdẫn -> nêu những nét chính về tg PVĐ
- Gợi ý để hs rút ra mục đích sáng tác của tác phẩm (PVĐ viết tác phẩm này có phải chỉ để kỉ niệm ngày mất của NĐC ? )
-Nêu câu hỏi 1 SGK, yêu cầu HS trả lời
- So với trật tự thông thường, cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác?
Hoạt động 2 Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
- Nêu yêu cầu đọc nhận xét, chỉnh sửa (đọc mẫu một đoạn)
* Mở bài
- Yêu cầu hs giaỉ thích ndyn câu văn "trên trời...... cũng vậy"
- Tại sao ngôi sao NĐC chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời vn dân tộc
- Nx cách nêu vđ I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả PVĐ ( 1906-2000)
- Nhà CM, CT, NG lỗi lạc của cách mạng VN thế kỉ XX
- Nhà giáo dục, nhà lí luận vhoá vnghệ
2/ Văn bản
a) Hoàn cảnh, mục đích sáng tác
- 7/1963- Kỉ niệm 75 năm ngày mất NĐC
- Để tưởng nhớ NĐC; định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về NĐC và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước
b) Bố cục
* Luận đề: NĐC , ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc
* Bố cục
- Mở bài: NĐC, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa
- Thân bài
+ Đoạn 1: NĐC - nhà thơ yêu nước
+ Đoạn 2: Thơ văn yêu nước của NĐC- tấm gương phản chiếu phong trào chống TD Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ
+ Đoạn 3: LVT, tác phẩm lớn nhất của NĐC, có ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian nhất là ở miền Nam
- Kết bài: Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn NĐC- tấm gương sáng của mọi thời đại.
II/ Đọc hiểu
1/ Mở bài
- Văn chương của NĐC có ánh sáng lạ thường
- Vẫn còn những cách nhìn nhận chưa thoả đáng về thơ văn NĐC
=> Bằng so sánh liên tưởng-> nêu vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận thơ văn NĐC: cần có cách nhìn nhận sâu sắc, khoa học, hợp lí
( Hết tiết1)
* Thân bài
- Tổ chức, hướng dẫn hs hoạt động tương tác theo nhóm
+ Chia nhóm theo tổ
+ Nêu yc thảo luận (câu hỏi 3 HDHB) cho từng nhóm
+ Định hướng gợi ý cho từng nhóm:
N1: cuộc sống, quan niệm vch của NĐC có gì khác thường?
N2:,3 Ở đoạn 2 vì sao tác giả dựng lại hoàn cảnh lịch sử VN từ 1860-1880? Cơ sở để khẳng định "thơ văn yêu nước..... những bài văn tế" là điều "không phải ngẫu nhiên"? tại sao tác giả lại nhấn mạnh đến VTNSCG? Ấn tượng của bản thân về đoạn 2?
N4: Nguyên nhân nào khiến "Lục Vân Tiên" trở thánh tp lớn nhất của NĐC và có ahg rộng? TÁc giả dã bàn luận như thế nào về những điều mà nhiều người cho là hạn chế của tp này? Chúng ta học tập được gì về quan điểm đánh giá tp vh? Cách lập luận ở đoạn 3 này có gì khác các đoạn trước?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận, bổ sung, góp ý
* Kết bài: Tác giả đã đưa ra những bài học nào từ cuộc đời và thơ văn của NĐC? nhận xét về cách kết bài
HĐ3 HD hs tổng kết giá trị cơ bản của bài văn nghị luận này là gì? ( gv yc hs chọn và phân tích những câu văn tiêu biểu)
- Gv chốt lại những ý chính theo mục tiêu của bài học
2/ Thân bài
a) Con người và quan niệm sáng tác thơ văn của NĐC
- Con người có khí tiết cao cả, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đau thương.
- Quan niệm văn chương là vũ khí chiến đấu, văn là người
=> Tác giả không viết về tiểu sử, không nói về tác phẩm mà chỉ nhấn mạnh vào khí tiết, qniệm stác của NĐC -> NĐC luôn gắn cuộc đời mình với vận mệnh đất nước, ngòi bút của một nhà thơ mù nhưng lại rất sáng suốt
b) Thơ văn yêu nước của NĐC
- Tái hiện một thời đau thương, khổ nhục mà vĩ đại của đất nước, nhân dân
- Ca ngợi......., than khóc......
PVĐ đặt tp của NĐC trên cái nền của lịch sử lúc bấy giờ bởi một nhà văn chỉ thực sự lớn khi tp của ông phản ánh một cách trung thành những đặc điểm, bản chất của một giai đọan lịch sử trọng đại đ/v ĐN với nhân dân. NĐC xứng đáng là ngôi sao sáng vì thơ văn của ông "làm sống dậy phong trào kháng Pháp bền bỉ của nhân dân Nam bộ.". Đó là một thời khổ nhục nhưng vĩ đại. Sáng tác của NĐC phản ánh một thời đại như thế nên phải là lời ngợi ca những người chiến sĩ dũng cảm, thanh khóc cho những anh hùng thất thế.
V/c chân chính phải tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, thơ văn yêu nước của NĐC là như thế. Tp của NĐC lớn lao vì nó có sức cỗ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống xâm lăng, làm cho lòng người rung động trước những con người tận trung với nước, tận hiếu với dân, giữ vẹn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại.
- VTNSCG là một đóng góp lớn
+ Khúc ca của người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang
+ Lần đầu tiên, người nông dân di vào văn học viết, là hình tượng nghệ thuật trung tâm.
=> PVĐ khẳng định: giá trị phản ánh hiện thực của thơ văn yêu nước của NĐC, đồng thời ngợi ca, trân trọng tài năng, bầu nhiệt huyết, cảm xúc chân thành của một "Tâm hồn trung nghĩa" vốn hiểu biết sâu rộng, xúc cảm mạnh mẽ thái độ kính trọng, cảm thông sâu sắc của người viết
c) Truyện LVT
- Khẳng định cái hay cái đẹp của tác phẩm về cả nội dung và hình thức văn chương
- Bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về tác phẩm LVT
=> Thao tác "đòn bẩy" -> định giá tác phẩm LVT không thể chỉ căn cứ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau chuốt, gọt dũa mà phải đặt nó trong mối quan hệ với đời sống nhân dân
3) Kết bài
- Khẳng định,ngợi ca, tưởng nhớ NĐC
- Bài học về mối quan hệ giữa văn học- nghệ thuật và đời sống, về sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng
=> Cách kết thúc ngắn gọn nhưng có ý nghĩa gợi mở, tạo sự đồng cảm ở người đọc.
III/ Tổng kết
1/ Giá trị nội dung: Mới mẻ, sâu sắc, xúc động
2/ Giá trị nghệ thuật
- Hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ
- Sử dụng nhiều thao tác lập luận
- Đậm màu sắc biểu cảm: ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, cảm hứng ngợi ca, giọng điệu hùng hồn
2/ Bài tập về nhà:
Em có thêm hiểu biết gì về quan niệm đạo đức văn chương của NĐC qua các tác phẩm đã học ở chương trình 11?
4. Củng cố, dặn dò:
- HD luyện tập tại lớp
- Ra bài tập nâng cao- Từ việc tìm đọc các sáng tác văn chương của NĐC, anh ( chị) có thêm những hiểu biết gì về quan niệm đạo đức, quan niệm văn chương của NĐC
- Dặn dò hs lảm bài, chuẩn bị bài sau.
...........................................................................................................
Đọc thêm:
Đọc thêm: - MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
Nguyễn Đình Thi
- ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI
X. Xvai -gơ
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được những đặc trưng cơ bản của thơ.
- Thấy được nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh ... để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra.
- Thấy được những nét chính về tính cách và số phận của Đôtx
- Thấy được tài năng vẽ chân dung bằng ngôn ngữ rất tài hoa của X. Xvai - gơ.
.
II. Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ.
- Từ việc tìm đọc các sáng tác văn chương của NĐC, anh ( chị) có thêm những hiểu biết gì về quan niệm đạo đức, quan niệm văn chương của NĐC?
3.Bài mới.
Thơ ca là một loại hình nghệ thuật độc đáo phát khới từ trái tim và hướng đến trái tim con người. Trong lịch sử phát triển của nó, thơ ca được con người hiểu và nhận thức không hoàn toàn giống nhau. Ở nước ta, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, văn nghệ sĩ lúc bấy giờ không khỏi không còn những vướng mắc về mặt tư tưởng và quan niệm sáng tác. Để phục vụ kháng chiến tốt hơn nữa, thơ ca phải cần được nhìn nhận, định hướng trên nhiều phương diện. Trong hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc (tháng 9 năm 1949), Nguyễn Đình Thi đã tham gia tranh luận với bài "Mấy ý nghĩ về thơ". Bài viết đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về thơ nói chung, thơ ca kháng chiến nói riêng.
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
-Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là gì?
Những yếu tố đặc trưng của thơ là gì?
Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác?
Nét tài hoa của NĐT trong nghệ thuật lập luận là gì?
Cho biết chân dung của Đô-xtôi-ép-xki có những nét gì đặc biệt ?
Trong VB yếu tố nghệ thuật nào có tính chất chủ đạo ,yếu tố nghệ thuật nào có tính hỗ trợ đắc lực ?
Chân dung con người hiện ra trên cái nền như thế nào ?
A.Mấy ý nghĩ về thơ
I.Tìm hiểu chung
-SGK
II.Đọc hiểu văn bản.
Câu1:
-Luận đề:đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người
giới thiệu luận đề bằng thao tác lập luận vấn đáp(nêu câu hỏi):Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?Rung động thơ...mọi sợi dây của tâm hồn rung lên..
Câu 2
-Luận điểm:những yếu tố đặc trưng của thơ:hình ảnh,tư tưởng,cảm xúc,cái thực
+thơ muốn lay động những chiều sâu tâm hồn,đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ(...)cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn(...)Hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đó
Câu 3
Luận điểm:ngôn ngữ thơ
-So sánh với ngôn ngữ truyện,kí,kịch:cái kì diệu của tiếng nói trong thơ, có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp điệu...một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý nói chung là của tâm hồn(...)Không có vấn đề thơ tự do,thơ có vần và thơ không có vần(...)thơ thực và thơ giả,thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ(...) dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người
Câu 4.
Nét tài hoa của NĐT trong nghệ thuật lập luận
-phần mở đầu: nêu phản đề (những ý kiến trái ngược)
-lí lẽ: hình ảnh-dẫn chứng cụ thể:thơ là tiếng nói đầu tiên,tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.Tóe lên những nơi giao nhau với ngoại vật,trước hết là những cảm xúc(..)mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy,những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung
Câu 5:
-Ý nghĩa ngày nay:thời sự, khoa họcvề vấn đề thi ca, sáng tạo thơ ca
B.Đô-xtoi-ép-xki
I.Tìm hiểu chung:
-SGK
II.Đọc hiểu văn bản.
1.Chân dung Đô-xtôi-ép-xki : một tinh cách mâu thuẫn và một số phận ngang trái .
a. Số phận nghiệt ngã :
+ Trước cửa tò vò của ngân hàng , ông đứng chờ ngày lại ngày...
+ Là người khách chuyên cần của hiệu cầm đồ
+ Làm việc suốt đêm trong cơn đau đẻ của vợ
+ Sống giữa giống người chấy rận
+ Bệnh tật ...
Những yếu tố biểu hiện đẩy nhân vật vào chỗ tận cùng của nghiệt ngã đầy bi kịch .
b. Tính cách mâu thuẫn :
+ Tình cảm mãnh liệt trong cơ thể yếu đuối của con bệnh thần kinh
+ Phải tìm đến những cơ hội"thấp hèn" để cho tròn khát vọng cao cả .
+ Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và tự đốt cháy trong lao động ( Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông )
+ Chịu hàng thế kỉ dằn vặt để chắt lọc nên những vinh quang cho Tổ quốc , dân tộc mình (sứ giả của xứ sở , mang lại cho đất nước sự hòa giải , kiềm chế lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẫn thời đại )
Nơi tận cùng của bế tắc, Đôtx đã tỏa sáng cho vinh quang của Tổ quốc và dân tộc.
2. Nghệ thuật viết chân dung văn học :
- Đối lập : cấu trúc câu , hoàn cảnh , tính cách ...
- So sánh, ẩn dụ : cấu trúc câu, hình ảnh so sánh ẩn dụ có tính hệ thống .
- Bút pháp vẽ chân dung văn học : Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn
Thể loại đứng ở ngả ba :
Tiểu sử -tiểu thuyết -chân dung văn học
Ngòi bút viết chân dung rất tài hoa giàu chất thơ trong văn xuôi chứng tỏ tấm lòng kính trọng của X.Xvai-gơ dành cho Đô-xtôi-ép-xkithật lớn lao biết chừng nào.
II. Luyện tập :
Tìm những câu văn chứng tỏ sức hút của nhân vật với tác giả và với cả nước Nga
+ Với sự thành kính xuất thần...ông báo trước sứ mệnh thiêng liêng của sự hòa giải nước Nga.
+ Sự hứng khởi thật không giới hạn ,một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái của người bị hành khổ này .
+...Giấc mơ thiêng liêng của Đô-xtôi-ép-xki được thực hiện trong đám tang của ông : sự đoàn kết của tất cả những người Nga .
4.Củng cố
* Kĩ năng viết văn bản chân dung văn học
5.Dặn dò.
- Chuẩn bị bài mới:
Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa nghị luận tư tưởng đạo lí & nghị luận hiện tượng
đời sống
.............................................................................................................
Tuần 4, tiết 12 :
Ngày sọan: 29/7/2009
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
- Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những hiện tượng đời sống hằng ngày.
II. Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lý?
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
- Thế nào là hiện tượng đời sống?
- Thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống?
Trả lời các câu hỏi trong SGK?
I/ Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống:
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
a. Tìm hiểu đề:
- Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến đối với việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân- vì tình thương "dành hết chiếc bánh thời gian của mình" chăm sóc hai người mẹ bị bệnh hiểm nghèo.
- Một số ý chính:
+ Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.
+ Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
+ Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm đáng phê phán.
+ Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn.
- Dẫn chứng minh hoạ cho lí lẽ:
+ Dẫn chứng trong văn bản "Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân".
+ Dẫn chứng khác trong thực tế đời sống:
• những thanh niên làm việc tốt trong xã hội để biểu dương
• những thanh niên lãng phí thời gian vào những trò chơi vô bổ mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu để phê phán.
- Các thao tác lập luận chủ yếu: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
b. Lập dàn ý:
- Mở bài:
+ Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.
+ Dẫn đề văn, nêu vấn đề nghị luận: "Chia chiếc bánh của mình cho ai?".
- Thân bài: Lần lượt triển khai 4 ý chính như ở phần tìm hiểu đề.
- Kết bài: Đánh giá chung và nêu cảm nghĩ của người viết
II/ Cách làm bài:
Bài làm cần đảm bảo những nội dung sau:
- Nêu rõ hiện tượng.
- Phân tích các mặt đúng sai lợi hại.
- Chỉ ra nguyên nhân.
- bày tỏ thái độ ý kiến của bản thân
* Lưu ý: diến đạt chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ, yếu tố biểu cảm.
III. Luyên tập:
1. Bài tập 1:
a. Trong văn bản trên, bàn về hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để khi trở về góp phần xây dựng đất nước.
Hiện tượng ấy diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XX.
b. Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận:
+ Phân tích: Thanh niên du học mãi chơi bời, thanh niên trong nước "không làm gì cả", họ sống "già cỗi", thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước...
+ So sánh: nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.
+ Bác bỏ: "Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả".
c. Nghệ thuật diễn đạt của văn bản:
- Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể,
- Kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán.
d. Rút ra bài học cho bản thân: Xác định lí tưởng, cách sống; mục đích, thái độ học tập đúng đắn.
2. Bài tập 2: HS tự làm ở nhà
4. Củng cố :
- Ra bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài, đọc lại tác bài. làm bài tập ở sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài : - Xem trước bài mới
................................................................................................................................
Tuần 5, tiết 13,14
Ngày soạn: 29/7/2009
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
I. Mục tiêu cần đạt: : Giúp học sinh:
- Hiểu rõ hai khái niệm: Ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong các bài tập, bài làm văn nghị luận và kĩ năng nhận diện phân tích đặc điểm của văn bản khoa học.
II. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày cách làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống và kết quả thực hiện bài tập về nhà tiết học trước?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các khái niệm
- Đọc văn bản a, b, c và thử Phân loại các văn bản đó ? Qua phân loại, hãy phân biệt nét khác nhau giữa các văn bản ? Từ đó rút ra định nghĩa?
-Căn cứ vào SGK, trình bày khái niệm Ngôn ngữ khoa học ? ( Bảng phụ)
Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng của NNKH
- Đưa ngữ liệu : Một bài học trong SGK, một đề toán, một bài báo... Một vài ví dụ về các văn bản do HS tạo lập còn mắc nhiều lỗi về tính khoa học...( có thể dùng bảng phụ)
- Yêu cầu HS phân tích rút ra các đặc trưng cơ bản của phong cách NNKH? Theo dõi, nhận xét và khắc sâu kiến thức cho HS
* Cho HS chép phần ghi nhớ ở SGK và yêu cầu học thuộc
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập 1,2 thực hiện theo yêu cầu SGK ( theo nhóm)
- Theo dõi, nhận xét , chỉnh sử hoàn thiện nội dung
*GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 (Ở nhà)
-Đoạn văn đã dùng các thuật ngữ khoa học nào ?
- Lập luận của đoạn văn như thế nào ? Diễn dịch hay quy nạp ? I.Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học :
1/Văn bản khoa học: Gồm 3 loại:
- Các văn bản khoa học chuyên sâu : mang tính chuyên ngành khoa học cao và sâu, dùng để giao tiếp giữa những người làm công tác nghiên cứu trong các ngành khoa học.( chuyên khảo, luận án, luận văn, báo cáo khoa học...)
- Các văn bản khoa học giáo khoa : Đảm bảo yêu cầu khoa học và tính sư phạm: Trình bày vấn đề từ thấp đến cao, từ dễ đến khó...dùng trong nhà trường ( Giáo trình, SGK, thiết kế bài dạy...)
- Các văn bản khoa học phổ cập: Cách viết dễ hiểu nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học( Các bài báo, sách phổ biến kiến thức phổ thông)
2/ Ngôn ngữ khoa học :
Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.( KH tự nhiên, KH xã hội )
+ Dạng viết : sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ...
+ Dạng nói : yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương
=> Yêu cầu cơ bản : Tính chuẩn xác
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học :
1. Tính khái quát, trừu tượng : biểu hiện không chỉ ở nội dung mà còn ở các phương tiện ngôn ngữ (thuật ngữ khoa học và kết cấu của văn bản.)
2. Tính lí trí, lôgic : thể hiện ở trong nội dung và ở tất cả các phương tiện ngôn ngữ( từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản.)
3. Tính khách quan, phi cá thể : Hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.
GHI NHỚ :( SGK)
III. Luyện tập :
1. Bài tập 1 :
- Những kiến thức khoa học Lịch sử văn học
- Thuộc văn bản khoa học giáo khoa
- Chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực, đại chúng hoá, chất suy tưởng, nguồn cảm hứng sáng tạo.
2. Bài tập 2 :
- Đoạn thẳng : đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên / đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
3. Bài tập 3 - 4:
+ Bài tập 3: Đoạn văn dùng nhiều thuật ngữ KH: Khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, công cụ đá...
+ Bài tập 4: Chú ý các đặc điểm của PCNNKH phổ cập khi viết đoạn văn
4. Củng cố, dặn dò: - Định nghĩa về văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học?
- Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học ?
.............................................................................................................
Tuần 5, tiết 15
Ngày soạn: 30/7/2009 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
- Củng cố và nâng cao thêm kiến thức và kĩ năng viết bài văn NLXH bàn về một tư tưởng đạo lí
- Rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho bài viết số 2 ở tiết sau.
II. Tiến trình bài dạy :
1. Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập dàn ý
+ Hướng dẫn HS thực hành phân tích đề, lập dàn ý dựa theo đáp án đã soạn .
2. Bước 2: Nhận xét chất lượng bài làm và trả bài.
+ Đánh giá ưu điểm, nhược điểm chung của bài làm cả lớp và một vài bài tiêu biểu (điểm cao nhất và thấp nhất). Tỉ lệ các mức điểm G, Khá. TB, Yếu...
+ Sửa lỗi chính tả, câu, đoạn, lập luận ( Theo ghi chép khi chấm bài của từng lớp cụ thể.) Ghi lên bảng các ví dụ và yêu cầu HS tự sửa để rút kinh nghiệm
+ Đọc một vài bài văn , đoạn văn xuất săc để biểu dương, động viên sự cố gắng của HS
+ Trả bài, vào sổ điểm
3. Bước 3: Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà, chuẩn bị cho bài viết ở tiết sau : NLXH về một hiện tượng đời sống ( Theo dõi gợi ý SGK để chuẩn bị tư liệu)
BÀI VIẾT SỐ 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.( Làm ở nhà)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs
- Củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và sử dụng các thao tác lập luận khi làm bài văn nghị luận.
- Có ý thức và thái độ đúng đắn đối với những hiện tượng trong đời sống.
II. Đề bài kiểm tra: HS có thể tự chọn một hiện tượng trong đời sống mà mình quan tâm và viết bài văn thể hịên suy nghĩ của mình về hiện tượng đó.
+ Yêu cầu Vấn đề lựa chọn phải là vấn đề nổi bật trong đời sống được dư luận quan tâm.
+ Bài viết thể hiện những hiểu biết và suy nghĩ sâu sắc của bản thân về vấn đề đó.
+ Biết vận dụng kết hợp những thao tác lập luận để trình bày một cách lôgich, mạch lạc và thuyết phục nhất.
III. Biểu điểm : Chấm bài theo các thang điểm : Giỏi, Khá, Trung bình, yếu...
Tuần 6, tiết 16,17
Ngày soạn: 1/8/2009
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003
(Cô-Phi An -nan)
I/ Mục tiêu cần đạt: giúp HS:
- Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/ AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá nhân, từ đó nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi quốc gia và từng cá nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm hoạ.
- Cảm nhận được sức thuyết phục to lớn của bài văn bởi tầm quan sát, tầm suy nghĩ sâu rộng, mối quan tâm lo lắng cho vận mệnh của loài người và cách diễn đạt vừa trang trọng cô đúc, vừa giàu hình ảnh, gợi cảm.
- Từ bản thông điệp, cần suy nghĩ đến nhiều vấn đề khác đã và đang đặt ra trong cuộc sống.
II. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com