Truyen2U.Net quay lại rồi đây! Các bạn truy cập Truyen2U.Com. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

xhh

4.1. Đóng góp của A. Comte (1798 - 1857)
- Đóng góp về lý thuyết:
+ Auguste Comte là nhà triết học thực chứng, nhà Xã hội học người Pháp. Những tác phẩm chính có liên quan đến Xã hội học của ông bao gồm:
* Hệ thống thực chứng luận
* Giáo trình triết học thực chứng (6 tập)
* Chính trị thực chứng
+ Theo ông, Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quy luật của tổ chức xã hội và có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải thích sự biến đổi xã hội góp phần thiết lập lại trật tự xã hội. Ông là người đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ “xã hội học” và là người đầu tiên cho rằng trong nghiên cứu các vấn đề xã hội cần phải dung các phương pháp của khoa học tự nhiên, đặc biệt là của vật lý. Vì vậy lúc đầu ông gọi ngành khoa học này là vật lý học xã hội.
+ Lý thuyết Xã hội học của A. Comte về xã hội thể hiện cách nhìn về xã hội và khoa học của ông. Ông cho rằng xã hội luôn luôn ở 2 trạng thái: tĩnh và động và tương ứng với chúng là Xã hội học tĩnh và Xã hội học động.
- Xã hội học tĩnh: nghiên cứu XH ở trạng thái tĩnh với các tiêu chí như: cơ cấu xã hội, trật tự xã hội, mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội. Đặc biệt là trong quan niệm của ông về cơ cấu xã hội. Theo ông, cơ cấu xã hội lớn được tạo nên từ các tiểu cơ cấu xã hội. Do đó hiểu cơ cấu xã hội là nắm bắt được các đặc điểm, các thuộc tính, các mối liên hệ của các tiểu cơ cấu. Cơ cấu xã hội phát triển theo con đường tiến hoá từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Cách nhìn này thể hiện rõ quan điểm tiến hoá luận trong nhìn nhận xã hội của Auguste Comte.
- Xã hội học động: Ông đi tìm xem cái gì là động lực phát triển xã hội. Ông cho rằng động lực của sự phát triển xã hội là sự phát triển của tư duy. Ông chia lịch sử thành 3 giai đoạn (thần học: là giai đoạn thống trị của tôn giáo; siêu hình học: là thời kỳ thống trị của tư duy lý luận; và thực chứng: là thời kỳ các nhà khoa học sẽ thay thế các thầy tu và các nhà quan sự để quản lý xã hội). Người ta gọi sự phân chia lịch sử như vậy là sự phân chia theo quy luật 3 giai đoạn.
- Đóng góp về phương pháp luận và phương pháp:
+ Comte cho rằng Xã hội học có thể phát hiện, chứng minh và làm sáng tỏ các quy luật tổ chức và biến đổi xã hội bằng phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng. Ông coi Xã hội học giống như khoa học tự nhiên (vật lý, sinh học), vì vậy ông đã sáng lập ngành vật lý học xã hội.
+ Ông đã sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học. Theo ông quan sát phải gắn với lý thuyết, phải có mục đích và tuân theo quy luật của hiện tượng.
+ Ông cũng đã sử dụng phương pháp thực nghiệm, ông cho rằng thực nghiệm là một phương pháp khó tiến hành nhất là đối với cả hệ thống xã hội, nhưng trong từng hiện tượng cụ thể nhà Xã hội học có thể can thiệp, tác động vào hiện tượng nghiên cứu tạo ra các điều kiện nhân tạo để xem xét tình huống của chúng.
+ Ngoài ra ông còn sử dụng các phương pháp như so sánh, phân tích lịch sử. So sánh được ông coi là quan trọng, vì khi so sánh với xã hội hiện tại và xã hội quá khứ cũng như các loại xã hội khác nhau người ta có thể nhìn thấy sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

4.2. Đóng góp của K. Marx (1818 - 1883)
- Đóng góp về lý thuyết:
+ K. Marx là một luật sư, một nhà triết học, nhà kinh tế học. Ông chưa bao giờ thừa nhận mình là nhà xã hội học, mặc dầu vậy K. Marx là người có nhiều đóng góp trong Xã hội học được các nhà Xã hội học phương Tây đánh giá rất cao. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận mà Marx đưa ra có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng tri thức Xã hội học. Những đóng góp về lý thuyết Xã hội học của ông thể hiện qua các tác phẩm sau đây:
* Tư bản
* Góp phần phê phán khoa học kinh tế chính trị
* Tuyên ngôn Đảng cộng sản
* Gia đình thần thánh.v.v…
+ Đóng góp quan trọng nhất trong lý thuyết Xã hội học của ông thể hiện ở chỗ ông là người đã chỉ ra quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người thông qua việc xây dựng học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Bằng các khái niệm: hình thái kinh tế - xã hội, phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, Marx đã chỉ ra rằng xã hội luôn luôn vận động và phát triển theo các quy luật khách quan và đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Và “sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Lý thuyết của ông đã bác bỏ các nhìn duy tâm về sự vận động và phát triển xã hội của các quan niệm tôn giáo.
+ K. Marx đã cung cấp cho Xã hội học một phương pháp luận trong nghiên cứu các sự kiện xã hội thông qua quan niệm duy vật và biện chứng của ông. Ông cho rằng khi phân tích các hoạt động của cá nhân các nhóm xã hội cần phải xuất phát từ điều kiện thực tế của họ để giải thích về con người.
+ Khi nghiên cứu về xã hội cần coi xã hội là một hệ thống có nhiều bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu giai cấp là một hình thức quan trọng của cơ cấu xã hội. Xã hội học cần phân tích cơ cấu xã hội để chỉ ra ai là người bị thiệt, ai là người có lợi từ cách thức tổ chức xã hội và cơ cấu xã hội hiện có.
+ Marx quan niệm rằng bản chất con người và xã hội của con người bắt nguồn từ trong quá trình sản xuất thực của xã hội, trong hoạt động làm ra của cải vật chất. Vì vậy cần phân tích con người đã sản xuất ra các phương tiện như thế nào? Những điều kiện nào cản trở năng lực sáng tạo của con người (Chế độ sở hữu tư nhân, sự phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội).
+ Marx là một trong những người có đóng góp lớn trong việc hình thành lý thuyết xung đột và nguồn gốc của các xung đột xã hội trong Xã hội học thông qua học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của ông. Ở đây, Marx đã đưa ra một quan niệm mới về xã hội đó là cách nhìn duy vật và biện chứng về giai cấp đấu tranh giai cấp: Marx xuất phát từ quan niệm cho rằng mọi sự bất bình đẳng trong xã hội, mọi sự phân chia giai cấp, người giàu người nghèo, người có quyền, kẻ không có quyền xét đến cùng là do nguyên nhân kinh tế, là do có sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Để giải quyết sự bất bình đẳng trong xã hội chỉ có một con đường là đấu tranh giai cấp, xoá bỏ sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
- Đóng góp về phương pháp:
+ Ông đã sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp toán học trong nghiên cứu XH.
+ Đặc biệt Marx là người đã sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm, dùng bảng tự khai để viết các tác phẩm của mình như bộ “Tư bản”.

4.3. Đóng góp của E. Durkheim (1858 - 19717)
- Đóng góp về lý thuyết:
+ E. Durkheim là nhà Xã hội học người Pháp. Ông đã có nhiều đóng góp lớn cho xã hội học thế giới thông qua các tác phẩm:
* Sự phân công lao động xã hội
* Tự tử
* Những quy tắc của phương pháp Xã hội học
* Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo
+ Theo Durkheim, Xã hội học là khoa học nghiên cứu về sự kiện xã hội. Sự kiện xã hội được hiểu theo 2 nghĩa: Các sự kiện xã hội vật chất như các nhóm dân cư và các tổ chức xã hội. Các sự kiện xã hội phi vật chất như hệ thống giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán, các sự kiện đạo đức… Ông chủ trương lấy hiện tượng xã hội này để giải thích cho hiện tượng xã hội khác, lấy tổng thế này giải thích cho tổng thể khác.
+ Ông coi xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân, có trước cá nhân với nghĩa là cá nhân sinh ra phải tuân thủ các chuẩn mực xã hội. Vì vậy Xã hội học cần xem xét hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội, hiện tượng xã hội với tư cách là sự vật, sự kiện. Xã hội vận động, biến đổi từ đơn giản đến phức tạp.
+ Ông nghiên cứu nhiều về mối quan hệ giữa con người và xã hội. Mối quan hệ ấy được thể hiện qua các kiểu đoàn kết xã hội. Theo ông có 2 loại đoàn kết xã hội:
* Đoàn kết cơ giới: Xuất hiện trong xã hội kém phát triển, ở đó sự phân công lao động chưa cao, quan hệ cá nhân còn rời rạc, sự khác nhau giữa các cá nhân chưa mấy rõ ràng.
* Đoàn kết hữu cơ: Xuất hiện trong xã hội phát triển, có sự phân công lao động cao, con người như một mắt xích liên kết chặt chẽ với nhau.
+ Khi nghiên cứu về hiện tưởng tự tử, ông đã chia làm ba loại:
* Tự tử vị kỷ: Chỉ nghĩ đến mình.
* Tự tử vị tha: Nghĩ đến người khác.
* Tự tử vô tổ chức: Trải qua biến động trong đời sống cá nhân hoặc xã hội.
Ông bác bỏ tự tử vì nguyên nhân tâm lý, ông cho rằng ở đâu liên kết xã hội tốt thì ở đó số người tự tử giảm.
+ Về phương diện khái niệm ông đưa ra một số khái niệm như: đoàn kết xã hội (hội nhập xã hội), đoàn kết cơ giới, đoàn kết hữu cơ.
- Đóng góp về phương pháp: Ông sử dụng các phương pháp: quan sát, giải thích sự kiện xã hội, phương pháp chứng minh (cách hồi quy gia biến)

4.4. Đóng góp của M. Weber (1864 - 1920)
- Đóng góp về lý thuyết:
+ Đóng góp trên phương diện lý thuyết Xã hội học của M. Weber được thể hiện qua các tác phẩm sau:
* Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản
* Kinh tế và xã hội
* Xã hội học về tôn giáo
* Tôn giáo Trung Quốc.v.v...
+ Theo Weber, Xã hội học là khoa học về hành động xã hội. Ông viết: “Xã hội học… là khoa học cố gắng giải nghĩa hành động xã hội và … tiến tới giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động xã hội”.
+ Hành động xã hội theo định nghĩa của ông là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩ chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì vậy được định hướng tới người khác, trong đường lối và quá trình của nó. Như vậy, một hành động có tính chất xã hội khi nó liên quan đến những người khác.
+ Ông giải thích sự định hướng của hành động xã hội thông qua việc phân chia hành động xã hội làm 4 loại:
* Hành động cảm xúc gắn với các yếu tố tâm lý
* Hành động theo truyền thống
* Hành động thuần lý giá trị
* Hành động thuần lý mục đích
+ Ông nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo với kinh tế và thông qua đó để nhìn nhận về vai trò của tôn giáo và văn hoá đối với sự phát triển của xã hội. Ông cho rằng sự phát triển của xã hội không chỉ do động lực kinh tế mà ngoài ra còn do yếu tố tôn giáo, văn hoá…
+ Về quan điểm quyền lực xã hội và bất bình đẳng xã hội, ông cho rằng yếu tố kinh tế không phải là yếu tố quyết định (khác với K. Marx) mà các yếu tố như uy tín, dòng dõi, dân tộc, chủng tộc, sắc đẹp… cũng là những nguyên nhân làm nên sự bất đẳng và quyền lực trong xã hội. Ngoài ra trong xã hội hiện đại, các yếu tố như cơ may cuộc sống và khả năng tiếp cận thị trường của các cá nhân có ý nghĩa lớn trong việc xác định địa vị xã hội và tạo ra những bất bình đẳng trong xã hội.
- Đóng góp về phương pháp: Ông đã để lại nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp quan sát, giải thích, giải nghĩa và phương pháp thực nghiệm.

George Simmel

Simmel là một nhà xã hội học người Đức được biết đến nhiều qua những đóng góp về lãnh vực văn hóa và cuộc sống tân thời.  Ông đặc biệt quan tâm tới cấp độ sơ đẳng nhất của các quan hệ xã hội, tức là ông đặt nặng mức quan trọng của mối quan hệ giữa cá nhân và nhóm cá nhân đó là thành viên, và giữa cá nhân và xã hội cá nhân đó đang sinh sống.

Bức hình của cuộc biểu tình bên Đức ở trên cho thấy hình ảnh của một nhóm đang đứng biểu tình, bao gồm nhiều cá nhân với những lá cờ khác nhau như tiềm ẩn sự hiện hữu của một mối quan hệ gắn bó họ, hay nói cách khác, những cá nhân này đang tham dự một hình thức tương tác xã hội. Thực tế rằng đây là một dịp rất hiếm hoi khi lá cờ bay cùng nhau cho thấy sự vắng mặt của các thế lực ngăn cản hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn. Chỉ cần tưởng tượng đến cảnh một đứa trẻ thơ tung tăng trên tay một lá cờ vàng trên đường phố Hà Nội, hoặc vẫy vẫy lá cờ đỏ ở trung tâm thành phố Westminster, tiểu bang California, tưởng tượng đến những gì sẽ xảy ra cho em bé sẽ đưa chúng ta đối diện với các thế lực ấy. Vấn đề ở đây vẫn là sự xung khắc, phát xuất từ ý nghĩa của lá cờ theo cảm nghiệm của từng người, một sự đối lập nhị phân của sự hiệp nhất/bất hòa, hài hòa/xung đột, yêu thích/chán ghét, vv., quan điểm của Simmel liên quan đến sự tìm hiểu của chúng ta vì ông thường tập trung vào khía cạnh mâu thuẫn và những chức năng của nó.

Từ chức năng ở đây không có nghĩa Simmel tán thành thuyết chức năng như Emile Durkheim. Cách tiếp cận chức năng luận của Durkheim trên thực tế thường tập trung vào các nỗ lực để né tránh xung đột, vì ông tin cho đó là tiêu cực và phá hoại kết cấu xã hội. Simmel thì ngược lại, ông bác bỏ ý tưởng cho rằng xã hội có khả năng sinh tồn là do sự hài hòa, thống nhất và cái gọi là ‘giá trị chung’. Điều này có thể đúng trong một số trường hợp, nhưng đối với Simmel, sự tương tác mà ông gọi là ‘sociation’ được đặc trưng bởi cả sự hài hòa và xung khắc, lực hút và lực đẩy, yêu thương và chán ghét. Thực vậy, tính năng tiêu biểu của mối quan hệ giữa người và người là những sự mâu thuẫn, nước đôi sâu sắc, xét trên cấp độ cá nhân cũng như xã hội. Đả thông được những mâu thuẫn, vượt qua được tính nước đôi đó là một việc làm cần thiết để đạt tới điều Simmel gọi là ‘xã hội tính’, khi con người tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong sự tương giao qua lại với nhau.

Thái độ này phân biệt Simmel với các nhà chức năng học có xu hướng coi xung khắc như sự phá hoại, nhưng theo Simmel một nhóm hoàn toàn hài hòa với nhau không thể tồn tại trong thực tế. Một đàng là nhóm ấy sẽ không bao giờ thay đổi và do đó không thể có được bắt cứ biểu hiện nào của tính năng động, của sức sống. Lấy ví dụ, nếu bạn không bao giờ tranh luận hoặc thậm chí không bất đồng với bất cứ ai gần gũi với bạn, điều này có vẻ như một tình hình thật thoải mái, dễ chịu, nhưng theo Simmel bạn sẽ chóng trở nên nhàm chán và vô vọng. Nếu tất cả đều ở trong trạng thái quân bằng thì sẽ không có động lực thúc đẩy chúng ta cố gắng làm những điều gì mới, hoặc thúc đẩy chúng ta ra nghi vấn, hoặc phê phán. Mỗi thế hệ sau đó sẽ vẫn y như thế hệ trước.

Bất cứ mối quan hệ nào cũng tốt hơn so với không có quan hệ gì cả

Thực tại và sự biểu hiện bề ngoài không luôn giống nhau – một mối quan hệ biểu hiện bên ngoài hoàn toàn tiêu cực có thể được chứng minh cho thấy tiềm ẩn những chức năng tích cực, và ngược lại. Trong thực tế, với Simmel, bất cứ mối quan hệ nào cũng tốt hơn so với không có quan hệ gì cả, ngay những mối quan hệ đầy xung đột. Những mối quan hệ này ‘chắp vá’ những mảng kết cấu xã hội theo cách riêng của chúng. Trường hợp duy nhất tiêu cực xảy ra khi có sự né tránh, chạy trốn quan hệ. Ngay cả sẽ tổn thương và đau đớn để tiếp tục điều quan trọng là phải cố gắng vì những xung khắc có thể trở nên những van an toàn cho những suy nghĩ và cảm xúc mà người trong cuộc không có cách nào khác để thể hiện. Ngoài ra, mâu thuẫn cũng có thể được vận dụng để củng cố vị trí và tằng cường lòng tự tin của một hoặc cả hai bên.

Để minh họa điểm này, ta hãy nhớ lại trận hockey vòng bán kết giữa đội Canada và USA tại thế vận hội mùa đông ở Sochi tuần trước. Đội Canada loại đội USA với tỷ số 1-0 để vô vòng chung kết, và đoạt huy chương vàng. Phân tích sự kiện này này Simmel sẽ nói gì? Ông sẽ cho rằng sự xung đột với nhóm khác sẽ có xu hướng củng cố tình đoàn kết của nhóm. Nếu nhóm mình là bên thắng cuộc thì sự tự tin của chính tập thể và mỗi cá nhân sẽ được tăng cường. Vì lẽ đó ta có thể nghĩ rằng đội Canada sẽ thỏa mãn và sung sướng với chiến thắng của họ. Nhưng có một điều khá bất ngờ đã xảy ra đó là cung cách của các cầu thủ khi trận đấu kết thúc, họ ôm và chúc mừng nhau một cách chân thành. Một phần nào đó, hiện tượng này có thể giải thích được vì đa số các cầu thủ của cả hai đội đều chơi chung trong NHL (the National Hockey League) và rất nhiều cầu thủ là đồng đội với nhau, nhưng môn thể thao này không chỉ củng cố mối quan hệ xã hội giữa người Canada với nhau mà còn giữa người Canada và người Mỹ. Ví dụ này cho chúng ta thấy rất khó để phân biệt được thực thể đang trong mâu thuẫn với thực thể đang ở trạng thái đồng thuận hài hòa. Cả hai không phải những thực tại khác biệt nhau, nhưng chỉ là những khía cạnh khác nhau của cùng một thực tế.

Sociation

Trong vấn đề cờ chúng ta có thể thấy sự phản ánh năng động của hiện tượng trên. Khi những người tham gia biểu tình giương cao cả hai lá cờ, vô hình chung họ đã công nhận không chỉ là sự hiện hữu của mối mâu thuẫn mà cả vào tính tạo sinh của những mâu thuẫn trong thực tế, bởi vì những gì đang trong mâu thuẫn cũng có thể trở thành đầu mối của sự hiệp thông.  Về quyết định chọn lá cờ nào, đây hẳn là một quyết định khó khăn và không hề đơn giản, xuất phát từ mối quan hệ ràng buộc của thành viên và nhóm. Đời sống xã hội không thể luôn trong trạng thái cân bằng, cũng như các tác nhân của nó. Chính vì vậy việc quan trọng là nhận ra bản chất vô thường của bất kỳ hiện tượng xã hội nào, để cho phép nó được canh tân, đổi mới. Cho dù họ đã chọn cờ đỏ hoặc cờ vàng họ đều là người Việt, và sự khao khát được phất lá cờ đại diện cho từng cá nhân của nhóm, tức là cả hai cờ, đã cụ thể hóa một kinh nghiệm chung, mà Simmel gọi là “sociation”.

Ý nghĩa của bức hình là một ví dụ tuyệt vời cho khái niệm “sociation” của Simmel bởi vì nó cho thấy các thành viên của hai bên có thể gọi là đối lập có thể vượt qua được những khó khăn và hạn chế áp đặt lên họ do các nhóm mà họ là thành viên, để liên kết với nhau và tạo thành một “thống nhất cao”. Hình thức hiệp nhất cao độ này cho phép những thành viên của nhóm mới này cầm cả cờ đỏ lẫn cờ vàng, gác sang một bên những khác biệt và giao thiệp với nhau như những cá thể độc lập. Đến đây, ta có thể thấy góc nhìn của Simmel đòi hỏi sự nghiên cứu, phân tích sâu hơn về ý nghĩa của hiện tượng và hình thức quan hệ; có thể phải có khả năng phản trực giác để có thể hiểu rõ hơn về đời sống xã hội, cũng như có thể nhận ra rằng trong mỗi cá nhân luôn có sự tranh đấu, xung đột về nhiều phương diện, và họ cần trải nghiệm và giải quyết thỏa đáng để có thể hiệp thông với những người khác trong nhóm, ngoài nhóm, và ngoài xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com

Tags: