Chương 60: Hồi Hột
Sau khi Tạ Vấn Uyên rời đi, mùa mưa dầm Giang Nam liền đến, mưa to gió lớn liên miên, tự nhiên không thể ra biển, Chung Kỳ Vân liền nhân cơ hội rảnh rỗi xây dựng thương đội, chiêu mộ nhân tài, mua đất, mua cửa hiệu, huấn luyện thủy thủ... mạnh mẽ mở rộng quy mô đội thuyền.
Dù chưa ra biển nhưng công việc vặt vãnh vẫn vây quanh, gần một tháng mùa mưa qua, đội thuyền đã từ ba mươi người ban đầu mở rộng lên hơn trăm người, lớn nhỏ mua gần ba mươi chiếc thuyền biển từ mấy xưởng đóng thuyền ở Hàng Châu.
Ngoài ra, Chung Kỳ Vân sai Lưu Vọng Tài chuyên đến mấy châu lớn Giang Nam, dùng lương cao thuê những thợ đóng thuyền nổi tiếng trong vùng, cùng nhau thiết kế một loại thuyền lớn ít nhất có thể chứa trăm người và chở hai ngàn thùng hàng, toàn bộ dùng mái chèo, có gió thì căng buồm, không gió thì dùng chèo, cực kỳ thích hợp cho việc di chuyển khi cảng không có gió. Cùng với đó là tám chiếc thuyền có công năng khác nhau, lần lượt làm chiến thuyền, thuyền chở khách, thuyền chở lương, thuyền chở nước,... chuyên dùng cho việc vận chuyển đường hàng hải.
Nếm được một lần ngọt ngào, Chung Kỳ Vân đương nhiên không thể bỏ qua thị trường lớn như vậy.
"Ta biết cho đến bây giờ chưa có ai làm loại thuyền lớn như vậy, ta cũng biết cực kỳ khó khăn, chỉ là đội thuyền này cũng không phải yêu cầu làm xong ngay lập tức."
Trong trạch viện, Chung Kỳ Vân tự mình nói chuyện với sáu người thợ công:
"Các vị lão tiên sinh cứ từ từ cân nhắc, nhưng mỗi tháng xin cho ta một tin tức, các vị đã suy nghĩ đến đâu, để lòng có niềm tin, còn nữa..."
Chung Kỳ Vân dừng một chút, rồi nghiêm túc nói:
"Ta thuê các vị thiết kế thuyền đây, xin các vị nhất định phải giữ bí mật, tiền bạc không thành vấn đề, ta Chung Kỳ Vân tự sẽ không bạc đãi các vị tiên sinh, nhưng có chút lời khó nghe ta cũng nói trước, nếu việc này tiết lộ cho người ngoài biết... chúng ta đã viết rõ ràng trên giấy trắng mực đen trong khế ước, đến lúc đó các tiên sinh đừng trách Chung mỗ trở mặt vô tình."
"Đây là đương nhiên."
"Chủ nhân cứ yên tâm, chúng ta làm nghề này nhiều năm, những chuyện này chúng ta đều hiểu."
Chung Kỳ Vân nói đến đây, không hỏi thêm nữa, chỉ là sau khi thương thảo xong, hắn lại hỏi mấy người thợ có ai biết làm la bàn hàng hải không.
Chung Kỳ Vân cần một chiếc la bàn chính xác hơn.
Vừa hỏi đã có một người biết ở Kim Lăng có một vị Thái lão tiên sinh gần bảy mươi tuổi, rất am hiểu về la bàn, chẳng qua mấy năm nay không còn làm việc này nữa.
Chung Kỳ Vân gật đầu, coi như nhớ kỹ.
Mấy vạn lượng bạc đổ xuống, đội thuyền của Chung Kỳ Vân mới có được quy mô như hiện tại.
Trung tuần, khế đất ở phủ Tùng Giang và huyện Ngọc Hoàn đến tay, Chung Kỳ Vân sai Tôn quản sự mang người đến phủ Tùng Giang đặt chân thu xếp một số việc vặt phức tạp. Hắn liền mang theo hàng hóa Chiêm Thành đi trước đến Kim Lăng.
Phủ Kim Lăng quả không hổ là trọng trấn Giang Nam, thương mại phồn vinh, diện tích đất đai rộng lớn, tơ lụa không phải là nghề chính, nhưng đường bộ, đường thủy đều thông suốt bốn phương, khắp nơi tiểu thương nam bắc lui tới tập trung và phân tán hàng hóa, vô cùng náo nhiệt.
So với thành Hàng Châu tuy thiếu vài phần vẻ thanh tú như tranh thủy mặc, nhưng lại có thêm ba phần tráng lệ huy hoàng phồn vinh.
Ví như núi Tử Kim Kim Lăng* tú lệ. Trên đỉnh núi xa xăm tiếng Phạn âm cổ tự văng vẳng. Bờ sông Tần Hoài khói sóng mênh mông.
(* Kim Lăng aka Nam Kinh hiện tại á, thật sự rất đẹp và đồ sộ, mn có cơ hội hãy đi thử nè.
À đột nhiên mình nhớ tới thành Kinh Triệu ở Đại Chinh là thành Tây An - bối cảnh bên Túc pi sà bộ Đào hoàng đế cùng tác giả với bộ này, mà Tây An chính là thành Trường An xưa chúng ta hay thấy trong mấy bộ phim Tung Của á, cũng rất đẹp nè.)
Thế nào là "Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến", thế nào là "Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa", thế nào là "Lục triều như mộng điểu không đề". Phủ Kim Lăng chính là hình ảnh lịch sử to lớn mà các nhà thơ đời Đường nhẹ nhàng miêu tả, nói là tầm thường mà lại không tầm thường.
Vô luận là Nam Kinh hiện đại hay Kim Lăng hiện giờ, Chung Kỳ Vân đều là lần đầu tiên đến, cũng rõ ràng cảm nhận được cái khí tràng bao la hùng vĩ ẩn chứa trong mảnh đất này, ẩn sau những cơn mưa phùn và sóng nước Giang Nam.
Hàng hóa Chung Kỳ Vân mang đến không ngờ sớm hơn dự kiến năm ngày, đã bán hết với giá cao.
Mấy tháng bận rộn, Chung Kỳ Vân hiếm khi được rảnh rỗi, liền tranh thủ khoảnh khắc du ngoạn thành Kim Lăng, đi tìm Thái lão tiên sinh.
Lão nhân gia tuy đã cao tuổi, nhưng thân thể vẫn còn tốt, nhưng dù thế nào cũng không đồng ý làm cho hắn một chiếc la bàn.
Chung Kỳ Vân cũng không vội, mấy ngày tiếp theo hầu lão nhân thưởng trà, trò chuyện về hải thương, khiến lão nhân vui vẻ, đến ngày Chung Kỳ Vân rời Kim Lăng, lão nhân tự mình mang la bàn đến cho hắn, còn dẫn theo đứa cháu trai nhỏ nhất.
Chung Kỳ Vân từng nghĩ dù lão nhân là thợ giỏi nhưng công nghệ thời cổ đại hẳn sẽ không được tinh tế lắm, nhưng la bàn mà ông lão mang đến lại là chiếc la bàn tỉ mỉ mà phức tạp nhất Chung Kỳ Vân từng thấy.
La bàn được tạo thành bởi 24 chữ Hán bao quanh, đại diện cho 24 phương hướng, tổng cộng 48 hướng chỉ. Mỗi chữ trong thập can thập nhị chi chiếm 15 độ, mỗi hướng là 7.5 độ, chỉ hướng chính xác, khắc độ tinh tế.
Hơn nữa chiếc la bàn này vừa nhìn đã biết là đồ đã làm từ lâu, chỉ sợ Thái lão tiên sinh cũng chỉ có một chiếc như vậy.
"Khi còn trẻ, nhà ta biết làm la bàn, ta cũng xem la bàn nên từng theo chủ nhân xuống biển, qua Quỳnh Dương, đến Chiêm Thành..."
Chuyện này, Chung Kỳ Vân cũng là lần đầu tiên nghe nói.
"Trên biển gặp sương mù dày đặc không thấy bờ, dựa vào chính là thứ này... Sau này không đi biển nữa, thừa hưởng gia nghiệp tiếp tục nghiên cứu cái sinh ý nhỏ này, làm ra vật đây cũng có vài năm rồi, chỉ là vẫn chuẩn xác lắm, cái kim cắm trên bấc đèn, nổi trên mặt nước trong la bàn, dù có sóng gió xóc nảy, cũng không dễ tuột kim, có thể đảm bảo chỉ hướng bình thường."
Dứt lời lão nhân giơ tay đẩy đứa cháu trai bên cạnh đang luyến tiếc không rời: "Còn có đứa cháu bất hiếu này của ta, từ nhỏ không cha không mẹ, liền theo ta, nhưng học nhiều năm vẫn chưa vào nghề, lần này muốn giao cho Chung gia chủ ngài dẫn dắt, thợ làm la bàn, chưa thấy biển thì làm sao hành nghề được?"
Lúc trước Chung Kỳ Vân đã biết nhà Thái lão chỉ còn hai ông cháu, lần này đem cháu giao cho hắn, sợ là lão nhân đã nghĩ đến trăm năm sau, cháu trai không có chỗ dựa.
Nghĩ vậy, Chung Kỳ Vân trịnh trọng: "Thái lão ngài yên tâm."
Thấy Thái lão gật đầu, Chung Kỳ Vân nghĩ nghĩ vẫn mở miệng hỏi: "Vãn bối có một chuyện không biết có nên nói hay không."
"Chung gia chủ cứ nói."
"Ta nghe nói Thái lão từng theo đội thuyền xuống biển nhiều lần, vậy không biết ngài đã đi những đâu?"
"Nói đến bờ biển các nước đều đã đi qua, thậm chí còn đi mấy nước ngoại quốc, tỷ như Chiêm Thành, Ba Khắc, Ấn Độ*."
(* Mình có tra thì Chiêm Thành là nước Champa (ở Việt Nam mình á mà hình như đã không còn, chỉ còn lại di tích.
Ba Khắc mình tra ra thì là nước Tiệp Khắc hiện tại chia thành Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia
Thận Độ là Ấn Độ á mấy bồ, nhưng R phân vân nên để Thận Độ theo bản CV hay Ấn Độ bây giờ, sau khi tra cứu thì ye quyết định để Ấn Độ. Có chương nào mình đang để Thận Độ thì mn nhắc tui sửa nha.)
"Đội thuyền lúc trước có lưu lại hải đồ?"
Thái lão nhìn Chung Kỳ Vân, như vậy liền hiểu ý hắn: "Ngài muốn hải đồ?"
Chung Kỳ Vân cũng không che giấu, gật đầu: "Đúng vậy."
Thái lão nhìn Chung Kỳ Vân thật sâu hồi lâu, đến cuối cùng ông mới chậm rãi đứng dậy trở lại phòng cầm một chiếc rương gỗ. "Hiện giờ người đi biển đã không còn, ta giữ những thứ này cũng vô dụng, nếu ngài muốn, thì cứ lấy hết đi."
Chung Kỳ Vân nghe thế vội vàng đứng lên, hướng Thái lão khom lưng chắp tay: "Vãn bối cảm tạ tiền bối."
Lúc về Hàng Châu đã là tháng sáu, Hàng Châu đã hết mùa mưa, trời trong khí mát, đúng vào lúc Giang Nam oi bức nhất, rất khó chịu.
Chung Kỳ Vân ở trong trạch viện mới mua nghỉ tạm hai ngày, đợi gió mùa đông nam thổi, hắn nhàn rỗi đến phát chán liền nghĩ ngâm mấy loại quả lạnh để uống, tính toán xong, liền sai người mang công thức cùng mấy thứ lặt vặt gửi đến Kinh Triệu.
Chỉ là còn chưa đợi đồ của hắn đưa đến, tin tức từ Kinh Triệu đã truyền đến Hàng Châu trước.
Nói là trước, nhưng cũng không sai biệt lắm là chuyện của một tháng trước.
Tháng tư, Hồi Hột đã xâm chiếm Nhĩ Hợp Châu ở biên tái Tây Bắc, đại quân Tây Bắc chống đỡ vài lần vẫn bình yên. Nhưng tháng năm, Hồi Hột vương suất lĩnh vạn quân đột nhiên đánh hạ thành, đại quân không phòng bị, mất đi phòng thủ, quân địch một đường đốt giết cướp bóc, không chuyện ác nào không làm.
Từ sau khi Thái Tổ mất năm năm để đánh lui người Hồi Hột, đến nay Hồi Hột đã yên tĩnh trăm năm, hiện giờ đột nhiên xâm phạm, tựa như thấy Đại Chinh nội đấu, không rảnh bận tâm, liền tùy ý làm bậy như vậy.
Một quán trà mát mẻ tốt nhất ở Hàng Châu, Chung Kỳ Vân cùng Hà Mẫn Thanh, vừa đi buôn hàng về, hàn huyên, bên cạnh nhã gian học sinh thư viện Giang Nam cao giọng bàn luận chính sự.
"Sao lại thất thủ? Tây Bắc có mấy chục vạn đại quân! Tạ đại tướng quân trấn thủ, lũ Hồi Hột hèn mọn phải không dám động đến chứ?"
"Ta nghe nói năm trước Tạ tướng quân đến Kiến Châu dẹp yên cướp biển xong, liền không về Tây Bắc nữa, hiện giờ trấn thủ Tây Bắc, chính là cữu cữu* của hoàng tử đương triều – phó tướng Thi tướng quân."
(*cữu cữu: cậu ruột)
"Thi Khánh Nam?"
"Đúng rồi!"
"Hắn không phải xuất thân quan văn sao? Sao lại đi làm tướng quân?"
"Cái này... thì không biết."
"Sao lại không biết?" Một người hừ nói: "Đơn giản thấy Tây Bắc có lợi nên Thi Quý phi mới tìm cho hắn một chức quan béo bở chứ sao!"
"Vậy hiện giờ triều đình tính toán ra sao? Đánh trả hay là nghị hòa?"
"Nghe nói trong triều chỉ có Tạ đại tướng quân chủ chiến, Ngụy Thừa tướng và đa số bá quan chủ hòa."
Người bên cạnh cũng thở dài: "Nếu Ngụy Thừa tướng chủ hòa, vậy thì còn gì để nói nữa..."
"Lời không thể nói như vậy, chủ trương của Ngụy Thừa tướng cũng có lý, rốt cuộc năm trước Lưỡng Hồ gặp tai ương, mất mùa, vốn đã có vô số dân chạy nạn, kho lương quốc khố báo động, nếu đánh nhau, chỉ sợ dân chúng lầm than."
"Trần huynh nói rất đúng, lúc này ứng chiến thật sự không nên."
"Vậy Tạ Thượng thư đâu? Khi y về kinh, bệ hạ đã hạ chỉ phong y làm Thị lang Thượng thư tỉnh , y là đích tử của Tạ đại tướng quân, y nói sao?"
"Nghe nói... cũng chủ hòa."
"Ai, chẳng trách Tạ đại tướng quân không thích y..."
"Nhưng Tạ tướng quân cũng có phần suy xét chưa thấu đáo."
Bên kia lại rỉ rả nói rất nhiều về chuyện nghị hòa, Chung Kỳ Vân vô thức nhíu mày vì câu nói kia.
Hà Mẫn Thanh không biết Chung Kỳ Vân quen biết Tạ Vấn Uyên, cho rằng sắc mặt Chung Kỳ Vân khó coi là nghĩ đến chiến sự, liền nói: "Thiên hạ từ cổ chí kim vốn khó có thể yên ổn lâu dài."
Nói rồi rót đầy trà cho Chung Kỳ Vân, thấy Chung Kỳ Vân nhìn lại, còn nói thêm: "
- Một khi có chiến loạn, đó là tiền bạc đổ vào biên cương liên tục không ngừng, hiện giờ mấy vị hoàng tử tranh quyền đoạt lợi trong cung đang lúc nước sôi lửa bỏng, tất nhiên không ai muốn bỏ thêm công sức tái chiến Hồi Hột, sau một trận trưng binh chung quy sẽ hao tiền tốn của, mất nhiều hơn được.
Chung Kỳ Vân nghe vậy đáp:
- Theo ý Hà ca là cũng thấy nên nghị hòa?
Hà Mẫn Thanh nghĩ nghĩ, không gật đầu cũng không lắc đầu, chỉ nói: "Ít nhất hiện giờ xem ra chỉ có con đường này."
- Hà ca nói hao tiền tốn của, mất nhiều hơn được, nhưng năm đó Thái Tổ tốn năm năm sức lực, ép lui Hồi Hột, chẳng phải đã đổi lại gần trăm năm thái bình sao? Lần thất thủ này nên tính thế nào?
- Thịnh thế và loạn thế có sách lược khác nhau.
Chung Kỳ Vân không nói gì, rồi lại hỏi: "Hiện giờ trong triều, Ngụy Thừa tướng có thể quyết định việc đánh hay hòa? Lời Tạ tướng quân không có tác dụng sao?"
"Quyền thế của Ngụy Hòa Triều quá lớn, sau Thái Tổ, mấy vị hoàng đế Đại Chinh thậm chí vị hiện tại đều rất coi trọng văn nhân, rầm rộ khoa cử, quan văn đề cao, võ tướng suy thoái, nghe nói hiện giờ binh quyền chia làm hai nửa, Tam tỉnh nắm một nửa, nửa còn lại do các lộ tướng quân phân tán, cho nên có một số việc tự nhiên không nghe được lời Tạ tướng quân."
Chung Kỳ Vân nhíu mày, nói như vậy, hiện nay là văn nhân chỉ huy tướng quân? Văn nhân làm sao chỉ huy võ tướng? Chi, hồ, giả, dã và ra trận giết địch căn bản là hai việc khác nhau, lý thuyết suông và kinh nghiệm tích lũy từ đao thật kiếm thật càng khác biệt. Lời tướng quân nói sao lại không nghe được?
Tuy nói văn nhân không phải ai cũng yếu đuối, nhưng nói cho cùng đại đa số cũng không có tâm huyết của những võ tướng chân chính, gặp phải chuyện trên chiến trường, chỉ sợ ít người nhìn thấy lợi ích lâu dài.
Nhìn những học sinh thư viện bên cạnh và vị quan văn đứng đầu triều đình là Thừa tướng đều là phái chủ hòa, cũng có thể thấy được phần nào.
Nhưng hôm nay...
Không có quyền thì việc đánh hay giữ cũng không quyết định được. Lòng Chung Kỳ Vân khẽ động, bỗng nhiên nghĩ đến Tạ Vấn Uyên.
Có lẽ, người kia không phải như lời đồn không muốn làm tướng quân...
Nếu không muốn làm tướng quân, y sao khổ tốn bao nhiêu năm luyện thành một thân võ nghệ cao cường? Y vốn chỉ cần đọc sách viết chữ, làm một văn nhân mưu cao kế sâu là được.
Chỉ sợ người kia đã sớm biết, cục diện triều đình Đại Chinh hiện giờ như thế, dù lên làm đại tướng quân cũng vô dụng...
Một ý niệm thoáng qua trong đầu, lòng Chung Kỳ Vân bỗng nhiên dao động.
Hắn dường như có chút hiểu Tạ Vấn Uyên.
Nếu... Nếu người hạ chiếu trưng cầu ý ngày hôm nay là y, thì không biết Tạ Vấn Uyên có còn chủ hòa?
___________
Mây trắng huynh: Càng hiểu Vấn Uyên, càng yêu Vấn Uyên, ngày ngày tiến lên...
Thuộc hạ của Mây trắng huynh: Gia chủ đối với Tạ đại nhân thật tốt, công thức nước trái cây cũng gửi, mấy thứ đồ lặt vặt cũng thường gửi, hẳn có huyền cơ.
Thuộc hạ Tạ đại nhân: Chung gia chủ gửi Tạ đại nhân công thức nước trái cây ngâm, hẳn có huyền cơ.
Tạ đại (mỹ) nhân - Chung Kỳ Vân gửi công thức nước trái cây: "..." Hình như ta sắp quen...
R: Tạ meomeo với Mây trắng ca đang cách nhau xa lắm, cho mọi người cái bản đồ nè:
Hàng Châu tới Nam Kinh (chỗ Kim Lăng í) nhìn cũng gần nhưng mà rơi vào cỡ gần 300km (274km) á.
Nên tính Hàng Châu tới Tây An (aka Kinh Triệu chỗ Tạ meo đang ở) cách 1316km nha mấy ní, cứ nghĩ tới việc không có ptgt hiện tại mà chỉ có thuyền, ngựa, xe đi vài chục cây là Rượu ốm người rồi nên bảo Kỳ Vân với Vấn Uyên khó tái kiến là quá đúng TT.TT
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com