Lời giãi bày
*Disclaimer: Nhân vật trong truyện không thuộc về tôi nhưng truyện này thì có đấy
*Notice: Centric này có gắn kết chặt chẽ với Namjoon centric || Lời thú tội. Tác giả khuyên các bạn đọc nên đọc Namjoon centric trước khi tới với fic này.
*Summary: Lá thư tâm tình từ một người lính Đức tới người đồng đội của anh ta trước ngày vị đồng chí kia bị xét xử trong phiên toà Nuremberg của phe Đồng Minh - nơi những người chiến thắng phát xét những kẻ thua cuộc. Anh ta thừa nhận rằng chủ nghĩa Phát Xít đã lụi tàn, nhưng anh ta không cho rằng quân Đồng Minh có quyền kết án những người lính Phát Xít chỉ vì họ đã thắng.
*Warning: vì là một centric nên fic có thể phiến diện. Những cái nhìn của nhân vật trong fic có thể gây khó chịu. Fic có chứa một số cái nhìn phản diện và nhạy cảm về vấn đề chính trị. Tác giả khuyên các bạn đọc hãy bình tĩnh khi đọc fic.
*Genre: Yoongi centric
*Characters: Min Yoongi, Kim Namjoon/ BTS
*Note: Nhân vật Min Yoongi trong fic là quan chức cấp cao trong quân đội SS năm xưa của Đức Quốc Xã, cho nên cái nhìn của anh ta về chủ nghĩa Phát Xít là sự ủng hộ tuyệt đối. Kim Namjoon (trong fic Lời thú tội) là anh em của Min Yoongi. Các bạn đọc nên đọc Namjoon centric || Lời thú tội trước khi đọc centric này.
(*) Phiên toà Nuremberg: Tòa án Nuremberg là một loạt những phiên tòa quân sự do lực lượng Đồng minh tổ chức sau Thế chiến thứ Hai, họp ở Thành phố Nuremberg của Đức để xét xử cá nhân và tổ chức của chế độ Đức Quốc xã bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.
*Writer: Jessinie
LỜI GIÃI BÀY
Ngày 28 tháng 11 năm 1945,
Gửi Namjoon,
Anh vẫn nhớ em từng đùa với anh rằng sau khi Thế chiến ác liệt này kết thúc và nếu chúng ta vẫn còn có thể hít vào phổi từng ngụm khí tanh hôi mùi máu ở chiến trường, anh và em nên giữ liên lạc với nhau qua những lá thư. Lúc ấy anh chỉ cười và nói, này em, em vốn dĩ là một bậc trung tá còn thân anh là một vị thượng tá, cớ gì chúng ta phải dành thời gian miệt mài từng con chữ trên những trang giấy ố vàng khi ta có thể dùng điện thoại quay số để gọi cho nhau. Cái bĩu môi và tiếng cười của em vẫn còn in đậm trong trí nhớ của anh. Em đáp, này, không phải những con chữ nghiêng ngả có hồn và ý nghĩa hơn cuộc trò chuyện trên điện thoại sao, khi những lá thư vẫn còn đó để nhắc nhở chúng ta về một mảng kí ức trong đời, còn những cuộc nói chuyện chỉ đọng lại chốc lát thôi?
Giờ thì anh hiểu rồi, em ạ, vì giờ đây tay anh đang cầm chiếc bút mực chỉ còn nửa thân mà anh mượn từ một vị đồng chí khác và trên đùi anh đang là một tập giấy nháp nhăn nhúm lấy trộm từ văn phòng cũ. Anh chẳng biết lá thư này có đến được tay của em hay không, khi em đang nằm trong ngục tù tăm tối ở Nuremberg để chờ tới ngày phán xử tội danh chiến tranh mà em phải chịu lấy. Anh chợt nhận ra, mới ngày hôm qua em và anh còn nằm chung một gian phòng ở dưới lòng đất, ẩn nấp khỏi quân Xô Viết đang chực chờ phe Phát Xít như những con chó săn đói khát, mà nay anh đã nằm ở dưới khoang tàu thuỷ hướng tới Phần Lan, còn em thì khoác lên mình bộ tù phục để chuẩn bị cho màn phán xử cuối cùng. Mới ngày hôm qua chúng ta còn là những người đồng đội chung chí hướng, mà nay con đường chúng ta chọn đã chia đôi.
Chúng ta đã sống qua một giai đoạn lịch sử gay cấn và khốc liệt, em nhỉ?
Hẳn là vậy. Cho tới giờ phút này, anh chỉ mới ngấp nghé tuổi ba mươi còn em thì mới hai chín, chúng ta đã chứng kiến không ít những sự kiện vĩ đại trong lịch sử. Từ việc thế lực Phát Xít trở nên hùng mạnh cho tới nhát đạn tự sát của vị lãnh tụ Hitler, từ sự thất bại của ở trận Dieppe đến ngày "đại thắng" D-day cho những kẻ bên kia chiến tuyến mà vẫn tự vênh váo là quân Đồng Minh chính nghĩa, anh bỗng nghĩ rằng cuộc đời chúng ta quả thật rực rỡ khi đã được tự thân trải qua những cuộc chinh chiến mang dấu ấn lịch sử ấy. Giờ đây anh mới nhận ra rằng bản thân anh và em cao quý tới mức nào khi ta là đều là những vị quân nhân mang hàm cấp cao trong quân đội, và đều sống sót qua ngày hội của Thần Chết cho biết bao người lính mang tên D-day. Mạng sống của chúng ta là sự hy sinh của hàng trăm ngàn anh em Phát Xít khác, dòng máu đang chảy trong thân xác này mang từng giọt máu của những người đồng chí đã phải ngã xuống ở chiến trường. Bởi nên, anh cảm thấy bản thân thật may mắn khi lồng ngực mình vẫn còn phập phồng, cho dù giờ đây những ngụm khí nơi khoang tàu chỉ mang một mùi vị chết chóc.
Anh tự hỏi vì sao chúng ta lại phải mang trên người cái danh 'tội phạm của chiến tranh', vì sao anh lại phải trốn chui trốn nhủi ở khoang tàu bẩn thỉu này, vì sao em lại phải chịu toà án xét xử của quân Đồng Minh, khi tất cả những gì ta phải làm đều là một phần tất yếu của chiến tranh. Chúng ta vốn được đào tạo để trở thành những người lính ghi công cho Đức Quốc Xã dấu yêu, vậy việc để thi hành mệnh lệnh của ngài Joseph Goebbels mà chúng ta tàn sát hàng triệu con người Do Thái thấp hèn kia để làm đẹp nhân loại và lấy đi mạng của kẻ thù có gì là sai? Chiến tranh vốn là nơi Thần Chết hoành hành, vậy vì sao mọi người lại lên án việc người lấy mạng người, khi chính những con người ấy đã góp phần làm cho Thế Chiến thứ hai này nổ ra. Lũ người phe Đồng Minh có quyền gì mà dám kết tội cho ngài Quốc Trưởng Hitler và những bậc đại tướng anh dũng của Đức Quốc Xã, khi gã Joseph Stalin dưới trướng Lenin kia cũng cướp đi mạng sống của 10 triệu người dân Ukraine, còn bọn Mỹ thì đã thả hai quả bom nguyên tử phá tan Hiroshima và Nagasaki của người anh em Nhật Bản. Phe Đồng Minh rút cuộc cũng chỉ là những kẻ giết người tàn nhẫn, vậy mà chúng dám lên án chủ nghĩa Phát Xít, dám mang bản thân chúng ra làm những kẻ mang quyền hành kết án cho những người lính cao thượng của đảng Nazi. Vì sao lũ người phe Đồng Minh ấy dám lên án tư tưởng chống lũ người Do Thái dơ bẩn của chủ nghĩa Phát Xít, khi chính bọn họ cũng là kẻ đã từ chối con thuyền S.S Saint Louis mang những linh hồn Do Thái rẻ rúng chực chờ sự cứu vớt và bảo vệ của các nước Đồng Minh thay vì trở về nơi chúng xứng đáng được nhận lấy cái kết vinh hạnh nhất để rồi thân xác tồi tài ấy lại được hoà vào đất mẹ thân thương chỉ trong vài giây ngắn ngủi? Thật đáng xấu hổ thay cho cái danh "người hùng" của bọn chúng.
Anh chợt nhận ra rằng, chỉ có những kẻ thắng cuộc mới là người được quyền viết nên lịch sử. Chỉ có những vết máu trên tay của người chiến thắng mới là vinh quang, còn những giọt máu trên tay của những kẻ bại trận chỉ mang tội lỗi mà thôi. Những khẩu súng AK trên vai từng tên lính Đồng Minh giờ đây trở thành vũ khí bảo vệ nhân dân, còn mùi thuốc súng quanh quẩn bên người của lính Phát Xít lại bị gán là mùi vị của những tên sát nhân.
Thật đau đớn làm sao khi những con người ngã xuống ở Berlin năm ấy là những đồng chí thân yêu của Đức Quốc Xã. Thật đau lòng làm sao khi lá cờ được cắm ở nóc Reichstag lại mang màu đỏ tươi cùng cây búa và lưỡi liềm chứ không phải là swastika cao quý. Cho đến cùng, ngài Hitler cùng đồng minh đã không thể nào chống lại được những cường quốc Châu Âu. Tiếng đạn vang ở buồng tàu ngày ba mươi tháng tư (*) nhắc nhở anh về việc chủ nghĩa Phát Xít đã lụi tàn như thế nào và Adolf Hitler đột nhiên trở thành một vị anh hùng bi kịch trong mắt của rất nhiều con dân Đức ra sao. Cho dù anh ghét phải thừa nhận việc đảng Nazi đã thất bại trong cuộc chiến tranh này, nhưng em à, chúng ta là những kẻ bại trận. Sau chín năm thống trị Châu Âu, quyền hành cao quý của phe Phát Xít đã không còn nữa. Đã một năm kể từ ngày D-day ấy, và anh cuối cùng cũng chấp nhận rằng bản thân chẳng còn là vị thượng tá oai hùng năm nào nữa rồi. Anh của ngày hôm nay chỉ là một kẻ trốn chạy khỏi cái tội mà đáng lẽ ra bản thân phải gánh lấy cùng những vị cùng cấp hàm khác.
Cuộc sống đúng là bất định mà, em nhỉ?
Có lẽ điều trân quý nhất mà anh mang trên người bây giờ chính là những tập thư từ dày cộm cùng quyển nhật kí xỉn màu mà em giao cho anh trước khi anh lên chiếc tàu đang hướng đến Phần Lan này. Mọi giá trị mà anh có trước đây đều đã bị sự thua cuộc của chủ nghĩa Phát Xít cướp đi. Anh còn không dám chắc rằng anh có còn được coi là một chiến sĩ cứu quốc hay không sau khi phe Đồng Minh mang những tập phim tuyên truyền chống Phát Xít tới với những người dân Đức. Đến giây phút này, anh chỉ còn là anh mà thôi, chẳng còn là vị thượng tá huy hoàng nào cả. Dù trong lòng anh có đượm buồn, nhưng không hiểu sao anh lại cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng. Mọi gánh nặng cùng vai trò mà anh phải chịu lấy từ đảng và nhân dân, giờ đây đã không còn nữa.
Anh đã đọc từng lá thư mà em viết và nghiền ngẫm từng dòng chữ trong nhật kí của em. Anh bỗng nhận ra rằng từ trước tới giờ anh chỉ có thể nhìn thấy một phần của em, một mặt của Kim Namjoon - một bậc trung tá trung thành với Đức Quốc Xã, một người con hiếu thảo với bố mẹ, một chàng trai gốc Đức hết lòng với nhân dân Đức và một kẻ mang tư tưởng chống Do Thái mãnh liệt. Hoá ra qua ngần ấy năm, Kim Namjoon mà anh thân quen chỉ là kẻ mà chính bản thân cậu ta muốn cho thế giới thấy, còn con người thực của cậu lại mãi chôn giấu sâu trong lòng cho tới ngày hôm nay - ngày mà cậu chuẩn bị bỏ mạng. Vậy là chúng ta, cả anh và em, chưa bao giờ dám được làm chính mình kể từ khi chúng ta trải qua quá trình "Đức hoá" (*) Cho dù đây là điều tất yếu trong khoảng thời gian chinh chiến khốc liệt này, anh vẫn cảm thấy trong lòng mình đau đáu. Nhưng trong anh lại cảm thấy buồn về em nhiều hơn, bởi vì sau từng ấy năm em phục vụ Đảng Nazi và nhân dân Đức, trong tâm em lại không có chút thành ý nào dành cho Đức Quốc Xã thân thương. Chẳng lẽ sau cả những tấm huân chương đầy vinh dự và cơ số lần được cất nhắc lên hàng ngũ SS, em vẫn chẳng hề nghĩ rằng những tư tưởng này mới là điều duy nhất để Đức quốc hùng mạnh trở lại sau sự thất bại tràn trề ở Thế chiến thứ Nhất hay sao?
Anh đã nhìn thấy lá thư đề tựa Lời thú tội của em. Anh vẫn còn nhớ trước khi rời khỏi khoang tàu, em đã níu lấy góc áo của anh và bật ra từng tiếng vụn vỡ.
"Xin anh, hãy đọc lá thư ở dưới cùng tập thư của em. Nó chính là lời thú tội cuối cùng của em."
Namjoon thân thương à, anh đã đọc nó rồi đây, và anh nghĩ, có lẽ anh nên đề tựa cho nó là lời giãi bày chứ không phải lời thú tội như em đã cất công đặt cho nó. Anh đột nhiên cảm thấy một sự tức giận ngùn ngụt trong lòng khi em bày tỏ trong lá thư ấy rằng em là một kẻ có tội. Có lẽ đó cũng là lí do vì sao em tự nguyện giao nạp bản thân cho lũ lính tuần tra của quân Xô Viết khi bọn chúng xục xạo mọi ngóc ngách của Berlin để tìm ra những người đứng trong hàng ngũ của quân đội Phát Xít năm xưa. Anh đã phẫn nộ lắm, em biết không? Khi đã có hàng trăm ngàn người anh em Nazi ngã xuống để bảo vệ những mạng sống như anh và em, thì em lại lựa chọn việc đầu hàng và tự vạch ra một cái kết nhục nhã ở phiên toà Nuremberg, bởi vì em tự gọi bản thân là một kẻ giết người tội lỗi.
Namjoon, mọi việc chúng ta đã làm là một kết cục không thể đổi trong đời. Rằng nếu lúc ấy em có vì tình yêu của em dành cho người anh Do Thái ấy mà không cống nạp anh ta cho Đức Quốc Xã, cái kết vẫn sẽ chỉ là cái chết của anh ta mà thôi. Cớ gì em phải cảm thấy tội lỗi khi việc em cống nạp anh ta đã mang về cho em một huân chương mang màu đỏ của niềm tự hào dân tộc và swastika, khi việc em để anh ta trốn chui nhủi ở tầng hầm căn nhà ấy chỉ có thể mang lại sự trừng phạt chết chóc dành cho cả hai nếu em bị phát hiện. Cớ gì em phải cảm thấy đau khổ về họng súng nhuốm máu của bản thân khi đó là điều không thể tách rời của mọi chiến sĩ, chưa kể đến việc em lấy đi được càng nhiều mạng của quân thù thì quân hàm em càng thăng tiến. Namjoon à, anh biết rằng anh Jin kia có ý nghĩa rất to lớn với cuộc đời của em và việc lấy mạng của anh ta để có một huy chương khiến lương tâm em cắn rứt, nhưng em có biết không, chiến tranh là nơi mà chỉ có lòng quyết chí và sự tàn nhẫn mới mang lại sự sống cho người lính, còn tình yêu chỉ là thứ khiến cho con người ta trở nên yếu hèn và nhu nhược trong cuộc chiến của sự sống còn này mà thôi. Cuộc đời của người lính vốn dĩ chỉ có thể có một lựa chọn, nên em à, đừng cảm thấy bản thân bị vấy bẩn khi em quyết định làm một người lính gương mẫu hơn là một người lính với tấm lòng đầy tình yêu thương, bởi em thấy đấy, những kẻ với lòng thương cảm đều đã bỏ mạng ở những trận chiến. Được làm con người hay được làm người, em chỉ có thể chọn một mà thôi.
Và em ơi, khoan hãy gán cho bản thân một tội danh khi những việc em làm chỉ là một phần công việc của người lính trong chiến tranh mà thôi. Em à, đây là Thế Chiến, đây là sân chơi của Thần Chết, nên xin em đừng tự nhấn chìm bản thân vào cái bể tội đồ mà lực lượng Đồng Minh tự vạch ra để hành hạ tinh thần của những người lính Phát Xít. Em nói rằng chỉ có cái chết của em mới có thể trả giá cho những thứ mà em đã gây ra, nhưng em ơi, thế giới này chẳng dừng lại chỉ vì cái chết của mình em, và những tên Do Thái đã hoá thành cát bụi bẩn thỉu ở trại tập trung kia cũng chẳng thể sống lại được chỉ bởi em dám hy sinh mạng sống của bản thân để đánh đổi cho chúng. Như em đã nói, mọi sinh linh đã tan biến dưới họng súng nóng ran là do ta chứ không phải là từ ta, bởi vì cho tới cùng, những cái chết ấy chỉ là bằng chứng cho sự ái quốc của những người lính dưới trướng vị Quốc Trưởng vĩ đại mà thôi. Nếu nước Đức thân yêu được thống trị bởi một tư tưởng khác, em có nghĩ rằng ta vẫn sẽ chỉ có một kết cục như thể này không? Cho dù em dám đứng lên chống lại chủ nghĩa mang tính triệt mạng người này, em có dám chắc rằng em vẫn giữ được mạng sống để đánh bại chủ nghĩa Phát Xít không?
Rút cuộc, bởi vì chúng ta là những kẻ thua cuộc, nên chúng ta mới phải gồng gánh tội ác chất chồng thế này.
Namjoon à, anh không viết bức thư này để trách móc em. Mọi thứ đã không thể cứu vãn được nữa rồi. Cũng như em, anh chỉ muốn kể lại lòng mình trước khi chiếc thuyền bấp bênh này cập bến Phần Lan và anh chuẩn bị phải đối mặt với một tương lai tràn ngập sự vô thường. Anh đã không lựa chọn việc hy sinh bản thân ở đất mẹ thân thương dẫu rằng anh dành một tình yêu nồng đậm cho từng gang đất nơi thủ đô Berlin. Anh hy vọng rằng trước khi bị hàng ngàn con người ở phe Đồng Minh lôi em lên đoạn đầu đài để chúng có thể mổ xẻ phần đời của em theo ý của bọn chúng, em đã cảm thấy mãn nguyện với quyết định của bản thân. Cuộc đời mà em vẽ nên qua những trang nhật kí của em chỉ mang sự hối hận và tội lỗi mà em không thể chuộc lấy, nên anh mong rằng trước khi cổ em bị tròng vào cái dây thừng ngăn cách hiện tại và tương lai, bản thân em hiểu được rằng em đã phải trả một cái giá đắt cho tội đồ của em. Không giống em, anh đã không chọn phiên toà Nuremberg là thứ xét xử cuộc đời của anh, bởi anh tin rằng những người dám tiếp tục sống sau ngần ấy thăng trầm trong cuộc đời mới là những kẻ dũng cảm. Và em biết đấy, anh không thể bỏ mạng chỉ vì một phiên toà được, chí ít là cho đến lúc này, bởi vì mạng sống của anh mang hy vọng và niềm tin của hàng ngàn quân nhân Phát Xít khác.
Đến cuối cùng, anh vẫn tin rằng những điều chúng ta làm không sai, và cũng chưa hề sai. Namjoon à, em có thể tự vấn bản thân như một kẻ tội đồ chỉ vì em đã giao nạp tình yêu Do Thái rẻ rúng của em cho Đức Quốc Xã dấu yêu, thế nhưng dưới con mắt của những người đồng đội, đó là vinh quang, là máu và mồ hôi của chúng ta để bảo vệ đất nước này. Bọn chúng không hiểu, và cũng không có quyền phán xét chỉ bởi chúng là những kẻ thắng cuộc, để rồi đàn áp chúng ta và kết tội cho những việc ta đã làm. Namjoon, có lẽ em đã nhầm giữa chính nghĩa áp đặt và chính nghĩa thực sự rồi. Anh tin rằng với dòng máu Aryan chảy trong em, phần nào đó của em vẫn sẽ hướng về Đức Quốc và nghĩ rằng khẩu súng trong tay em là để phục vụ cho đảng Nazi và nhân dân Đức.
Nếu có một kết thúc được định cho anh, anh sẽ chọn cách tự kết liễu bản thân như ngài Hitler đã làm trong ngày ba mươi tháng tư ấy. Việc mang trên người cái danh thượng tá của đảng Nazi và những ký ức về dấu swastika mãi sẽ là sự tự tôn dân tộc mãnh liệt cho quãng đời sau này của anh, nên anh tin rằng nếu có thêm một sự trả giá nào để mang lại sự trong sạch cho anh, anh nên tự thân thực hiện nó.
Anh đã sống đến giờ phút này, nên dẫu rằng phe Đồng Minh có thống trị toàn Châu Âu đi chăng nữa, anh sẽ không bao giờ tự gán lên mình cái gông cùm mang tên tội phạm chiến tranh.
Bởi vì chỉ có những kẻ thua cuộc mới tự cống nạp bản thân cho cái khuôn khổ đạo đức của những người chiến thắng mà, em nhỉ?
Min Yoongi.
--------------------------
Chú thích:
(*) Ngày ba mươi tháng tư: Ngày 30/4/1945, Adolf Hitler đã tự tử cùng vợ ở Berlin sau khi ông không thể chấp nhận được kết cục nhục nhã dành cho Đức Quốc Xã.
(*) Đức hoá: là quá trình truyền bá và văn hóa Đức, hay các chính sách khởi đầu cho những thay đổi này. Vấn đề này từng là nguyên tắc chủ yếu của trào lưu tư tưởng tự do tại Đức trong thế kỉ 19 và 20, giai đoạn khi và gắn liền mật thiết với nhau.
(*) Joseph Stalin: là vị lãnh tụ tối cao của Liên bang Xô Viết trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ Hai.
(*) Trận Dieppe: là cuộc đổ bộ ngày năm của quân đội vào bãi biển của Pháp lúc bấy giờ đang bị chiếm đóng. Cuộc tấn công bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng, nhưng chỉ đến 9 giờ sáng cùng ngày thì bộ chỉ huy Đồng Minh phải ra lệnh rút lui vì thiệt hại quá nặng nề mà không đạt được kết quả chiến lược chiến thuật gì cả. Trong số 6.086 binh sĩ lên tới được bãi biển, 3.632 bị chết, hoặc bị thương hay bị bắt. Không quân Đồng Minh cũng thua to. Kết quả Đức chỉ bị mất 48 máy bay trong khi không quân Đồng Minh mất 106 chiếc. Hải quân Anh cũng thiệt mất 555 .
(*) D-day: cuộc chiến trên biển lớn nhất lịch sử, cũng là trận mang lại chiến thắng cho quân Đồng Minh.
(*) Swastika: logo của quân Phát Xít, cũng như búa và lưỡi liềm của quân Xô Viết.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com