[Tản mạn] Công, thụ trong tiểu thuyết đam mỹ và phim tình huynh đệ
LƯU Ý: BÀI TẢN MẠN CÓ NỘI DUNG KHÔNG DÀNH CHO BẠN ĐỌC NHỎ TUỔI, CÂN NHẮC TRƯỚC KHI ĐỌC
...
....
[Tản mạn] Công, thụ trong tiểu thuyết đam mỹ và phim tình huynh đệ
...
Bài tản mạn mang tính cảm nhận cá nhân
...
Vai trò công – thụ trong tiểu thuyết đam mỹ thường sẽ được tác giả nói rõ, còn lên phim thì tùy theo cảm nhận của khán giả để đoán xem ai là công, ai là thụ.
...
Trước kia tôi đọc truyện đam mỹ chỉ chấp nhận nhất công, nhất thụ, thuần công, thuần thụ, công và thụ chỉ là của nhau, nghĩa là trước khi gặp nhau, cả hai chưa từng phát sinh quan hệ yêu đương, quan hệ thể xác với người khác. Nhưng bây giờ thì tôi cởi mở hơn. Tôi có thể đọc hỗ công, NP (nhiều công và nhiều thụ cùng chung một mối quan hệ), công và thụ không phải mối tình đầu của nhau. Tuy nhiên, tôi tránh đọc truyện đam mỹ khi hai nhân vật có quan hệ huyết thống lại phát sinh quan hệ yêu đương, những truyện có mối quan hệ độc hại, khống chế, kiểm soát đối phương, tính cách và nhân sinh quan của nhân vật không phù hợp.
...
Tôi nghĩ yêu đương, luyến ái, cần đôi bên đủ nhận thức, tình nguyện, có sự đồng thuận từ hai phía, không có quan hệ huyết thống, không tranh giành người yêu của người khác, không làm điều tệ hại thì đó là tình yêu đáng trân trọng. Do văn hóa Á Đông còn e ngại, nên khi miêu tả về quan hệ thân mật, thường các tác giả nói về cảm xúc nhiều hơn. Vì vậy có một thiếu sót là ít khi nhắc đến chuyện quan hệ an toàn, giáo dục giới tính. Nếu phim ảnh có thể định hướng tốt cho giới trẻ thì tốt biết mấy. Để mọi người hiểu thế nào là yêu đương lành mạnh và quan hệ an toàn, tự bảo vệ chính mình và bảo vệ cho bạn tình.
...
Phim ảnh là để phản ánh thực tế cuộc sống, giúp chúng ta hiểu và sống tích cực hơn. Do phim tình huynh đệ còn bị những quy định hạn chế, nên chưa thể miêu tả đầy đủ sự kết nối về tình yêu và cả tình dục trong mối quan hệ giữa công và thụ.
...
Hình ảnh: phim Bishonen – Mỹ Thiếu Niên Chi Luyến (năm 1998)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Com